nhận xét về cách nêu vấn đề đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội
Đất đai không sinh thêm, con người lại càng nhiều thêm gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển.
1. Đoạn trích trên nói về văn bản nào trong chương trình Ngữ văn 8?
2. Tìm và phân tích cấu tạo của một câu ghép được sử dụng trong đoạn trích.
Trong bứcTâm thư gửi các bậc cha mẹ học sinh của trường lương Thế Vinh nhân ngày khai trường năm học 2013-2014 Thầy hiệu trưởng văn như cương có viết" trẻ em ngày càng nhận được nhiều sự biết ơn càng giảm sút ..." a. Câu nói trên nêu lên vấn đề gì
b. Viết 1 bài văn nghị luận trình bầy suy nghĩ của mình về ý kiến trên
Câu 1 : tại sao Nguyễn Chính lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An ?
A. Nơi đất đai màu mỡ
B. Đất rộng , người đông , địa hình hiểm yếu
C. Địa thế ít thuận lợi
D. Con người ở đây chăm chỉ làm ăn , ko ham danh lợi
Câu 2 : Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ?
Câu 3 : Em hãy sưu tầm những câu chuyện , bài thơ nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
Câu 1 : tại sao Nguyễn Chính lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An ?
A. Nơi đất đai màu mỡ tại sao Nguyễn Chính lại đề nghị chuyển quân vào Nghệ An ?
A. Nơi đất đai màu mỡ
B. Đất rộng , người đông , địa hình hiểm yếu
C. Địa thế ít thuận lợi
D. Con người ở đây chăm chỉ làm ăn , ko ham danh lợi
tham khảo:
Câu 2 : Em có nhận xét gì về kế hoạch tiến quân ra Bắc của Lê Lợi ?
- Kế hoạch của Lê Lợi rất chu đáo và toàn diện, chia quân tấn công địch từ nhiều phía, chặn đường tiếp tế và rút lui của địch, buộc địch vào thế bị động.
- Kế hoạch tiến quân ra Bắc rất hợp lý và đúng đắn. Với kế hoạch này, nghĩa quân giải phóng được nhiều đất đai, thành lập được chính quyền mới.
Câu 3 : Em hãy sưu tầm những câu chuyện , bài thơ nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ?
Hồi ấy, giặc Minh sang xâm chiếm nước ta, đối đãi với dân ta vô cùng tàn ác. Không một ai là không nghiến răng chau mày. Bấy giờ có Lê Lợi nổi quân đánh bại lại chúng; nhưng trong lúc mới khởi nghĩa, quân ít lương thiếu, mấy lần bị giặc đánh đuổi, mỗi người chạy một nơi. Nhưng ông không ngã lòng nản chí. Ít lâu sau, được mọi nơi giúp của giúp người nên thanh thế lại dần nổi lên.
Một hôm, đội quân của Lê Lợi bị thua nặng. Một mình ông thoát được vòng vây chạy về một xóm kia. Nhưng một toán quân Minh đã phát hiện ra, đuổi theo rất gấp.Khi đi qua một lùm cây,ông bỗng thấy hai vợ chồng một ông lão đang be bờ bắt cá ở ruộng. Ông liền chạy xuống nói với ông lão:
- Cụ làm ơn cho tôi bắt cá ở đây với, lũ chó Ngô sắp tới bây giờ!
Ông lão cởi ngay chiếc áo đang mặc ném cho ông, và ra hiệu bảo ông cứ xuống mà bắt.
Lê Lợi vừa thò tay xuống bùn thì cả toán quân giặc đã sồng sộc chạy tới. Một đứa trong bọn nhìn quanh nhìn quất rồi dừng lại bên cạnh đám ruộng:
- Này lão kia có thấy Lê Lợi chạy qua đây không?
Ông lão lắc đầu:
- Từ khi chúng tôi tát cá ở đây chả có người nào chạy qua cả.
Trong lúc những tên giặc khác đang lục soát bờ bụi, thì Lê Lợi cũng ngẩng đầu lên nhìn theo. Ông lão quát:
- Thằng bé kia, mày không bắt đi để còn về ăn cơm, nhìn ngó cái gì?
Lê Lợi biết ý, lại cúi xuống bắt cá như cũ. Quân giặc đứng trên bờ tưởng người nhà ông lão nên không hỏi thêm gì nữa. Một chốc sau, chúng rút đi nơi khác.
Tối hôm ấy, ông lão đưa Lê Lợi về nhà mình. Một đám quân bị lạc chủ tướng lúc này cũng tìm được đến đây với Lê Lợi. Đây là một thôn ở gần núi, dân cư rất nghèo, thường ngày ăn uống rất kham khổ. Trong nhà ông lão có nuôi một con khỉ. Thấy không có gì đãi quân khởi nghĩa, mà đi mua bán thì sợ không giữ được kín tiếng, hai ông bà bàn nhau giết thịt con khỉ kho lên cho mọi người làm thức ăn, riêng Lê Lợi thì có thêm một đĩa cá chép vừa bắt được lúc chiều. Cơm dọn ra. Cả tướng lẫn quân vừa mệt vừa đói nên ăn rất ngon lành. Mờ sáng hôm sau trước khi từ giã, Lê Lợi nắm lấy tay ông lão, nói:
- Chúng tôi không bao giờ quên ơn lão. Sau này lúc nước nhà hưng phục, sẽ mong có dịp báo đền.
*
Lần thứ hai, Lê Lợi lại bị thua to, quân sĩ không chống nổi với lực lượng hùng hậu của giặc nên xiêu bạt mỗi người một nẻo. Lê Lợi một mình trốn về rừng già, có ba tên giặc đuổi theo sát nút. Qua một đoạn đường rẽ ông bỗng bắt gặp thây một cô gái bị giặc hãm hiếp và giết chết. Ông vẫn còn đủ thì giờ dừng lại khấn: -"Xin vong hồn nàng hãy cứu ta lúc này, ta sẽ vì nàng ra sức báo thù lúc khác".
Khấn đoạn lại chạy, nhưng bấy giờ nguy cấp quá, ông đành chui liều vào một bụi cây. Quân Minh đuổi theo đến khoảng đó thì dừng lại nhìn ngó quanh quất, chưa biết nên tìm ngả nào, chúng xuỵt chó đi sục sạo. Thấy con chó cắn vang ở phía bụi có Lê Lợi nấp, chúng liền lấy giáo thọc vào bụi, đâm phải đùi ông. Lê Lợi cắn răng để khỏi phải kêu lên, và trước khi ngọn giáo rút ra, ông vẫn không quên dùng vạt áo lau máu dính ở giáo.
Nhưng chó vẫn cứ nhằm bụi cây cắn inh ỏi. Lũ giặc tin chắc có người nấp trong đây; chung toan lao giáo vào một lần nữa, thì bỗng trong bụi nhảy vụt ra một con chồn. Chó thấy chồn lập tức đuổi theo cắn râm ran. Lũ giặc thấy vậy đánh chó và mắng: -"Chúng tao nuôi mày để săn người An-nam chứ có phải săn chồn đâu?". Và rồi chúng kéo nhau bỏ đi nơi khác. Nhờ thế Lê Lợi lại được thoát nạn.
*
Sau những ngày chiến đấu gian khổ, quân đội khởi nghĩa bắt đầu thu hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, quân Minh cũng tiếp tục mất hết thành nọ đến thành kia. Cuối cùng bọn giặc phải bỏ giáp quy hàng. Lê Lợi lên ngôi vua ở Thăng Long. Nhưng ông chẳng bao giờ quên những người đã cứu giúp mình và nghĩa quân ngày trước. Ông mới sai đại thần mang một mâm vàng bạc về tận nhà hai ông bà già để tặng. Song bấy giờ cả hai vợ chồng đều đã chết cả. Ông bèn sai dựng một ngôi đền ở ngay trên nền nhà cũ. Hàng năm ông bắt các quan phải tới đây làm lễ quốc tế. Cỗ cúng rất đơn giản, chỉ có một đĩa xôi, một bát thịt khỉ và một đĩa cá chép nướng, đúng như lúc hai vợ chồng lão dọn cỗ cho nghĩa quân ăn.
Còn chỗ có thây cô gái chết, ông cũng sai lập một miếu thờ vì nghĩ rằng chỉ có hồn thiêng của nàng đã hóa làm chồn đánh lạc hướng bầy chó của giặc thì ngày ấy mình mới qua cơn hiểm nghèo. Không biết tên của nàng, ông sai gọi nàng là Hộ quốc phu nhân, nghĩa là bà phu nhân giúp nước. Người ta cũng gọi là Hồ Ly phu nhân.[1]
KHẢO DỊ
Người Nghệ-An có truyền thuyết Núi Phù Lê:
Ở một hòn núi thuộc huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ngày ấy có một cây đa sống lâu đến tám, chín trăm năm, ruột rỗng thành lỗ. Bị giặc Minh đánh đuổi, Lê Lợi chui vào cái lỗ ấy ẩn nấp. Giặc xuỵt chó đi tìm. Đến cây đa, chó đánh hơi và sủa mạnh. Từ trong lỗ bỗng vụt nhảy ra một con chồn. Chó đuổi theo và giặc cũng theo chân chó, nhờ vậy Lê Lợi thoát nạn. Khi bước ra khỏi lỗ một quãng thì thấy có thây một đàn bà chết. Lê Lợi nghĩ rằng chính người đàn bà ấy đã hóa thành chồn để cứu mình, bèn bảo quân chôn cất. Và khi dẹp xong giặc nước, vua phong cây đa ấy là cây Phù Lê, núi cũng mang tên ấy. Người đàn bà được phong thần, sau dân lập đền thờ.[2]
Người Nghệ- an còn có một truyện khác cắt nghĩa nguồn gốc cái tên làng Cẩm-bào (nay thuộc xã Diễn- trường, Diễn-châu, Nghệ An):
Khi đánh quân Minh, Lê Lợi có lần bị giặc đuổi, chạy qua đây. Lúc này có một người đang làm ngoài đồng. Người ấy bảo:-"Hãy cởi áo bào tôi cứu cho". Nói xong người ấy đổi áo cho Lê Lợi. Giặc đến thấy người mặc áo bào tưởng là người mà mình đang tìm bèn giết chết. Còn Lê Lợi thì lẩn vào trong xóm thoát được. Khi lên ngôi vua, ông sai đặt tên làng ấy là Cẩm-bào để nhớ ơn. Nay còn cái cầu gần ga Yên-lý mang tên ấy.[3]
Truyện Sơn Tinh Thủy tinh nhận xét về cách nhận thức và lý giải của con người xưa quá vấn đề trong truyện
Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đổng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học để đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em ?
- Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh.
- Không làm tròn bổn phận của một người con: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
- Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh.
Sinh ra trong một gia đình nghèo đông con, bố mẹ Tú phải làm lụng vất vả sớm khuya, chắt chiu từng đổng để cho anh em Tú được đi học cùng các bạn. Nhưng do đua đòi, ham chơi, Tú đã nhiều lần bỏ học để đi chơi với những bạn xấu. Kết quả học tập ngày càng kém. Có lần bị bố mắng, Tú bỏ đi cả đêm không về nhà. Cuối năm học, Tú không đủ điểm để lên lớp và phải học lại.
Hãy nêu nhận xét của em về việc làm sai của bạn Tú. Theo em, Tú đã không làm tròn quyền và bổn phận nào của trẻ em?
- Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh.
- Không làm tròn bổn phận của một người con: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
- Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh.
- Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trốn học đi chơi, vi phạm đạo đức của một học sinh.
- Không làm tròn bổn phận của một người con: yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
- Không chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức, tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh.
với đề trên giúp mk trả lời câu hỏi
a. Nhận xét việc làm của Tú ?
b. Nếu em là Tú em sẽ xử sự thế nào ?
Thảo luận nhóm để giải quyết tình huống sau :
Quê Trang ở một bản miền núi . Đời sống cảu người dân ở đây rất nghèo nhiều gia đình không đủ gạo ăn nhiều bạn phải bỏ học để giúp bố mẹ người dân trong bản vẫn giữ tập quán đốt rừng làm nương rẫy khiến đất đai trở nên cằn cỗi hạn hán lũ lụt ngày càng khắc nghiệt nếu là trang em sẽ nói gò với bố mẹ và người dân trong bản để có thể giải quyết được vấn đề này
em se noi cho bo me va nguoi dan nhung tac hai xau khi cu giu cai tap quan lac hau day , va nhung ket qua tot tu viec bao ve rung
em sẽ nói là làm như vậy là việc làm k đúng khiến đất đai cằn cỗi hạn hán lũ lụt ngày càng khắc nghiệt
Đề 1:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"...Mấy người bạn ấy cùng đi
Đường dài, bước chân đỡ mỏi
Dẫu chẳng có gì cho nhau
Vẫn thấy giàu lên gấp bội
Mỗi người thêm nhiều con mắt
Mỗi người thêm nhiều cảm rung
Trời cũng thêm nhiều màu sắc
Đất cũng thêm chiều mênh mông…”
(Trích Tình bạn, Trần Lê Văn)
Câu 1.Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Đoạn thơ trên viết về chủ đề gì? Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cùng chủ đề với đoạn trích? Nêu khái quát nội dung ý nghĩa của khổ thơ sau bằng một câu văn hoàn chỉnh:
"Mấy người bạn ấy cùng đi
Đường dài, bước chân đỡ mỏi
Dẫu chẳng có gì cho nhau
Vẫn thấy giàu lên gấp bội"
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:
"Mỗi người thêm nhiều con mắt
Mỗi người thêm nhiều cảm rung
Trời cũng thêm nhiều màu sắc
Đất cũng thêm chiều mênh mông"
Đề 2:
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Không có gì tự đến đâu con
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Không có gì tự đến, dẫu bình thường
Phải bằng cả đôi tay và nghị lực.
Như con chim suốt ngày chọn hạt
Năm tháng bao dung nhưng khắc nghiệt lạ kỳ…”
(Trích Không có gì tự đến đâu con – Nguyễn Đăng Tấn,
(Tuyển tập thơ Lời ru vầng trăng, XBN Lao động, năm 2000, trang 42)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Câu 2. Em hiểu như thế nào về những câu thơ:
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa
Mùa bội thu trải một nắng hai sương.
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: Như con chim suốt ngày chọn hạt.
Đề 3:
Cho đoạn thơ sau:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
(Quê hương của Đỗ Trung Quân)
1. Nêu phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm các phép tu từ, tác dụng của phép tu từ đó?
3. Cảm nhận của em về nội dung bài thơ (3-4 câu)
Môi trường luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Đặc biệt, trong xã hội ngày nay, có nhiều việc làm thiết thực của con người đã góp phần bảo vệ môi trường. Từ văn bản thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, em hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên bằng 1 đoạn văn khoảng 1/2 trang.
- Đoạn trích nêu lên hiện tượng gì của đời sống?
- Nhận biết luận điểm và cách triển khai luận điểm.
- Nhận biết các thao tác giải thích, phân tích, chứng minh, bác bỏ trong văn bản.
- Quan điểm và thái độ của người viết về vấn đề nêu lên là gì?
- Đoạn trích nêu lên hiện tượng đổ lỗi trong cuộc sống
- Luận điểm:
+ Đổ lỗi là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo.
- Các thao tác
+ Giải thích: “Đó là sự dối trá, thiếu tự trọng và vô nhân đạo”
+ Bác bỏ: “Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cách xử sự này”
+ Bình luận: “Chúng ta sống trong một nền văn hoá mà việc quy tội cho người khác vì hành động của mình dường như đã ăn sâu vào nếp nghĩ”.
.....
- Quan điểm và thái độ người viết:
+ Quan điểm: Phát huy sức mạnh của bản thân giúp bạn từ bỏ thói quen đổ lỗi lên ai đó vì hành động của mình
+ Thái độ: chân thành, thuyết phục