Những câu hỏi liên quan
YT
Xem chi tiết
NH
30 tháng 5 2018 lúc 21:16

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hông gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:
 

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển rộng rinh không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh hông tôi thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

Bình luận (0)
YT
30 tháng 5 2018 lúc 21:18

Ko chép trên mạng nha bn

*thiệt*

Bình luận (0)
IY
30 tháng 5 2018 lúc 21:55

Quê hương- 2 từ thật thân quen, gần gũi chan chứa biết bao tình yêu thương, vui vẻ. Quê hương là những cánh diều biếc. Những ngọn gió nhẹ nhàng thổi qua, cánh diều đó lại bay cao vút, mang theo bao ước mơ, hoài niệm của tuổi thơ thật hồn nhiên, trong sáng. Những cánh cửa của thế giới thần tiên lại dần mở ra qua những cánh diều biếc, tiếng sáo vi vu như một khúc hát đầy mộc mạc, đậm chất miền quê. Nhớ hồi nào, khi tôi còn đi chăn trâu cùng với bọn trẻ trong xóm, nhìn những cánh xinh xắn, tung bay trong gió thật thích, tôi thấy lòng mình dâng trào lên một cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến khó tả. Cánh diều ước mơ- nơi đem đến cho tôi thế giới của những ông bụt, bà tiên hay cô công chúa xinh đẹp đi cùng chàng hoàng tử khôi ngô, tuấn tú. Giấc mơ đó thật đẹp biết nhường nào. Quê hương tôi- con đò của bố. Ngày ngày đưa tôi qua sông, đến trường. Khi mùa nước lũ đến, con đò đó đã không ngại gian khó đưa lớp lớp đàn em tung tăng đến trường. Dòng nước uốn quanh thật êm đềm, nó đang nhảy múa, mừng vui như sắp mở hội. Nhớ lại những ngày tháng tươi đẹp đó, tôi lại thấy lòng bồi hồi, xao xuyến khôn tả. Quê hương tôi thật đẹp biết bao, dù cho thời gian có trôi đi làm phai nhòa đi tất cả, nhưng sự mộc mạc, chân chất của quê hương vẫn không hề thay đổi. Nó vẫn đẹp, tỏa sáng lung linh trong tâm trí tôi. Thật tự hào và vui sướng biết bao! Khi tôi được là một người con của mảnh đất quê hương yêu dấu này.

Bình luận (0)
PP
Xem chi tiết
H24
2 tháng 3 2020 lúc 20:12

Tế Hanh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Phong cách sáng tác của ông luôn phong phú, đa dạng, thể hiện những quan điểm mới mẻ. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách ấy là bài thơ "Quê hương". Tác phẩm là một bức tranh mang vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển.

Mở đầu, tác giả giới thiệu thật bình dị về làng tôi một cách thật hồn nhiên, vô tư và trong sáng:

“Làng tôi vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày”

Đó là cái làng chài nhỏ nằm trên một cù lao sông cách xa biển bốn bề sóng vỗ.Người dân làng nghèo, lập nghiệp mưu sinh chỉ trông chờ vào biển cả.

 “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

 Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.”

Bài thơ mở ra một không gian ban mai thật rộng rãi, khoáng đãng, đẹp đẽ. Cảnh thiên nhiên thật trong trẻo, tươi tắn, hứa hẹn một chuyến ra khơi tốt đẹp.

Những hình ảnh “trời trong”, “gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những hình ảnh đẹp vừa rất thực lại vừa lãng mạn: mở ra cảnh bầu trời cao rộng, trong sáng, nhuốm ánh nắng hồng ban mai. Trên đó, nổi bật hình ảnh chiếc thuyền hăng như con tuấn mã và những trai tráng khỏe mạnh , nhanh nhẹn, dũng cảm bơi thuyền đi đánh cá lúc bình minh. Các động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” đã diễn tả không khí hồ hởi, xốc tới dũng mãnh của đoàn thuyền. Bốn câu thơ vừa vẽ nên một phong cảnh thiên nhiên với sắc màu tươi sáng , vừa phác họa lên một bức tranh lao động hứng khởi và dạt dào sức sống.

Hai câu thơ tiếp theo đặc tả cánh buồm no gió bằng một so sánh bất ngờ, độc đáo và đầy lãng mạn:

“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

Cánh buồm trắng trong tình yêu và nỗi nhớ quê da diết của tác giả là biểu tượng linh hồn của quê hương, biết “rướn thân trắng” để “thâu góp gió biển”, vươn mình đi lên phía trước. Hai câu thơ đã gợi lên một vẻ đẹp bay bổng, thiêng liêng đến bất ngờ. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”: bao nhiêu tình cảm của tác giả, bao nhiêu hi vọng mưu sinh của dân làng được đặt vào trong đó.

Rồi con thuyền đã ra đi bình an, trở về trong niềm vui tràn ngập. Quang cảnh ồn ào, náo nhiệt là hình ảnh quen thuộc của làng chài. Bến đỗ là nơi gặp gỡ, đợi chờ của dân làng. Được mẻ cá đầy ghe, dân biển tạ ơn trời. Lời cảm tạ xuất phát từ đáy lòng chất phát của con người họ:

“Ngày hôm sau ồn áo trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.

Nếu ở đoạn thơ trước, cả đoàn thuyền ra khơi băng băng, phơi phới, thì ở đoạn thơ kế tiếp âm điệu thơ thư thái, lắng đọng lại theo niềm vui của người dân chài. Từ đây, lại xuất hiện những câu thơ vô cùng tinh tế dành nói về con người và con thuyền nghỉ ngơi si một chuyến ra khơi:

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”

Phải là đứa con của làng chài mới viết được những câu thơ hay đến thế. Khi về bến, người dân chài vẫn mang trong mình vị biển. Màu da ngăm rám nắng (tả thực) là biểu tượng cho đời sống vất vả. Còn vị xa xăm là vị nặm nồng của biển. Cái sóng, cái gió và cái nắng trong lộng ngoài khơi đã ngấm sâu vào làn da, thớ thịt của người dân chài. Còn con thuyền sau một cuộc vật lộn cùng trùng khơi giờ đây đang trở về nằm im bến nghỉ ngơi mệt mỏi, nghe chất muối nặm nồng đang thấm dần trong từng thớ vỏ. Phải có gắn bó, thấu hiểu con người và cảnh vật quê hương mới có khả năng nghe được “tiếng lòng” của những vật vô tri vô giác như con thuyền ấy.

Những dòng thơ cuối cùng của bài được tạc lên bằng nỗi nhớ, tình yêu, lòng cảm phục và ngưỡng mộ của tác giả đối với quê hương. Ở họ nồng nàn hương vị, sức sống của quê hương. Tất cả đều nói lên khát vọng chinh phục đại dương của dân làng. Trong nỗi nhớ, cảnh vật và con người của quê hương lại một lần nữa được hiện lên đến da diết, cồn cào:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”

Hình ảnh làn nước xanh thể hiện sức sống của quê hương, cá bạc là hạnh phúc no đủ, “chiếc buồm vôi” là hình ảnh gắn bó thân thuộc và “cái mùi nồng nặm” là hương vị của quê hương. Tất cả đã trở thành kỉ niệm, ám ảnh mãi trong tâm hồn nhà thơ.

Thật cảm ơn nhà thơ Tế Hanh đã để lại cho người đọc một tác phẩm tuyệt diệu đến thế này!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PP
2 tháng 3 2020 lúc 20:19

thanks bạn nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
TB
27 tháng 5 2021 lúc 6:41

Tham khảo :

Thân bài :

Mùa thu – hai từ đem đến cho tôi cảm giác thoải mái, dễ chịu. Bầu trời trong vắt, không một mảnh mây vắt ngang. Nó trong đến nỗi tưởng chừng mỗi khi tôi nhìn lên là thấy cả bên kia trái đất. Ôi sao tôi yêu bầu trời mùa thu đến thế! Và tôi yêu cả vạn vật mùa thu nữa! Tiếng chim thánh thót vút cao, ngân dài, ngân mãi kéo tôi đi tận nơi xa mơ hồ… đến khi thôi cất tiếng mới giật mình quay lại hiện tại.

Lá cây cũng sang màu. Cái thứ màu đỏ đồng của lá bàng, màu vàng vàng của bằng lăng, màu nâu nâu héo lụi của cây cau… sao mà đẹp đến vậy! Nhưng bạn chớ có nghĩ mọi vật đang tàn lụi. Lúc bấy giờ, hoa hồng mới vươn mình kiêu hãnh khoe lớp áo khoác mịn màng với nắng. Hoa sữa mới trổ bông, xòe ra những quả cầu hoa trắng xanh, thơm nồng nàn.

Và hoa cải mới e lệ diện bộ váy vàng tươi sáng. Còn nữa, mùi hoa quế thơm thơm mới đậu trên tà áo dài con gái đi khắp phố phường để hòa mình vào gió… Một thứ đặc trưng không lẫn vào đâu của mùa thu – gió heo may. Từng cơn gió không rít, không thét gào như gió mùa đông bắc, không ẩm ướt như gió mùa xuân, không nóng như gió mùa hạ, mà man mác, nhè nhẹ riêng biệt.

Cơn gió ấy, nó thích chơi đùa cùng cành phượng tàn hoa đang ra quả. Nó thích lùa vào tóc người thiếu nữ thanh thanh, mang hương tóc ngọc lan vào lòng tôi. Nhưng nó thích nhất là uốn mình qua gánh hàng hoa của các chị mỗi buổi sáng tinh mơ nhịp bước chân vào phố.

Nhắc đến mùa thu là không ai quên được ngày tựu trường – cái ngày mà tuổi học trò luôn mong ước. Ấy là lúc nắng dịu dàng không đâu cho đủ. Tiếng chim hót báo hiệu đã hết mùa vui chơi, quay trở về với vòng tay bạn bè và thầy cô. Ra trường, đứa nào cũng tíu tít kể về mùa hè bất tận của mình.

Và ở một góc nào đó, trái hẳn với sự ồn ã kia, các em lớp Một đang ngỡ ngàng, lo sợ. Đó là sự khởi đầu cho một nụ cười mới tại một ngôi trường mới. Nụ cười ấy mới dễ thương làm sao! Đối với người Hà Nội, thì thứ tượng trưng cho mùa thu của họ là cốm làng Vòng. Từng hạt cốm dẻo, xanh mướt như sự thanh khiết của lá sen và sữa thơm bầu trời thu. Hạnh phúc biết bao khi cái thức quà thần tiên ấy thuộc về mùa thu của tôi!

Đến cuối thu, vạn vật phải cố gắng lắm mới không cảm thấy tiếc nuối một mùa bình dị yêu thương. Lá bàng kiềm chế không rụng rơi để khoe sắc thắm vào ngày trong trẻo cuối cùng. Nắng gồng mình không tắt để người ta biết được mùa thu sắp đi qua. Hoa cố tươi cười để tạm biệt một mùa thương mến. Chỉ có mùa thu là vẫn vô tư, sống hết mình như thể ở lại mãi với tôi vậy.

Hết thu, vạn vật như mất đi sự vui tươi thường ngày. Nhưng đúng vào lúc buồn nhất thì mùa thu để lại một thứ kì diệu cho tôi: Nắng! Nắng vẫn thế, dịu dàng như đang sống trong mùa thu.

Bình luận (0)
DN
27 tháng 5 2021 lúc 7:37

Tham khảo :

Thân bài :

Cảnh vật, tiết trời thu tất cả đều thể hiện ra nó là một mùa như thế. Thu đến rồi mang đi cái nắng chói chang gay gắt của mùa hè, cũng mang đi không khí nóng oi ả khó chịu. Nắng thu giờ đây chỉ là những tia nắng nhẹ, mang theo gió heo may khô khốc của tiết trời.

 

Nắng gió heo may khiến cây cối cảnh vật cũng dần tàn để chuẩn bị bước sang một chu trình sống mới, thêm một tuổi mới. Lá cây từ xanh chuyển dần sang màu vàng, màu vàng nhàn nhạt của lá nhuộm cả hai hàng cây. Lá cây mùa thu vàng rồi rụng xuống, gió thổi hiu hiu khiến cho lá xô cứ xào xạc xào xạc.

Đối với nhiều người, nhìn lá thu rơi mà chợt buồn man mác, nhưng lại cũng có thể chợt thấy lòng mình nhẹ nhõm, nhẹ tênh như chính chiếc lá đang rơi. Một chiếc lá rơi xuống là vơi đi những nỗi muộn phiền trong lòng, chiếc lá rơi là để trút bỏ những cái đã cũ, đã hỏng để thay thế bằng một cái mới tốt hơn, đẹp hơn.

Nắng thu chiếu đến mọi ngóc ngách của làng quê. Thu đến cũng là lúc người nông dân thu hoạch lúa trên những cánh đồng lúa chín vàng ươm. Vào vụ mùa, đâu đâu cũng thấy màu vàng của thóc, màu vàng của rơm rạ, rồi màu vàng của mái lá tranh đơn sơ nhỏ nhắn. Nắng vàng chiếu khắp những con đường ngõ nhỏ.

 

Mùa thu cũng là mùa của những thức quà quê hương. Hương ổi thơm phả vào trong gió luôn khiến con người ta thêm phần yêu cái hương vị của đồng quê. Hoa ổi trắng, quả ổi chín mọng. Chúng cứ nằm im lìm đón nắng rồi tỏa hương. Cảnh vật đồng quê ngày thu yên bình đến lạ. Thu sang không còn những cơn mưa mùa hạ sấm chớp ì ùng chợt đến rồi chợt đi, những cơn giông dữ dội không còn kéo đến bất ngờ như chính cái mùa hè nóng nực trước đó.

Bình luận (0)
H2
27 tháng 5 2021 lúc 10:55

Tràn ngập không gian mùa thu là một màu vàng đầy thanh lịch. Cái nắng vàng không gay gắt như mùa hè mà lại dịu nhẹ đủ để làm ấm không gian. Những chiếc lá vàng tô điểm cho nền trời xanh thêm đẹp. Mỗi khi có cơn gió đi ngang qua những chiếc lá vàng lại đua nhau rơi rụng tạo nên một khung cảnh vô cùng lãng mạn. Những chiếc lá xanh còn lại cũng đang dần chuyển sang màu vàng.

Vào mùa thu, đường phố cũng trở nên rực rỡ nhiều màu sắc hơn. Mọi người ra đường đều diện cho mình những bộ trang phục thật đẹp. Học sinh chúng em mặc trên người những chiếc áo đồng phục dài tay. Buổi sáng chúng có thể giúp chúng em cản được cơn gió se se lạnh. Buổi trưa chiếc áo đồng phục dài tay lại giúp chúng em tránh nắng. Được trở lại trường học sau 3 tháng nghỉ hè thật hạnh phúc biết bao nhiêu.

Bình luận (0)
DD
Xem chi tiết
SM
11 tháng 2 2018 lúc 21:29

Đề 1 :

Chao ôi, cảnh buổi sáng đầu xuân thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào một ngày xuân mới. Tôi tung tăng chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời thức dậy, vứt bỏ chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia nắng xuân vàng dịu xuống vạn vật. Tôi như nghe thấy tiếng cựa mình của cỏ cây, hoa lá trước sắc xuân. Cây nào cây ấy cũng đều chọn cho mình bộ quần áo đẹp nhất để đón chào xuân mới. Nhìn cảnh quê hương lúc này như một lẵng hoa đầy mầu sắc. Chúng như đang lượn vòng trong các cành cây, như đang nô đùa, nhảy nhót dưới ánh nắng của mùa xuân. Bên lũy tre, cạnh bờ ao, cô gió đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch chiếu xuống làm mặt ao lóng la lóng lánh như người ta vừa giát một mẻ vàng mới luyện song. Đứng giữa cánh đồng lúa, tôi như tưởng tượng mình đang lạc vào một thế giới cổ tích. Một mùa xuan đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Quê hương tôi thật đẹp phải không các bạn? Tôi mong ước quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân.

Ôi, quê mình vào buổi sáng đầu xuân đẹp quá, đẹp quá đi! Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất yêu dấu này. Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn.

Đề 2 :

Ôi yêu sao hai tiếng “Quê Hương” đối với tôi thật là gắn bó biết nhường nào.  Tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên trên đất Hạ Long, nơi có rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng. Nhưng được ngắm nhìn cảnh bình mình trên biển là điều tuyệt vời nhất đối với tôi.

Khi mặt trời chưa lên, màn đêm yên tĩnh bao trùm lên mọi cảnh vật. Tiếng gió thổi nhẹ qua làm cây lá cọ vào nhau kêu xào xạc. Sự tĩnh lặng của đêm còn làm tôi nghe được cả tiếng côn trùng kêu, tiếng đồng hồ đang tích tắc đều đều. Có lẽ giờ này, mọi người vẫn chìm sâu trong giấc ngủ. Rồi những chú gà trống bắt đầu gáy vang gọi ông mặt trời thức dậy. Ông từ từ đội biển nhô lên, tỏa những tia nắng ban mai mát dịu. Mọi vật lúc này như vừa bừng tỉnh sau một đêm dài nghỉ ngơi. Bầu trời cao vợi, hồng rực như được thoa một lớp phấn. Những đám mây trôi bồng bềnh như những chú cừu non có bộ lông trắng tuyệt đẹp. Mặt biển lúc này phẵng lặng như một tấm gương khổng lồ nhuộm màu đỏ đục. Xa xa, những dạy núi ẩn hiện sau làn sương mù như đang chơi trò ú tim. Từng đàn hải âu đang chao liệng trên trời như những con diều nhỏ. Bãi cát vàng trải dài như một dãi lụa mềm mại. Các anh chị dã tràng đã thức dậy và làm công việc se cát quen thuộc của mình. Từng đợt sóng thi nhau xô vào bờ như đang chơi đùa với bãi cát. Những hàng dừa đung đưa theo gió, trông như những cô thiếu nữ duyên dáng. Những con thuyền trắng đậu im lìm trên mặt biển như những chú thiên nga đang say ngủ. Các bác làm nghề chài đang chuẩn bị đồ đạc để đi làm. Con thuyền đánh cá đêm qua đã trở lại, ai cũng vui vẻ khi nhìn thấy mẻ cá của mình đầy ắp. Chị gió thổi nhẹ qua làm cho không khí trở nên mát mẻ và dễ chịu. Cảnh biển trong buổi bình minh thật đẹp biết nhường nào.

Mk tự làm nhé bn!

Chúc bn học giỏi!



 

Bình luận (0)
NT
21 tháng 11 2020 lúc 21:35

đề 1

Thế là một năm bận rộn đã qua đi,để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên,mang theo hơi ấm của mùa xuân.Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh,những cô mây,cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió.Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp,mượt mà xuống mặt đất.Hai bên đường,hàng cây trơ trụi lá không còn nữa,thay vào đó là những chồi non mơn mởn.Trên cây,những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân.Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới.Nó vui vẻ,hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới.Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao chùm khắp không gian.Mọi vật đều thay đổi.

Ai cũng hân hoan và vui vẻ,gạt bỏ những âu lo,bộn bề trong năm.Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng.Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn,vạn sự như ý.Tất cả trở nên tình cảm hơn.Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới,trông đứa nào cũng đẹp,cũng xinh.Những tiếng nô đùa,reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng.Những cửa hàng bánh,mứt chật kín người.Những cành hoa đào,mai được bày bán khắp phố.Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn,làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương,nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ.Em rất thích mùa xuân..

đề 2 

Quê hương biết mấy thân yêu...

Vâng! Đúng vậy. Chúng ta ai cũng có một quê hương đê mà yêu mà nhớ. Với em, sức hấp dẫn mạnh mẽ nhất vẫn là cảnh đẹp mê hồn của buổi bình minh trên quê hương.

Khi chú gà trống cất tiếng gáy em đã thức dậy chạy ra sân với bài tập thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng. Khí trời se lạnh, gió thoảng, khẽ lay động. Cả làng xóm dường như bồng bềnh trong biển sương sớm. Về phía đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau hàng bạch đàn, toả ánh sáng lấp lánh như hình rẽ quạt nhiều màu rực rỡ. Trên không, từng đám mây trắng, xanh với các hình thù kỳ lạ đang nhè nhẹ trôi. Bỗng ánh đèn từ trong ngôi nhà thức sớm đã vội vã tắt. Khói bếp lại bay lên quyện vào sương mai tạo nên những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời rộng rồi lan tỏa nhanh cả khắp cánh đồng. ở đây lúa bắt đầu chắc hạt, trĩu bông, ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn ra xa, cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ màu vàng nhạt, nhấp nhô theo làn gió sớm. Trong ánh sáng dịu dàng buổi bình minh, sương tan, ánh nắng chan hoà. Đến khi vầng đông đã thực sự hiện ra giữa màn mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống mọi vạn vật thì làng xóm như bừng lên dưới ánh bình minh. Cánh đồng lúa tràn ngập nắng và rộn ràng mọi âm thanh, tiếng động. Em say sưa ngắm cảnh và hít thở không khí trong lành mà đã lâu chưa được thưởng thức. Tất cả tạo nên một bức tranh quê tuyệt vời.

Được thưởng thức buổi bình minh trên quê hương thân yêu, tâm hồn em thêm vui khoẻ, lạc quan và yêu cuộc sống. Em hứa sẽ cố gắng học giỏi, rèn luyện tốt để mai này góp phần làm cho quê hương mình ngày càng tươi đẹp, ấm no hơn nữa.

mk ko hề chép !!!

chúc học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NK
15 tháng 11 2023 lúc 21:33

Ôi chao! Cảnh quê hương thật đẹp làm sao! Buổi sáng,nhìn từ xa, quê hương như một mái nhà ấm áp.Cánh đồng rộng mênh mông,tràn ngập ánh nắng chan hòa.Những chú chim hót líu lo trên cành cây. Những đám trẻ trâu đi thả diều, dắt trâu ra đồng để trâu cày ruộng.Trên bờ là những chiếc bờ đê.Ai ai cũng vội vàng kéo nhau chảy thật nhanh đến trường.Các bác hối hả đạp xe đến ủy ban để họp.Bầu trời trông thật mênh mông làm sao!Được nằm trên bờ cảnh dòng sông mà có cỏ xanh thì thật sự rất mát rượi dịu dàng

Bình luận (1)
TL
Xem chi tiết

Bác Mặt Trời đã lấp ló sau rặng tre rì rào. Một màn sương xám bao phủ lên cánh đồng. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm xanh mượt mà tươi tốt. Xa xa, thấp thoáng những bà con xã viên đang bắt sâu, nhổ cỏ. Hai bên đường là những hàng cà chua thẳng tăm tắp được các bác nông dân dựng giàn vững chắc. Từng chùm cà chua tròn căng, thấp thoáng có vài quả cà chua đỏ mọng nổi bật trên nền lá xanh um. Bên phải con đường, ruộng su hào đã hiện lên trước mắt, với những củ su hào tròn to như chiếc bát úp. Bên cạnh là một con kênh xanh xanh uốn quanh như dải lụa.

Trên bờ kênh, ruộng cải với những bông hoa vàng rực rỡ, khoe sắc cùng đàn bướm rập rờn. Bên trái, ruộng hành xanh tốt đã hiện ra. Ồ! Đẹp quá! Trông luống hành mới ngon lành làm sao. Hành giúp cho mọi món canh đều ngon đúng như câu nói: “Trăm thứ canh không hành không ngon”. Chà! Từ xa đã nổi bật màu trắng của cây súp lơ. Cây súp lơ, nếu ai không biết nó sẽ cho rằng đó là một bông hoa màu trắng. Cũng đúng! Vì nó cũng chẳng khác một bông hoa chút nào. Cánh đồng được tô thêm màu xanh tốt đó cũng là nhờ ruộng khoai tây với những ngọn xanh mập mạp.

Hàng cải bắp với cái thân béo tròn và chắc nịch của mình đã chứng tỏ địa vị của nó trong cánh đồng màu. Nếu cánh đồng không có bắp cải chắc hẳn sẽ mất đi màu trắng nõn nà của nó! Trên cái lá xanh bọc lấy cái bụng là những hạt sương mai, lóng lánh như hạt ngọc, trong suốt như pha lê. Bên trái ruộng cải bắp, một ruộng khoai lang xanh um tùm. Thân nó to và mập tím cùng với chiếc lá khoai như cái đĩa con. Tất cả! Tất cả đều hoà vào nhau cho cánh đồng thêm tươi xanh, mỡ màng.

ht

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
NL
11 tháng 3 2020 lúc 9:56

Yên Bái là một tỉnh miền núi, nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, có tới 30 dân tộc anh em cùng chung sống và có vị trí chiến lược hết sức quan trọng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

       Là "cửa ngõ phên dậu" vùng Tây Bắc, nơi giao thoa của hai khu vực Đông Bắc - Tây Bắc, của những nền văn hoá đa sắc tộc, hình thành nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Thiên phú và sự sáng tạo lao động của cộng đồng các dân tộc Yên Bái đã tạo nên một vùng đất nhiều tiềm năng. Cùng dòng chảy của lịch sử dân tộc Việt Nam, nhân dân các dân tộc Yên Bái đã hun đúc nên truyền thống yêu nước, đoàn kết, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, trong các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

         Sự hấp dẫn của vùng đất này là hình sông thế núi, được kiến tạo dọc sông Hồng trên nền phù sa cổ sinh, với những cánh đồng bằng phẳng đan xen cùng núi non ngoạn mục vươn sát bờ sông tạo thành những lát cắt phóng khoáng, trùng điệp, đó là tặng vật của thiên nhiên để con người gây dựng nên những xóm làng trù mật và thanh bình. Từ đây, những khát vọng về sự yên ấm thơ mộng được đặt cho các tên làng, trở thành dấu ấn không thể phai nhạt như Châu Quế, Yên Hưng, Lan Đình, Cổ Phúc, Yên Lương, Âu Lâu, Bình Phương, Linh Thông, Minh Quân, Nga Quán…Những tên làng nhắc tới là biết ngay đất Yên Bái.

         Dải đất này trầm tích bao bí mật của quá khứ, từ thủa xa xưa. Những kết quả khảo cổ học cho thấy đây là vùng đất có lịch kỳ từ thời đá mới trải dài tới đồ đồng, đồ sắt. Tiêu biểu nhất tương ứng với thời kỳ đá Sơn Vi tìm thấy ở Mậu A, được các nhà khảo cổ đánh giá là di chỉ có những đặc trưng nổi trội nhất. Dọc lưu vực sông là quê hương của thạp đồng Đào Thịnh, thạp đồng Hợp Minh nổi tiếng quốc gia cùng vô số đồ đồng phát lộ, được người xưa chôn dấu dọc dải đất hai bên bờ sông. Vùng đất này cũng là vùng còn chứa nhiều bí ẩn đầy ký ức của cư dân cổ xưa, đang rất cần được các nhà khoa học khám phá.

        Cùng với trí tuệ và bàn tay tạo dựng của con người, nhiều nơi ngoài việc trồng lúa nước còn phát triển các làng nghề: trồng dâu nuôi tằm, đan lát thủ công làm miến, kéo mật, cùng với những rừng quế bạt ngàn, những nương chè ngút ngát xanh tươi. Các làng văn hóa được tạo dựng, chính là nơi giữ gìn cảnh quản môi trường thiên nhiên và bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian được bao thế hệ lưu truyền. Ở đây có thể bắt gặp cái lạ và độc đáo của khèn "ma nhí", sáo "cúc kẹ" dân tộc Xa Phó, cũng như sự huyên linh trong "tết nhẩy" của dân tộc Dao và các giá trị phi vật thể khác đang tiềm ẩn trong nhân dân. Đó là kết quả của lao động sản xuất và nhu cầu sinh hoạt tinh thần của người dân các dân tộc sáng tạo nên.

         Đồng hành cùng với lịch sử, các giá trị văn hóa tinh thần được xác lập cùng với tín ngưỡng bản địa, các đình đền miếu mạo được nhân dân tôn ái xây dựng. Những đền chùa nổi tiếng trong vùng như đền Đông Cuông, Tuần Quán, Nhược Sơn, chùa Bách Lẫm, Ngọc Am được tu bổ, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và cũng là các di tích văn hóa gắn với các truyền tích được người dân lưu giữ. Các dấu tích đình đền còn gắn với các sự kiện lịch sử từng xẩy ra trên mảnh đất này đó là, đền Nhược Sơn gắn với tên tuổi Hà Bổng, Hà Chương thời kỳ chống Nguyên Mông; Đền Đông Cuông (còn gọi là đền Thần Vệ Quốc) gắn với khởi nghĩa Giáp Dần (1914) của đồng bào Tày, Dao địa phương chống thực dân Pháp, đền Tuần Quán gắn với khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930 của các chí sĩ yêu nước tụ họp ở đây trước khi khởi sự. Thành phố Yên Bái còn nổi bật di tích lịch sử văn hóa Lễ đài nơi Bác Hồ nói chuyện với các nhân dân các dân tộc Yên Bái (ngày 24/9/1958) giữa trung tâm thành phố,một địa chỉ quen thuộc với cả nước là di tích lịch sử văn hóa: Lăng mộ Nguyễn Thái Học và các nhà yêu nước hy sinh năm 1930 trong khởi nghĩa Yên Bái chống thực dân Pháp nổi tiếng đương thời, được tọa lạc trong công viên Yên Hòa khoáng đạt.

        Trung tâm Yên Bái còn là nơi cửa ngõ nối giữa Đông Bắc với Tây Bắc của Tổ quốc, có đường sắt và đường bộ nối Hà Nội và các tỉnh đồng bằng trung du với Vân Nam - Trung Quốc. Nơi đây còn có chiến khu Vần Dọc của thời kháng chiến chống Pháp, có bến phà Âu Lâu đã trở thành di tích lịch sử văn hóa của địa phương.

        Có thể tự hào rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Yên Bái đã giác ngộ, giáo dục, tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo nhân dân, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc, sức mạnh của cả đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, công nhân, nông dân, trí thức, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh làm nên kỳ tích anh hùng - một tỉnh Yên Bái phát triển toàn diện, vững bước đi lên cùng cả nước trong sự nghiệp đổi mới - công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

           "Lịch sử là dòng chảy, truyền thống là hành trang", chặng đường cách mạng vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh những năm qua là niềm tự hào về những chiến công, những thành tích đã đạt được, đồng thời cũng nhận thức sâu sắc nhiệm vụ, mục tiêu trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng Yên Bái trở thành tỉnh phát triển khá trong vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.​

học tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
11 tháng 3 2020 lúc 9:56

Bn Nguyễn Ngọc Linh ơi có bài nào ngắn hơn ko

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AA
11 tháng 3 2020 lúc 9:58

mk thấy lớp 8 viết như thế là bình 

thường mà

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TN
Xem chi tiết
PG
6 tháng 3 2018 lúc 12:47

Quê hương luôn là đề tài không bao giờ cạn kiệt đối với các thi sĩ. Mỗi người có một cách nhìn, cách cảm nhận riêng, đặc trưng về quê hương của mình. Chúng ta bắt gặp những bài thơ viết về quê hương của Đỗ Trung Quân, Giang Nam, Tế Hanh. Trong đó sự nhẹ nhàng, mộc mạc của bài “Quê hương” tác giả Tế Hanh khiến người đọc xốn xang khi nhớ về nơi đã chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng tâm hồn của mình.

“Quê hương” là hai tiếng thân thương, được tác giả dùng làm nhan đề của bài thơ. Mở đầu bài thơ bằng sự mộc mạc, chân thành mà sâu sắc:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Hai câu thơ như một lời kể tâm tình rất đỗi bình dị nhưng đã khiến người đọc hình dung được mảnh đất mà tác giả đáng sống là một vùng một biển, làm nghề chài lưới. Một ngôi làng giản dị, chân chất. Hình ảnh “nước”, “biển” rất đặc trưng cho một vùng quê làng biển. Có lẽ những điều bình dị đó khiến cho tác giả vẫn luôn mong ngóng, nhớ nhung khi xa quê hương.

Những câu thơ tiếp theo gợi tả lên một khung cảnh tuyệt đẹp mỗi khi sáng mai thức dậy. Sự tinh tế của ngôn từ và cảm xúc khiến cho vần thơ trở nên trữ tình, tuyệt đẹp:

Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Một loạt từ ngữ mang tính chất liệt kê khung cảnh, không gian thanh bình, tươi đẹp của cảnh biển vào buổi sáng. “Gió nhẹ”, “sớm mai hồng” là những gì còn neo giữ trong lòng của tác giả khi nhớ về quê hương. Và một hoạt động vẫn diễn ra đầu ngày là “bơi thuyền đi đánh cá” được tác giả vẽ nên rất nhẹ nhàng nhưng khỏe khoắn.

Chiếc thuyền hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Nếu những câu thơ trên nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ này càng mạnh mẽ , quyết liệt và khỏe khoắn bao nhiêu. Với hai động từ “hăng”, “phăng” kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Với động từ “phăng” đã phần nào gợi tả lên sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới.

Hai câu sau lại trở về với vẻ lãng mạn đến bất ngờ:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Một hình ảnh bình dị, thân quen như cánh buồm nhưng trong thơ của Tế Hanh lại có hồn, đậm chất thơ. Phép so sánh cánh buồn “như mảnh hồn làng” có sức gợi rất sâu sắc, bởi rằng đối với những người làm nghề chài lưới thì cánh buồm chính là biểu tượng cho cuộc sống của họ. Một sự so sánh hữu hình và vô hình đã làm nên sự sáng tạo nghệ thuật tuyệt vời. Con thuyền đã mang theo cả tin yêu, hạnh phúc và hi vọng của những người dân nơi đây.

Câu thơ khỏe khoắn và tự nhiên đã phần nào làm toát lên được khí thế hào hùng trong công cuộc chinh phục biển khơi.

Tế Hanh đã miêu tả nên một bức tranh thiên nhiên và bức tranh lao động sáng tạo tuyệt vời nhất. Đó là niềm tự hào, sự ca ngợi quê hương, đất nước.

Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui:

Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về

Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

Hình ảnh dân làng “ồn áo”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được.

Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy

Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này.

Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về đau đáu:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào không nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về.

Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.

Bình luận (0)
DL
Xem chi tiết
NT
7 tháng 11 2024 lúc 20:27

ko bé ơi anh chép mạng nè 

Quê tôi

        Quê hương là chốn yêu thương

Nơi con khôn lớn , gió sương dãi đầu.

        Trải qua bao tháng năm dài

Tình yêu vẫn thấm , chẳng phai nhạt màu

Bình luận (0)
PC
Xem chi tiết
HN
26 tháng 11 2021 lúc 12:44

nghĩ lâu lắm._.

THam KHảo;

Quê hương đẹp mãi trong tôi
Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
Cánh cò bay lượn chòng chành
Đàn bê gặm cỏ đồng xanh mượt mà

Sáo diều trong gió ngân nga
Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
Bức tranh đẹp tựa thiên đường
Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.

Bình luận (6)
LL
Xem chi tiết
NM
28 tháng 2 2018 lúc 19:55

DÀN Ý :
I. Mở bài: giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ :
Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ,… tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi.
II. Thân bài : tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em

Quê hương em đang vào mùa nào ?Quê hương em có gì đặc biệt ?Quê hương em có nét độc đáo gì ?

2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em :

Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núiMặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắpNhững chú chim đi kiếm mồi cho buổi tốiNhững người nông dân vác cuốc ra vềNhững chú trâu vẫn còn mãi mê gặm cỏNhững đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi,…Những chú gà bắt đầu lên chuồngNhững em học sinh đi học về trên đường làng quê

Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em :

Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lạiMọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tốiNhững con trâu cũng được về nhàCánh đồng không một bóng ngườiNhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhàTiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơiLâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ : em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Bình luận (0)

I. Mở bài: giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ :
Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ,… tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi.
II. Thân bài : tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em

Quê hương em đang vào mùa nào ?Quê hương em có gì đặc biệt ?Quê hương em có nét độc đáo gì ?

2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em :

Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núiMặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắpNhững chú chim đi kiếm mồi cho buổi tốiNhững người nông dân vác cuốc ra vềNhững chú trâu vẫn còn mãi mê gặm cỏNhững đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi,…Những chú gà bắt đầu lên chuồngNhững em học sinh đi học về trên đường làng quê

Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em :

Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lạiMọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tốiNhững con trâu cũng được về nhàCánh đồng không một bóng ngườiNhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhàTiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơiLâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ : em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Bình luận (0)

I. Mở bài: giới thiệu cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ :
Quê hương tôi rất đỗi bình dị và thân thương, quê tôi có những cánh đồng thẳng tắp, những con trâu mải mê gặm cỏ,… tôi yêu nhất là cảnh hoàng hôn trên quê hương tôi.
II. Thân bài : tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em
1. Tả bao quát cảnh hoàng hôn trên quê hương em

Quê hương em đang vào mùa nào ?Quê hương em có gì đặc biệt ?Quê hương em có nét độc đáo gì ?

2. Tả chi tiết cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Cảnh mặt trời sắp lặn trên quê hương em :

Mặt trời đỏ lửng còn trên ngọn núiMặt trời chiếu sáng trên cánh đồng thẳng tắpNhững chú chim đi kiếm mồi cho buổi tốiNhững người nông dân vác cuốc ra vềNhững chú trâu vẫn còn mãi mê gặm cỏNhững đứa trẻ chơi thả diều, chạy đuổi,…Những chú gà bắt đầu lên chuồngNhững em học sinh đi học về trên đường làng quê

Tả cảnh mặt trời đã lặn trên quê hương em :

Mặt trời lặn, bầu trời dần tối lạiMọi người đã về nhà chuẩn bị bữa ăn tốiNhững con trâu cũng được về nhàCánh đồng không một bóng ngườiNhìn xa xa lấp lánh ánh đèn của mọi nhàTiếng dế kêu inh ỏi khắp mọi nơiLâu lâu có tiếng của những chú chó sủa khi nhà có khách.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cảnh hoàng hôn trên quê hương em
Ví dụ : em rất yêu cảnh hoàng hôn trên quê hương em. Dù sau này lớn lên và di xa em cũng sẽ không bao giờ quên một cảnh đẹp này.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Tả cảnh hoàng hôn trên quê hương em” , bài trên đây được thể hiện chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý các bạn đã có được những sự tham khảo hữu ích để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Bình luận (0)