Nêu đặc điểm cấu tạo và tập tính thích nghi của đv ở môi trường nhiệt đới gió mùa
đặc điểm cấu tạo ngoài và tập tính của động vật thích nghi được với môi trường đới lạnh, hoang mạc đới nóng, nhiệt đới gió mùa ?
Đới lạnh :
* Đặc điểm cấu tạo ngoài :
- Có lớp lông rất dày, màu trắng vào mùa đông lạnh
- Có lớp mỡ dày tích trữ ở dưới da
* Tập tính :
- Ngủ đông trong lớp tuyết vào mùa đông, hầu như ngừng mọi hoạt động
- Vào mùa hè, chúng chủ yếu hoạt động vào ban ngày để tận dụng nguồn nhiệt từ mặt trời
- Di cư đến nơi ấm áp vào màu đông lạnh
Hoang mạc đới nóng:
* Đặc điểm cấu tạo ngoài :
- Có lông giống vs màu cát để tránh hấp nhiệt và lẩn trốn kẻ thù
- Có chân cao, móng rộng, đệm thịt dày
-......vv
* Tập tính :
- Ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động chủ yếu vào ban đêm
- Di chuyển vào ban ngày nắng nóng thik thường có các cách di chuyển đặc biệt như tự quăng thân, nhảy cao, có khả năng di chuyển xa mà cần ít nước,.....
- Một số loài có tập tính rúc sâu trong cát để tránh nóng
- .....vv
Nhiệt đới gió mùa :
* Đặc điểm cấu tạo ngoài :
- Có lông nhiều màu sắc đa dạng phụ thuộc vào chỗ sống, như vẹt sống ở trên cây có màu xanh lá cây để lẩn trốn,.....
- Tùy vào tập tính, các động vật sẽ có những cấu tạo ngoài khác nhau, như thỏ có chân khỏe nhảy và chạy nhanh để lẩn trốn kẻ thù
* Tập tính :
- Hoạt động chủ yếu vào ban ngày
- .....vv
1_Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật hoang mạc đới nóng ? Giải thích.
2_Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.
3_Nêu những đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của động vật đới lạnh.
4_Khí hậu đới lạnh và hoang mạc đới nóng đã ảnh hưởng đến số lượng loài động vật như thế nào ? Giải thích.
5_Hãy chỉ ra 4 biện pháp cụ thể để duy trì đa dạng sinh học.
Mình cần gấp để ôn thi cuối kì. Mong mọi người giúp mình. Cảm ơn ạ !
1.
Khí hậu | Đặc điểm của động vật | Vai trò của các đặc điểm thích nghi | |
Khí hậu rất nóng và khô Rất ít vực nước và phân bố xa nhau. | Cấu tạo | Chân dài
Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày. Bướu mỡ lạc đà Màu lông nhạt, giống màu cát | Vị trí cơ thể ở xa so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng. Không bị lún, đệm thịt chống nóng. Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi) Dễ lẫn trốn kẻ thù. |
Tập tính | Mỗi bước nhảy cao và xa Di chuyển bằng cách quăng thân Hoạt động vào ban đêm Khả năng đi xa
Khả năng nhịn khát Chui rúc sâu trong cát. | Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng. Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Tránh nóng Tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau Thời gian tìm được nước rất lâu. Chống nóng.
|
2.
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái đất vì:
Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật .
Lượng thực vật phong phú, đa dạng cung cấp nguồn thức ăn cho nhiều nhóm động vật.
Khu hệ sinh thái đa dạng, nhiều kiểu môi trường sống.
3.
Ở đới lạnh:
Khí hậu | Đặc điểm của động vật | Vai trò của các đặc điểm thích nghi | |
Khí hậu cực lạnh Đóng băng quanh năm Mùa hè rất ngắn | Cấu tạo
| Bộ lông dày Lông màu trắng (mùa đông) | Giữ nhiệt cho cơ thể Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét. Lẩn với màu tuyết che mắt kẻ thù. |
Tập tính | Ngủ trong mùa đông Di cư về mùa đông Hoạt động ban ngày trong mùa hè. | Tiết kiệm năng lượng Tránh rét, tìm nơi ấm áp Thời tiết ấm hơn
|
4.
Khí hậu môi trường hoang mạc đới nóng và đới lạnh rất khắc nghiệt.
=> Rất ít loài động thực vật có khả năng thích nghi và tồn tại ở môi trường này.
=> Sự đa dạng sinh học của động vật thấp
Câu 5:
+ Nghiêm cấm đốt phá, khai thác rừng bừa bãi, săn bắt buôn bán động vật.
+ Đấy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.
+ Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và tăng độ đa dạng về loài.
+ Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã và động vật có nguy cơ tuyệt chủng.
1.Nêu vị trí,đặc điểm,khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa.
2..Nêu vị trí,đặc điểm,khí hậu của môi trường nhiệt đới.
3.Cho biết sự thích nghi của thực vật,động vật với môi trường đới lạnh
4.Cho biết sự thích nghi của thực vật,động vật với môi trường hoanh mạc
5.Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi.Tại sao hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất chau Phi?Tại sao châu Phi có khí hậu khô nóng nhất thế giới?
1.
* Vị trí : nam á và đông nam á .* Đặc điểm:+ nhiệt độ TB trên 20oC+ Lượng mưa TB trên 100mm+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa có 2 đặc điển nổi bật :- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió :. mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều .. mùa đông khô và lạnh .
2.
* Vị trí : Nằm trong khoảng từ 5° Bắc , Nam đến hai chí tuyến .
* Đặc điểm :
+ Khí hậu nóng quanh năm .
+ Nhiệt độ TB cao trên 20°C .
+ Biên nhiệt độ càng về hai chí tuyến ,thời kì khô hạn càng kéo dài , biên độ nhiệt càng lớn .
+ Mưa theo mùa : lượng mưa TB từ khoảng 500 mm đến 1500 mm.
+ Thiên nhiên thay đổi theo mùa .
+ Đất dễ bị xói mòn .
+ Thực vật thay đổi về hai chí tuyến .
3.
-Thực vật:
+ Chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió
+ Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,..
-Động vật:
+ Thích nghi nhờ có: Lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,...)
Lớp lông dày (gấu trắng, tuần lộc,....)
Lớp lông không thấm nước (chim cánh cụt,..)
+ Sống thành đàn đông đúc đẻ đỡ tiêu hao năng lượng, một số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh lạnh giá+Tập tính ngủ đông4.
*Thực vật:
- Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm.
- Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.
- Một vài loài cây dự trữ nước trong thân như cây xương rồng nến khổng lồ ở Bắc Mĩ hay cây có thân hình chai ở Nam Mĩ.
- Phần lớn các loài cây có thân lùn thấp nhưng bộ rễ rất to và dài để có thể hút được nước dưới sâu.
*Động vật:
- Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá.
- Chúng chỉ kiếm ăn vào ban đêm.
- Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn, nước uống: lạc đà, linh dương,...
- Di chuyển bằng cách nhảy trên cát (chuột nhảy), bằng cách quăng mình lên cao ( rắn sa mạc) để giảm diện tích tiếp xúc với cát.5.-Khí hậu châu Phi+Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, thời tiết ổn định.
+Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển.-Hoang mạc chiếm diện tích lớn châu Phi vì:
+ Phía bắc của châu Phi là cả một lục địa Á — Âu rộng lớn nên gió mùa đông bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào Bắc Phi rất khô, khó gây mưa.
+ Lãnh thổ rộng lớn, bờ biển khá bằng phẳng, độ cao trên 200 m, ảnh hưởng của biển khó vào sâu đất liền.
+ Châu Phi còn chịu ảnh hưởng của các dòng biển lạnh, các dãy núi ăn sát ra biển cũng ngăn cản ảnh hưởng của biển vào sâu đất liền.-Đại bộ phận chí tuyến nằm giữa 2 chí tuyến bắc và nam nên châu phi có khí hậu nóng
+Là lục địa hình khối,kích thước lớn, bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền, đồng thời chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến,ít vịnh,ít đảo,ít bán đảo nên châu phi là lục địa có khí hậu khôChúc bạn làm bài tốt!
1.nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa
2. lý giải tại sao mùa hạ ở môi trường nhiệt đới gió mùa lại có đặc điểm nóng ẩm mưa nhiều
Tham khảo
1.- Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20 độ C, có một thời kỳ khô hạn từ 3-9 tháng
- Lượng mưa trung bình từ 500 mm-1500mm.
2.hướng gió thổi vào các khu vực Nam Á và Đông Nam Á chủ yếu là hướng tây nam; khi di chuyển lên phía bắc, hướng gió chuyển sang hướng đông nam.
a.Nêu đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa. Nêu sự khác nhau của môi trường nhiệt đới gió mùa và môi trường xích đạo ẩm.
b.nêu đặc điểm khí hậu của Việt Nam
Trả lời :
A.đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa là:
+)Mưa tập trung theo mùa và gió mùa:
+) Mùa mưa: tháng 5 - 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa.
+ Mùa khô: tháng 11 - 4 (năm sau); có gió mùa đông lạnh khô.
+)Nhiệt độ trung bình trên 20-độ-C.
+)Mưa trung bình trên 1000mm.
+)Thời tiết diễn biến thất thường: hạn hán, lũ lụt...
+)Nhịp điệu mùa ảnh hưởng sâu sắc đến cảnh vật thiên nhiên và đời sống con người.
+)Thảm thực vật đa dạng: rừng rậm, đồng cỏ cao nhiệt đới, rừng vụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn...
+)Động vật trên cạn dưới nước đều phong phú.
+)Là nơi trồng cây công nghiệp và lương thực.
+)Là nơi tập trung đông dân trên thế giới.
Sự khác nhau của môi trường xích đạo ẩm là:
+ xích đạo ẩm
- Nóng quanh năm
- Nhiệt độ 25độ C- 28 độ C
- Biên độ nhiệt 3 độ C
- Mưa quanh năm, trung bình 1500mm- 2500mm
- Độ ẩm cao , >80%
- Cảnh quan: rừng rậm xanh quanh năm, nhiều tầng,nhiều loại cây và nhiều chim thú sinh sống
+ nhiệt đới
- nhiệt độ nóng quanh năm >20 độ C
- càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng tăng, trong măm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh
- lượng mưa tập trung theo mùa, càng gần chí tuyến mùa khô càng kéo dài
- cảnh quan: trùng thưa, xa-van, bán hoang mạc
+ nhiệt đới gió mùa
Nhiệt độ trung bình >20 đ, biên độ nhiệt 8 độ C
B.đặc điểm khí hậu của Việt Nam là :
Đặc điểm chung khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
* Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
- Nhiệt độ trung bình năm trên 210C, lượng mưa lớn (1500 - 2000mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam.
- Tính chất đa dạng và thất thường:
+ Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:
Miền Bắc: có mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều.
Miền Nam có khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm, phân mùa mưa-khô sâu sắc.
Các khu vực khí hậu: Đông Trường Sơn có mùa mưa lệch về thu đông; khí hậu biển Đông mang tính hải dương; hướng địa hình kết hợp gió mùa tạo nên sự phân hóa các khu vực Đông Bắc – Tây Bắc, khí hậu ôn đới núi cao...
+ Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,...
Cho ví dụ 1 số loài động vật sóng ở môi trường đới nóng, đới lạnh. Những đông vật trên có đặc điểm cấu tạo và tập tính gì để thích nghi vói môi trường ?
bạn tham khảo nha:
-Một số loài động vật ở môi trường đới lạnh: Chồn Bắc Cực. Gấu trắng. Chim cánh cụt. Cá voi. Cú Tuyết. Hải Cẩu
-Một số loài động vật ở môi trường đới nóng, hoang mạc: sóc, chuột, linh dương,…
*Ở đới lạnh:
Khí hậu | Đặc điểm của động vật | Vai trò của các đặc điểm thích nghi | |
Khí hậu cực lạnh Đóng băng quanh năm Mùa hè rất ngắn | Cấu tạo
| Bộ lông dày Lông màu trắng (mùa đông) | Giữ nhiệt cho cơ thể Giữ nhiệt, dự trữ năng lượng, chống rét. Lẩn với màu tuyết che mắt kẻ thù. |
Tập tính | Ngủ trong mùa đông Di cư về mùa đông Hoạt động ban ngày trong mùa hè. | Tiết kiệm năng lượng Tránh rét, tìm nơi ấm áp Thời tiết ấm hơn |
*Ở hoang mạc đới nóng:
Khí hậu | Đặc điểm của động vật | Vai trò của các đặc điểm thích nghi | |
Khí hậu rất nóng và khô Rất ít vực nước và phân bố xa nhau. | Cấu tạo | Chân dài
Chân cao, móng rộng, đệm thịt dày. Bướu mỡ lạc đà Màu lông nhạt, giống màu cát | Vị trí cơ thể ở xa so với cát nóng, mỗi bước nhảy xa, hạn chế ảnh hưởng của cát nóng. Không bị lún, đệm thịt chống nóng. Nơi dự trữ mỡ (nước trao đổi) Dễ lẫn trốn kẻ thù. |
Tập tính | Mỗi bước nhảy cao và xa Di chuyển bằng cách quăng thân Hoạt động vào ban đêm Khả năng đi xa
Khả năng nhịn khát Chui rúc sâu trong cát. | Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng. Hạn chế sự tiếp xúc với cát nóng
Tránh nóng Tìm nguồn nước phân bố rải rác và rất xa nhau Thời gian tìm được nước rất lâu. Chống nóng. |
*Môi trường đới nóng:
Động vật:
-Lạc đà
-Chuột nhảy
-Rắn hoang mạc
*Tập tính và đặc điểm cấu tạo:
-Chân cao,móng rộng,có đệm thịt dày
-Chân dài
-Bướu mỡ ở lạc đà
-Có bộ lông nhạt giống màu cát
-Hoạt động chủ yếu vào ban đêm
-Có khả năng đi xa,khả năng nhịn khát
-Di chuyển bằng cách quăng thân
-Có tập tính vùi sâu trong cát
*Môi trường đới lạnh:
Động vật:
-Gấu trắng
-Cá voi
-Chim cánh cụt
-Cáo Bắc Cực
-Cú tuyết
*Tập tính và đặc điểm cấu tạo:
-Bộ lông dày rậm,lớp mỡ dưới da dày
-Có bộ lông màu trắng
-Ngủ đông,di cư về mùa đông
-Hoạt động ban ngày vào mùa hạ
TỰ LÀM HOÀN TOÀN!
nêu đặc điểm của môi trường đới nóng , vị trí , khí hậu đặc điểm sinh vật . đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm , môi trường nhiệt đới,moitruong nhiệt đới gió mùa giới hạn nhiệt độ , lượng mưa, thực vật .kể tên các môi trường ở đới nóng
Các môi trường ở đới nóng là:
- Môi trường Xích đạo ẩm
- Môi trường nhiệt đới
- Môi trường nhiệt đới gió mùa
- Môi trường hoang mạc
Đặc điểm của đới nóng
- Vị trí: Khoảng từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
- Chiếm 1 phần lớn diện tích đất nổi trên thế giới
- Thế giới động, thực vật phong phú, đa dạng
- Nơi tập trung đông dân cư, đặc biệt là các nước đang phát triển
Đặc điểm của môi trường Xích đạo ẩm:
- Nóng, ẩm quanh năm
- Chênh lệch nhiệt độ các tháng rất nhỏ, nhưng chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lại hơn 10oC
- Lượng mưa trung bình từ 1500mm đến 2500mm
- Độ ẩm cao, trung bình 80%
- Rừng cây phát triển rậm rạp
- Cây xanh tốt quanh năm, mọc thành nhiều tàng, cao 40-50m
- Trong rừng có các loại dây leo thân gỗ; ở vùng cửa sông, ven biển lầy bùn có rừng ngập mặn
Đặc điểm của nhiệt đới:
- Vị trí: Khoảng từ vĩ tuyến 5oC đến chí tuyến ở 2 bán cầu
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 20oC
- Lượng mưa trung bình năm từ 500mm đến 1500mm
- Nhiệt độ cao quanh năm, có một thời kì khô hạn.
- Càng gần chí tuyến, thời kì khô hạn càng dài, biên độ nhiệt càng lớn
- Thiên nhiên thay đổi theo mùa.
+ Mùa mưa, cây cối tốt tươi, chim thú linh hoạt
+ Mùa khô, cây cối héo úa, vàng, các con thú đi tìm những nơi có nước; lượng nước sông giảm, lòng sông thu hẹp
- Thảm thực vật thay đổi dần về 2 chí tuyến: rừng thưa chuyển đồng cỏ nhiệt đới (xavan) và cuối cùng là nủa hoang mạc
Đặc điểm của nhiệt đới gió mùa:
- Vị trí: Ở Đông Nam Á và Nam Á
- Mùa hạ: gió từ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương thổi vào mang theo không khí mát mẻ, mưa nhiều
- Mùa đông: gió từ lục địa châu Á thổi ra mang theo không khí lạnh và khô
- Nhiệt độ trung bình năm trên 20oC
- Biên độ nhiệt trung bình năm khoảng 8oC
- Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm, thay đổi tuỳ thuộc vào gần hay xa biển, vào sườn núi dón gió hay khuất gió
- Khí hậu thay đổi thất thường
- Thời tiết lượng mưa thay đổi theo mùa
- Cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo mùa:
- Một số cảnh quanh thiên nhiên:
+ Rừng có nhiều tầng
+ Đồng cỏ nhiệt đới
+ Rừng ngập mặn
-Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú
- Môi trường thuận lợi để trồng cây lương thực, cây công nghiệp
-
trình bày và giải thích về đặc điểm về cấu tạo và tập tính của động vật thích nghi với môi trường đới lạnh
refer
- Đặc điểm của động vật đới lạnh
Động vật môi trường đới lạnh :
+ Cấu tạo : Bộ lông dày, lông màu trắng (mùa đông), có lớp mỡ dưới da dày.
+ Tập tính : Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét, hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.
- Đặc điểm của động vật đới lạnh
tham khảo* Động vật môi trường đới lạnh :
+ Cấu tạo : Bộ lông dày, lông màu trắng (mùa đông), có lớp mỡ dưới da dày.
+ Tập tính : Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét, hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.
- Đặc điểm của động vật đới lạnh
Động vật môi trường đới lạnh :
+ Cấu tạo : Bộ lông dày, lông màu trắng (mùa đông), có lớp mỡ dưới da dày.
+ Tập tính : Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét, hoạt động về ban ngày trong mùa hạ.
Nêu đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới gió mùa . Vì sao môi trường nhiệt đới gió mùa thay đổi thất thường
Đặc điểm của môi trường nhiệt đới gió mùa:
1. Về khí hâu
- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió
+) Nhiệt độ TB > 20 độ C
+) Biên độ nhiệt TB khoảng 8 độ C
+) Lượng mưa trên 1000mm
- Thời tiết diễn biến thất thường
2. Các đặc điểm khác của môi trường
- Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi theo mùa, theo không gian
- Có nhiều thảm thực vật khác nhau
- Là khu vực thích hợp cho việc trồng cây lương thực ( đặc biệt là cây lúa nước ) và cây công nghiệp
- Là nơi tập trung đông dân trên thế giới
chịu tác động của 2 loại gió chính :gió mùa đông bắc và gió mùa tây nam