nội dung các tập thơ chữ hán của Nguyễn Du
Nêu nội dung và nghệ thuật của văn học chữ hán của Nguyễn Du
Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thể hiện ở những mặt nào? Điểm tương đồng và khác biệt về nội dung nhân đạo giữa Truyện Kiều và thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
* Giá trị nhân đạo:
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật ký cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.
+ Với niềm thương cảm sâu sắc, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.
+ Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với số phận tài hoa mà bi kịch, do vậy từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương.
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.
- Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng
* Giá trị hiện thực:
- Tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.
Nêu các giá trị cơ bản của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một nghệ sĩ lớn, vừa có khả năng khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
- Ba tập thơ còn phản chiếu chân dung con người và quá trình vận động tư tưởng nghệ thuật của tác giả. Đó là hành trình đi từ hiểu mình, thương mình đến thấu hiểu con người và thương người.
Giá trị chung của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Thơ chữ Hán của Nguyễn Du vừa lưu giữ thế giới tâm hồn phong phú, phức tạp của một nghệ sĩ lớn, vừa có khả năng khái quát hiện thực rất cao và mang giá trị nhân văn sâu sắc.
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?
Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ. Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch. Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.
Thơ chữ Hán Nguyễn Du như nhật kí cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc, thương người và tự thương mình:
+ Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, đó là những người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ.
+ Viết về những con người có tài năng, có khi tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ. Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bị kịch.
+ Do vậy, từ lòng thương người, Nguyễn Du trở về với niềm tự thương. Tự thương cũng là tự ý thức về cá nhân. Niềm tự thương là một nét mới trong tỉnh thần nhân đạo của Nguyễn Du.
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện như thế nào qua thơ chữ Hán?
- Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua thơ chữ Hán:
+ Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương. Ông hướng về những số phận đau khổ, bất hành với niềm cảm thương sâu sắc. Đó là những người phụ nữ sắc tài mà mệnh bạc, người nghèo khổ mà tác giả bắt gặp trên đường đi sứ,…
+ Khi viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, ông vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.
+ Từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương. Đây là một nét mới trong tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du.
Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
Thơ Hán Nguyễn Du là những áng văn chương tuyệt tác, phần lớn được viết theo thể thơ Đường luật với đủ các tiểu loại: nếu xét về số câu trong bài thì có tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên; nếu xét về số chữ trong câu thì có ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn. Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự hiện thực, trào phúng. Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời), nghệ thuật đối,... vốn là đặc điểm, thế mạnh của thơ Đường luật được nhà thơ phát huy ở mức cao nhất. Chất trữ tình quyện hoà chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du là gì?
- Điểm nổi bật ở thơ chữ Hán Nguyễn Du:
+ Được viết theo thể Đường luật với đủ các tiểu loại:
● Xét về số câu: tứ tuyệt (tuyệt cú), bát cú, trường thiên.
● Xét về số chữ: ngũ ngôn, lục ngôn, thất ngôn.
+ Bút pháp nghệ thuật phong phú, đa dạng: trữ tình, tự sự, hiện thực, trào phúng.
+ Tính chất hàm súc, cô đọng, “ý tại ngôn ngoại”, nghệ thuật đối,…
+ Chất trữ tình quyền hòa chất triết lí đem đến sự thâm trầm, sâu sắc của thơ chữ Hán Nguyễn Du.
Vì sao bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc”?
Bài viết khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc” vì Nguyễn Du thường hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh với niềm thương cảm sâu sắc. Ông cảm thấy mình là người cùng hội cùng thuyền với những số phận tài năng mà bi kịch.
Nêu các nội dung chính và chỉ ra ý nghĩa của Bài 2 trong sách Ngữ văn 11, tập một. Các văn bản đọc hiểu trong bài này giúp em hiểu được những gì về con người nhà thơ Nguyễn Du?
Bài 2 sách Ngữ văn 11, tập một tập trung học về thơ văn Nguyễn Du, một trong ba tác giả có bài học riêng trong SGK, nhưng vẫn đọc hiểu theo thể loại. Với Nguyễn Du là học thơ chữ Hán và truyện thơ Nôm (Truyện Kiều). Ngoài ra, có yêu cầu: “Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Du để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.”.
Đáp ứng yêu cầu trên, sách cung cấp các văn bản đọc hiểu gồm:
+ Bài khái quát Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp.
+ Trao duyên (trích Truyện Kiều).
+ Đọc Tiểu Thanh kí (thơ chữ Hán).
+ Anh hùng tiếng đã gọi rằng (trích Truyện Kiều)
+ Thề nguyền (trích Truyện Kiều).
– Các văn bản đọc hiểu (gồm cả văn bản khái quát và thơ văn) đã giúp người đọc hiểu và thấy rõ chân dung nhà thơ Nguyễn Du cả ngoài đời lẫn trong thơ văn.
+ Một con người xuất thân từ một gia đình, dòng họ có hai truyền thống lớn: truyền thống khoa bảng, đỗ đạt làm quan và truyền thống văn hoá, văn học.
+ Một con người có cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú. Nguyễn Du không chỉ là nhân chứng của thời đại mà còn sống gắn bó sâu sắc với những biến cố lớn lao của thời đại.
+ Nguyễn Du là tác giả giữ vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam; một nhà nhân đạo chủ nghĩa và nhà thơ thiên tài của dân tộc.