Những câu hỏi liên quan
ND
Xem chi tiết
MN
28 tháng 2 2022 lúc 15:44

1. Bài thơ được viết theo đề tài quê hương đất nước. Bài thơ đã học cũng viết về đề tài này: Lòng yêu nước, Quê hương (Đỗ Trung Quân)...

2. Hình anh so sánh:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng

Em tham khảo tác dụng: 

+ Biện pháp so sánh con thuyền ra khơi “hăng như con tuấn mã gợi lên hình ảnh con thuyền chạy nhanh như con ngựa đẹp và khỏe ( tuấn mã) đang phi. Sự so sánh này làm nổi bật vẻ đẹp khỏe khoắn, sự mạnh mẽ của con thuyền khi ra khơi.

        + Biện pháp so sánh ở câuCánh buồm giương to như mảnh hồn làng” tức là so sánh một vật cụ thể hữu hình, quen thuộc (cánh buồm) với một hình ảnh trừu tượng vô hình có ý nghĩa thiêng liêng (mảnh hồn làng). Cách so sánh này làm cho hình ảnh cánh buồm không chỉ trở nên cụ thể sống động mà còn có vẻ đẹp lớn lao, trang trọng, thiêng liêng. Cánh buồm no gió ra khơi trở thành biểu tượng cho đời sống tâm linh, đầy ý nghĩa của người dân làng chài.

3. Khổ 3 em xem lại nha, ko có BPTT nhân hóa á. 

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
KT
15 tháng 9 2023 lúc 0:51

- Một số biện pháp tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ.

Ví dụ: Ẩn dụ trong bài thơ Mời trầu

- "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi": khác với miếng trầu têm cánh phượng khéo léo trang trọng, câu thơ cho thấy sự giản dị, bình thường nhất.

- "Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi": ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ.

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
HG
26 tháng 9 2021 lúc 13:42

1. So sánh

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, khiến cho câu văn thêm phần sinh động, gây hứng thú với người đọc

2. Nhân hoá

– Tác dụng: Làm cho sự vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, thân thiết với con người hơn

3. Ẩn dụ

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

4. Hoán dụ

– Tác dụng: Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

5. Nói quá

– Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

6. Nói giảm nói tránh

– Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau thương, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

7. Điệp từ, điệp ngữ

– Tác dụng: Làm tăng cường hiệu quả diễn đạt như nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc, vần điệu cho câu thơ, câu văn.

8. Chơi chữ

– Tác dụng: Tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị

Bình luận (1)
TH
26 tháng 9 2021 lúc 13:52

Tham khảo
 

1/ Biện pháp tu từ so sánh

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

- A như B:

Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:
+ So sánh không ngang bằng:
- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

2/ Biện pháp tu từ nhân hóa

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

b/ Các kiểu nhân hóa:

Trang chủ Ôn Luyện Ngữ Văn 12

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÃ HỌC, KHÁI NIỆM VÀ TÁC DỤNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

Tổng hợp 10 biện pháp tu từ đã học trong chương trình Ngữ văn, khái niệm, tác dụng và ví dụ các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói giảm. nói tránh... mà các em cần ghi nhớMỤC LỤC NỘI DUNG1. Biện pháp tu từ là gì?2. Biện pháp tu từ so sánh3. Biện pháp tu từ nhân hóa4. Biện pháp tu từ ẩn dụ5. Biện pháp tu từ hoán dụ6. Biện pháp tu từ nói quá7. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh8. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ9. Biện pháp tu từ chơi chữ10. Biện pháp tu từ liệt kê11. Biện pháp tu từ Tương phảnBIỆN PHÁP TU TỪ LÀ GÌ?

Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

 

Mục đích của biện pháp tu từ là gì?

- Tạo nên những giá trị đặc biệt trong biểu đạt và biểu cảm hơn so với việc sử dụng ngôn ngữ thông thường.

Các biện pháp tu từ đã học là:

Các biện pháp tu từ đã học

So sánhNhân hóaẨn dụHoán dụNói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệuNói giảm, nói tránhĐiệp từ, điệp ngữChơi chữLiệt kêTương phảnCHI TIẾT KHÁI NIỆM, TÁC DỤNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ ĐÃ HỌC1/ BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

Chi tiết nội dung bài học trong trương trình: Soạn bài So sánh

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất”(tục ngữ)

“Quê hương  chùm khế ngọt”

(Quê hương  - Đỗ Trung Quân)

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

Song thưa để mặc bóng trăng vào”

(Thu vịnh – Nguyễn Khuyến)

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

 

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên)

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

(Ca dao)

 Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

“Người là cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

(Sáng tháng Năm – Tố Hữu)

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

(Bầm ơi – Tố Hữu)

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Ví dụ:

“Cô giáo em hiền như cô Tấm”

+ So sánh khác loại:

Ví dụ:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

 

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”

(Núi đôi – Vũ Cao)

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Ví dụ:

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

(Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân)

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

(Ca dao)

2/ BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

Ôn lại kiến thức và làm bài tập vận dụng: Soạn bài Nhân hóa

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
- Trò chuyện với vật như với người:

3/ Biện pháp tu từ ẩn dụ

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

 

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

 

+ Ẩn dụ phẩm chất -  tương đồng về phẩm chất

 

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

 

c/ Lưu ý:

-  Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ Ẩn dụ tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

 

+ Ẩn dụ từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...

4/ Biện pháp tu từ hoán dụ

a/ Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

 

b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

 

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

 

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

 

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

 

Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

-  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)

-  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

5) Biện pháp tu từ nói quá, phóng đại, kho trương, ngoa dụ, thậm xưng, cường điệu

- Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

 

6) Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

- Khái niệm: Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

 

7) Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

- Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.

 

- Điệp ngữ có nhiều dạng:

+ Điệp ngữ cách quãng:

 

+ Điệp nối tiếp:

 

+ Điệp vòng tròn:

 

8) Biện pháp tu từ chơi chữ

- Khái niệm: Chơi chữ là biện pháp tu từ lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,…. làm câu văn hấp dẫn và thú vị.

 

- Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, thường trong văn thơ, đặc biệt là trong văn thơ trào phúng, trong câu đối, câu đố,….

- Các lối chơi chữ thường gặp:

+ Dùng từ ngữ đồng âm

 

 

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm)

 

+ Dùng lối nói lái

 

+ Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

+ Dùng cách điệp âm

 

9/ Biện pháp tu từ liệt kê

- Khái niệm: Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.

 

10/ Biện pháp tu từ Tương phản

- Khái niệm: Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TA
5 tháng 3 2023 lúc 0:16

a) 

- Một số biện pháp tu từ có trong Bài 6 là: bút pháp đối lập (Thu hứng – Bài 1), đảo ngữ (Tự tình – Bài 2), nhân hóa, đối lập (Thu điếu – Nguyễn Khuyến), ...

- Phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật trong các bài thơ đã học ở Bài 6: Biện pháp tu từ trong Tự tình – Bài 2 là đảo ngữ: 

“Xiên ngang, mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Tác dụng: Góp phần miêu tả hình ảnh thiên nhiên như muốn vùng lên, phá ngang, phẫn uất với đất trời.

b) 

- Một ví dụ về biện pháp tu từ chêm xen chưa học trong sách giáo khoa (Bài 6) :

“Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích!

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)”

- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ấy: Góp phần bộc lộ sự xúc động, ngạc nhiên và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho cô hàng xóm cũng là người đồng chí của mình.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
21 tháng 12 2023 lúc 10:34

a. Một số biện pháp tu từ trong bài 6: Tiểu thuyết và truyện ngắn

- Biện pháp chêm xen:

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung ý nghĩa cho cụm từ “ông và dì”, làm nổi bật được số phận của 2 con người.

- Biện pháp so sánh

“Cứ thế lên lên xuống xuống y như người ta giỡ quả cầu hoặc pho tượng Phật” (Kiêu binh nổi loạn)

=> Biện pháp so sánh làm nổi bật thái độ coi thương của kiêu binh đối với vị vua bù nhìn

b. Biện pháp chêm xen

“Chèo buông, đò ngang trôi theo dòng xuôi về phía hạ nguồn. Ông và dì, một già một trẻ, một lành lặn, một thương tật tựa đỡ vào nhau.” (Người ở bến sông Châu)

=> Biện pháp chêm xen nhằm bổ sung

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
NN
3 tháng 3 2019 lúc 12:15

Lớp 6 mà óc heo quá

FAN FILM đó ak,nônnonononnn

Hok tốt

Bình luận (0)
BL
3 tháng 3 2019 lúc 12:15

k mk nha!

thanks

thanks

Bình luận (0)
NN
3 tháng 3 2019 lúc 12:16

4 biện pháp tu từ

ẩn dụ

nhân hóa

so sánh

hoán dụ

mk chỉ bít thế thôi sorry

Bình luận (0)
HM
Xem chi tiết
MP
13 tháng 9 2023 lúc 20:48

*Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.

Khổ 4:

Mùa xuân - lạc đường.

=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.

*Văn bản “Nắng mới”:

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).

=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa

Bình luận (0)
TA
13 tháng 9 2023 lúc 20:48

Tham khảo!

- *Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá”

Khổ 2:

- Đá - ngồi, trông nhau.

- Non Thần - trẻ lại.

=> Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động.

Khổ 4:

Mùa xuân - lạc đường.

=> Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường.

*Văn bản “Nắng mới”:

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội).

=> Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
BC
17 tháng 5 2016 lúc 11:11

1/ Các hình thức sinh sản ở động vật là: Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Con sinh ra kế thừa đặc điểm của 1 cá thể.

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái. Con sinh ra kế thừa đặc điểm của 2 cá thể.

2/ Sự tiến hoá của hệ thần kinh qua các ngành đã học: Từ chỗ hệ thần kinh chưa phân hoá (Động vật nguyên sinh) đến hệ thần kinh hình mạng lưới (Ruột khoang), tới chỗ hình chuỗi hạch với hạch não, hạch dưới hầu, chuỗi hạch bụng( giun đốt) đến hình chuỗi hạch với hạch não lớn, hạch dưới hầu, chuỗi hạch ngực và bụng (Chân khớp) hoặc hệ thần kinh hình ống với bộ não và tủy sống ở Động vật có xương sống

3/ Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt các thiệt hại do sinh vật hại gây ra.

Các biện pháp đấu tranh sinh học:

- Sử dụng thiên địch tiêu diệt trực tiếp sinh vật gây hại

VD: Mèo bắt chuột.

- Sử dụng thiên địch đẻ trứng vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại

VD: Bướm đêm đẻ trứng lên cây xương rồng, ấu trùng nở ra ăn cây xương rồng.

VD: Ong mắt đỏ đẻ trứng lên trứng sâu xám, ấu trùng nở ra ăn trứng sâu xám.

- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại.

VD: Sử dụng vi khuẩn Myoma và Calixi để tiêu diệt thỏ

- Gây vô sinh diệt động vật gây hại

VD: Tuyệt sản ruổi đực ruồi cái không sinh sản được

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
NL
27 tháng 12 2022 lúc 20:07

giúp em với

Bình luận (4)
TN
27 tháng 12 2022 lúc 20:13

Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời .
 

Bình luận (0)
TN
27 tháng 12 2022 lúc 20:13

đây

Sáng đó, em thức dậy rất sớm để ngắm cảnh mặt trời mọc - một cảnh tượng tuyệt đẹp trên quê hương . Từ sân nhà nhìn về hướng đông , em thấy bầu trời đang dần chuyển sang màu hồng nhạt . Ông Mặt trời vẫn giấu mình sau những đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu ông đã thức giấc . Gió thổi nhè nhẹ . Một lát sau ông mặt trời nhỏ một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang t từ nhỏ lên bầu trời cao . Nhuộm chân trời một màu hồng rực , quét sạch tàn dư của bóng đêm . Vạn vật như bừng tỉnh dậy sau giấc ngủ dài , hân hoan chào đón nắng mai .Sương đêm đọng trên những chiếc lá cây , lấp lánh giữa ánh nắng mà trời . Tạo thành bức tranh vẽ khung cảnh thiên nhiên của buổi sáng mai tuyệt vời .
 

Bình luận (0)