so sánh cảnh tái ngộ của vợ chồng trong đoạn trích ra mà buộc tooki và uy lit trở về
So sánh cảnh gặp mặt của vợ chồng Uy-lít-xơ (trong Uy-lít-xơ trở về) và của vợ chồng Ra-ma (trong Ra-ma buộc tội)
Em tham khảo:
Đây là kiểu bài so sánh. Kiểu bài này đòi hỏi phải có kiến thức rộng, phải hiểu biết sâu nội dung các đoạn trích, biết cách khái quát các đặc điểm giống và khác nhau của các nhân vật từ hai đoạn trích đó.
Nếu Uy-lít-xơ trở về (sử thi Hi Lạp) miêu tả cảnh vợ chồng đoàn tụ sau hai mưoi năm xa cách thì Ra-ma buộc tội (sử thi Ấn Độ) tái hiện cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng sau một biến cố đặc biệt. Các cảnh gặp gỡ đều có vẻ đẹp riêng thể hiện hình mẫu con người lí tưởng của thời đại sử thi.
a) Sự giống nhau :
– Về nội dung :
+ Cả hai đoạn trích đều miêu tả cảnh tái hợp vợ chồng.
+ Các nhân vật đều được đặt vào những thử thách đòi hỏi tự mình phải chứng minh, tự mình phải tìm cách tháo gỡ.
+ Tình huống các nhân vật bị đặt vào đều có kịch tính cao, đều diễn ra trong một phạm vi thời gian nhất định và trong một không gian cụ thể.
+ Các nhân vật khi bị đặt vào thử thách đều có sự quan sát theo dõi củạ các nhân vật khác như là những trọng tài chứng giám. Các nhân vật đều phải công khai hành động.
+ Các nhân vật đều gắn vói thời kì hình thành và củng cố quan hệ gia đình. Các gia đình ở đây đều là gia đình danh tiếng, dòng dõi.
+ Các nhân vật đều coi trọng danh dự và phẩm giá của cá nhân, coi trọng danh dự, quy ước cộng đồng.
+ Các nhân vật đều có khát vọng về hạnh phúc, hướng tới cái đẹp, quyết tâm bảo vệ cái đẹp, bảo vệ hạnh phúc.
– Về nghệ thuật :
+ Các cảnh gặp gỡ đều được kể lại một cách chi tiết, chậm rãi, thông qua lời thoại, hành vi, thông qua cách lập luận vừa khôn khéo vừa kiên quyết của các nhân vật. Kết cấu của các đoạn trích đều được tổ chức theo hình thức kịch tính. Các tác giả đều sử dụng hình thức so sánh.
+ Cảnh gặp gỡ đoàn viên của các cặp vợ chồng đều toát lên vẻ đẹp của tình người, tình đòi, thể hiện khát vọng hạnh phúc của con người không chỉ ở thòi đại sử thi mà còn ở các thời đại khác.
b) Sự khác nhau :
Gợi ý:
– Ai là người bị thử thách ?
– Mức độ thử thách ?
– Người đặt điều kiện thử thách ?
– Lĩnh vực thử thách ?
– Ý nghĩa của cảnh đoàn viên ?
bn tham khảo:
https://www.google.com/search?q=So+s%C3%A1nh+c%E1%BA%A3nh+g%E1%BA%B7p+m%E1%BA%B7t+c%E1%BB%A7a+v%E1%BB%A3+ch%E1%BB%93ng+Uy-l%C3%ADt-x%C6%A1+(trong+Uy-l%C3%ADt-x%C6%A1+tr%E1%BB%9F+v%E1%BB%81)+v%C3%A0+c%E1%BB%A7a+v%E1%BB%A3+ch%E1%BB%93ng+Ra-ma+(trong+Ra-ma+bu%E1%BB%99c+t%E1%BB%99i)&oq=So+s%C3%A1nh+c%E1%BA%A3nh+g%E1%BA%B7p+m%E1%BA%B7t+c%E1%BB%A7a+v%E1%BB%A3+ch%E1%BB%93ng+Uy-l%C3%ADt-x%C6%A1+(trong+Uy-l%C3%ADt-x%C6%A1+tr%E1%BB%9F+v%E1%BB%81)+v%C3%A0+c%E1%BB%A7a+v%E1%BB%A3+ch%E1%BB%93ng+Ra-ma+(trong+Ra-ma+bu%E1%BB%99c+t%E1%BB%99i)&aqs=chrome..69i57j69i60&sourceid=chrome&ie=UTF-8#:~:text=Ma%20bu%E1%BB%99c%20t%E1%BB%99i%20%E2%80%93%20S%C3%A1ch%20b%C3%A0i%20t%E1%BA%ADp%20ng%E1%BB%AF%20v%C4%83n%20l%E1%BB%9Bp%2010%20t%E1%BA%ADp%201%20-%20Hoc360.net
2. Tìm những từ ngữ thể hiện sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh trong hai đoạn trích sau:
a. Đoạn trích kể lại cảnh vợ chồng người em thấy chim ăn khế:
Một buổi sáng, hai vợ chồng ra hái khế đi bán thì thấy trên cây có tiếng rung mạnh như có người. Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy có một con chim lớn đang ăn khế chín. Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng sớm làm quả vợi hẳn đi.
Một hôm đứng đợi chim ăn, người vợ nói:
- Ông chim ơi, ông ăn như thế còn gì là khế của nhà cháu nữa! Cây khế nhà cháu cũng sắp hết quả rồi đấy, ông ạ!
b. Đoạn trích kể lại cảnh vợ chồng người anh thấy chim ăn khế:
Họ chỉ ăn và chờ ngày chim đến. Một buổi sáng, hai vợ chồng thấy luồng gió mạnh nổi lên và ngọn cây khế rung chuyền. Hai người hớt hải chạy ra thì quả nhiên thấy một con chim lớn đang ăn khế. Họ vội tru tréo lên:
- Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu.
Vợ chồng anh | Vợ chồng em |
Họ chỉ ăn và chờ ngày chim đến | Hai vợ chồng ra hái khế đi bán |
Ngay lập tức chạy ra tru tréo | Hai người đợi cho chim ăn xong bay đi mới lên cây hái. |
Bắt đền ngay lập tức " Cả nhà tôi trông vào cây khế, bây giờ chim ăn ráo ăn tiệt thì tôi cậy vào đâu. | Từ đó ròng rã một tháng trời, hằng ngày chim cứ đến ăn vào lúc sáng. Hai vợ chồng để chim ăn trong một tháng |
1. Hoàn cảnh gặp lại của Pê nê lốp và Uy lít xơ? 2. Hai vợ chồng nhận ra nhau nhờ điều gì? 3. Ta thấy được những phẩm chất tốt đẹp gì ở Pê nê lôp và Uy lit xơ.
Đoạn trích “Uy-lít-xơ trở về” của tác giả Hô-me-rơ đã cho ta thấy vẻ đẹp tình cảm cũng như trí tuệ của hai con người toàn tài là Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp. Nếu như Uy-lít-xơ hiện lên với sự thông minh, bình tĩnh thì Pê-nê-lốp vợ chàng cũng hiện lên với những phẩm chất hết sức đẹp đẽ.
Trước khi đi tìm hiểu những vẻ đẹp phẩm chất của nàng, chúng ta cần hiểu rằng bấy giờ chế độ mẫu hệ đã rời xa, bằng chứng là vị thần đứng đầu trên đỉnh Ô-lem-pơ là Thần Dớt. Lúc này cần sức mạnh trí tuệ và cơ bắp của người đàn ông. Nhưng sử thi này vẫn ca ngợi người phụ nữ, đây là một quan niệm mới mẻ, sâu sắc.
Trước hết, Pê-nê-lốp là một người con gái xinh đẹp, có nhan sắc. Bởi vậy nên trong suốt những năm tháng chồng nàng là Uy-lít-xơ xa nhà đã có vô số những kẻ đến cám dỗ hòng mong nàng nhận lời cầu hôn. Không chỉ vậy, ngay cả về phía Uy-lít-xơ nhiều năm xa nhà, nhưng vẫn một lòng hướng về nàng, hướng về gia đình, vượt qua bao khó khăn thử thách để trở về, cũng ngầm khẳng định vẻ đẹp của nàng. Nhưng ở Pê-nê-lốp nổi bật hơn cả là vẻ đẹp phẩm chất và trí tuệ.
Trước hết nàng là người vợ thủy chung, son sắt luôn một lòng đợi chồng trở về. Trong suốt hơn hai mươi năm chồng xa nhà, đã có biết bao người đến cầu hôn nàng, bên cạnh đó còn là sự giục giã của cha mẹ buộc nàng phải tái giá. Nhưng nàng vẫn kiên nhẫn chờ chồng. Không chỉ vậy nàng còn nghĩ ra mưu kế về tấm thảm ngày dệt, đêm tháo để trì hoãn việc tái giá, đây đồng thời cũng tạo ra cơ hội để nàng đợi chồng trở về. Và dù đã phải chờ đến hai mươi năm, nhưng trong những lời tâm sự với nhũ mẫu, Pê-nê-lốp vẫn khẳng định, dù Uy-lít-xơ có không trở về, nàng vẫn sẽ tìm ra mọi cách để không tái giá. Và giây phút hạnh phúc nhất của nàng chính là đã xác minh được người đàn ông hành khất kia, người đã đánh bại 108 kẻ cầu hôn chính là chồng mình, thái độ của nàng đã hoàn toàn thay đổi. Nàng giải thích trong hàng nước mắt: “Thiếp luôn luôn lo sợ có người đến đây, dùng lời đường mật đánh lừa, vì đời chẳng thiếu gì người xảo quyệt, chỉ làm điều tai ác,…” và những cử chỉ với chồng thật âu yếm: “ Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng, nàng sung sướng xiết bao, nàng nhìn chồng không chán mắt và cánh tay trắng muốt của nàng cứ ôm lấy cổ chồng không nỡ buông rời”. Nàng bày tỏ niềm vui, hạnh phúc một cách hồn nhiên, bồng bột bởi không kiềm chế được cảm xúc, những cử chỉ, lời nói vô cùng âu yếm, tràn đầy tình yêu thương.
Không chỉ vậy, Pê-nê-lốp còn hiện lên với vẻ đẹp của trí tuệ - khôn ngoan và thận trọng. Trước hết, nàng là một người hết sức khôn ngoan. Để có thể trì hoãn, kéo dài thời gian đợi chồng về, nàng đã nghĩ ra mưu kế tấm thảm ngày dệt đêm tháo nên không bao giờ tấm thảm được hoàn thành, bởi vậy cũng chẳng bao giờ có việc nàng chấp nhận lời cầu hôn của một trong 108 tên kia. Đây quả là một diệu kế, chính nó đã giúp nàng kéo dài thời gian lâu đến vậy, để đợi được đến ngày Uy-lít-xơ trở về đoàn tụ cùng gia đình. Không chỉ vậy, khi nghe những lời nhũ mẫu khẳng định về chiếc sẹo do răng một con lợn nòi húc để lại trong một lần Uy-lít-xơ đi săn nhưng Pê-nê-lốp vẫn rất đỗi “phân vân”, trong lòng nàng vẫn đầy nghi ngờ và để đập tan nỗi nghi ngờ ấy nàng nghĩ ra một kế hoạch cực kì thông minh, thử thách Uy-lít-xơ về bí mật chiếc giường cưới mà chỉ có hai vợ chồng nàng mới biết.
Cách nàng đưa ra bài toán rất tự nhiên khiến không ai có thể nghi ngờ. Chỉ có Uy-lit-xơ mới nhận ra sự bất thường trong bài toán ấy. Nhận ra có vấn đề là người biết sự thật, biết sự thật mới là Uy-lit-xơ. Khi Uy-lít-xơ rất giận dỗi, hờn trách “Già hãy kê cho tôi một chiếc giường ngủ vì trái tim trong ngực nàng làm bằng sắt”, đáp lại lời chàng Pê-nê-lốp nói với nhũ mẫu: “Già hãy khiêng chiếc giường chắc chắn ra khỏi gian phòng vách tường kiên cố do chính tay Uy-lít-xơ xây nên, rồi lấy da cừu, chăn và vải đẹp trải trên giường”. Uy-lít-xơ giật mình bởi chiếc giường do chính nàng làm nên từ gốc cây nên không thể di chuyển. Từ chỗ bất ngờ, Uy-lít-xơ nói hết những đặc điểm có một không hai về chiếc giường, mà chỉ có chàng và Pê-nê-lốp biết. Đây chính là sự không ngoan để xác minh sự thật, để đón nhận hạnh phúc trọn vẹn mà không còn nghi ngờ.
Không chỉ vậy nàng còn là người vô cùng thận trọng. Sự thận trọng thể hiện gián tiếp qua việc tác giả sử dụng đến bốn lần từ “Thận trọng nói” trước mỗi câu nói của Pê-nê-lốp. Nó không chỉ được thể hiện gián tiếp mà còn được thể hiện trực tiếp qua chính ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Khi nhũ mẫu vui mừng báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp hoàn toàn không tin đó là sự thật. Nàng đưa ra hai lí lẽ để phản bác lại ý kiến của nhũ mẫu: thứ nhất đó là một vị thần xuống trừng trị những kẻ láo xược và hành động nhuốc nhơ của chúng; thứ hai “còn về phần Uy-lít-xơ thì ở nơi đất khách quê người chàng cũng đã hết hi vọng trở lại đất A-cai, chính chàng cũng đã chết rồi”. Khi nói ra những điều này có lẽ nàng rất đau khổ, nhưng cũng cho thấy nàng vô cùng thận trọng, bĩnh tĩnh để chỉ ra sự vô lí trong các thông tin mà nhũ mẫu đưa ra. Nhũ mẫu đưa ra bằng chứng thứ hai, nhũ mẫu cho đó là không thể cãi lại được chính là vết sẹo trên tay của Uy-lít-xơ. Nhưng ngay cả bằng cớ đó, bản thân nàng chưa thật làm tin tưởng người hành khất kia chính là chồng của mình. Và trong nàng bắt đầu có sự phân vân, liệu đây có phải là Uy-lít-xơ thật sự hay không. Nàng xuống nhà xem xác 108 người cầu hôn và cũng là để xác minh người hành khuất kia có đúng là chồng nàng hay không.
Bản thân nàng rất muốn tin đó là chồng mình, nhưng nàng là người thận trọng nên vẫn muốn tìm thêm bằng cơ để chứng minh. Khi gặp Uy-lít-xơ nàng ngồi phía đối diện để có cơ hội nhìn thật kĩ, thật rõ người hành khất. Lúc quan sát nàng lại vô cùng phân vân, lúc thì nghĩ đó là chồng mình, có lúc lại không tin người hành khất đó là chồng mình bởi hình dáng rách rưới không giống Uy-lít-xơ nàng vẫn biết. Trước những lời Tê-lê-mác trách móc nàng là người độc ác và sắt đá, nàng vẫn kiên định, thận trọng: “nếu đúng là cha, thì cha mẹ sẽ nhận ra nhau”. Đến đây Pê-nê-lốp không phủ nhận nữa nhưng nàng cần có thêm những bằng cớ khác để xác nhận người đàn ông kia là chồng mình.
Qua đây là có thể thấy rằng, Pê-nê-lốp là người phụ nữ vô cùng thận trọng. Bản thân nàng cũng vô cùng muốn nhận chồng, nhưng lại sợ những kẻ ác đến đánh lừa mình. Trong hai mươi năm chồng đi vắng, nàng đã phải đối mặt với 108 kẻ cầu hôn và những kẻ gia nhân phản bội. Bởi vậy, mọi sự thận trọng của nàng là hoàn toàn hợp lí. Sau tất cả, chỉ khi Uy-lít-xơ giải được bài toán về chiếc giường thì Pê-nê-lốp mới tin đó là chồng mình. Khi ấy tình yêu với chồng mới được thể hiện một cách rõ ràng, nồng nàn nhất
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí xuất sắc, Hô-me-rơ đã có thấy vẻ đẹp nhan sắc cũng nhưng vẻ đẹp trí tuệ, phẩm chất của nàng Pê-nê-lốp. Vẻ đẹp của Pê-nê-lốp là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp người phụ nữ Hi Lạp cổ đại. Qua đó cho thấy thái độ ngợi ca, tôn vinh, những bước phát triển mới trong cách nhìn nhận vẻ đẹp người phụ nữ của tác giả.
giúp mik với ah
Câu 2: Tê-lê-mác là nhân vật trong đoạn trích nào?
A. "Uy-lít-xơ trở về" (Trích sử thi Ô - đi-xê).
B. "Ra-ma buộc tội" (Trích sử thi Ra=ma-ya-na)
C. "Đẻ đất đẻ nước" (Trích sử thi: Đẻ đất đẻ nước)
D. "Chiến thắng Mtao-Mxay" (Trích sử thi Đăm Săn)
Câu 3: "Kia ai tỉnh, kia ai say
Kia sai ghẹo nguyệt giữa ban ngày
Khoan khoan xin hãy dừng tay lại
Chờ mỏ hang hùm nữa hất tay".
(Hồ Xuân Hương, Xướng họa với quan Tế tửu họ Phạm, bài 2)
Hành động "ghẹo nguyệt của nhân vật trữ tình trong bài thơ trên có ý nghĩa gì?
A. Treo chọc mặt trăng
B. Trêu trọc người con gái đẹp
C. Trêu trọc người con gái hung dữ
D. Trêu trọc con hùm trong hang.
2.A. "Uy-lít-xơ trở về" (Trích sử thi Ô - đi-xê).
3.B. Trêu trọc người con gái đẹp
Những phát hiện khác nhau về số phận và cảnh ngộ của người dân lao động trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Vợ nhặt (Kim Lân. Phân tích nét đặc sắc tư tưởng nhân đạo của mỗi tác phẩm.
Vợ chồng A Phủ:
- Số phận và cảnh ngộ của con người. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng khi chịu sự thống trị của thực dân, phong kiến, thần quyền, hủ tục
Tư tưởng nhân đạo: ngợi ca sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng
Vợ nhặt:
- Số phận, cảnh ngộ của con người: Đặt nhân vật vào tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói 1945, tác giả dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư
- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:
+ Đi sâu lí giải, phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót, căm giận
+ Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống, hạnh phúc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng
Gợi ý trả lời:
Bước 1: Khái quát nhân vật:
- Mị là một cô gái trẻ đẹp. đảm đang, duyên dáng, thổi sáo giỏi, được nhiều chàng trai yêu mến ngày đêm thổi sáo đi theo.
- Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo ở miền núi ngày trước: có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống nô lệ.Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra
(Phần này chỉ nêu ngắn gọn, không phân tích)
- Bị vùi dập đến cùng nhưng ở người con gái ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/cac-de-van-ve-vo-chong-a-phu
Hãy sắp xếp các sự kiện sau trong đoạn trích Uy-lít-xơ trở về theo một thứ tự phù hợp:
1 – Pê-nê-lốp bảo nhũ mẫu Ơ-ri-clê khiêng chiếc giường ra khỏi phòng.
2 – Pê-nê-lốp nói với Tê-lê-mác nhưng nhằm thông báo cho Uy-lít-xơ về sự thử thách đối với chàng.
3 – Khi nghe Uy-lít-xơ nói về bí mật của chiếc giường, Pê-nê-lốp vô cùng sung sướng và hạnh phúc nhận ra người chồng yêu quý của mình.
4 – Khi nghe nhũ mẫu báo tin Uy-lít-xơ đã trở về, Pê-nê-lốp không tin.
A. 4 – 2 – 3 – 1
B. 4 – 3 – 2 – 1
C. 4 – 1 – 3 – 2
D. 4 – 2 – 1 – 3
3. So sánh lời kể về vợ chồng người em và vợ chồng người anh khi chuẩn bị theo chim ra đảo và khi lấy vàng bạc trên đảo. Sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh được thể hiện bằng những từ ngữ nào:
Vợ chồng người em | Vợ chồng người anh |
Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang. | Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang ra một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn |
Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đât cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên. | Người chồng tót lên chim ưng, còn người vợ vái lấy vái để chim thần |
Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào | Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm cả vàng dồn vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang |
Tham khảo!
Sự khác biệt giữa vợ chồng người em và vợ chồng người anh được thể hiện bằng những từ ngữ được in đậm trong bảng dưới đây:
Vợ chồng người em | Vợ chồng người anh |
Hai vợ chồng nghe lời chim may một túi vải, bề dọc bề ngang vừa đúng ba gang. | Hai vợ chồng cuống quýt bàn cãi may túi, sau lại sợ chim không ưng, bèn chỉ mang ra một túi như em nhưng to gấp ba lần, thành ra như một cái tay nải lớn |
Người chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay lên. | Người chồng tót lên chim ưng, còn người vợ vái lấy vái để chim thần |
Anh thấy hang sâu và rộng nên không dám vào | Trên lưng chim bước xuống, anh ta đã hoa mắt vì của quý. Vào trong hang anh ta lại càng mê mẩn tâm thần, quên đói, quên khát, cố nhặt vàng và kim cương cho thật đầy tay nải. Tay nải đã đầy, anh ta còn lấy thêm cả vàng dồn vào ống tay áo, ống quần đến nỗi nặng quá phải lê mãi mới ra khỏi hang |
Niềm hạnh phúc đoàn viên của vợ chồng Uy-lít-xơ được so sánh với hình ảnh gì?
A. Đất liền và đại dương.
B. Thần biển Pôdêiđông và những người đi biển.
C. Niềm hạnh phúc của những người đi biển bị đắm thuyền sống sót trở về đất liền.
D. Niềm hạnh phúc của những người đi biển chiến thắng đại dương.
Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau là biểu hiện của bình đẳng giữa vợ và chồng trong
A. quan hệ tài sản.
B. quan hệ nhân thân.
C. quan hệ tình cảm.
D. quan hệ hợp tác
Đáp án B
Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau là biểu hiện của bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
Đánh giá chung về tư tưởng đoạn trích. Trong cuộc tái ngộ Kim Trọng nói với Kiều: ”Như nàng lấy hiếu làm trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh (chị) đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào?
- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời bi kịch của Thúy Kiều.
+ Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ
- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm
+ Lời Kim Trọng nói với Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.
+ Chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhưng của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, rồi làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.
Nguyễn Du không né tránh cuộc đời nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.