Những câu hỏi liên quan
NP
Xem chi tiết
H24
30 tháng 5 2018 lúc 15:10

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (0)
IS
27 tháng 2 2020 lúc 21:20

sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây
thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng
buồm, tiến ra biển cả.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền
nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn
tiềm tàng trong con người Tế Hanh.
Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu
trong gió biển.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
AT
12 tháng 8 2021 lúc 19:29

Công cha, nghĩa mẹ bao la, rộng lớn kể sao xiết. Phải, gia đình với mỗi người quan trọng biết mấy. Ai có thể đối xử với bạn tốt đẹp hơn cha mẹ đây? Chính lẽ đó mà mỗi đứa con cần có lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo không chỉ là phẩm chất đáng quý của con người mà còn là đạo lí cơ bản mà con người cần phải nhận thức và thực hiện đúng đắn.Đặc biệt khi đấng sinh thành đã bước qua tuổi tráng niên, về già sức khỏe sa sút, bệnh tật liên miên, đây là lúc cần sự hiếu thảo của con cháu nhất, lúc này đây con cháu vẫn còn tận tình chăm sóc, hỏi han không ngại khó ngại khổ, sợ phiền phức thì mới thật là tấm lòng hiếu thảo đáng quý biết chừng nào. Tấm lòng hiếu thảo đôi khi chỉ là những hành động đơn giản nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày, nó không phân biệt độ tuổi. Ai yêu văn học nước nhà đều sẽ biết đến “Truyện Kiều” (Nguyễn Du) với hình ảnh nàng Kiều đã từ bỏ mối duyên đẹp với Kim Trọng để làm tròn đạo hiếu. Kiều sẵn sàng bán mình chuộc cha, đánh đổi cả cuộc đời để cứu cha trong cảnh hoạn nạn. Đó là lựa chọn đáng khâm phục và rất nhân văn của Kiều. Tác giả Nguyễn Du đã khẳng định chân lí về đạo hiếu trong suy nghĩ và tâm hồn người Việt.Không chỉ trong truyền thuyết mà còn rất nhiều câu chuyện đời thường về sự hiếu thảo trong đời thường. Không chỉ người lớn mà hành động hiếu thảo còn được hình thành từ rất nhiều điều nhỏ nhoi trong cuộc sống hằng ngày, ngay chính từ những đứa trẻ những tưởng không hiểu chuyện chỉ biết ăn ngủ.Và còn nhiều tấm gương hiếu thảo khác nữa để tôi soi rọi và ngưỡng mộ. Tôi nhớ lại câu nói của cô tôi: "Cô biết có một ông giám đốc ở Sài Gòn, mặc dù rất bận rộn nhưng cứ mỗi tháng ông lại về Cần Thơ thăm cha mẹ đều đều, con thấy có hay không? Sau này khi thành tài mà con làm được như thế thì cô rất tự hào về con".  Nghĩ lại bản thân mình còn độc thân mà khoảng mấy tháng tôi mới về thăm nhà một lần, lo lắng cho cha mẹ cũng có khi hời hợt và để cha mẹ phải lo lại cho mình, thấy vậy tôi vô cùng xấu hổ.Thực tế ta có thể nhận thấy được rằng chính trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, cũng như vô lễ. Và lớn hơn, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già không ai chăm sóc hoặc cho bố mẹ vào viện dưỡng lão. Thực sự ta như thấy được đó cũng chính là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.Công ơn cha mẹ thật to lớn, như một vầng thái dương, một bầu trời bao la của tình thương yêu dạt dào. Họ luôn là ngọn lửa ấm, là linh hồn thổi vào đời con cái sự lớn khôn, yêu thương bằng sự chắt chiu, tần tảo. Bởi thế, sống phải ghi nhớ công ơn cha mẹ, thực hiện đạo hiếu cho vẹn tròn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
MN
2 tháng 3 2021 lúc 15:24

Tham khảo:

Bài 1:

 Từ xưa đến nay, đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa. Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù. Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước. Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mô hình: Từ... đến (in đậm)
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PC
11 tháng 8 2021 lúc 21:13

Tham khảo ạ !!

Hiếu thảo là một trong những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Lòng hiếu thảo là tấm lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của bậc con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Lòng hiếu thảo được biểu hiện bằng những tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình yêu thương, cảm thông sâu sắc, là sự cố gắng học tập và làm việc để đền đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ của cha mẹ, ông bà. Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, biết yêu thương, trân trọng những người thân trong gia đình thì không chỉ tạo ra niềm vui, niềm hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thật vậy! Đấng sinh thành là những người đã đưa chúng ta đến với cuộc đời, nuôi dưỡng, bảo bọc và che chở cho ta bằng tất cả tình yêu thương. Vì vậy, hiếu thảo không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con, người cháu trong gia đình. Chúng ta cần ý thức được điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn yêu thương, kính trọng bề trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Bên cạnh đó, cần lên án, phê phán những hành động bất hiếu, vô cảm, thậm chí là đánh đập người thân của một bộ phận người trong xã hội hiện nay. Tóm lại, lòng hiếu thảo từ xưa đến nay vẫn luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác, chúng ta cần biết giữ gìn và phát huy thật tốt truyền thống đạo lý đó.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
11 tháng 8 2021 lúc 21:13

Tham khảo !

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TD
11 tháng 8 2021 lúc 21:14

Tham khảo ạ:

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thảo. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nền văn hóa Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MT
Xem chi tiết
MN
15 tháng 3 2023 lúc 20:42

Gợi ý cho em các ý để em viết: 

Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc 

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Phân tích nhân vật lão Hạc) 

Thân bài: 

Hoàn cảnh của lão Hạc: 

+ Con trai bỏ đi 

+ Ở một mình với con chó Vàng 

+ Ốm yếu, nghèo đói 

+ Lương thiện, nhân hậu, tự trọng 

Phẩm chất của lão: 

+ Nhân hậu: Yêu thương con chó Vàng 

+ Yêu thương con: Quyết giữ mảnh vườn cho con, thương con không lấy được vợ. 

+ Luôn tự lo liệu, không muốn phiền hà hàng xóm 

+ Giàu lòng tự trọng 

Bày tỏ suy nghĩ của em về lão Hạc? 

Kết bài. 

Bày tỏ suy nghĩ của em về lão Hạc thêm một lần nữa.

_mingnguyet.hoc24_ 

Bình luận (0)
T6
Xem chi tiết
HN
30 tháng 11 2021 lúc 20:22

Tham khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (0)
PG
30 tháng 11 2021 lúc 20:24

Từ xưa đến nay lòng hiếu thảo luôn luôn là một truyền thống của dân tộc ta. Nếu theo nho giáo thì chữ Hiếu luôn đặt lên hàng đầu. Lòng hiếu thảo chính là sự kính trọng, biết ơn của mình đối với ông bà, cha mẹ. Hiếu thảo chính là sự thể hiện hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc về già. Những người đã có ơn với chúng ta. Cha mẹ là những người để mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta lên người. Hiếu thảo chính là một truyền thống tốt của dân tộc ta đã được gìn giữ từ xưa đến nay. Sống hiếu thảo là một lối sống đẹp, luôn ghi nhớ những công ơn của ông bà, cha mẹ. Nhờ có lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong một gia đình, mọi người sống trong môi trường tràn ngập lòng yêu thương, sự kính trọng cùng lòng biết ơn với các bậc sinh thành. Câu ca dao đã có câu

“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.  
chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
T6
Xem chi tiết
TP
21 tháng 11 2021 lúc 17:10

Tham khảo

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Bình luận (0)
NX
Xem chi tiết
PT
20 tháng 8 2021 lúc 7:44

Tham khảo

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công. Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. Không tham lam, đố kị, khinh ghét người khác, đặc biệt là những người nghèo khó, hoặc đang trong khó khăn hoạn nạn. Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.

Bình luận (0)
PL
20 tháng 8 2021 lúc 7:50

    Tham khảo nha bn:

Tình yêu thương chính là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó là sự quan tâm, giúp đỡ của chúng ta đối với những người xung quanh,là sự đồng cảm mà con người dành cho con người. Lòng yêu thương sưởi tạo ra một sức mạnh, một động lực vi diệu, giúp chúng ta làm nên được thành công. Nó giúp ta thoát khỏi nỗi đâu cô đơn, đau đơn. Tuy vậy, ngaoif những người biết mở rộng trái tim thì vẫn còn những kẻ vô tâm, vô cảm, không biết quan tâm người khác, ta thực sự cần phê phán. Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người vì theess, mỗi  người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.

ko chép mạng đâu, cứ yên tâm

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết