Help mình với plssss
Hãy cho biết đôi nét về tác giả Chiếu Tuệ trong bài Mẹ và đôi gánh
Trình bày đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và hoàn cảnh ra đời bài văn Cô Tô
làm nhanh giúp mình nhé. chiều mình phải nộp rồi
Trình bày đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân và hoàn cảnh ra đời bài văn Cô Tô
Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” khiến em liên tưởng đến câu thơ nào, trong bài thơ nào? Của tác giả nào? Chỉ ra nét giống nhau về nghĩa.
giúp mk với ạ !!!
liên tưởng đến câu thơ "chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"của Phạm Tiến Duật
nét giống nhau về nghĩa:2 câu thơ đều nói về tình cảm gắn bó thiêng liêng của những người lính,họ k chỉ coi nhau như đồng đội,mà còn coi nhau như "tri kỉ",như "gia đình",sống chết có nhau
Của bạn đay nha NGUYỄN ĐẶNG PHƯƠNG VY
Chép thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3: Chỉ ra phép điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ trên và tác dụng của nó?
Câu 1:
-Tác giả là Hồ Chí Minh.
-Đôi nét về tác giả:
+Là người chiến sĩ cách mạng,anh hùng dân tộc,vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
+Là nhà văn,nhà thơ lớn của Việt Nam.
+Là danh nhân văn hóa thế giới.
-Hoàn cảnh sáng tác:trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
Câu 2:
-Thể thơ:thất ngôn tứ tuyệt.
-Phương thức biểu đạt:biểu cảm.
Câu 3:
-Điệp từ ''lồng'':tạo vẻ đẹp quấn quýt,giao hòa của thiên nhiên.
-Điệp từ ''chưa ngủ'':tình yêu thiên nhiên gắn liền với yêu nước.Hai tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác,nhà thơ-người chiến sĩ cách mạng.
1/ Tác giả: Hồ Chí Minh (1890-1969), quê tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tran và giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dụng chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn của dân tộc và là Danh nhân văn hóa thế giới- Sự nghiệp sáng tác: Hồ Chí minh sáng tác nhiều thể loại, để lại một khối lượng tác phẩm lớn
+ Văn chính luận: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến…
+ Truyện, kí: Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
+ Thơ: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh…
hoàn cảnh sáng tác :bài thơ được viết năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc
2/
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
PTBD: biểu cảm
3/
Điệp ngữ: "lồng"
=> Trăng hòa quyện với cây, hoa tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Điệp ngữ: chưa ngủ
=> Nhấn mạnh ý Bác "chưa ngủ" vì lo "nỗi nước nhà" . Cho ta thấy Bác là người chẳng những yêu thiên nhiên mà còn có lòng yêu nước sâu nặng. Hết lòng vì nước, vì dân.
Đề 1: Chép thuộc lòng bài thơ Cảnh khuya và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Tác giả của bài thơ là ai? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? ?
Câu 2: Bài thơ được làm theo thể thơ nào ? Bài thơ có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt nào?
Câu 3:Chỉ ra phép điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ trên và tác dụng của nó?
Câu 4: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu nêu cảm nhận của em về bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một từ láy và một phép so sánh (Gạch chân chú thích).
Câu 1:Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Lí Bạch theo ngững gợi ý sau;
-Tên,tuổi
-Quê quán
-Cuộc đời
-Đề tài sáng tác
-Phong cách sáng tác
Câu 2:Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Câu 3:Bài thơ được viết theo thể thơ nào?Dấu hiệu nhạn biết thể thơ đó?
Câu 4 :Xác định bố cục bài thơ?
Tham khảo!
Câu 1:
- Năm sinh - năm mất: 701 - 762
- Tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, được mệnh danh là Thi Tiên
- Quê quán: ở Tam Cúc
- Cuộc đời:
Lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên) nên nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình.Từ trẻ, ông đã xa gia đình để đi du lịch, tìm đường lập công danh sự nghiệp. Dẫu muốn góp phần cứu dân giúp đời song ông chưa bao giờ được toại nguyện.Quanh ông luôn có rất nhiều giai thoại, những nổi tiếng nhất chính là giai thoại về cái chết vì muốn vớt ánh trăng vàng của ông.
- Đặc điểm thơ Lí Bạch:
Biểu hiện một tâm hồn tự do, hào phóngHình ảnh thơ thường mang tính chất tươi sáng, kì vĩNgôn ngữ tự nhiên mà điêu luyệnÔng thường viết rất hay về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn
Câu 2:Xuất xứ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Bản dịch thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được Tương Như dịch, in trong cuốn Thơ Đường, tập II, xuất bản năm 1987 bởi Nhà xuất bản văn học.
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Cuộc đời Lí Bạch là những năm tháng phiêu bạc giang hồ, đi khắp nơi trong thiên hạ để thảo chí thăm thú. Tuy vậy, không lúc nào trong ông quên đi quê hương mình. Trong một đếm trăng sáng, nhìn khung cảnh trong đêm, nhà thơ tức cảnh sinh tình mà sáng tác bài thơ Tĩnh dạ tứ.
Câu 3:
Thể thơ bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Bài thơ Cảm nghĩ đêm thanh tĩnh được viết bằng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.
Khác với thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư)Đây là thể thơ ra đời trước thời Đường - có trước các thể thơ đường luậtKhông gò bó, bắt buộc tuân thủ theo các niệm luật và phép đối như thơ đườngSố chữ của 1 câu là 5 nhưng số câu thì không hạn định
Câu 4:Bố cục bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Gồm 2 phần:
STT | Giới hạn | Nội dung |
Phần 1 | 2 câu thơ đầu | Cảnh đêm trăng sáng và tâm trạng của tác giả |
Phần 2 | 2 câu thơ cuối | Nỗi nhớ quê hương của tác giả |
Hãy nêu đôi nét về tác giả Phạm Duy Tốn ( tác giả của truyện ngắn Sống chết mặc bay )
tác giả Phạm duy tón
_quê: Hà Tây
_Là cây bút xuất sắc nhất viết về truyện ngắn những năm đầu thế kỉ XX
_Là nhà văn có tấm lòng nhân đạo xuất sắc
Phạm Duy Tốn (1881 – 25 tháng 2 năm 1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở toà Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối tây phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An. Một trong những người con của Phạm Duy Tốn là nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy.
Hãy nêu đôi nét về tác giả Phạm Văn Chiêu trong tác phẩm Cuộc kháng chiến chóng Pháp của đồng bào Gia Định.
Cảm ơn mọi người nhiều ạ.
Đọc hai câu thơ sau và trả lời câu hỏi: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây cách biển nửa ngày sông” Câu 1: Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Của tác giả nào? Hãy giới thiêu đôi nét về tác giả và văn bản đó? Câu 2: Tác giả đã giới thiệu về quê hương của mình qua những chi tiết nào? Nhận xét về cách giới thiệu của tác giả về quê hương? Câu 3: Qua cách giới thiệu đó em cảm nhận được điều gì về quê hương của tác giả? Câu 4: Con hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu , nêu cảm nhận của con về hai câu thơ, trong đó có sử dụng một câu cảm thán, gạch chân câu cảm thán đó? |
C1:
- Trích trong tác phẩm "Quê hương" của Tế Hanh
- Tế Hanh (1921-2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh, là một nhà thơ Việt Nam thời tiền chiến. Sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi, quê hương chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của Tế Hanh. Ông xuất hiện ở chặng cuối của phong trào Thơ Mới với những bài thơ mang theo nỗi buồn và tình yêu quê hương.
C2:
- Làng làm nghề chài lưới là chính ; Sống ở vùng biển
- Lời giới thiệu đậm chất quê hương, giới thiệu rõ nét về quê hương nơi tác giả sống
C3:
- Vùng quê của tác giả Tế Hanh là một vùng quê ven biển, với cái nghề ''chài lưới”
- Tác giả sử dụng cách gọi thân thuộc, bình dị và mộc mạc khiến người đọc như hòa tan với một làng biển mặn mà, bên cạnh đó, còn giúp cho tác giả thể hiện sự yêu thương và tự hào của mình đối với ''làng tôi''
- Vùng quê của tác giả trông rất thanh bình và yên ả, tác giả giới thiệu khung cảnh xung quanh với người đọc, ngụ ý như kêu gọi những người khách du lịch.
- ''Nước bao vây'', ''Cách biển nửa ngày sông'' Khó có thể hiểu được làm sao tác giả có thể đo lường được mức độ và vị trí của nó. Từ đó cho thấy, quê hương của tác giả rất đẹp và dân giã.
C4:
Nơi tác giả gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình lại chính là đoạn thơ đoàn thuyền chài lại ra khơi. Lúc bình minh đang lên là dân làng chài ra thuyền đánh cá là một hình ảnh thơ lãng mạn. Nhờ có biện pháp tu từ so sánh chiếc thuyền với con tuấn mã hình ảnh này mà đoạn thơ gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã cũng như vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài. Không những vậy, con thuyền còn được nhân hóa :"Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công. Hình ảnh đó chưa phải là tất cả, hình ảnh cánh buồm trắng chính là linh hồn của bài thơ"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng" với biện pháp so sánh, ẩn dụ - cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng. Cùng với đó, "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió" là cánh buồm được nhân hóa qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người. Tình yêu Tế Hanh dành cho quê hương sâu đậm đến nhường nào mà có thể gợi lên được vẻ đẹp một làng chài ven biên tha thiết, sinh động đến thế? Và Tế Hanh thật tài tình khi làm cho đoạn thơ toát lên khí thế hăng say, mạnh nẽ, người ra khơi được hình ảnh chiếc thuyền và cánh buồm tương trợ nên mang niềm vui, niềm hãnh diện, cũng cố căng mình lên để thâu góp gió đủ sức đưa con thuyền ra khơi và mang thắng lợi trở về như mong muốn.
1. Nêu ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
2. Hãy nêu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà
1.Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác là hòa nhập với khu vực nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
Phong cách của Người bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống, cách di dưỡng tinh thần.
Đây chính là cách sống của người cộng sản lão thành.
2.
Tác giả: Lê Anh Trà
Quê: Đức Phổ, Quảng Ngãi
Là nhà quân sự, nhà báo
Là tác giả chuyên nghiên cứu và viết về chủ tịch HCM