viết về trường em
(lưu ý:không chép trên mạng )
Viết thư gửi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay
Lưu ý:Không chép bài trên mạng nha.Ai chép mạng là tui tố cáo
Bạn nào viết hay và đúng mình tích cho ^-^
cái thằng chó ai bảo mài bắt tao viết văn ở online math ại còn bảo không chép trên mạng mình tích cho ngứa hết đít mày
HẢY MIÊU TẢ CÁNH ĐỒNG QUÊ HƯƠNG CỦA EM
* LƯU Ý:KHÔNG ĐƯỢC CHÉP TRÊN MẠNG,NẾU KHÔNG MÌNH SẼ KHÔNG TICK CHO NHỮNG BẠN NÀO CHÉP MẠNG
văn thì em phải tự làm chứ. Em nên tự suy nghĩ đi. Tập làm văn mà hỏi là bị tính là gian lận đấy
Mỗi mùa lúa chín, làng em lại tràn ngập trong không khí tươi mới, vui mừng nhộn nhịp. Nhìn cánh đồng lúa chín, lòng em cũng rạo rực một nỗi niềm khó tả.
Không khí buổi sớm se se lạnh, những ánh nắng mai nhàn nhạt tinh nghịch đậu trên những tán cây, rồi nhảy xuống những bông lúa chín vàng. Đồng lúa trông như một dải lụa vàng óng ánh trong nắng. Từng bông lúa nặng trĩu những hạt lúa chín, khiến cả cây lúa trĩu xuống vì nặng, trông thật thích mắt. Hương lúa ngào ngạt, lại ngọt ngào. Đòng lúa mà tụi em hay hái trộm in sâu trong trí nhớ vị ngọt thanh mát, êm ái như vòng tay mẹ. Các bà các mẹ mang liềm ra gặt lúa, từng bông chín vàng lần lượt đổ xuống chất đầy xe chở lúa, trên mặt mỗi người đều vương vấn niềm vui ngập tràn của một vụ mùa bội thu. Đàn bò chở lúa cũng kêu những tiếng ò ò như chung vui cùng người nông dân.
Đồng lúa chín quê em mang vẻ đẹp đồng quê với hương lúa mới ngào ngạt niềm vui sunng sướng của người dân quê
E KO THIK,CŨNG CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI HỎI ĐÂY THÔI
Tả về trường bằng Tiếng Anh(Bài nói dài từ 3-5 phút)
Lưu ý:Không chép mạng,câu,từ ngữ phù hợp với trình độ lớp 6
Mình cần gấp
vậy tự tả đi, trường bạn như nào thì tả như thế
Tham khảo :
Hi everybody. Today I would like to talk about my school. Let's start! My junior high school really is like a paradise with fresh air, picturesque surroundings and lovely people beside me. The school is located in the countryside among the immense green fields. Simple design with two buildings perpendicular to each other and many shade trees and flowers give me a feeling of closeness. Besides, there is a vacant lot for students to play football in the afternoon after school. Moreover, all the teachers are wholeheartedly and devoted. In addition, I have close friends who are always with me and help me whenever I have a problem. In short, the school has left a very beautiful impression of my childhood experiences and the memories of the school will never fade in my thoughts. Oh! I really love it..
Phân tích cảm nhận về bài "Hồi hương ngẫu thư"
Help me
(Lưu ý:không được chép trong sách hay trên mạng)
2 câu đầu : thông qua phép đối và các yếu tố tự sự , miêu tả, tác giả đã làm nổi bật yếu tố không thay đổi ( giọng nói quê hương ) thể hiện sự thủy chung son sắt với quê hương.
2 câu cuối : bằng giọng điệu bi hài, thấp thoáng ẩn hiện sau những lời tường thuật khách quan , hóm hỉnh , hai câu thơ đã diễn tả kín đáo và xúc động tâm trạng đau đớn xót xa của tác giả khi bị xem là khách ngay tại quê nhà.
# Nếu tới trả lời sai mong thông cảm :<
Hạ Tri Chương một thi sĩ lớn đời Đường. Ông sinh (659 - 744) quê ở Cối Khê - Chiết Giang - Trung Quốc. Ông đậu tiến sĩ năm 36 tuổi, là đại quan của triều Đường được nhà Vua và quần thần rất trọng vọng. Thơ ông chan chứa lòng yêu quê hương đất nước. Một trong những bài thơ đặc sắc về chủ đề này được người đời truyền tụng là Hồi hương ngẫu thư:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
Cũng như Lý Bạch, Hạ Tri Chương xa quê từ lúc còn thơ bé. Quê hương với bao kỉ niệm thân thương, gần gũi với tuổi thơ ấu của mỗi người. Có lẽ chẳng mấy ai muốn xa quê, nơi đã gắn bó thành máu, thành hồn. Mở đầu bài thơ bằng thủ pháp tiểu đối đã nêu lên một cảnh ngộ: tác giả phải từ biệt gia đình từ lúc ấu thơ, từ nhỏ không được sống ở quê. Nơi đất khách quê người gợi bao buồn khổ. Rồi đến khi tóc đã pha sương mới có dịp được trở về:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi
(Khi đi trẻ, lúc về già)
Xa quê từ ngày còn thơ bé, khi trở lại đã già rồi. Thời gian cách biệt không phải là 3 năm, 15 năm mà hơn nửa thế kỉ, gần một đời người sao lại không thương nhớ? Cảnh ngộ ấy là bi kịch của vị quan đời Đường trên con đường công danh. Cuộc đời đầy sóng gió, con người ta với một lần sinh ra và một lần vĩnh viễn ra đi vào cõi vĩnh hằng. Do vậy cuộc sống của họ luôn cố gắng phấn đấu cho được một chút công danh. Với Hạ Tri Chương công danh đã thành đạt nhưng phải li gia, xa quê nhà yêu dấu của mình. Có thế nói rằng đây chính là khối sầu, là một nỗi đau của bất cứ ai lâm vào cảnh ngộ này.
Ra đi từ lúc ấu thơ và khi trở lại
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
(Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao)
Ở đây tác giả dùng phép tiểu đối để khẳng định tình cảm của tác giả với quê nhà. Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người. Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi. Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền...Chỉ có những kẻ mất gốc thì mới thay đổi giọng quê, mới coi thường tiếng mẹ đẻ.
Trong cái biến đổi sương pha mái đầu và cái không đổi “giọng quê vẫn thế” thể hiện tấm lòng chung thuỷ, sắt son với nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tình cảm ấy thật đẹp, thật đáng tự hào với Hạ Tri Chương. Hơn nửa thế kỉ làm quan phục vụ triều đình tại Kinh đô Tràng An, đứng trên đỉnh cao danh vọng, sống trong nhung lụa vàng son thế mà tình cố hương trong ông vẫn không thay đổi. Đó là điều đáng kính phục.
Trở về nơi mà gần cả cuộc đời đã xa nó, đương nhiên sẽ gặp những nghịch lý.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức
Tiểu vấn: khách tòng hà xứ lai?
Khi đi xa nay trở lại nhà đã trở thành khách lạ, khi đi cũng như lũ trẻ bây giờ, lúc này trở lại đã là bác, là ông. Thời gian xa quê đằng đẵng theo năm tháng. Bạn bè tuổi thơ ngày xưa ai còn ai mất? Có lẽ họ cũng đã “sương pha mái đầu” cả rồi. Ngoảnh lại thời gian ôi đã ngót gần hết một đời người. Thời gian trôi đến không ngờ.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: khách ở chốn nào lại chơi?
Một câu hỏi hồn nhiên ngây thơ của nhi đồng để lại trong lòng tác giả nỗi buồn man mác bâng khuâng. Tuổi già sức yếu mới trở lại cố hương. Tình yêu quê hương của Hạ Tri Trương đẹp đẽ biết bao. Ta còn nhớ Tố Hữu đã từng viết:
Ngày đi, tóc hãy còn xanh
Mai về, dù bạc tóc anh, cũng về!
(Nước non ngàn dặm)
Bài thơ Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ hay gợi cho ta nhiều xúc động. Tác giả sử dụng tiểu đối thành công, tạo nên những vần thơ hàm súc, gợi cho người đọc bao liên tưởng về nỗi lòng của khách li hương. Bài thơ là tiếng lòng của Hạ Tri Chương, yêu quê hương tha thiết, thuỷ chung, thấm đẫm trên từng vần thơ.
EM HÃY MIÊU TẢ MỘT ĐỒ VẬT
*LƯU Ý:KHÔNG ĐƯỢC CHÉP TRÊN MẠNG
HỌC TỐT
Tôi còn nhớ mãi năm học lớp ba, trong buổi lễ tổng kết trao phần thưởng học sinh hoạt động đội xuất sắc, tôi nhận được bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn đội viên. Đó là món quà có nhiều ý nghĩa đối với tôi.
Bức ảnh đó không to lắm với chiều dài khoảng chừng bốn mươi cen ti mét, chiều rộng khoảng chừng ba mươi cen ti mét. Khung ảnh được làm bằng gỗ sơn màu vàng nhạt. Run run cầm bức ảnh trên tay, tôi cảm nhận được mùi thơm của gỗ mới và véc ni. Mặt khung ảnh là một tấm gương trong suốt, rất dày. Đằng sau khung ảnh là một miếng gỗ cắt vừa với chiếc khung. Bốn góc phía sau là bốn ốc vít để điều chỉnh cho tấm gương và miếng gỗ vừa khít lại với nhau. Quan trọng nhất là bức ảnh trong khung. Đó là bức ảnh Bác Hồ đeo khăn quàng cho một bạn nhi đồng. Bác mặc bộ quần áo ka ki trắng giản dị, quen thuộc. Mái tóc của Người đã bạc trắng. Bác đang nhìn bạn nhỏ với ánh mắt đầy tự hào và yêu thương. Một nụ cười thân ái nở trên đôi môi của Người. Bạn nhi đồng trong ảnh mặc bộ đồng phục áo sơ mi trắng và váy. Hai bím tóc tết lại gọn gàng hai bên. Chiếc khăn quàng Bác đang đeo lên vai bạn khiến bức tranh trở nên ý nghĩa. Ở phía bên dưới của khung ảnh nổi bật dòng chữ màu đỏ: “Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh”.
Ngày nhận được món quà đó, tôi vô cùng xúc động. Tôi đã trang trọng treo nó ở góc học tập của mình. Bức hình nhỏ bé, giản dị nhưng nổi bật trên tường. Bên cạnh bức hình là những tờ giấy khen cùng những món quà kỉ niệm khác trong những năm tôi tham gia công tác đội. Mỗi lần nhìn tầm hình, tôi lại có cảm giác như Bác đang mỉm cười thân ái với tôi, tôi lại như được tiếp thêm động lực để học tập và phấn đấu.
Bức hình tôi được tặng không có nhiều hình ảnh, không có cảnh thiên nhiên hay những hình ngộ nghĩnh mà bọ trẻ nhỏ như chúng tôi thích và thường hay sưu tầm. Nó chỉ là một bức hình bình dị. Bình dị nhưng đó lại là món quà đầy ý nghĩa, không chỉ với tôi mà với tất cả những ai từng trải qua tuổi thiếu niên nhi đồng.
Năm học mới đã đến rồi, lòng em cứ xốn xang chờ đợi ngày khai giảng. Thế rồi, chuỗi ngày nghỉ cũng kết thúc, sắp được gặp lại bạn bè và thầy cô giáo, em cảm thấy rất vui sướng. Và em càng vui hơn khi được bố mẹ tặng cho một món quà rất ý nghĩa. Đó là một chiếc cặp sách màu xanh nước biển.
Đó là một chiếc cặp hình chữ nhật, được làm bằng một loại vải dày. Khung cặp chắc chắn, gồm có quai đeo hai bên và có cả tay cầm để kéo. Nhìn bên ngoài, em thấy mặt cặp mịn, mềm, sờ rất êm và mát tay. Nắp cặp hình chữ nhật. Trên mặt cặp có in hình chú mèo máy Đô-rê-mon đang cười sảng khoái.
Hai bên cặp có hai khoá sáng bóng. Mỗi lần mở ra đóng vào em nghe "tanh tách" thật vui tai. Nắp cặp có gắn một quai xách bằng nhựa bằng vải dù loại bền nhất, còn phía sau cặp có tay kéo bằng nhựa rất chắc chắn. Khi không dùng tay kéo, em có thể thu lại gọn gàng. Còn khi cần mang đồ nặng, em có thể kéo tay cầm ra và kéo, như thế sẽ không bị mỏi vai hay mỏi cổ nữa. Vì vậy, em thấy rất nhẹ nhàng.
Mở khoá cặp ra là các ngăn cặp nằm bên trong. Từ trước tới giờ, em toàn dùng cặp hai ngăn, bây giờ mới có chiếc cặp ba ngăn. Ngăn thứ nhất nhỏ, em dùng để cất các dụng cụ học tập. Phía trên ngăn này được trang bị một chiếc khoá dài màu đen, nếu để đồ dùng gọn gàng vào rồi thì có thể khoá lại để đồ không bị rơi sang các ngăn khác. Còn ngăn thứ hai và ba to hơn, em dùng để đựng sách vở. Các ngăn đều mềm mại và rộng rãi.
Ngày ngày, chiếc cặp theo em đến trường để học. Trên đôi vai em, cặp sung sướng được ngao du và ngắm nhìn cảnh vật xung quanh. Em luôn giữ gìn cặp sạch sẽ, nên lúc nào nhìn cũng như mới.
Em rất thích chiếc cặp bố mẹ mua tặng. Em sẽ giữ mãi chiếc cặp thân thương này.
xD ai trả lời '' ba''
Viết văn lập luận giải thích câu tục ngữ"Đi 1 ngày đàng học 1 sàng khôn".LƯU Ý:KHÔNG CHÉP MẠNG!!!
I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
II. Thân bài
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “đi một ngày đàng học một sàng khôn”
a. Nghĩa đen
- Đi: đi là đi đây đi đó, đi nhiều nơi, nhiều chỗ,… và tham gia nhiều hoạt động trong xã hội
- Sàng khôn: nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống, trong xã hội, sự tiếp thu kiến thức mới mẻ và nhiều.
b. Nghĩa bóng
- Bên ngoài xã hội có nhiều điều cần phải học tập
- Kiến thức vô cùng phong phú nên chúng ta nên không ngừng học tập
- Luôn biết mở mang kiến thức mọi lúc mọi nơi
- Luôn biết nắm bắt, đúc kết kinh nghiệm học được
Biết được tầm quan trọng của việc học tập và việc tự học
2. Bình luận về câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn”
- Câu tục ngữ có ý nghĩa hoàn toàn đúng
- Nên đi đây, đi đó để trau dồi kiến thức, hiểu biết
- Đi càng nhiều càng tốt,nhưng phải đi đúng cách
- Hiểu biết càng nhiều thì cách xử sự luôn tốt
- Hiểu biết nhiều vấn đề thì rất tốt cho bản thân
Việc học như vậy sẽ có nhiều kinh nghiệm và giúp sức được cho xã hội
3. Phê phán những phương pháp học sai lầm
- Học vẹt, học tủ,…
- Không có hướng trong học tập, không biết học để làm gi
- Luôn ngại học tập, không có tinh thần học tập
III. Kết bài
- Khẳng định sự đúng đắn của câu tục ngữ
- Xác định mục tiêu học đúng đắn
- Có phương pháp học đúng đắn
Câu tục ngữ "đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một câu tục ngữ khuyên chúng ta phải thường xuyên học hỏi và đúc kết kinh nghiệm. đó là một trong những kinh nghiệm rất có ích và hữu ích cho mỗi chúng ta. Bạn cần nên học hỏi và làm theo câu tục ngữ để có một kết học tập hiệu quả hơn.
Dù con người luôn chịu khó học hỏi thì vẫn còn đó nhiều điều chúng ta chưa hề biết đến. Nếu bản thân chịu khó đi đây đó để tìm tòi, khám phá sẽ biết được thêm nhiều điều mới lạ. Vì vậy, khi xưa ông cha ta có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
“Một ngày đàng” là một khoảng thời gian mang tính chất tượng trưng. Tương tự như vậy, “một sàng khôn” cũng là một lượng kiến thức ta tiếp nhận được và không thể đem ra cân, đo , đong, đếm. “Một ngày đàng” – “một sàng khôn” – câu tục ngữ mang hai vế đăng đối rất cân xứng nhau, thể hiện sự tăng tiến đồng đều. Cả câu tục ngữ toát lên rằng nếu bản thân càng chịu khó thoát khỏi vỏ bọc chật hẹp, đi ra ngoài thế giới, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau, sẽ càng có hiểu biết rộng về xã hội xung quanh. Hơn thế nữa “Sàng khôn” còn có ý thể hiện sự chắt lọc, tiếp nhận kiến thức bên ngoài sẽ càng đem lại hiệu quả cao.
Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, như cầu cấp thiết hiện nay chính là nâng cao kiến thức của con người. Đất nước phát triển đòi hỏi con người phải luôn tiếp thu, học hỏi. Khi đang là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì nhà trường chính là một xã hội thu nhỏ, là nơi ta có thể dễ dàng tiếp cận với trí thức của nhân loại một cách bài bản, có chọn lọc. Bởi thế, để có một hành trang vững vàng bước vào đời, học sinh chúng ta cần phải nỗ lực học tập không ngừng nghỉ như lời Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa, chúng ta cần học những điều bổ ích, thiết thực cho bản thân, tránh tiếp thu những thói hư tật xấu.
Việc học là cả một quá trình dài. Bởi thế bên cạnh ý thức học tập, bản thân chúng ta cũng nên tự đề ra phương pháp học tập hợp lý, có định hướng để đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” chính là một bài học quý báu dành cho thế hệ trẻ – những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước có phát triển được hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền trí thức của các thế hệ mai sau.
tả bác tổ trưởng tổ khu phố
LƯU Ý:KHÔNG CHÉP TRÊN MẠNG
MÌNH ĐANG CẦN GẤP
AI NHANH MÌNH TICK
Mọi người trong khu phố của em đều kính mến bác Hải- bác tổ trưởng dân phố đầy tinh thần trách nhiệm mà hòa đồng.
Nhà em ngay gần nhà bác Hải nên ngày nào em cũng bắt gặp dáng hình thân thuộc của bác. Dáng bác cao gầy, có lẽ bác trạc năm mươi tuổi. Mái tóc hoa râm gọn gàng để lộ vầng trán cao, rộng đầy quyết đoán. Gương mặt bác gầy gầy, nghiêm nghị mà ẩn sau đó là sự dễ gần. Đôi mắt bác nhìn có vẻ xa xăm và ánh lên vẻ hiền từ, hòa nhã. Bác thường mặc chiếc áo kaki màu xanh giản dị. Bác từng làm chú bộ đội, chiến đấu ngoài mặt trận khói lửa, khi trở về cuộc sống thời bình, dù chiến tranh cướp đi một cánh tay nhưng với nghị lực sống mạnh mẽ và tính cương trực nên mọi người đều kính nể bác. Bác không chỉ nhiệt tình vận động, kêu gọi người dân hưởng ứng các phong trào như bảo vệ môi trường, ủng hộ đồng bào miền trung, mà bác còn quan tâm, giúp đỡ một số hộ gia đình khó khăn trong khu phố. Nhờ những cố gắng, nỗ lực của bác, các con đường trong khu phố đều xanh sạch đẹp. Bác cũng là người luôn khuyến khích, động viên tinh thần hiếu học của con em trong phố qua những những món quà khuyến học nho nhỏ mà ý nghĩa. Bác bảo vệ trật tự an ninh, là người xoa dịu những cuộc đụng độ, mâu thuẫn để cuộc sống vẫn vui tươi, gắn kết mọi người. Tình nghĩa giữa mỗi người dân trong khu phố được thắt chặt hơn.
Em luôn tôn trọng bác Hải- bác tổ trưởng dân phố mẫu mực và thầm biết ơn bác lúc nào cũng góp sức mình để cuộc sống khu phố trở nên tươi đẹp.
THẢO LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI.(nhớ không chép mạng)(lưu ý:không lập dàn ý ,làm thành 1 bài hoàn chỉnh.)
Gợi ý cho em các ý: (Không chép mạng thì tốt nhất em nên đọc dàn ý sau đó tự làm)
MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận
TB:
Bàn luận:
Nêu khái niệm công nghệ là gì?
Vai trò của công nghệ trong đời sống:
+ Giúp con người biết thêm nhiều điều mới, mở rộng tư duy
+ Giúp đời sống con người phát triển
+ Giúp cho tạo ra những điều mà con người chưa thực sự biết hết
...
Dẫn chứng:
Ví dụ: Các phần mềm kĩ thuật, các sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh...
Làm sao để phát triển công nghệ và nếu không có công nghệ thì cuộc sống con người sẽ như thế nào:
+ Con người sẽ mãi u tối, không thể biết hết mọi thứ
+ Con người ngày càng phải nghiên cứu sâu vào các quá trình phát triển của công nghệ
+ Tạo ra nhiều sản phẩm công nghệ hơn
...
KB: Khẳng định lại vấn đề
_mingnguyet.hoc24_
Tả về trường cấp 2 của em bằng tiếng anh (bài nói khoảng 3-5 phút)càng dài càng tốt
Lưu ý:Không chép mạng,từ ngữ phù hợp với trình độ lớp 6
Mình cần gấp