lập dàn ý cảm nhận nhân vật ông Sáu
lập dàn ý cảm nghĩ của em về nhân vật ông sau trong chuyện chiếc lược ngà
Tham khảo:
Mở bài
+ Đi từ ý nghĩa của tình phụ tử, giá trị của tình cảm cha con. Khẳng định đây là tình cảm cao đẹp.
+ Giới thiệu sơ nét những ý nổi bật về nhà văn Nguyễn Quang Sáng và tác phẩm Chiếc lược ngà.
+ Dẫn dắt vấn đề: phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu.
Thân bài
* Phân tích tâm trạng của ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
Ông Sáu lên lối đi chiến đấu theo tiếng gọi của đất nước khi con gái mới chỉ được một tuổi => Nỗi niềm thương nhớ con da diết khôn nguôi.Khi ông Sáu về thăm nhà thì bé Thu dường như không nhận ra ông là cha => nỗi buồn tủi vô hạn.Với tính cách của bé Thu, nhất định không sở hữu và nhận ông Sáu là cha vì vết sẹo trên gương mặt. Ông Sáu đã đánh bé Thu để rồi dằn vặt ăn năn.Ông Sáu cảm thấy niềm hạnh phúc vô cùng khi bé Thu gọi ông một tiếng ba trước lúc ông lên đường.Nơi chiến trường ác liệt, ông Sáu không ngừng nghỉ thương nhớ con gái yêu quý của mình => Thực hiện lời hứa hẹn làm cho con chiếc lược ngà.
* Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà
Ông Sáu là một người giản dị với tình yêu con mênh mông vô bờ.Ông Sáu vừa là một người chiến sĩ kiên cường, vừa là một người cha hết lòng yêu thương con.
Kết bài
- Tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật về nhân vật ông Sáu.
- Khẳng định ý nghĩa của tình phụ tử, vai trò của tình cha con, của tình cảm gia đình so với những người dân lính.
- Thổ lộ những suy nghĩ member khi cảm nhận về nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà.
Ông Sáu là người thay mặt tiêu biểu về một người chiến sĩ anh dũng đồng thời còn là một một người cha có tình yêu thương con vô bờ bến. Qua tác phẩm, ta nhận ra tình cha con thiêng liêng thâm thúy biết nhường nào. Tình phụ tử cũng như những tình cảm gia đình khác đều trở thành mạch nguồn của tình yêu quê nhà đất nước. Đó là nơi dựa, là vấn đề tựa tinh thần cho từng người…
lập dàn ý nêu cảm nhận về nhân vật người em trong truyện cây khế
Chuyện cổ tích Cây khế khép lại, trong tâm trí em vẫn hiện lên ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người em trai hiền lành, chất phác, thật thà. Trái ngược lại với người anh tham lam, ích kỉ thì người em trai hiện lên với phẩm chất hiền lành, lương thiện, sống hòa hợp với thiên nhiên và yêu thương vạn vật. Vì hiền lành và coi trọng tình anh em, nên dù không nhận được tài sản gì ngoài mảnh vườn nhỏ, anh vẫn vui vẻ, không ganh ghét người anh. Người em còn là người sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu mến vạn vật khi anh để cho chim ăn khế dù tài sản của mình chẳng có gì. Nhờ sự lương thiện, siêng năng mà anh đã được trả ơn xứng đáng và cuộc sống thoát khỏi cảnh cơ cực. Người em chính là nhân vật đại diện cho kiểu người nhân hậu trong truyện cổ. Qua nhân vật này, nhân dân muốn gửi đến bạn đọc bài học về chân lí “ở hiền gặp lành” và hướng con người chúng ta đến lối sống lương thiện trong cuộc đời
Lập dàn ý cảm nhận nhân vật Mã Lương trong truyện cây bút thần
lên mạng đi ;D
Cậu bé Mã Lương trong truyện cổ tích “Cây bút thần” cũng là nhân vật có tài năng kì lạ và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Xuyên suốt câu chuyện, Mã Lương hiện lên với tài năng về hội họa, thông minh cùng những phẩm chất vô cùng đáng quý như chăm chỉ, cần cù, luôn giúp đỡ những người nông dân nghèo khó và dám chống lại cường quyền.
Cảm nhận của em về nhân vật Mã Lương
"Cây bút thần" là một truyện cổ tích thần kì của Trung Quốc. Ngoài nhân vật thần kì, sự vật thần kì, truyện cổ tích này còn hàm chứa một triết lí nhân sinh và một quan điểm nghệ thuật vô cùng sâu sắc. Truyện được lưu truyền nhiều nơi trên đất nước Trung Hoa, nhưng sâu rộng nhất là ở vùng Vân Nam, Tứ Xuyên…
Mã Lương nghèo khổ, có năng khiếu vẽ, biết tự luyện tập nên vẽ giỏi. Em vẫn chưa có bút vẽ, mơ ước mãi mà chưa được. Cụ già đã đến với em trong mơ. Cụ râu tóc bạc phơ, hiền hậu. Cụ cho em cây bút bằng vàng và khích lệ em:
"Đây là một cây bút thần, nó sẽ giúp con rất nhiều". Rõ ràng cụ già là Tiên rồi, như Bụt trong “Tấm Cám", như cụ già trong "Cây tre trăm đốt". Cụ già cho Mã Lương cây bút thần là biểu tượng nói lên mơ ước một báu vật, một vật thiêng liêng sẽ giúp Mã Lương cũng như nhân dân lao động biến mơ ước của mình thành sự thật và niềm tin. Chỉ có những người có chí lớn, có tài đức mới được Trời, được Tiên, được Phật phù trợ. Vì thế cụ già mới nói với em: “Nó (cây bút thần) sẽ giúp con rất nhiều".
Cây bút thần đã phát huy rực rỡ tài năng của Mã Lương. Trước đây, em cũng đã từng dùng que, dùng ngón tay vẽ chim, vẽ cá… Bức vẽ nào của em cũng đẹp, nhưng chưa đạt đến độ kì diệu, thiêng liêng. Giờ đây, với cây bút thần trong tay, em vẽ chim thì chim biết hót líu lo và tung cánh bay lên trời; em vẽ cá thì cá vẫy đuôi, trườn xuống sông bơi lượn. Nhờ thế mà thiên nhiên vốn đã đẹp lại càng đẹp thêm.
Mã Lương đã trải qua những năm dài vất vả tự kiếm sống. Với cây bút thần trên tay, em đã vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước giúp bà con nghèo trong làng. Những cuốc, cày, đèn, thùng múc nước… của em "tặng" chắc cuộc đời của họ dễ chịu hơn, có cơm ăn, áo mặc, và có ánh sáng… Chắc là người xưa muốn qua chuyện Mã Lương vẽ cày, vẽ cuốc, vẽ đèn… này mà gửi gắm một ý tưởng, một quan niệm, một quan điểm: hãy đem nghệ thuật phục vụ lao động, phấn đấu cho ấm no, hạnh phúc của người nghèo, của nhân dân.
Trên đời vốn đầy rẫy bọn ăn bám, tham lam, độc ác. Cây bút thần của Mã Lương sẽ giúp gì cho đời trong cuộc đấu tranh của nhân dân để "trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược" này? Cuộc đối đầu giữa Mã Lương với tên địa chủ là một cuộc đấu tranh mất còn. Căng thẳng và kì diệu, kì lạ thật. Sức mạnh lúc đầu chưa thuộc về Mã Lương! Em đã bị lên địa chủ nhốt vào chuồng ngựa, để em phải chết đói, chết rét! Kẻ thù vừa tham lam, vừa vô nhân đạo. Cây bút thần đã cứu em thoát nạn. Em đã vẽ ra lò sưởi để sưởi; em đã vẽ ra bánh để ăn. Rồi em vẽ ra thang như một vũ khí lợi hại để em "vượt ngục" và tạo ra một cái "bẫy" làm cho tên gian ác "chưa trèo qua 3 bậc" đã ngã lộn nhào xuống đất như bị trời giáng! Tên ác bá phóng tuấn mã, vung dao đuổi bắt em, em đã vẽ thành cung tên, em lấy cung tên bắn đúng họng nó! Con ngựa em vẽ cho mình là con tuấn mã đưa em đến chân trời mới tự do. Bao yếu tố kì diệu, bao sức mạnh thần kì trong những tình tiết nói về chuyện nhờ bút thần mà Mã Lương đã diệt trừ được tên địa chủ ghê tởm. ở đây cây bút thần tượng trưng cho sức mạnh chính nghĩa diệt trừ cái ác, hướng về cái thiện.
Dàn ý chi tiết suy nghĩ về nhân vật ông Sáu ( Chiếc lược ngà )
HELP ME!!!
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu về nhân vật Ông Sáu
Ví dụ:
Tình yêu trong văn học được biểu hiện rất sâu sắc và chân thành. Có những tình cảm rất thiêng liêng và sâu sắc như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu năm nữ, tình bà cháu, tình mẹ con,… và một thứ tình cảm rất thiêng liêng nữa ấy là tình cha con. Tình cảm cha con được biểu hiện rõ ràng nhất qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua tác phẩm hình ảnh người cha được thể hiện rất sâu sắc, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
II. Thân bài: Hình tượng ông Sáu trong Chiếc lược ngà
1. Tâm trạng của ông Sáu:
2. cảm nhận về nhân vật ông Sáu:
hình ảnh giản dị, bình thường nhưng tình yêu thương của ông dành cho con là vô bờ bềnhình ảnh người chiến sĩ, người cha đã làm nổi bậc lên tình cảm cha con của con ngườiông Sáu luôn dành tình cảm yêu thương sâu sắc nhất dành cho con và gia đình minhông Sáu là một người chiến sĩ uy nghiêm trên chiến trường nhưng ông rất tình cảm đối với con của mìnhIII. kết bài: nêu cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu:
ví dụ:
ông Sáu là biểu tượng cho một người cha vĩ đại, tình cảm cha con vô bờ. qua tác phẩm ta có thể nhận ra tình cảm cha con thiêng liêng đến nhường nào.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Hình tượng ông Sáu trong Chiếc lược ngà” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
P/S : Hông chắc :D
Lập dàn ý chi tiết
Đề 1: Cảm nhận về nhân vật cô bé bán diêm
Đề 2: Cảm nhận về cái chết của cô bé bán diêm
Em tham khảo:
Đề 1:
1. Mở Bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
+ Andersen, nhà văn của thiếu nhi, nổi tiếng với những câu chuyện cổ tích thần kì, huyền bí.
+ Truyện "Cô bé bán diêm" là một trong những tác phẩm nổi bật nhất, kể về một cô bé mồ côi nghèo khổ, bất hạnh phải đi bán diêm giữa mùa đông giá rét.
+ Nhân vật cô bé bán diêm được xây dựng với cuộc sống vất vả, tội nghiệp, luôn khao khát được yêu thương, hạnh phúc trong vòng tay gia đình.
2. Thân Bài
- Tóm tắt câu chuyện
+ Cô bé bán diêm là một bé gái có hoàn cảnh đáng thương: Mẹ mất sớm, bà qua đời.
+ Người cha nghiện rượu luôn bắt em phải làm việc, sống trong căn gác tối tăm, bẩn thỉu.
+ Trong đêm Giáng sinh, khi những đứa trẻ khác được quây quần bên gia đình, em phải đi bán diêm kiếm tiền, nếu không sẽ bị cha mắng chửi.
- Tính cách tốt đẹp của cô bé:
+ Thiện lương, trong sáng
+ Cô bé bán diêm là một đứa trẻ có niềm tin vào cuộc sống, luôn khát khao được yêu thương, được hạnh phúc.
- Phân tích từng lần em quẹt diêm sưởi ấm và những ảo ảnh em bé nhìn thấy để làm nổi bật luận điểm trên
3. Kết Bài
Khẳng định giá trị nhân đạo của tác phẩm
Đề 2:
1. Mở bài
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Giới thiệu đoạn kết về kết cục thương tâm của em bé bán diêm.
2. Thân bài
a. Giới thiệu hoàn cảnh cô bé bán diêm
Nhà nghèo, mồ côi mẹ, bà mất khiến gia đình phá sản, sa sút
Phải đi bán diêm kiếm tiền
Thường xuyên bị bố đánh đập, hành hung nếu không bán được diêm.
b. Về kết thúc truyệnEm đã đón nhận một cái chết thương tâm - chết vì giá rét nhưng đôi má vẫn hồng hào và đôi môi đang mỉm cười khiến người đọc không khỏi bàng hoàng, xúc động và lặng người trước số phận đáng thương của con người.
c. Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.
Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, băng hoại về đạo đức con người.
Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thờ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.
d. Tấm lòng nhân đạo của tác giả
Đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm
Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.
Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.
Hướng đến sự giải thoát cho cô bé bằng cách cho cô đoàn tụ với bà của mình trên Thiên đường, dưới sự bảo vệ của Chúa.
e. Nghệ thuật
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hài hòa giữa hiện thực và mộng tưởng.
Diễn biến tâm lí nhân vật hợp lí.
3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị tác phẩm: “Cô bé bán diêm” là tác phẩm gây xúc động mạnh cho người đọc với hoàn cảnh đáng thương của con người nhỏ bé trước xã hội vô cảm.
Liên hệ đến chủ nghĩa nhân đạo trong văn học: Tác phẩm thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.
Lập dàn ý: Cảm nhận về nhân vật " tôi" - người họa sĩ trong văn bản ' Hai cây phong'.
Cho đoạn văn sau: “Về đến nhà,ông Hai nằm vật ra giường,.....Cực nhục chưa,cả làng Việt gian"lập dàn ý nêu cảm nhận của e về đoạn trích trên?
Tham khảo!
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Kim Lân
+ Kim Lân là gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
+ Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và mảng đề tài về nông thôn Vin gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống thôn quê nên hầu như Kim Lân chi viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
- Giới thiệu tác phẩm: Làng
+ “Làng” là một truyện ngắn tiêu biểu. Kim Lân sáng tác truyện ngắn này vào năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Trong thiên truyện xuất sắc này, tác giả đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật ông Hai.
- Giới thiệu khái quát về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên
B. Thân bài
1. Khái quát chung
- Ông Hai là nhân vật chính của tác phẩm, đó là một người nông dân có tình yêu làng quê sâu sắc, nhưng vì hoàn cảnh, ông buộc phải rời làng đi tản cư.
- Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn nhớ về làng Chợ Dầu quê ông và tự hào khoe làng ông là làng kháng chiến. Tình yêu làng của ông Hai đã được nhà văn đặt vào một tình huống đầy thử thách. Đó là tin đồn làng chợ Dầu mà ông vẫn tự hào đã làm Việt gian theo Tây. Người nông dân ấy đã trải qua tâm trạng dằn vặt, đau đớn, phải tự đấu tranh với chính mình để lựa chọn con đường đúng đắn. Từ tình huống có ý nghĩa thử thách ở nội tâm nhân vật nhà văn đã mở ra biết bao cung bậc cảm xúc của một tấm lòng yêu làng, yêu nước và những chuyển biến mới trong tâm hồn , tình cảm của người nông dân này.
2. Phân tích đoạn trích
a. Lúc mới nghe tin làng theo giặc
- "Cổ ông lão nghẹn ng hắn lại, da mặt tê rần rần, ông lão lặng đi đến không thở được. Một lúc lâu, ông mới rặn è è như nuốt một cái gì vướng trong cô, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi". Trạng thái bàng hoàng, hụt hẫng này là phản ác tâm lý hết sức tự nhiên của một người quá yêu làng. Nếu không yêu thì cái tin làng Chợ Dầu theo giặc không thể gây chấn động mạnh tựa như một cú sốc tinh thần như thế với ông Hai.
- Song, ông Hai vẫn còn nghi ngờ chưa thể tin ngay lời đồn đại, ông lắp bắp hỏi lại: "Liệu có thật không hở bác, hay là chi lại ...". Ông hỏi lại để khẳng định cũng là để cố bấu víu vào một tia hi vọng rằng đó chỉ là sự nhầm lẫn là một lời đồn đại vô căn cứ. Nhưng khi cái tin được khẳng định từ những người tản cư thì ông Hai không thể không tin. Từ lúc ấy, tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt bởi mặc cảm là người làng Việt gian. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian bán nước "ông cúi gằm mặt xuống mà đi" ta nhận thấy trong cái cúi mặt này biết bao xấu hổ, nhục nhã, đau đớn. Nỗi nhục khiến ông không thể ngẩng đầu lên được.
b. Về đến nhà
- Về đến nhà, ông Hai càng tủi thân, thương con thương mình và thương cả nhữn người nông dân làng chợ Dầu vì mang tiếng là làng Việt gian: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lại cứ giàn ra, chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư. Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?". Nghĩ đến sự khinh bỉ của mọi người, ông Hai càng căm giận những kẻ Việt gian bán nước. Ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: "Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này".
=> Nhà văn Kim Lân đã sử dụng thật tài tình độc thoại để bộc lộ nỗi lòng nhân vật.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của tác phẩm
- Tình cảm của em dành cho nhân vật ông Hai, tác phẩm
Lập dàn ý: cảm nhận của em về nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn " Lão Hạc" của Nam Cao
+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.
+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.
_Học tốt_
+ Mở bài:
– Giới thiệu đôi nét về tác giả Nam Cao: Sinh ra và lớn lên ở miền quê nên trong văn của ông thường nhắc tới những người nông dân. Qua văn của Nam Cao hình ảnh người nông dân Việt Nam Trước và sau cách mạng tháng Tám 1945 hiện lên rõ nét, chân thực nhất.
– Truyện ngắn “Lão Hạc” là một truyện ngắn hay mà nhà văn Nam Cao đã viết tặng người nông dân. Qua tác phẩm này tác giả muốn tố cáo tội ác của chế độ phong kiến.
+ Thân bài:
– Phác họa về hình ảnh Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam
– Hoàn cảnh gia đình của nhân vật Lão Hạc như thế nào? Ông có những đặc điểm tính cách như thế nào?
– Cuộc sống đói khổ lão ăn khoai, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn. Nhưng lão vẫn cầm cự được dù cái đói cái khổ luôn bủa vây xung quanh lão
– Phân tích tình cảm của Lão Hạc dành cho con chó của mình như thế nào? Lão thường gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.
– Lão Hạc lại là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ. Một xã hội tha hóa về đạo đức, và lối sống người ta thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.
Hình ảnh Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao – Phản ánh tội ác của xã hội, một xã hội mà bọn cường hào ác bá, bọn địa chủ chỉ nhăm nhăm vơ vét cho bản thân mình tìm cách cướp đoạt của người dân khốn khổ để thỏa mãn mình.
– Phân tích nguyên nhân cái chết của Lão Hạc, cần nói rõ được cái chết của lão là do xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng. Tố cáo tội ác của chế độ một lần nữa.
– Phân tích về con đường tìm cách chất của Lão Hạc trước lúc chết lão đi tìm bả chó lão tìm đến Binh Tư một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình.
– Khái quát nhân vật Lão Hạc cũng là người cha điển hình trong văn học Việt Nam bởi lão là người yêu thương con trai mình hết mực. Lão làm gì thì làm vẫn luôn nhớ tới đứa con đang ở nơi xa.
– Lão Hạc còn là người có lòng tự trọng, tự tôn rất cao, cũng là người biết tiên đoán mọi việc trước khi chết lão còn sang nhà thầy giáo gửi gắm thư từ giấy tờ nhà và tiền bạc.
– Tác giả Nam Cao đã viết một cách rất chân thành, mộc mạc, chính lối viết giản dị mộc mạc đó đã xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng. Bi tráng trong cốt cách của nhân vật, còn giản dị trong lối sống. Từ ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.
+ Kết bài:
– Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn muốn lên án tội ác của chế độ cũ của chiến tranh đã làm con người Việt Nam khi đó một cổ hai tròng quá đáng thương .
– Đồng thời nó cũng thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với cuộc sống đó là một cái nhìn giàu lòng nhân văn, nhân đạo biết chia sẻ với nỗi khốn khổ của người dân xung quanh mình.
Lập dàn ý cảm nhận hình tượng nhân vật trữ tình trong 2 bài thơ " Đi đường" và " Ngắm trăng"
Hình tượng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ "Đi đường" và "Ngắm trăng":
1. Hình tượng nhân vật trữ tình trong bài "Đi đường":
- Nhân vật phải trải qua chặng đường gian khổ từ nhà lao này đến nhà lao khác (Phân tích 2 câu đầu)
- Nhân vật trữ tình lại rắn rỏi phi thường, vượt lên trên những khó khăn gian khổ ấy bằng một tinh thần thép, sự lạc quan hơn người (phân tích 2 câu sau)
2. Hình tượng nhân vật trữ tình trong "Ngắm trăng":
- Nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh tù đày, dù thiếu đi những yếu tố để thưởng thức cái đẹp (người xưa thường coi 3 yếu tố: rượu, hoa, trăng là những thứ không thể thiếu để tao nhân hưởng lạc) (Phân tích 2 câu đầu)
- Nhân vật trữ tình bằng tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan phơi phới đã mở rộng lòng mình để thưởng thức ánh trăng và được thiên nhiên đáp lại tình cảm đó. (2 câu sau)
=> chất chiến sĩ xen lẫn thi sĩ, nét cổ điển xen lẫn hiện đại