Những câu hỏi liên quan
1H
Xem chi tiết
LL
12 tháng 11 2021 lúc 20:41

 

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Bình luận (3)
NH
Xem chi tiết
PH
7 tháng 9 2018 lúc 3:31

Chọn A

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
20 tháng 1 2018 lúc 9:29

- Kinh tế Anh:

+ Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, kinh tế Anh chậm phát triển, Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp

+ Tuy vậy, vẫn đứng đầu thế giới về tài chính, xuất cảng tư bản, thương mại, hải quan và thuộc địa.

+ Anh chỉ dùng một lượng nhỏ tư bản đầu tư vào công nghiệp còn chủ yếu xuất cảng ra nước ngoài chủ yếu là các nước thuộc địa.

- Kinh tế Pháp

+ Công nghiệp Pháp chậm phát triển, tụt xuống hạng thứ 4 sau Mĩ

+ Tư bản Pháp chủ yếu đem xuất cảng ra bên ngoài với hình thức cho vay để lấy lãi

- Nhận xét chung: Nhìn chung kinh tế Anh và Pháp có tốc độ phát triển chậm lại do việc xuất cảng tư bản và xâm chiếm thuộc địa.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
14 tháng 12 2021 lúc 11:47

Tham khảo:

https://www.google.com/url?sa=t&source=web&rct=j&url=https://m.hoc247.net/hoi-dap/lich-su-8/so-sanh-nen-kinh-te-va-chinh-tri-giua-anh-va-phap-cuoi-the-ki-xix-dau-the-ki-xx-faq271874.html&ved=2ahUKEwjS9dL_veL0AhWKIqYKHWoqB9oQFnoECB4QAQ&usg=AOvVaw1NCBDKvzPCU_dH6NHOtStZ

Bình luận (0)
NH
14 tháng 12 2021 lúc 11:47

Tham khảo
 

Cuối thế kỉ XIX  ,kinh tế phát triển chậm mất dần vị trí độc quyền ,xuống hang thứ 3 sau Mĩ,Đức .

Đầu thế kỷ XX nhiều công ti độc quyền về công nghiệp tài chính đã ra đời .

Vì do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu. Nhưng khi đến thế hỷ XX nhiều công ti độc quyền về công nghiệp tài chính đã ra đời làm thúc đẩy quá trình phát triển của Anh . 

Bình luận (1)
MY
Xem chi tiết
TP
3 tháng 10 2018 lúc 20:24

. Nước Pháp

a) Tình hình kinh tế

Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ờ Pháp bắt đầu chậm lại vì nhiều lí do : phải bồi thường chiến tranh do bại trận), nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than, giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến việc cho vay và đầu tư sang những nước chậm tiến để kiếm lợi nhuận cao... Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh và kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác.

Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 đến năm 1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.

Bên cạnh đó, ở Pháp vẫn còn nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong tổng số 3,3 triệu công nhân, thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu lao động ở các xí nghiệp có từ 1 đến 10 công nhân.

Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng nho - một nguồn lợi kinh tế quan trọng, cũng bị sa sút.

Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền, dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.

Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

Năm 1908, 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 - 60 tỉ phrăng, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng.

Do vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

b) Tình hình chính trị

Tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba(J). Song, phái Cộng hoà Pháp đã sớm chia thành hai nhóm : Ôn hoà và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp.

Đặc điểm của nền cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ.

Trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.

Nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp lần lượt thôn tính Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền Nam Trung Quốc. Những năm 90, Pháp chinh phục nhiều nước châu Phi (Xê-nê-gan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây v.v...).

Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km- và 55,5 triệu dân.

Bình luận (0)
TL
3 tháng 10 2018 lúc 20:25

[Tham khảo]

Tình hình kinh tế

Trước năm 1870, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Anh. Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ờ Pháp bắt đầu chậm lại vì nhiều lí do : phải bồi thường chiến tranh do bại trận), nghèo nguyên liệu và nhiên liệu, đặc biệt là than, giai cấp tư sản chỉ quan tâm đến việc cho vay và đầu tư sang những nước chậm tiến để kiếm lợi nhuận cao... Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư sau Đức, Mĩ, Anh và kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác.

Tuy vậy, công nghiệp Pháp cũng có những tiến bộ đáng kể. Hệ thống đường sắt lan rộng cả nước, đã đẩy nhanh sự phát triển của các ngành khai mỏ, luyện kim và thương nghiệp. Việc cơ khí hoá sản xuất được tăng cường. Từ năm 1852 đến năm 1900, số xí nghiệp sử dụng máy móc tăng lên 9 lần, số động cơ chạy bằng hơi nước tăng lên 12 lần.

Bên cạnh đó, ở Pháp vẫn còn nhiều xí nghiệp vừa và nhỏ. Năm 1896, trong tổng số 3,3 triệu công nhân, thì trên 1 triệu làm việc trong các xí nghiệp có từ 10 đến 100 công nhân và trên 1,3 triệu lao động ở các xí nghiệp có từ 1 đến 10 công nhân.

Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Pháp vì phần đông dân cư sống bằng nghề nông. Tiểu nông chiếm đa số nông hộ. Tình trạng đất đai phân tán, manh mún không cho phép sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Nghề nấu rượu nho bị cạnh tranh gay gắt, nên nghề trồng nho - một nguồn lợi kinh tế quan trọng, cũng bị sa sút.

Trong thời kì này, ở Pháp cũng hình thành nhiều tổ chức độc quyền, dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.

Điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Pháp là nước đứng thứ hai (sau Anh) về xuất khẩu tư bản nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

Năm 1908, 38 tỉ phrăng được xuất khẩu trong khi chỉ có 9,5 tỉ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 - 60 tỉ phrăng, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 - 3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng.

Do vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

b) Tình hình chính trị

Tháng 9 - 1870, nước Pháp thành lập nền Cộng hoà thứ ba(J). Song, phái Cộng hoà Pháp đã sớm chia thành hai nhóm : Ôn hoà và Cấp tiến, thay nhau cầm quyền ở Pháp.

Đặc điểm của nền cộng hoà Pháp là tình trạng thường xuyên khủng hoảng nội các. Trong vòng 40 năm (1875 - 1914), ở Pháp đã diễn ra 50 lần thay đổi chính phủ. Nhiều vụ bê bối chính trị bị vỡ lở, nạn hối lộ và tham nhũng lan tràn trong chính phủ.

Trong những thập niên cuối của thế kỉ XIX, nước Pháp ráo riết chạy đua vũ trang để trả mối thù với Đức, tiến hành những cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, chủ yếu ở khu vực châu Á và châu Phi.

Nửa cuối thế kỉ XIX, Pháp lần lượt thôn tính Cam-pu-chia, Việt Nam, Lào. Cùng với các đế quốc khác, Pháp tham gia xâu xé Trung Quốc, lập tô giới ở đảo Hải Nam (1898), có “khu vực ảnh hưởng” ở nhiều thành phố và tỉnh thành ở miền Nam Trung Quốc. Những năm 90, Pháp chinh phục nhiều nước châu Phi (Xê-nê-gan, Tây Xu-đăng, Ghi-nê, một phần Công-gô, Đa-hô-mây v.v...).

Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Pháp được mở rộng chỉ đứng sau Anh, với diện tích gần 11 triệu km- và 55,5 triệu dân.

Bình luận (0)
H24
5 tháng 10 2018 lúc 17:55

ình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX:

Vào những thập niên cuối thế kỷ XIX kinh tế Pháp phát triển chậm lại. Nguyên nhân là do thất bại trong chiến tranh Pháp-Phổ 1870-1871. Hơn nữa, Tư sản chỉ Pháp coi trọng xuất cảng tư bản, không đầu tư nhiều cho công nghiệp trong nước. Nông nghiệp: Nông nghiệp phát triển chậm, đất đai bị chia nhỏ. Công nghiệp: đầu thế kỷ XX diễn ra quá trình tập trung sản xuất trong công nghiệp , đưa đến sự ra đời các công ty độc quyền, từng bước chi phối đời sống kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
Bình luận (0)
MB
Xem chi tiết
NA
18 tháng 10 2021 lúc 22:04

 Bạn tham khảo nha:

https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-8/dac-diem-cua-cac-nuoc-anh-phap-duc-mi-cuoi-the-ki-xix-xx-faq369826.html

 

Bình luận (0)
LN
18 tháng 10 2021 lúc 22:06

undefined

undefined

undefined

Bình luận (5)
NT
Xem chi tiết
BP
21 tháng 10 2021 lúc 15:04

đặc điểm chung nổi bật là đều có các công ty đọc quyền chi phối vào nền kinh tế và đời sống nhân dân

Bình luận (0)
SK
Xem chi tiết
NL
12 tháng 4 2017 lúc 12:00

- Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất đi vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Có thể thấy, hai nước đế quốc Anh và Pháp đã dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt. Anh. Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh. Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

Bình luận (0)
LV
12 tháng 4 2017 lúc 12:00

- Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất đi vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Có thể thấy, hai nước đế quốc Anh và Pháp đã dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt. Anh. Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh. Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

Bình luận (0)
HV
17 tháng 5 2017 lúc 8:42

Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất đi vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức). Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
- Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ hai thế giới (sau Anh), nhưng từ năm 1870 trở đi, Pháp phải nhường vị trí này cho Đức và tụt xuống hàng thứ tư thế giới. Tuy nhiên, tư bản Pháp vẫn phát triển mạnh, nhất là các ngành khai mỏ, đường sắt, luyện kim, chế tạo ô tô... Nhiều công ti độc quyền ra đời chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.
- Có thể thấy, hai nước đế quốc Anh và Pháp đã dần mất những vị trí hàng đầu trong một số ngành, đầu tư cho sản xuất không nhiều như các nước Mĩ, Đức và bị các nước này cạnh tranh gay gắt. Anh. Pháp đã trở thành các nước "đế quốc già". Điều này dẫn tới việc nền kinh tế Anh. Pháp tuy vẫn phát triển mạnh nhưng tiềm ẩn trong đó những nguy cơ tụt hậu so với các nước tư bản "trẻ" khác.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
KS
28 tháng 10 2021 lúc 15:42

1.Anh

*Kinh tế:

-Cuối thế kỉ XIX, Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức và mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hang thứ 3 thế giới.

-Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

*Chính trị:

-Đối nội:

+Anh là nước quân chủ lập hiến.

+Hai đảng-Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền; bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

-Đối ngoại:

+Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh.

+Chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân".

+Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn,được gọi là "đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn".

Như này được chưa bạn. =)

Bình luận (0)
KS
28 tháng 10 2021 lúc 15:54

1.Anh

*Kinh tế:

-Cuối thế kỉ XĨ, Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức và mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hang thứ 3 thế giới.

-Nguyên nhân:

+Do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

+Giai cấp tư bản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

-Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước.

*Chính trị:

-Đối nội:

+Anh là nước quân chủ lập hiến.

+Hai đảng-Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ, thay nhau cầm quyền; bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

-Đối ngoại:

+Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh.

 +Năm 1914,khi thế giới bị các nước đế quốc chia xong thì thuộc địa của Anh rộng 33 triệu km2 và 400 triệu người, chiếm 1/4 diện tích và dân số thế giới, gấp 12 thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.

+Chủ nghĩa đế quốc Anh là "chủ nghĩa đế quốc thực dân".

+Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn,được gọi là "đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn".

Bình luận (1)
TC
Xem chi tiết