Cảm nhận về nhân vật tôi khi được đi đến trường ( Tôi Đi Học)
VIẾT 7 ĐẾN 10 CÂU NÊU CẢM NHẬN CỦA EM VỀ NHÂN VẬT '' TÔI '' TRONG VĂN BẢN '' TÔI ĐI HỌC ''
Viết đoạn văn 12 câu trình bày cảm nhận về tâm trạng của nhân vật tôi trên đường đi học. (VB: Tôi đi học)
Có người nói rằng những sáng tác của Thanh Tịnh toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo. Thật như thế, ông đã thể hiện rõ ràng nhất điều này ở văn bản "Tôi đi học ". Và chi tiết nổi bật nhất trong văn bản này theo em là ở phần miêu tả tâm trạng của nhân vật "tôi" trên đường đi học. Chúng ta có thể thấy được cái điều mà nhân vật "tôi" cảm giác được cũng như bao bạn học sinh mới chân bước vào trường. Nhân vật ấy tự nhiên thấy được con đường quen thuộc mà mình hằng ngày đi học tự nhiên lại lạ lẫm trong hôm nay. Hòa chung với suy nghĩ đó là cảm giác cậu thấy mình như lớn hơn, trong lòng cậu thì háo hức rộn ràng. Đó là suy nghĩ chung của biết bao nhiêu các bạn học sinh bình thường ngày đầu đi học. Đó là những gì chân thực nhất, tinh tế nhất qua dòng hồi ức của nhà văn. Phải chăng con người ta luôn luôn cảm thấy hồi hộp,thấy lạ lẫm,thấy rộn ràng khi mà họ sắp phải đối mặt với những điều mới lạ?. Có lẽ,ai ai cũng thế. Con người ai cũng có cảm xúc cảm giác đối với vạn điều, vạn chuyện trong cuộc sống bản thân mình. Đối với em,c ảm xúc kỳ lạ mới mẻ nhất là cảm xúc mà nhân vật "tôi" trong tác phẩm "tôi đi học" cảm nhận. Không gì là quá xa lạ, gần ngay trước mắt nhưng đối với một thứ ta chưa từng được tiếp xúc, tự nhiên người ta sẽ thấy bồi hồi, mơn man, tưng bừng và rộn rã. Khép đóng lại đoạn văn trên, chúng ta có thể thấy được tâm trạng của nhân vật "tôi'' là tâm trạng chân thực, rõ ràng và quen thuộc với các bạn học sinh mới bước vào một ngôi trường lạ lẫm, mới bước vào một thế giới kỳ diệu.
✿Tuệ Lâm☕
Trình bày cảm nhận đoặn văn về nhân vật tôi trong tác phẩm Tôi đi học
Tham khảo:
“Tôi đi học” của Thanh Tịnh như một bản tự vấn tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả khi mùa thu về, hồi tưởng lại khoảnh khắc ngày xưa ấy. Là ngày đầu tiên cắp sách tới trường với bao nhiêu dòng cảm xúc bâng khuâng, xa lạ. Trong dòng hoài tưởng, “tôi” đã bị lâng lâng bởi khung cảnh của mùa thu “một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học” . Có lẽ ít ai có thể quên đi được giây phút đầu tiên nép sau lưng mẹ đến trường, và nhân vật “tôi” cũng vậy. Cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và đầy xúc động, gieo vào lòng người đọc những bồi hồi khó quên. Có một sự thay đổi lớn trong chính suy nghĩ và hành động “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô hò như thằng Sơn nữa”. Điều này chứng tỏ nhận thức của nhân vật “tôi” đã thực sự trưởng thành và lớn lên nhờ việc: Hôm nay tôi đi học. Thanh Tịnh như một con người chèo lái con thuyền cảm xúc, đưa người đọc trở về với những kí ức của ngày đầu tiên đi học. Lời văn mượt mà, nhẹ nhàng và sâu sắc đã khiến người đọc không thể quên được năm tháng đó.
Câu 1:Căn cứ vào đâu em biết văn bản” Tôi đi học” nói về những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên ?
Câu 2: Tìm các câu đều nhắc đến kỷ niệm buổi tựu trường đầu tiên của nhân vật “Tôi” trong văn bản Tôi đi học?
Câu 3: Cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường đựơc thể hiện qua những từ ngữ chi tiết nào?
Câu 4: Cảm nhận của tôi khi ở trên sân trường được diễn tả qua từ ngữ chi tiết nào nổi bật?
Câu 5: Tìm những chi tiết, từ ngữ nêu bật cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “ Tôi” khi ngồi trong lớp học?
Câu 6: Các chi tiết, các phương tiện ngôn từ trong văn bản mà các con vừa tìm được đều tập trung tô đậm cảm giác gì của nhân vật "tôi"?
Viết đoạn văn ngắn ( 7 đến 8 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật"tôi" trong ngày đầu tiên đi học ( sử dụng 2 từ tượng hình, 2 từ tượng thanh, 1 trường từ vựng)
1 ,tìm những hình ảnh so sánh trong bài tôi đi học . Nêu cảm nhận của em về tác dụng của 1 hình ảnh so sánh
2, Qua truyện ngắn tôi đi học , em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu đi học
3, phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong truyện ngắn tôi đi học
ai lm đc mk tick
Viết 1 đoạn văn khoảng 7-10 câu nêu cảm nhận của em về tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi trong lớp học (trong truyện ngắn tôi đi học)
Mọi người giúp mình với!!!
1. Mở bài
- Giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh và nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học.
- Dẫn dắt đi vào vấn đề
2. Thân bài
* Khái quát
- Giới thiệu sơ lược nội dung truyện: Câu chuyện là dòng hồi tưởng của nhân vật tôi về buổi đầu tiên tựu trường trong cuộc đời.
- Ấn tượng về câu chuyện: Giọng kể chuyện trực tiếp của nhà văn tạo cảm giác gần gũi với người đọc, giúp người đọc có cùng cảm giác với nhà văn .
* Cảm nghĩ
- Mạch cảm xúc của nhân vật tôi khi nhớ về buổi đầu đi học
+ Không gian con đường đến trường được cảm nhận có nhiều điều khác lạ Cảm giác thích thú hôm nay tôi đi học → Chất thơ trữ tình lan tỏa mạch văn
+ Nhân vật tôi có cảm giác trang trọng và đứng đắn: đi học là tiếp xúc với một thế giới lạ , khác hắn với đi chơi, đi thả diều
+ Không gian ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và trang nghiêm…. Và nhân vật tôi trải lòng mình để quan sát xung quanh, cảm nhận về ngôi trường mới.
+ Buổi đầu đến trường, cũng như bao đứa trẻ khác, nhân vật tôi giật mình và lúng túng khi nghe gọi tên
+ Khi vào lớp, nhân vật "Tôi" cảm thấy một cách tự nhiên, không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ tương lai như cánh chim sẽ được bay vào khoảng trời rộng .
- Nhận xét:
+ Nhân vật tôi đã khơi dậy trong lòng bao người hình dáng ngày đầu đến trường trong kí ức. Những hình ảnh đã trở thành kỉ niệm đẹp, những khoảnh khắc không thể quên…
+ Những cảm nhận tinh tế, những cảm xúc nhẹ nhàng trong buổi tựu trường của nhân vật tôi như những thước phim chậm nhẹ nhàng lan tỏa vào lòng người. Một đứa trẻ ngày đầu đến trường cũng như bao đứa trẻ khác với những bồi hồi, lo lắng, những mong đợi, và cả hi vọng, niềm tin cho mai sau
3. Kết bài
Nêu ấn tượng của bản thân về nhân vật Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng của cá nhân
Bài viết:
Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ sẽ mãi là một kỉ niệm khó quên trong kí ức tuổi học trò. Nhân vật Tôi trong tác phẩm Tôi đi học của Thanh Tịnh đã nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình với những kỉ niệm trong sáng và hồn nhiên.
Nhân vật nhớ về ngày khai trường là nhớ về khung cảnh thiên nhiên những ngày đầu đến lớp. Đó là khoảng thời gian cuối thu khi các loài cây thay lá, sương và làn gió thu lành lạnh khiến lòng người như bồi hồi hơn khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên. Và chính hình ảnh của những em nhỏ rụt rè theo mẹ đến lớp đã tác động trực tiếp, làm sống dậy những kỉ niệm tuổi học trò trong tâm hồn đến nhân vật “tôi”.
Con đường làng quen thuộc, gắn bó với cả tuổi thơ sao hôm nay như thay đổi, bởi từ nay đó không chỉ là con đường gắn với những trò chơi nghịch ngợm mà sẽ là con đường đi tới lớp, co đường ấy trở nên khác lại trng mắt trẻ thơ vì lí do vô cùng đơn giản: “Hôm nay tôi đi học”. Nhớ về ngày đến lớp, tác giả nhớ đế những từng cảm nhận về chính bản thân mình, từ bộ quần áo đến quyển vở mới trên tay. Tất cả đều cho thấy sự thay đổi và lớn khôn trong suy nghĩ của một cậu bé về một ngày bắt đầu đến lớp nhưng vẫn toát nên nét hồn nhiên, đáng yêu của một đứa trẻ.
Nhớ về ngày khai giảng, tác giả nhớ đến hình ảnh về sân trường. Không gian đầy mới lạ mới cậu học trò lần đầu đến lớp, cậu cảm thấy mình như nhỏ bé trước khung cảnh ngôi trường vừa xinh xắn và có nét oai nghiêm. Rồi khi có tiếng trống tập trung trên sân trường, tất cả đều bỡ ngỡ, cảm thấy chơ vơ vì tất cả đều lạ lẫm với âm thanh ấy. Vì vậy mà không chỉ nhân vật Tôi, các cô cậu học trò mới đều e sợ đứng nép bên người thân, như những con chim non bắt đầu rời tổ nhìn về bầu trời rộng mở phía trước. Hình ảnh so sánh thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ trong tâm hồn cậu bé và tâm trạng lo sợ, hoang mang trong bước đi đầu tiên của cuộc đời. Những suy nghĩ, cảm nhận của cậu bé trước tất cả sự thay đổi, trước bạn bè, trước thầy cô vừa thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ, vừa bộc lộ tâm trạng bối rối, cảm xúc vừa háo hức vừa có chút bơ vơ, lạc lõng bởi đây là lần đầu tiên cậu xa mẹ.
Tâm trạng của nhân vật còn thể hiện khi bước vào không gian lớp học – ngôi nhà thứ hai với mỗi đứa trẻ khi đến trường. Lớp học là một thế giới khác biệt, cách biệt với thế giới ở bên ngoài khung cửa. Ngồi trong lớp, cậu bé thấy xốn xang những cảm giác lạ và quen đan xen, trái ngược nhau bởi đó là giây phút sang trang của một tâm hồn trẻ dại, tạm biệt thế giới ấu thơ chỉ biết nô đùa, nghịch ngợm để bước vào thế giới tuổi học trò nghiêm chỉnh đầy khó khăn mà biết bao hấp dẫn.
Những diễn biến trong tâm trạng của nhân vật đã để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, không chỉ bởi nét hồn nhiên, ngây thơ của những đứa trẻ trong ngày đầu đến lớp mà còn khiến chúng ta như thấy hình ảnh của mình nhiều năm về trước. Chính nhờ nghệ thuật khắc họa nhân vật vô cùng tinh tế và chân thật, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đã mang đến những xúc cảm và lay động tâm hồn người đọc về những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của mỗi người.
Tôi đi học là câu chuyện tuy không mới nhưng đã để lại trong lòng người đọc những kỉ niệm đẹp đẽ, trong sáng của ngày đầu tựu trường. Qua đó, em như được sống lại với những kí ức của tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ trong ngày đầu tiên đến lớp của mình
Viết đoạn văn cảm nhận của em về nhân vật tôi trong bài Tôi đi học
Làm hộ em với ạ em đang cần gấp :((
Tham khảo:
Những ngày mùa thu khai trường thật đẹp và nhiều ý nghĩa, nhất là đối với các bạn nhỏ lần đầu đến trường. Tác giả Thanh Tịnh đã ghi lại những xúc cảm đó của mình qua câu chuyện ngắn Tôi đi học. Bằng việc hóa thân thành nhân vật tôi, ông đã miêu tả vô cùng sâu sắc và chân thực về ngày đầu tiên đi học. Dòng cảm xúc trong ngày đầu đi học được thể hiện theo trình tự thời gian: cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, say mê nhìn ngắm ngôi trường; hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Mọi cử chỉ, hành động đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người. Qua văn bản, ngày đầu tiên đi học lại hiện về trong mỗi chúng ta. Mỗi người có những trải nghiệm, những cảm xúc khác nhau về ngày đầu đến trường, nhưng nó sẽ đọng lại mãi mãi trong tâm trí ta. Bước qua cánh cổng trường, chúng ta đến với một thế giới mới, thế giới của tri thức, của trải nghiệm, của bài học. Truyện ngắn mang những ý nghĩa sâu sắc và là một lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa đến với những người đang bận rộn với cuộc sống hoặc đang chán nản, mệt mỏi trên con đường mình chọn rằng chúng ta đã có một ngày đầu đi học ý nghĩa, tốt đẹp đến thế.
Câu 2: Tâm trạng và cảm xúc của em khi tựu trường giống và khác nhân vật tôi trong truyện Tôi đi học như thế nào?
Lập sơ đồ tư duy cho đề sau : " phân tích dòng cảm xúc của nhân vật tôi trong buổi đến trường đầu tiên ở bài Tôi đi học "
Tôi đi học được bố cục theo dòng hồi tưởng của nhân vật "tôi” về những kỉ niệm buổi tựu trường. Tiết trời vào những ngày cuối thu, hình ảnh các em nhỏ đến trường gợi cho nhân vật “tôi” nhớ lại ngày đầu tiên đi học. "Tôi" nhớ lại con đường cùng mẹ đến trường, cảnh vật trên đường vốn rất quen nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, “tôi” cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Đó là cảm giác trang trọng và đứng đắn trong chiếc áo vải dù đen dài, cùng mấy quyển vở mới trên tay. Bàn tay cẩn thận, nâng niu mấy quyển vở, lúng túng muốn thử sức nên xin mẹ được cầm cả bút, thước như các bạn khác. Khi nhìn thấy ngôi trường ngày khai giảng, "tôi" thấy ngạc nhiên vì sân trường hôm nay dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Ngôi trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm khác thường, “tôi” cảm thấy mình bé nhỏ, do đó lo sợ vẩn vơ. Đặc biệt, lúc ngồi vào chỗ của mình trong giờ học đầu tiên, nghe thày giáo gọi tên, bắt đầu học bài học thứ nhất,... nhân vật chính của thiên truyện vừa thấy hồi hộp, ngỡ ngàng lại vừa tự tin, sung sướng.
khởi nguồn nỗi nhớ Thời giantâm trạngKhi cùng mẹ tới trườngPhân tích:(Nhớ ghi vào bảng sơ đồ) _ Buổi tựu trường đầu tiên :khi đứng ở sân trường, khi ngồi trong lớpcảm nhận xung quanhnội dung bố cục: Chung tâm trạng đầu tiên tới trườngcảm xúc khi tựu trường hình ảnh
bố cục so sách các kết hợp
3.kết bài Nêu đánh giá chungso sánh kết hợp
(Ko & chép mạng)