Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
GD

a/ Tên những danh nhân tiêu biểu thời Lê sơ: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên, Lương Thế Vinh.

b/ Đóng góp của các danh nhân:

- Nguyễn Trãi:

+ Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới.

+ Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...

+ Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

- Lê Thánh Tông:

+ Ông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta.

+ Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ: sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.

- Ngô Sĩ Liên:

+ Ông là nhà sử học nổi tiếng của nước ta ở thế kỉ XV.

+ Ông là người biên soạn bộ Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển) biên chép một cách có hệ thống lịch sử dân tộc từ thời Hồng Bàng đến năm 1427.

- Lương Thế Vinh:

+ Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463.

+ Ông là nhà toán học nổi tiếng của nước ta thời Lê sơ. Với những công trình: Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa (nghiên cứu về Phật học).

+ Ông được người đương thời ca ngợi là nhân vật "tài hoa, danh vọng bậc nhất"; đến nay còn gọi là "Trạng Lường".

Bình luận (0)
BH
Xem chi tiết
TD
25 tháng 8 2023 lúc 20:19

C6: Trong thời kỳ Lê Sơ (980-1009), tình hình kinh tế, xã hội và văn hoá - giáo dục đã có những phát triển đáng kể. Dưới đây là những nét chính về các lĩnh vực này:

Kinh tế: Kinh tế trong thời Lê Sơ phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp. Nhiều công trình thủy lợi được xây dựng để cải thiện phương thức canh tác và gia tăng sản lượng. Sản xuất nông nghiệp gặp sự phát triển, đặc biệt là trong việc trồng lúa và nuôi trồng gia súc.

Xã hội: Xã hội trong thời Lê Sơ phân chia thành các tầng lớp, trong đó tầng lớp quý tộc chiếm vị trí cao nhất. Xã hội cũng có sự phân chia rõ rệt về tài sản và quyền lực. Tuy nhiên, sự phân chia không chỉ dựa trên nguồn gốc gia tộc mà còn phụ thuộc vào vị trí xã hội và thành tựu cá nhân.

Văn hoá - giáo dục: Văn hoá và giáo dục được coi trọng trong thời kỳ Lê Sơ. Văn học và ngôn ngữ phát triển, với sự ra đời của nhiều tác giả và các tác phẩm văn học tiêu biểu. Giáo dục cũng được khuyến khích và trở thành một phần quan trọng trong việc đào tạo nhân tài cho nhà nước.

C7: Dưới thời Lê Sơ, có nhiều danh nhân văn hoá nổi tiếng đã góp phần lớn vào sự phát triển của văn hoá dân tộc. Dưới đây là một số cái tên tiêu biểu:

1 Ngô Thì Nhậm: Ông là nhà văn tiêu biểu trong thời kỳ Lê Sơ, tác giả của "Đại Việt sử ký toàn thư" - một tác phẩm lịch sử đáng quý với nhiều thông tin quan trọng về lịch sử và văn hóa Việt Nam.

2 Đỗ Phủ: Ông là một nhà văn và triết gia xuất sắc, đã viết nhiều tác phẩm văn học như "Tản Đà", "Tuần dương thi" và "Nam Quốc sơn hà".

3 Trần Thánh Tông: Nhà văn hóa và nhà văn của triều đại Trần, ông là tác giả của "Quốc âm thi tập" và "Việt Điện U Linh Tập".

4 Nguyễn Trãi: Một trong những nhân vật lớn nhất trong văn học Việt Nam, ông đã viết nhiều tác phẩm văn học quan trọng như "Bình Ngô đại cáo", "Việt Nam thiên lý chiếu".

 

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
10 tháng 7 2019 lúc 3:37

- Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo).

    - Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
MN
25 tháng 2 2021 lúc 23:06

Tham khảo:

Lê Thánh Tông là một nhà thơ và phê bình văn học, vừa sáng tác văn thơ, vừa nghiên cứu, phê bình. Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như: Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xúy, Cổ tâm bách vịnh...tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).

Những trước tác của Hội Tao đàn được ghi chép bằng chữ Hán trong bộ sách:

Thiên Nam dư hạ tập, Quỳnh uyển cửu ca (瓊 苑 九 歌)[16] Minh lương cẩm tú (明 良 錦 繡): Gồm 18 bài, phần đa vịnh các cửa biển từ cửa Thần Phù đến Hải Vân quan. Văn minh cổ súy (文明鼓吹): Tập thơ Lê Thánh Tông cùng các hoàng tử và triều thần viết nhân dịp về bái yết sơn lăng, viếng thăm lăng mộ hoàng tộc để tỏ lòng hiếu kính tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an. Chinh Tây kỷ hành (征西紀行): Tập thơ nhật ký theo lộ trình tiến đánh Chiêm Thành từ năm 1470 đến 1471, gồm 30 bài. Cổ Tâm bách vịnh (古心百詠): Tập thơ họa thơ vịnh sử của nhà Nho đời Minh là Tiên Tử Nghĩa. Các từ thần là Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận phụng bình. Thơ đều làm theo thể ngũ ngôn tuyệt cú[17]. Châu cơ thắng thưởng (珠璣勝賞): Vần thơ châu ngọc được viết khi du ngoạn cảnh núi sông danh thắng của đất nước, như chùa Sài Sơn, núi Chiếu Bạch, động Long Quang,... gồm 20 bài. Anh hoa hiếu trị (英華孝治) Cổ kim cung từ thi tập (古今宮詞詩集) Xuân vân thi tập (春雲詩集): 1 tuyển tập các tác phẩm thơ của Lê Thánh Tông, không rõ thời điểm biên tập.

Số lượng tác phẩm thi văn của Lê Thánh Tông thực tế có thể còn nhiều hơn, nhưng còn lại đến nay chỉ có khoảng 350 bài[18].

Ngoài thơ chữ Hán, Lê Thánh Tông còn có khá nhiều thơ Nôm, tập trung chủ yếu trong Hồng Đức quốc âm thi tập (洪 德國音詩集). Hiện vẫn chưa có con số thống kê chính xác các bài thơ Nôm của ông. Nhưng bài văn Nôm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn (十戒孤魂國語文) có thể coi là bài văn biền ngẫu có giá trị bậc nhất của thế kỷ XV.

Trong đó, không chỉ ghi chép thơ văn, mà còn ghi chép về lý luận phê bình văn học, về lịch sử, kinh tế, quan chế, địa lý v.v...

Lê Thánh Tông là người dẫn đầu phong trào mới này, cả về nghệ thuật thể hiện, cả về tư tưởng triết học. Thánh Tông di thảo là dấu mốc quan trọng ghi nhận bước trưởng thành của truyện ký Đại Việt viết bằng chữ Hán, ra đời trước cả tập "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ (thế kỷ 16).

Lê Thánh Tông khuyến khích các quan lại và tự mình tích cực sử dụng chữ Nôm như một sự tự tôn và tự cường. Trong một bài thơ Nôm, Lê Thánh Tông tự trình bày mình:

Trống dời canh còn đọc sách

Chiêng xế bóng chửa thôi chầu.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
CM
15 tháng 8 2023 lúc 21:11

Tham khảo

Charles Robert Darwin (1809 –  1882) - một nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực tự nhiên học người Anh, là “cha đẻ” của thuyết tiến hóa. Ông là người đã phát hiện và chứng minh rằng mọi loài đều tiến hóa theo thời gian từ những tổ tiên chung qua quá trình chọn lọc tự nhiên. Nếu như sự tiến hóa được cộng đồng các nhà khoa học và công chúng chấp nhận ở thời đại Darwin, thì lý thuyết chọn lọc của ông trong những năm 1930 được xem như lời giải thích chính yếu cho quá trình này, và ngày nay đã trở thành nền tảng cho lý thuyết tiến hóa hiện đại. Học thuyết tiến hóa của Đác-uyn đã phát hiện ý nghĩa cảu chọn lọc tự nhiên. Từ đó, chúng ta có thể lí giải các hiện tượng sinh vật thích nghi được với sự thay đổi của môi trường, hiện tượng hình thành loài mới và nguồn gốc của các loài sinh vật.

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
LH
8 tháng 12 2018 lúc 9:16

Đế chế Tần thành lập là kết quả tất yếu của một tiến trình lịch sử lâu dài và phức tạp, đánh dấu một bước phát triển mới của lịch sử Trung Quốc với sự xác lập chế độ quân chủ tập quyền mạnh. Năm 221 TCN, nước Tần tiêu diệt 6 nước kết thúc cục diện “thất hùng” thời Chiến quốc, thâu tóm toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Vua Tần là Doanh Chính tự xưng là Tần Thủy Hoàng đế, thiết lập một nhà nước quân chủ tập quyền chuyên chế.

Về mặt đối nội, nhà Tần thi hành một số chính sách tích cực nhằm phát triển nông nghiệp, mở mang công thương nghiệp, thống nhất văn tự, thống nhất tiền tệ và thống nhất đơn vị đo lường, chứng tỏ những bước tiến lớn của lịch sử Trung Quốc. Nhưng chế độ nhà Tần là một chế độ chuyên chế bạo ngược

Về mặt đối ngoại, nhà Tần mở những cuộc chiến tranh chinh phục đại quy mô, bành trướng mạnh mẽ về phía bắc và chủ yếu là về phía nam, lập thành một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.

Năm 215-215 TCN, Tần Thủy Hoàng sai quân đánh người Hung Nô, chiếm đất phía nam Hà Sào. Trên cơ sở những đoạn thành của 3 nước Tần, Yên, Triệu trước đây, nhà Tần nối liền và đắp thêm thành một bức trường thành mới, dài 5.000 dặm chạy dài từ Lâm Thao ở phía tây đến Liêu Đông ở phía Đông. Đó là Vạn lý trường thành nổi tiếng của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự tiến công của Hung Nô, bảo vệ biên cương phía bắc của đế chế nhà Tần.

Về phía nam, kế tục và phát triển chủ trương “bình Bách Việt” của nước Sở trước đây, Tần Thủy Hoàng phái 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía nam Trường Giang.

Theo các cứ liệu lịch sử, các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, có thể tạm xác định: nhà Tần phát binh bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt vào năm 218 TCN.

Theo Hoài Nam Tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo quân, trong đó đạo thứ nhất đóng ở đèo Đàm Thanh và đạo thứ hai đóng ở ải Cửu Nghi cùng tiến vào đất Quảng Tây là đại bàn của nhóm Tây Âu (hay Âu Việt). Thuyền tải lương của quân Tần tất ngược dòng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh chảy vào hồ Động Đình. Nhưng đến đầu nguồn sông Tương thì không có đường thủy để chuyển sang sông Ly tức sông Quế, vào nội địa Quảng Tây. Vì vậy, Đồ Thư sai Giám Lộc “lấy binh sĩ đào cừ cho thông đường lương” (Hoài Nam Tử). Đó là Lĩnh Cừ hay kênh Hưng An nối liền sông Tương với sông Ly, hiện nay vẫn còn. Lộc vốn là người gốc Việt giữ chức ngự sử giám của nhà Tần. Lộc am hiểu địa hình vùng Lĩnh Nam, lại giỏi về sông nước nên Đồ Thư giao cho phụ trách công việc vận chuyển lương thực và khai Linh Cừ để mở thông đường thủy từ sông Tương vào sông Ly.

Trong 3 năm (218 – 215 TCN) kể từ khi xuất quân, quân Tần vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với cuộc chiến đấu của người Việt, nên “ba năm không cởi giáp dãn nỏ” (Hoài Nam Tử). Sau đó, nhờ Linh Cừ, quân Tần theo sông Ly (sông Quế) tiến vào lưu vực Tây Giang là địa bàn người Tây Âu. Quân Tần đã giết chết một từ trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống, nhưng gặp sức kháng cự quyết liệt của người Việt.

Năm 214 TCN, nhà Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ba quận: Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Nam Hải là vùng Quảng Đông (do đạo quân thứ ba đánh chiếm). Quế Lâm là vùng bắc và đông Quảng Tây. Quận Tượng là miền tây quảng Tây và một phần nam Quý Châu. Như vậy, ba quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng mà quân Tần chiếm được đều nằm trong phạm vi Quảng Đông, Quảng Tây và một phần Quý Châu ở phía nam Trung Quốc. Khi lập ra các quận Nam Hải, Quế Lâm và quận Tượng thì quân Taàn đã tiến vào lưu vực Tây Giang và về cơ bản đã chiếm được vùng này. Trên đà thắng lợi, lại có đường thủy vận lương thuận lợi, dĩ nhiên quân Tần không dừng lại ở đó. Từ Tây Giang, quân Tần có thể theo Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào phía bắc và đông bắc nước ta. Người Tây Âu và Lạc Việt đã đứng dậy chiến đấu chống quân xâm lược Tần. Sách không ghi chép về cuộc kháng chiến này, nhưng truyền thuyết Lý Ông Trọng phần nào phản ánh có cuộc đụng độ giữa nhà Tần và An Dương Vương.

Lĩnh Nam chích quái chép truyện Lý Ông Trọng như sau: “Cuối đời Hùng Vương, có người ở xã Thụy Hương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ, họ Lý tên Thân. Sinh ra rất to lớn, mình cao đến 2 trượng 3 thước, tính tình kiêu hãnh, hay giết người, tội đáng chết, nhưng Hùng Vương không lỡ giết. Đến đời An Dương Vương, Tần Thủy Hoàng muốn đem binh sang đánh nước ta. An Dương Vương bèn đem Lý Thân cống nhà Tần”.

Thục Phán vốn là một thủ lĩnh của người Tây Âu trên địa bàn phía bắc nước Văn Lang lúc bấy giờ gồm cả một phần nam Quảng Tây, mà trung tâm là Cao Bằng. Sauk hi một tù trưởng Tây Âu là Dịch Hu Tống hi sinh, Thục Phán cùng nhiều thủ lĩnh người Tây Âu và Lạc Việt khác đã tiếp tục tổ chức cuộc chiến đấu chống quân Tần.

Trước thế mạnh ban đầu của quân Tần, “người Việt đều vào rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt” (Hoài Nam Tử), “người Việt bỏ trốn” (Sử ký). Đó không phải là một cuộc chạy trốn vì khiếp sợ, thất bại, mà trái lại, là một cách đánh giặc. Người Việt rút vào rừng là để tránh thế mạnh lúc đầu của quân Tần, là không muốn đánh lớn, không tổ chức quyết chiến khi chưa có lợi. Trong lúc đó thì “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” (Hoài Nam Tử). Rõ ràng, đây là một cuộc chiến đấu kiên cường, thông minh và có tổ chức. Người Việt đã biết dựa vào cơ cấu xã hội các chạ – chiềng, các bộ lạc sẵn có của mình, biêt tận dụng địa hình núi rừng để kiên trì một cuộc kháng chiến đấu lâu dài, đánh nhỏ, đánh lén, đánh ban đêm nhằm tiêu hao quân giặc, triệt nguồn cướp bóc lương thực của giặc. Có thể nói đó là một hình thức phôi phai của lối đánh du kích.

Cuộc kháng chiến mưu trí, bền bỉ của người Việt đã làm cho quân Tần “ lương thực bị tuyệt và thiếu”, “ đóng binh ở đất vô dụng, tiến không được, thoái cũng không xong” ( Sử kỹ). Quân giặc càng ngày càng bị dồn vào tình trạng căng thẳng, nguy khốn đến như tuyệt vọng.

Lúc đó, người Việt mới tập hợp lực lượng, tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực giặc, đập tan cuộc xâm lược của quân Tần. Kết quả là người Việt đã “ đại phá quan Tần và giết được Đồ Thư. [ Quân Tần] thây phơi máu chảy hàng chục vạn người’ ( Hoài Nam Tử). Năm 208 TCN, nhà Tần phải bãi binh.

Cuộc chiến tranh xâm lược Bách Việt của nhà Tần kéo dài 10 năm

( 218-208 TCN). Nhiều nhóm người Việt đã tham gia cuộc kháng chiến chống Tần, góp phần tiêu diệt quân Tần. Cuộc kháng chiến chống Tần của nhân dân ta, của người Tây âu và Lạc Việt trên địa bàn nước Văn Lang – Âu Lạc lúc bấy giờ, kéo dài 5,6 năm, tính từ khoảng năm 214 TCN đến năm 208 TCN.

Cuộc kháng chiến chống Tần là cuộc đụng đầu lịch sử đầu tiên giữa dân tộc ta với một đế chế Đại Hán ở Trung Quốc. Đó là cuộc kháng chiến của một và nước chống lại nạn xâm lược lớn của một đế chế lớn mạnh tàn bạo ở Phương Đông.

Trước thử thách ác liệt đó, nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang. Quân Tần đã bị tiêu diệt nặng nề, bị “ đại bại”, bị đánh bật ra khỏi nước ta và phải co lại giữ ba quận đã lập được ở phía bắc nước ta.

Cuộc chiến đấu kéo dài 5 đến 6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết gắn bó vốn có người Tây Âu và người Lạc Việt. Thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến càng củng cố và nâng cao uy tín của Thục Phán không những trong cộng đồng người Tây Âu mà cả trong người Lạc Việt.

Tất cả tình hình diễn ra trước và trong cuộc kháng chiến chống Tần là những bước chuẩn bị cho sự thành lập nước Âu Lạc thay thế nước Văn Lang và chuyển ngôi vua từ Hùng Vương sang An Dương Vương Thục Phán.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
ND
29 tháng 1 2024 lúc 22:25

Đại Việt sử ký toàn thư của Lê Quý Đôn là một thành tựu tiêu biểu của văn hóa Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XIX. Tác phẩm được biên soạn vào năm 1776, gồm 44 quyển, ghi chép về lịch sử Việt Nam từ thời thượng cổ đến thời Lê Trung Hưng.

Đại Việt sử ký toàn thư là bộ sử lớn nhất của Việt Nam, có giá trị to lớn về mặt lịch sử, văn hóa, khoa học. Tác phẩm đã ghi lại một cách toàn diện và chính xác về lịch sử Việt Nam, từ những nét sơ khai nhất đến những giai đoạn phát triển huy hoàng. Đại Việt sử ký toàn thư cũng là một tác phẩm văn học có giá trị, với văn phong phong phú, uyển chuyển, giàu cảm xúc.

Lê Quý Đôn là một nhà bác học, nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Ông sinh năm 1726, mất năm 1784. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong đó có Đại Việt sử ký toàn thư, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,...

Lê Quý Đôn đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn hóa Việt Nam. Ông là một nhà sử học, nhà văn hóa có tầm nhìn xa trông rộng, đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
14 tháng 5 2023 lúc 16:19

Văn hóa : đạt được nhiều thành tựu 

Tôn giáo : Nho giáo chiếm vị trí động tôn 

Văn học : 

+ Văn học chữ hán phát triển và chiếm vị trí ưu thế , một số tác phẩm tiêu biểu Quân Trung Từ Mệnh Tập , Bình Ngô đại cáo ,..

+ Văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng , các tác phẩm tiểu biểu : Quốc Âm thi tập , Hồng Đức Quốc Âm thi tập 

- Sử học , địa lí học : 

- Sử học :coi trọng việc chép sử , tác phẩm tiêu biểu Đại Việt sử 

- Địa lí :Biên soạn các bộ sách địa lí , bản đồ , tác phẩm tiêu biểu Dư địa chí ( Nguyễn Trãi )

- Toán học : có tác phẩm Đại Thành toán pháp , Lập Thành toán pháp 

- Y học : Có bản thảo thực vật toát yếu 

- Kiến trúc - điêu khắc : nhiều công trình kiến trúc được xây dựng ở kinh đô Thăng Long 

- Nghệ thuật : Nhã nhạc cung đình , tuồng , chèo ngày các phát triển 

- Giáo dục : rất phát triển 

+ Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long 

+ Tổ chức các khoa thi để tuyển chọn quan lại , cho lập bia đá ở Văn Miếu Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt 

 

 

Bình luận (0)
NN
14 tháng 5 2023 lúc 16:32
Văn hoá:                                                                                      - Nho giáo được đề cao, chiếm vị trí độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.                                                                                              -Văn học: chữ Hán phát triển và giữ ưu thế, chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.Coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ.                                                                                                -Kiến trúc: nhiều công trình tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long,…Nghệ thuật điêu khắc tinh xảo.Nhã nhạc cung đình, nghệ thuật tuồng, chèo,… ngày càng phát triển.                                -Giáo dục:Cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.Tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để chọn quan lại.Lập bia đá ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám để tôn vinh người đỗ đạt.Một số danh nhân văn hoá tiêu biểu thời Lê sơ và những đóng góp của họ đối với sự phát triển của văn hoá dân tộc:                              -Lương Thế Vinh: đỗ trạng nguyên năm 1463, là nhà toán học nổi tiếng với các sách Đại thành toán pháp, Thiền môn giáo khoa, được vua và nhân dân quý mến.                                                                  -Ngô Sĩ Liên: đỗ Tiến sĩ năm 1442, là nhà sử học nổi tiếng với bộ Đại Việt sử kí toàn thư.                                                                       -Lê Thánh Tông: là vị hoàng đế anh minh, tài năng xuất chúng, nhà văn hoá lớn của dân tộc.Để lại di sản thơ văn phong phú, đồ sộ với trên 300 bài thơ chữ Hán và tập Hồng Đức quốc âm thi tập bằng chữ nôm.Hội Tao đàn do ông thành lập đánh dầu bước phát triển cao của nền văn chương đương thời.Dưới thời ông trị vì, giáo dục và đào tạo nhân tài nở rộ, có hơn 500 người đỗ tiến sĩ.                     -Nguyễn Trãi: là vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.Tư tưởng “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”: là bài học quý bàu cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.Sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…                                                                          ~~ CHÚC BẠN MAI THI TỐT~~
Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
LH
19 tháng 1 2023 lúc 19:21

- Giới thiệu về Nguyễn Trãi (1380 – 1420)

+ Nguyễn Trãi là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước luôn đề cao tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân

+ Nguyễn Trãi để lại cho đời những tác phẩm văn học lớn, tiêu biểu như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí…

- Giới thiệu về Vua Lê Thánh Tông (1442 - 1497)

+ Vua Lê Thánh Tông lên ngôi năm 1460, đặt niên hiệu là Quang Thuận, năm 1470 đổi niên hiệu là Hồng Đức. 37 năm trị vì của ông là giai đoạn đất nước thịnh vượng về mọi mặt. Ngoài tài trị nước, ông còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

+ Di sản thơ văn của ông khá đồ sộ với nhiều tác phẩm như Hồng Đức Quốc âm thi tập, Quỳnh uyển cửu ca... Ông lập hội “Tao đàn" (Nhóm các nhà thơ) tạo nên trào lưu văn học cung đình, đánh dấu bước phát triển cao của văn chương đương thời.

- Giới thiệu về Lương Thế Vinh (1441 - 1496)

+ Ông là nhà toán học. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1463, do giỏi tính toán nên người ta thường gọi là Trạng Lường.

+ Công trình tiêu biểu của ông là Đại thành tóan pháp. Lương Thế Vinh còn là tác giả của tác phẩm Hi phường phải lục, trong đó mô tả các môn nghệ thuật thời bấy giờ như chèo, tuống, múa rối...

- Giới thiệu về Ngô Sĩ Liên (thế kỉ XV):

Ông là nhà sử học thời Lê Sơ. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1442, từng đảm nhận các vị trí quan trọng ở Hàn lâm viện.

+ Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư. 

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DH
4 tháng 9 2021 lúc 18:02

Leonardo da vinci: Phát minh ra máy bay trực thăng, xe đạp

Galileo Galilei: Phát minh ra kính viễn vọng 

Zarachias Janssen: Phát minh ra kính hiển vi

Bình luận (0)