Nhờ mn tìm giúp em mấy đề hình ôn thi vào 10 với ạ ! Cho em xin với ạ !
Cho em xin kinh nghiệm thi Chuyên Anh vào lớp 10 với ạ. Ôn thi thì ôn sách nào ạ ?Sách ôn chắc Chuyên Anh ấy ạ. E cảm ơn ạ.
Mn giúp em giải với ạ, em cần gấp để ôn ngày mai em thi rồi ạ! Mong mn giúp em
1 The distance from my home to school is about 3 km
2 My mum used to live in a small village when she was small
3 Despite being a millionaire , he lives in a small flat
4 when does the festive take place ?
5 It is about two kilometres from my home to school
6 he didn't use to ride his bike to school
7 Despite having a test tomrrow , they are still watching TV now
Có anh chị nào thi IOE nhiều cho em xin kinh nghiệm với ạ :))) Nên ôn gì mọi người nhỉ? Đối với em cái đề nó rất mở ôn chẳng trúng bao giờ.
Thi ioe thì e cần luyện nghe nhiều và luyện tập nhiều về các dạng bài điền từ vào chỗ trông, viết lại câu. Trong khi làm bài thì câu dễ làm trước, câu khó có thể bỏ lại chút nữa làm. E có thể thi thử bằng cách nạp tiền vào đó để biết trước ma trận đề
☛Có ai có đề cương ôn tập Toán lớp Bảy cuối kì II gửi đề hoặc gửi link cho em tham khảo với ạ, sắp thi rồi. Em xin cám ơn!^^
#xin chh tạm thời
có đề cương trước của mình thôi!
đại: thống kê, đơn thức, thu gọn đa thức, đa thức một biến đã sắp xếp, cộng trừ đa thức, nghiệm của đa thức.
hình: các trường hợp bằng nhau của tam giác, các đường trong môtj tam giác, các cạnh và đỉnh, tính chất tia phân giác và đường trung trực, trung tuyến.... hình thì là tất cả các loại tam giác bạn đã và đang học ý!
Mn cho mình xin đề thi cuối học kỳ I (đề mẫu) môn Khoa-Sử-Địa với ạ (để ôn)
lên gu gồ tìm í
ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ LỚP 5.
Câu 1: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp vào năm nào?
A: Khi Pháp vừa đánh Gia Định B: 1863
C: Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp. D: 1862
Câu 2: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Định
C. Nguyễn Hữu Huân D. Hồ Xuân Nghiệp
Câu 3: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?
A. Nguyễn Lộ Trạch B. Phạm Phú Thứ.
C. Nguyễn Trường Tộ. D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?
A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.
B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.
C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.
D. Cả A và B đúng.
Câu 5: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?
A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.
B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.
C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.
D. Cả A và B đúng.
Câu 6: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?
A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.
B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.
C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"
D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.
Câu 7: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?
A. Nền công nghiệp khai khoáng.
B. Ngành dệt.
C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 8: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?
A. Địa chủ
B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...
C. Nông dân
D. Quan lại phong kiến.
Câu 9: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?
A. Hứa cung cấp lương thực.
B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam
C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.
D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam
Câu 10: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?
A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.
B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.
C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc
D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.
Câu 11. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào, từ đâu?
A. 1911, tại cảng Nhà Rồng.
B. 1912, tại ga Sài Gòn.
C. 1913, tại nhà anh Lê.
Câu 12. Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết ra đi tìm đường cứu nước ?
A. Muốn đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.
B. Thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân.
C. Cả hai ý kiến trên đều đúng.
Câu 13: Hội nghị hợp nhất các đảng tiến hành vào thời gian nào?
A: Năm 1929 B: Mùa thu năm 1929
C: Năm 1931 D: Đầu xuân năm 1930
Câu 14: Ngày nào đã trở thành ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
A: Ngày 2 tháng 9 B: Ngày 3 tháng 2
C: Ngày 19 tháng 5 D: Ngày 19 tháng 8
Câu 15: Cuộc biểu tình ngày 12 - 3 - 1930 do giai cấp, tầng lớp nào tiến hành?
A. Nông dân.
B. Công nhân.
C. Nông dân và công nhân.
D. Các tầng lớp nhân dân lao động.
Câu 16: Sau cuộc biểu tình ngày 12 - 9 - 1930, làn sóng đấu tranh ở Nghệ Tĩnh như thế nào?
A. Càng thêm mạnh.
B. Nông dân tiếp tục nổi dây.
C. Đánh phá huyện lị, đồn điển...
D. Nhân đân cử ra người lãnh đạo.
Câu 17. Đảng và Bác Hồ ra lệnh toàn dân khởi nghĩa vào lúc nào?
A. Tháng 3- 1945.
B. Giữa tháng 8- 1945
C. Ngày 18-3 8- 1945.
D. Ngày 19- 8- 1945.
Câu 18. Chiều ngày 19-8-1945 cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên đâu?
A. Sở mật thám
B. Trại Bảo an bình
C. Phủ Khâm sai
D. Sở Cảnh Sát
Câu 19: Ý nghĩa lịch sử của Tuyên ngôn độc lập là:
A. Chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn
B. Khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
C. Xác định quyền độc lập tự do dân tộc
D. Cả ba ý đều sai
Câu 20: Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập vào ngày nào?
A. Ngày 19 tháng 8 năm 1945
B. Ngày 5 tháng 9 năm 1945
C. Ngày 2 tháng 9 năm 1945
D. Ngày 30 tháng 4 năm 1945
Câu 21: Vì sao nói: “Ngay sau cách mạng tháng Tám, nước ta ở trong tình thế Nghìn cân treo sợi tóc”
A. Nạn đói xảy ra khắp nơi khiến hơn 2 triệu người chết, nông nghiệp đình đốn.
B. Hơn 90% dân số mù chữ, không biết viết chữ.
C. Thực dân Pháp tiếp tục xâm lược Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
D. Tất cả các ý trên
Câu 22: Những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám là?
A. "giặc ngoại xâm"
B. "giặc đói"
C. "giặc dốt"
D. cả ba ý kiến trên
Câu 23: Mở đầu cho cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai, thực dân Pháp làm gì?
A. đánh chiếm Sài Gòn.
B. mở rộng xâm lược Nam Bộ.
C. đánh chiếm Hải Phòng.
D. đánh chiếm Sài Gòn, Hải Phòng.
Câu 24: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh phát trên đài tiếng nói Việt Nam lúc nào?
A. Sáng 18 - 12 - 1946
B. Sáng 19- 12- 1946
C. Sáng 20- 12- 1946.
D. Đêm 19 - 12 - 1946
Câu 25: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới thu đông 1950 nhằm mục đích gì?
A. Giải phóng một phần biên giới Việt Trung
B. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc
C. Khai thông đường liên lạc quốc tế
D. Cả ba ý trên
Câu 26: Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 địch chết bao nhiêu tên?
A. 3000 tên
B. hơn 3000 tên
C. hàng trăm tên
D. 300 tên
Câu 27: Khi địch tấn công Việt Bắc, Trung ương Đảng đã quyết định như thế nào?
A. Chặn đánh địch
B. Bố trí trận đại mai phục
C. Phải phá tan cuộc tấn công của giặc
D. Chặn đánh quân rút lui
Câu 28: Quân ta chiếm cụm cứ điểm Đông Khê vào ngày nào?
A. sáng 18 - 9- 1950
B. sáng 16 - 9 - 1950.
C. sáng ngày 22-9-1950
D. sáng ngày 11-8-1950
Câu 29: Bị trúng đạn, nát một phần cánh tay phải nhưng anh La Văn Cầu vẫn làm gì?
A. Dừng chiến đấu
B. Hi sinh tại chỗ
C. Nhờ đồng đội chặt đứt cánh tay để tiếp tục chiến đấu
Câu 30: Kết thúc chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta đã tiêu diệt và bắt sống bao nhiêu tên địch?
A: Hơn 8000 tên địch
B. 750 tên địch
C. Không có tên địch nào
D. 3000 tên địch
Cái này là môn lịch sử nha
Chúc bn thi tốt !
có gì sai thì bn bỏ qua cho mik nha
Đúng r lên google tìm ấy tụi này ko có đâu
Ai có đề toán 9 để ôn thi vào 10 không ạ. Cho mình xin với, tiện thể kèm mình luôn với ạ :(
Mình học toán khá yếu mong bạn nào học được kèm cho mình với ạ, hứ sẽ chăm chỉ :(
Cs này sợ nó khác. Các dạng bài này Milk ôn hồi tr vào cấp 3 nhưng h vẫn còn giữ lại.
Kiến trúc dạng đề ôn như vầy:
DẠNG I : Rút gọn biểu thức
VD:
A=.......
Sau đó thường sẽ pải thục hiện:
+Rút gọn biểu thức đó
+Chứng minh 0< C<1
+Tính giá trị của x=...
+..
DẠNG II: Giải phương trình-Hệ Phương trình
Trong dạng này thường giải các bài toán về Giải pương trình, hệ phương trình và bất phương trình.\
Chúc hc tốt!
Có j sai cho xl
~LucMilk~
Giúp em với ạ ,em sắp thi 1 tiết rồi cho em xin đề tham khảo với ạ
Em xin cảm ơn mọi người nhiều
Đề gì hả bạn ?
1 tiết gì hả bạn
Em sắp thi vào lớp chọn ở trường,năm nay lên lớp 6 thi đề chắc là ôn lại lớp 5 đề thi sẽ có dạng:
_tính toán
Toán đó
.... Của lớp 5.
Mong các bạn,các anh chị và các thầy cô giúp em cho em các dạng bài toán thường gặp khi thi,và công thức tính với ạ.Em xin cảm ơn rất nhiều ạ
thường lúc chỉ thi thì thì dạng toán cần phải học là :
tính toán phân số , số thập phân
mấy bài toán đố về hình học
cuối cùng là tìm x
bạn phải học toán về hình hoc , tìm x , tỉ số phần trăm , phân só ,số thập phân và hỗn số ( cả toán đố của các dạng bài trên nữa)
chi cho minh nua
mn giúp đỡ vs ạ cho em xin cái đề GDCD để ôn thi ạ em sắp thi rùi 10/5 ạ
Đề A trường mình bạn nhé(THCS Lý Thường Kiệt- Đà Nẵng)!
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2017-2018
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy chọn phương án em cho là đúng
Câu 1 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm:
A. 1988
B. 1989
C. 1990
D. 1991
Câu 2 Biển báo nào sau đây là biển báo cấm?
A. Hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, hình vẽ màu đen.
B. Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng.
C. Hình tròn viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ màu đen.
D. Hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền màu xanh lam.
Câu 3 Hành vi nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người là:
A. Bênh vực bạn khi bị bắt nạt.
B. Chạy xe đụng phải người đi đường rồi bỏ đi.
C. Báo cho thầy cô biết về việc bạn bỏ học đi chơi.
D. Tỏ thái độ không đồng ý khi bạn trêu chọc quá mức.
Câu 4 Biểu hiện nào sau đây thực hiện đúng quyền và nghĩa cụ học tập:
A. Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà và lao động giúp đỡ gia đình.
B. Chỉ học trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.
C. Chỉ chăm chú vào học trên lớp, ngoài ra không làm việc gì.
D. Ngoài giờ học ở trường chỉ làm việc nhà mà không cần học bài.
Câu 5 Căn cứ vào đâu để xác định công dân của mỗi nước?
A. Nơi ở.
B. Tiếng nói.
C. Màu da.
D. Quốc tịch.
Câu 6 Điền từ vào chỗ trống đúng với nội dung bài Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người.
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai ....(1).... Việc bắt giữ .....(2)....
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Theo em, Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em có ý nghĩa như thế nào? Nêu ba việc làm vi phạm quyền trẻ em.
Câu 2 (2 điểm): S và T là học sinh lớp 6C ngồi cạnh nhau. Một hôm, S bị mất chiếc bút máy rất đẹp vừa mua. Tìm mãi không thấy, S đổ tội cho T lấy cắp bút của mình khiến hai bạn cãi nhau to tiếng. T tức quá liền xông vào đánh S chảy cả máu mũi.
a. Theo em, S và T ai đúng, ai sai? Tại sao?
b. Theo em, khi bị S đổ tội lấy trộm bút, bạn T nên làm gì để giữ được tình bạn cũng như bảo vệ được bản thân mình?
Câu 3 (3 điểm): T và H đi xe đạp đến ngã tư thì đèn vàng bật sáng. Thấy đường vắng người, T liền rủ H tranh thủ đạp xe vượt qua đèn vàng cho kịp giờ vào lớp.
a. Nếu H làm theo lời bạn T thì hai bạn có vi phạm luật giao thông không? Vì sao?
b. Là học sinh trường THCS Lý Thường Kiệt, em đã làm gì để góp phần tránh ùn tắc ở cổng trường?
...........................................Hết..............................................