Những câu hỏi liên quan
NK
Xem chi tiết
TY
5 tháng 1 2022 lúc 17:08

lần đầu mik bt hẻm ông tiên

Thăm con hẻm 96 Phan Đình Phùng (Q. Phú Nhuận, TP.HCM) vào một buổi trưa nắng lên đến đỉnh đầu, ngồi uống ly nước lề đường, hỏi vài ba chuyện về con hẻm chừng dăm trăm mét này. Thế mà người ta hào hứng, hết lượt bà Hai cà phê kể, tới anh Sáng bánh cuốn, rồi vòng về quán nước của chú Tám…

Những giai thoại “nửa hư nửa thật” những tưởng chỉ có trong cổ tích lại hiển hiện đời thường 100%, được những người sống lâu, sống đời ở hẻm này vẽ lại bằng lớp kí ức nhẩm độ chắc cũng mấy chục năm có lẻ. Nghe xong mới thấy cuộc sống đẹp thật. 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
MI
21 tháng 8 2023 lúc 10:46

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

Bình luận (0)
PN
Xem chi tiết
TH
13 tháng 12 2022 lúc 19:58

Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/viet-doan-van-trinh-bay-suy-nghi-ve-ban-tuyen-ngon-doc-lap-cua-ho-chi-minh-a95351.html#ixzz7nM2cxXRW

Bình luận (0)
NM
13 tháng 12 2022 lúc 19:58

Tác phẩm đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc thông qua việc trích dẫn tuyên ngôn độc lập của các nước lớn trên thế giới. Dựng lên một hàng rào vững chắc cho những lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lý cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng và các nước, các dân tộc khác nói chung. Tác giả sử dụng lời văn đanh thép, lập luận sắc sảo cùng dẫn chứng cụ thể để vạch tội thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới. Tác phẩm là bản tuyên ngôn khẳng định chủ quyền dân tộc Việt Nam với thế giới. Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỷ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới.

 

Bình luận (0)
VD
Xem chi tiết
MN
28 tháng 1 2021 lúc 20:32

1. Mở bài

Tự học là một trong những thói quen tốt mà ai cũng cần rèn luyện để hoàn thiện bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Tự học là việc mỗi người tự giác tìm tòi, học hỏi, tiếp thu, tích lũy những kiến thức bổ ích, có lợi cho cuộc sống cũng như công việc.

b. Phân tích

Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai. Từ đó, mỗi chúng ta sẽ trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn, mỗi người sẽ có cách tổng hợp, chọn lọc kiến thức khác nhau, biến kiến thức nền chung thành bài học riêng cho mỗi người và khi gặp trường hợp thực tiễn lại có những cách xử lí khác nhau.

Tự học ngoài việc giúp chúng ta có thêm kiến thức còn giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì vì đó là một quá trình dài đòi hỏi con người phải thật cô gắng thì mới cho kết quả tốt như mong muốn.

c. Dẫn chứng

Mạc Đĩnh Chi vốn là đứa trẻ nhà nghèo nhưng tinh thần ham học hỏi và khả năng tự học nên mặc dù phải bắt đom đóm làm đèn nhưng cuối cùng ông đã thi đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới thời nhà Trần.

Trong thực tế, một tấm gương tự học không thể không nhắc đến đó là Bác Hồ. Từ một người lao động bình thường nhưng với tinh thần ham học hỏi của mình, Bác không chỉ thông thạo nhiều thứ tiếng mà còn tìm ra con đường cách mạng giúp nước nhà dành được độc lập.

d. Phản biện

Bên cạnh những tấm gương, những con người có tinh thần tự học đáng khen ngợi thì vẫn còn những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

3. Kết bài

Tự học là một đức tính tốt mà mỗi chúng ta cần phải rèn luyện để nâng cao kiến thức cũng như giúp ích cho xã hội.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 1 2021 lúc 20:32

 

Câu 1 :

Trong cuộc sống, chúng ta phải có tinh thần tự học vì việc học tập có tầm quan trọng rất lớn đối với mỗi con người. Nếu không coi trọng việc học thì chúng ta không thể đáp ứng được nhu cầu trí thức cao trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. Một trong những phương pháp học tập hiệu quả là người học phải có tinh thần tự học. “Tinh thần” là thái độ, ý nghĩ định hướng cho hành động của con người. “Tự học” là chủ động học tập, thực hành, tự thu thập kiến thức từ người khác hoặc từ sách vở. Vậy, “tinh thần tự học” là ý thức tự chủ, tự giác trong việc tiếp thu kiến thức, luyện tập kỹ năng. Những biểu hiện cụ thể của tinh thần tự học là chăm chú nghe thầy cô giảng bài, ghi chép đầy đủ trọng tâm bài học, tự giác làm bài tập và chủ động tìm kiếm thêm các tài liệu hay bài tập có liên quan để mở rộng kiến thức. Phương pháp tự học chắc chắn sẽ mang lại nền tảng kiến thức vững chắc và những kết quả học tập tốt, hoàn toàn trái ngược hẳn với lối học thụ động, chỉ trông chờ vào người khác. Tóm lại, mỗi học sinh nên tự rèn luyện cho mình tinh thần tự học để việc học tập luôn có được hiệu quả tốt nhất.

Bình luận (0)
TL
28 tháng 1 2021 lúc 20:33

a, LẬP DÀN Ý CHI TIẾT

a) Mở bài:

 

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

 

Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự giác trong học tập.

 

b) Thân bài:

 

* Giải thích khái niệm

 

- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình.

 

- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực.

 

- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.

 

-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập.

 

* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học

 

- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.

 

- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng

 

- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học

 

- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

 

- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.

 

- Kết quả học tập được nâng cao.

 

- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.

 

- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.

 

 

- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.

 

- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.

 

...

 

* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?

 

- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức cần thiết, hữu ích cho bản thân.

 

- Chủ động mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.

 

- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...

 

- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.

 

- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống

 

- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn

 

- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...

 

- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn

 

* Bài học nhận thức và hành động

 

- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác

 

- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.

 

- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó

 

- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý thức học hành.

 

c) Kết bài:

 

- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.

 

- Liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
TB
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TT
9 tháng 12 2021 lúc 18:48

Cứu em 😭

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
H24
14 tháng 9 2021 lúc 20:54

Tham khảo:

Phong cách Bác rất đẹp và luôn đẹp như thế . Và cái tạo nên vẻ đẹp , cái đặc trưng riêng của Bác đó là sự hòa quyện giữa cái truyền thống với cái hiện đại , cái giản dị với cái thanh cao . Bác hội nhập quốc tế nhưng vẫn giữ được cái nét đẹp văn hóa của dân tộc . Học hỏi các nước khác nhưng ko phải cái gì cũng tiếp thu , Bác biết chọn lọc , chắt lấy những cái hay , cái tinh hoa văn hoa văn hóa rồi phê phán , bài trừ cái xấu , những tiêu cực. Đó là cái chúng ta cần học tập ở Bác . Bởi lẽ , với một quốc gia còn đang phát triển như Việt Nam muốn sánh vai với các nước năm châu thì còn rất khó , cần cố gắng nỗ lực nhiều . Mà một trong những cách góp phần làm giàu đẹp đất nước đó là tích lũy cái đẹp từ đất khách kết hợp với giữ gìn bản sắc dân tộc . Không những vậy , ở Bác vẫn còn một nét đpẹ trong phong cách mà chúng ta cần học hỏi. Đó là lối sống giản dị , đời thường . Dù là bất cứ ai , ở trong bất kì hoàn cănhr nào cũng vẫn nên giữ lối sống trong sáng , thanh tao . Cứ như Bác ,ở trong căn nhà sàn nhỏ bé , trang phục giản dị , tư trang ít ỏi , bữa cơm đạm bạc có khi lại tốt đấy ! Vừa tiết kiệm lại vừa có ích . Vì lối sống giản dị ấy cũng là một cách để ta di dưỡng tâm hồn, làm cho cuộc sống hạnh phúc hơn . Ta vui biết bao trong căn nhà nhỏ bé ? Ta thấy thanh thản biết bao khi gần gũi với thiên nhiên ? Ta sẽ có một cuộc sống ý nghĩa hơn , đẹp hơn nếu biết học tập lối sống cũng như phong cách của Bác .

Bình luận (0)
YN
14 tháng 9 2021 lúc 21:18
Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhưng lại có phong cách rất giản dị, gần gũi phong cách của các tầng lớp nhân dân lao động. Ở Người có sự kết hợp phong cách của một nhà hiền triết phương Đông (ông đồ xứ Nghệ ) với phong cách lịch lãm của một chính khách phương Tây.
Các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như nhiều nhà chính trị đã đề cập đến phong cách Hồ Chí Minh ở nhiều góc độ từ tư duy đến hành động : phong cách lãnh đạo, phong cách công tác, phong cách sinh hoạt, phong cách nói, phong cách viết ...
- Đặc điểm nổi bậc của phong cách tư duy Hồ Chí Minh là độc lập, tự chủ, sáng tạo.
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh là tôn trọng nguyên tắc tập trung dân chủ, là thận trọng, chu đáo, sâu sát, tỉ mỉ, là lời nói phải đi đôi với việc làm...
- Đặc điểm nổi bật trong phong cách sinh hoạt của Hồ Chí Minh là sự giản dị, tiết kiệm và sự gần gũi, chan hoà với mọi người tạo nên phong cách giao tiếp riêng, rất lịch sự nhưng chân thành và ấm áp, bên cạnh phong cách đó là tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan của một người luôn biết làm chủ. Tình cảm đó chính là nguồn cảm xúc dồi dào để Người sáng tác những bài thơ nói về thiên nhiên, đất nước, con người. Với Hồ Chí Minh, khi hoạt động bí mật trong rừng sâu hay khi hoà bình về thành phố, thiên nhiên, với những “ mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông” luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống của Người ...
Bình luận (0)
JK
Xem chi tiết
MN
12 tháng 3 2021 lúc 20:35

Tham khảo:

Câu 2:

Có thể nói rằng trăng và người ngắm trăng trong bài Ngắm trăng của HCM có quan hệ vô cùng thân thiết. Người ngắm trăng trong bài chính là Bác Hồ. Bác phải sống trong cảnh ngục tù, sống với sự nung nấu căm thù quân giặc và sống trong cảnh "không rượu, không hoa". Nhưng với Bác cảnh đẹp không thể làm phai mờ đi tình cảm của Bác và thiên nhiên "khó hững hờ" đó chính là trăng. Đây chính là cuộc vượt ngục tinh thân của Bác. Có thể thấy được mối giao hòa của trăng và Bác qua nghệ thuật đối:

Nhân - song - minh nguyệt

Nguyệt - song - thi gia

Bác dưới qua khung cửa sổ ngắm nhìn trăng và rồi trăng cũng qua khung cửa sổ để đến thăm Bác cho thấy một tình yêu tha thiết, mối quan hệ mật thiết của trăng với Bác.

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
DH
27 tháng 12 2022 lúc 18:17

Bạn tham khảo nha: Con người ấy hiện lên thật đẹp, thật lẫm liệt, ngang tàng trong bà ithơ Đập đá ở Côn Lôn được viết khi tác giả bị đày ở Côn Đảo.Côn Đảo – nơi trước kia được mệnh danh là “địa ngục trần gian”, nơi mà thực dân Pháp đã lập nên nhà tù giam cầm những người chiến sĩ yêu nước và cách mạng vcới tất cả những kiểu đày ải, tra tấn con người tàn nhẫn nhất. Nhưng những con người ấy với dòng máu nóng của hồn Việt, với tinh thần quả cảm, ý chí kiên cường luôn tỏ rõ được thế đứng bất khuất trước kẻ thù. Dù lúc nào họ cũng phải đối mặt với những đày ải, lao động khổ sai nặng nhọc, dã man nhất. Dù phải chống chọi với cái khắc nghiệt giữa nơi đảo xa trơ trọi, giữa biển khơi, giữa cái ngột ngạt nơi nhà tù kìm hãm, bó buộc thể xác con người, những người tù yêu nước như Phan Chu Trinh vẫn luôn dõng dạc thể hiện chính mình trước kẻ thù.

Bình luận (0)