Những câu hỏi liên quan
KK
Xem chi tiết
H24
17 tháng 11 2023 lúc 19:00

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành niềm cảm hứng vô tận đối với những tác giả thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng đó vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và giàu xúc cảm với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới cái nhìn trải nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, nghịch ngợm, chưa một lần yêu đương, vẫn say mê thả diều nhưng chính họ đã cống hiến tuổi xuân và xương máu của mình vì Đất Nước. Họ đã nằm lại vĩnh viễn nơi chiến trường để đất nước được thống nhất, để nhân dân được tự do. Trong ký ức của Nguyễn Khoa Điềm, có thể họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh chiến sĩ của họ vẫn sống mãi. Xúc cảm chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước này. Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: "Đồng dao mùa xuân". Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới góc nhìn cảm nhận của một con người thời bình. Đó là những người lính trẻ, nhiệt huyết, chưa một lần yêu, chỉ muốn thả diều nhưng chính họ đã hy sinh tuổi xuân và sức khỏe của mình cho Đất nước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ "Đồng dao mùa xuân". Trong bài thơ, hình ảnh người lính hiện lên bình dị, thật thà và chân chất "chưa một lần say/cà phê chưa uống/vẫn mê thả diều" nhưng cũng rất dũng cảm biến "anh thành ngọn lửa". Trong khó khăn, gian khổ, tình đồng chí đồng đội luôn gắn bó, đùm bọc và thương yêu như "bạn bè mang theo". Chiến trường khốc liệt là thế, khó khăn là thế "bom rơi/khói đen rừng chiều", "làn da sốt rét" nhưng người chiến sĩ luôn vui vẻ, lạc quan "cười hiền lành". Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được giải phóng, để nhân dân được bình yên. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân giành cho họ vẫn còn nguyên vẹn. Tuổi xuân của họ đã cống hiến vì đất nước, trở nên bất tử. Theo nhận định của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh lính của ông vẫn sống mãi. Vì chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước hôm nay. Qua tác phẩm người đọc thấy được tình cảm của họ cũng như tình cảm của người dân với lớp cha ông đã hy sinh vì Đất nước. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi ở trong lòng người dân Việt Nam. =))

Bình luận (0)
KK
Xem chi tiết
DN
16 tháng 11 2023 lúc 19:56

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

Bình luận (0)
CL
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NT
3 tháng 10 2023 lúc 10:12

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

 
Bình luận (0)
KL
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
DV
5 tháng 10 2023 lúc 13:40

                                              Bài làm

 Người lính trong bài đồng dao mùa xuân là những người anh hùng, những người đã hy sinh vì đất nước, vì dân tộc. Em cảm thấy rất ngưỡng mộ và tự hào về những người lính, về tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm của họ.  Em cũng cảm nhận được sự gắn bó với thiên nhiên, với mùa xuân của những người lính.  Họ không chỉ chiến đấu mà còn biết hát, biết thơ, biết yêu đời.  Sự ngây thơ của một đứa trẻ bị che đi bởi sự mạnh mẽ, can trường của một người lính đã khiến em càng thêm yêu mến và kính trọng họ. Chính các người lính đã làm nên mùa xuân của đất nước, tương lai của nhân dân. Đó chính là những người vĩ đại nhất, cao cả nhất mà muôn đời dân tộc ta vẫn biết ơn và cảm phục.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
DM
Xem chi tiết
TB
9 tháng 11 2019 lúc 18:22

“Đoàn vệ quốc quân một lần ra đi

Nào có mong chi đâu ngày trở về

Ra đi ra đi bảo toàn sông núi

Ra đi ra đi thà chết chớ lui”

Mỗi lần nghe lại những giai điệu hào hùng này trong lòng tôi lại trào lên những cảm xúc khó tả. Tôi-người lính trong chiến dịch chống Pháp năm ấy. Những năm tháng mưa bom bão đạn, những năm tháng đói khổ gian nan và những năm tháng của tình đồng đội tình đồng chí keo sơn gắn bó đối với tôi là những năm tháng đầy giá trị và quý báu, khắc tạc nên những kỉ niệm chẳng thể phai nhòa trong ký ức và trái tim cách mạng nhiệt thành này.

Những người lính chúng tôi từ những miền quê khác nhau, nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc cùng sum họp về đây, về dưới ánh sáng lý tưởng của ngọn cờ cách mạng. Buổi đầu với bao bỡ ngỡ, xa lạ chúng tôi chào hỏi nhau bằng những câu trân thành, chất phác: Quê anh ở đâu? Anh bạn nhập ngũ cùng tôi ngày ấy không ngần ngại chia sẻ: “Quê tôi vùng ven biển ngập mặn, ít phù sao; mùa màng khó khăn” Tôi cũng thật thà đáp cùng: “Còn tôi lại sinh ra ở vùng quê xơ xác; đất đai cằn cỗi; cây cối hoa màu khó mà phát triển; kinh tế đói kém, chiến tranh tàn phá khiến cho đời sống con người khốn khó trăm bề” Cái vỗ vai thấu hiểu đầy cảm thông, sự sẻ chia nhọc nhằn; trân thành; và cả cái chất phác của những anh nông dân như đã xua tan đi mọi khoảng cách, mọi sự xa lạ, kéo những người lính chúng tôi xích lại gần nhau hơn. Đó cái mục làm quen của người lính nó mộc mạc, chất phác và giản đơn lắm các bạn ạ.

Chúng tôi đến đây vì ước mơ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và hi vọng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho muôn nhà, muôn nơi.

Trước khi về đây chúng tôi ai cũng đã từng có cho mình những ước mơ; hoài bão và cả những định hướng riêng cho cuộc đời mình. Nhưng chúng tôi biết chúng tôi hiểu và chúng tôi khao khát biết nhường nào 2 chữ “Tự do”. Bởi vì thể chúng tôi vẫn quyết tâm hòa ước mơ riêng vào ước mơ chung; hi sinh cái tôi cá nhân; bỏ mặc lại quê hương; gia đình; tình yêu lên đường ra chiến trận nhập ngũ; đánh đuổi kẻ thù. Trong lòng chúng tôi cũng buồn lắm chứ, cũng nhớ và yêu quê hương da diết lắm chứ nhưng chúng tôi nhận thức được rõ ràng hơn cả: “Có độc lập quê hương, gia đình mới có thể thanh bình’. Chính động lực đó đã nâng bước những chàng trai trẻ ngày ấy mang súng hăng say ra chiến trận lập công.

Cuộc sống người lính bắt đầu với bao gian khổ, hi sinh và mất mát. Cơm ăn không đủ no, đi nhiều hơn ngủ; hành quân liên tục. Tôi còn nhớ mãi trận sốt rét giữa rừng hoang lạnh giá năm ấy. Những người đồng đội của tôi và cả tôi phải đối diện với căn bệnh quái ác- sốt xuất huyết; lương thực và thuốc men thì không kịp chi viện cho quân đội, chúng tôi cứ thế mê man, sốt run người. Khí hậu khắc nghiệt; địa hình hiểm trở như những con quỷ chỉ chực nuốt trọn những tấm thân gầy gò, xanh xao, bệnh tật ấy. Những đôi bàn tay nắm chặt, động viên an ủi; dìu dắt nhau qua những hang núi hiểm trở. Người ốm cõng người ốm, người ốm chăm sóc cho người ốm; cùng nhường nhau bát cháo loãng húp vội; đắp cho nhau chiếc khăn lạnh giữa chặng đường hành quân. Nhớ lại những tháng ngày đấu tranh nghiệt ngã với bệnh tật với thiên nhiên lòng tôi lại đau xót đến nhói lòng. Trận dịch bệnh năm ấy đã cướp đi của tôi biết bao người đồng đội, các anh nằm lại rải rác trên cung đường hành quân, được đắp vội tấm chiếu và tấm lòng thương tiếc của người ở lại. Và rồi chúng tôi lại tiếp tục lên đường hành quân, tiếp tục

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TG
9 tháng 11 2019 lúc 18:33

“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

Mỗi lần đọc lại câu thơ ấy của Tố Hữu, trong tôi lại ùa về biết bao kỉ niệm của những năm tháng kháng chiến gian khổ nhưng hào hùng. Tôi nhớ những ngày hành quân ra trận, nhớ những hôm liên hoan cùng bà con đồng bào. Nhưng có lẽ, để lại dấu ấn rõ nét hơn cả là những người đồng đội đã cùng tôi kề vai sát cánh.

Nghe theo Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác, tôi cùng nhiều người khác hăm hở lên đường đi đánh giặc. Vốn xuất thân là nông dân, hành trang của tôi chẳng có gì ngoài lòng nồng nàn yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Tôi được phân vào một đơn vị tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, trong đơn vị cũng có khá nhiều người có xuất thân và hoàn cảnh giống tôi, chúng tôi nhanh chóng làm quen và trở thành thân thiết. Điều đầu tiên chúng tôi trao đổi là về miền quê của mỗi người. Quê hương anh là một vùng chiêm trũng ven biển khó cấy cày làm ăn, còn quê tôi cũng chẳng khá hơn gì, là vùng trung du miền núi “chó ăn đá gà ăn sỏi”. Phải chăng cùng xuất thân từ những miền quê nghèo khó đã giúp chúng tôi xích lại gần nhau hơn? Giữa bọn tôi tồn tại một sợi dây cảm thông kì lạ mặc dù chỉ vừa mới quen biết. Hơn nữa, ngoài có chung hoàn cảnh xuất thân, chúng tôi còn chung cả lí tưởng và mục đích chiến đấu. Những người nông dân vốn xưa nay chỉ quen tay cấy tay cày bỗng giờ phải cầm súng chiến đấu để bảo vệ ruộng nương nhà cửa, những người thân yêu và miền quê yêu dấu. Nói chúng tôi ra đi mà không lưu luyến là nói dối, nhưng vận nước đang lâm nguy, chẳng một ai có thể ngồi yên chờ đợi. Tôi cùng đồng đội đành phải gác lại tất cả, quyết chí hy sinh vì Tổ quốc.

Tây Bắc vốn nổi tiếng là nơi rừng thiêng nước độc. Những cơn sốt rét rừng vẫn còn ám ảnh tôi tới tận bây giờ, khi nghĩ lại vẫn thấy rùng mình ớn lạnh. Ai trải qua rồi mới biết cái cảm giác bên trong thì lạnh buốt, bên ngoài thì nóng toát mồ hôi nó như thế nào. Thực tế, số đồng đội tôi chết vì sốt rét còn nhiều hơn cả hy sinh ngoài trận mạc. Khi ấy, có một chiếc chăn đơn mà tận hai người đắp chung. Thế nhưng, chính cái thiếu thốn, gian khổ: “bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” ấy đã khiến chúng tôi dễ dàng cảm thông và thấu hiểu nhau nhiều hơn. Cuộc kháng chiến những ngày đầu vô cùng khó khăn vì phải chờ sự viện trợ từ quốc tế. Những ngày thiếu thốn quân trang quân bị, nhìn cái áo rách vai, cái quần có vài mảnh vá, chúng tôi chỉ biết cười, nắm tay nhau để cùng vượt qua khó khăn. Có cả những hôm hành quân trong rừng mà chân không giày, cộng với cái rét cắt da cắt thịt làm cho cuộc hành quân trở nên gian nan gấp bội phần.

Bên cạnh những khó khăn, gian khổ thường thấy, đời lính cũng không hiếm những phút giây lãng mạn. Những hôm phục kích chờ giặc, bên cạnh đồng đội, tôi còn có vầng trăng trên cao làm bạn. Ngắm nhìn ánh trăng chiếu rọi khắp nhân gian, khu rừng không còn âm u, vắng lặng mà mang nét thơ mộng, trữ tình hiếm có. Đêm càng khuya, vầng trăng càng chếch bóng xuống dần. Có lúc trăng như đang treo lơ lửng trên đầu ngọn súng, tâm hồn người chiến sĩ bỗng chốc biến thành thi sĩ.

Cuộc chiến đã đi qua hơn nửa đời người nhưng mỗi lần nhớ lại những năm tháng ấy, trong tôi dâng lên một niềm xúc động khó tả. Tình đồng chí, đồng đội gắn bó keo sơn chính là sức mạnh giúp chúng tôi vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và đi đến thắng lợi trong cuộc kháng chiến.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LM
10 tháng 11 2019 lúc 9:10

Trải qua bao nhiêu năm tháng khổ đau, vất vả, cuối cùng chiến tranh đã đi qua. Hôm nay, ngồi trong căn nhà nhỏ, trong cái sự bình yên của đất nước, tôi đã có thể ngước nhìn lên ánh trăng sáng rực trong bầu trời đêm. Ánh trăng gợi nhớ cho tôi về những kỉ niệm ngày còn cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến khu Việt Bắc. Đó là những đêm trăng dài cùng người đồng chí thân thương trải qua mà tôi vẫn nhớ mãi đến tận bây giờ.

Anh và tôi, gặp nhau trong chiến khu. Cả hai chúng tôi lúc ấy còn là những người trẻ, vô tư và tràn đầy nhiệt huyết. Quê hương anh “nước mặn đồng chua”, làng tôi nghèo “đất cày lên sỏi đá”. Chúng tôi đều có xuất thân từ những vùng đất khó khăn, cảnh ngộ nghèo khó như nhau cả. Mang theo vẻ hồn nhiên chân thật của người lao động, anh và tôi đã sớm thân quen với nhau.

Chúng tôi vốn dĩ là hai con người hoàn toàn xa lạ, bằng một cách nào đó đã gặp nhau và trở nên thân thiết. Có lẽ tình cảm giữa tôi với anh ngày một nảy nở qua những lần cùng làm chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau lúc chiến đấu. “Súng bên súng, đầu kề sát đầu” cùng ra vào nơi chiến trường đầy hiểm nguy. Lại nhớ những đêm cùng đắp chung chăn dưới nền trời lạnh cóng. Đó là mối tình tri kỉ giữa anh và tôi-tình đồng chí giản dị mà thanh cao.

Anh và tôi là hai người có cùng chung chí hướng, là hai con người rời khỏi quê hương để tham gia chiến đấu. Chúng tôi dù có xuất thân khác nhau nhưng có lẽ cùng một giấc mơ-giấc mơ về ngày đất nước độc lập. Những đêm cạnh nhau, anh kể tôi nghe chuyện về quê hương anh. Ruộng nương anh gửi cả cho bạn thân mình cày hộ, còn căn nhà đành phải bỏ mặc cho gió to tàn phá. Anh lại kể, kể những câu chuyện riêng tư, anh chia sẻ cho tôi mọi nỗi lòng của mình, những suy nghĩ thầm kín ấy được anh nói ra một cách chân thật và đầy đủ. Mỗi ngày trôi đi, tôi lại càng hiểu về anh nhiều hơn, mối quan hệ của chúng tôi vì thế ngày một thắm thiết.

Chúng tôi cùng nhau trải qua bao gian khó của chiến tranh.Lúc ấy ở rừng có đại dịch sốt rét. Anh em chiến hữu của tôi chết rất nhiều, bởi vì lúc ấy vẫn chưa có bất cứ loại thuốc hiệu quả nào để chữa trị cả. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, rét run cả người, toàn thân thể ướt ngập mồ hôi. Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá. Trải qua đại dịch như vậy nhưng chúng tôi luôn bên nhau, tương trợ cho nhau vượt qua khó khăn. Mệt mỏi là vậy nhưng miệng vẫn cười?, lạnh cóng là thế nhưng vẫn luôn cười, phần vì không thể để anh lo lắng, mặt khác, nụ cười là động lực giúp tôi cố gắng từng ngày. Anh nắm tay tôi thật chặt, động viên tôi, tiếp thêm sức mạnh vượt qua bệnh tật.

Rồi khỏe bệnh, anh và tôi tiếp tục nhận nhiệm vụ. Những đêm rừng hoang sương muối, anh và tôi đứng canh gác cạnh bên nhau “chờ” giặc tới. Có lẽ tình đồng chí của chúng tôi đã sưởi ấm lòng giữa cảnh rừng hoang lạnh giá. Trong cảnh phục kích giặc giữa rừng, chúng tôi còn một người bạn nữa, đó là vầng trăng. Súng và trăng tuy gần mà xa, nhưng lại bổ sung và hài hòa vào nhau, giống như tình đồng chí của tôi và anh. Trong cái buốt giá luồn vào da thịt, đầu súng của người chiến sĩ và vầng trăng đứng cạnh bên nhau, đầu súng có trách nhiệm bảo vệ vầng trăng hòa bình.

Đất nước bây giờ đã độc lập, bình yên. Tôi bây giờ đã có thể sống một cách thoải mái không lo sợ chiến tranh. Tuy nhiên, đôi lúc tôi lại nhớ về khoảng thời gian còn chiến đấu, nhớ về anh-người bạn tri kỉ của  mình. Tất cả những gian khổ của đời lính tôi đã có thể vượt qua được, nhờ vào sự gắn bó, tiếp sức của tình đồng đội. Đó là khoảng thời gian mà tôi sẽ luôn nhớ mãi.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa