Những câu hỏi liên quan
DL
Xem chi tiết
H24
18 tháng 10 2021 lúc 13:45

"Có tài mà không có đức" ý chỉ những người có tài năng, tiền đồ mở rộng nhưng vì đức tính không ra gì làm hỏng mất cả công danh sự nghiệp. Trái lại "có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Ý nói những người đức tính tốt nhưng lại chẳng có tài cán gì khiến công đanh sự nghiệp mãi không khấm khá lên được. Vậy nên là người chúng ta nên có cả tài lẫn đức như vậy mới có thể dẫn tới thành công được. Trên con đường của thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng.

- thankiu nhìu ạ, nhớ tick điểm cho mình nhoa-

Bình luận (1)
LN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
31 tháng 5 2018 lúc 12:02

Đáp án

Viết bài văn nghị luận. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần, hành văn lưu loát, sinh động. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

   - Giới thiệu, dẫn dắt, trích dẫn câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”- câu nói khẳng định giá trị cơ bản của mỗi con người xoay quanh 2 vấn đề Tài và Đức.

b. Thân bài (9đ)

   - Giải thích (1đ)

      + Tài: Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo một công việc gì.

      + Đức: Tư chất tốt đẹp, là phẩm chất và tư cách con người.

Trong một con người, tài và đức luôn phải song hành cùng nhau.

   - Phân tích – chứng minh (6đ):

• Biểu hiện của tài – đức trong mỗi con người:

      + Tài: thể hiện qua năng lực thực hiện hoạt động, công việc nào đó của con người một cách chính xác, xuất sắc. Người có tài là người có khả năng hoàn thành tốt công việc. Người đa tài là người có khả năng làm tốt nhiều việc.

      + Đức: sống đúng với những quy chuẩn đạo đức của con người do xã hội đề ra. Người có đạo đức là người sống lương thiện, ôn hòa, bao dung, vị tha.

      + Người có tài và đức luôn được xã hội trân quý: các vị lương y cứu người, người thầy cô giáo chân chính…

• Mối quan hệ giữa tài và đức:

      + Mối quan hệ biện chứng, bổ sung cho nhau. Một con người hoàn thiện là người hội tụ cả hai yếu tố trên.

      + Người có tài năng nhưng không có đạo đức dễ dẫn tới những hành động và suy nghĩ lệch lạc, có thể gây nguy hại cho cộng đồng.

      + Người có phẩm chất đạo đức tốt nhưng lại không có tài năng thì làm việc cũng khó thành công, ít khả năng đóng góp cho cộng đồng.

      + Trong một con người “tài” và “đức” phải luôn song hành với nhau. “tài”, “đức” không phải ngẫu nhiên mà có, nó phải được vun đắp, trau dồi và phải được giáo dục ngay từ tấm bé để phát triển toàn diện con người.

      + Hồ Chí Minh là minh chứng rõ nét của con người hài hòa 2 mặt tài và đức.

• Bình luận (2đ):

      + Đây là quan niệm hoàn toàn đúng đắn, giáo dục con người tự hoàn thiện mình để trở thành công dân có ích cho xã hội.

      + Mỗi cá nhân cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất đạo đức, trau dồi kiến thức để rèn luyện cả tài lẫn đức.

      + Liên hệ bản thân.

c. Kết bài (0.5đ)

   - Khẳng định lại vai trò của tài và đức, bài học tu dưỡng đạo đức và trau dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cống hiến cho đất nước.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CK
Xem chi tiết
MN
10 tháng 3 2021 lúc 21:10

Em tham khảo nhé !!

 

“có tài mà không có đức”: những người giỏi giang, thông minh, nhạy bén với cuộc sống nhưng lại không có phẩm chất, tâm hồn tốt đẹp.

“C ó đức mà không có tài”: những người có tâm hồn cao đẹp nhưng lại không tài giỏi, thông minh.

→ Nếu thiếu sót một trong hai yếu tố tài và đức sẽ làm cho cuộc sống của con người đi sai lệch, khó đạt được thành công. Câu nói mang ý nghĩa: những người vừa có tài, vừa có đức sẽ là phần cốt lõi giúp cho đất nước ngày càng phát triển thịnh vượng và tốt đẹp hơn.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
8 tháng 6 2017 lúc 11:34

- Ví dụ:

+ Con cái không nghe lời khuyên của cha mẹ, có hành vi vô lễ tuy không vi phạm pháp luật nhưng lại trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội.

+ Học trò vô lễ với thầy cô không phải là vi phạm pháp luật nhưng không đúng với chuẩn mực đạo đức của xã hội.

- Bài học:

+ Sự điều chỉnh hành vi của pháp luật là sự điều chỉnh mang tính bắt buộc, tính cưỡng chế. Đó là sự điều chỉnh thông qua những yêu cầu tối thiểu, được điều chỉnh bằng văn bản của nhà nước, buốc các cá nhận, tổ chức phải tuân theo để đảm bảo lợi ích chung cho xã hội.

+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức lại mang tính tự nguyện và thường là yêu cầu cao của xã hội đối với con người. Trong thực tế, có những trường hợp hành vi của cá nhân tuy không vi phạm về pháp luật nhưng có thể vẫn bị phê phán về mặt đạo đức.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
TD
28 tháng 8 2016 lúc 20:22

1) Bạn hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó.

2) Những ví đụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà bạn có thể tiếp nhận được bằng tai, bằng mắt. Bạn hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác.

3) Hãy nêu một số ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người.

TH         Thông tin vào                Xử lí thông tin                    Thông tin ra

1.        Hình ảnh, âm thanh     Nhớ lại luật giao thông,        Giữ nguyên tốc độ, đi 

         xe cộ xung quanh mà    dựa theo kinh nghiệm         chậm lại, tăng tốc, rẽ phải

         bạn đó quan sát được    lái xe của bản thân. 

        và nghe được. 

2.      Hình ảnh các cầu thủ      Dựa vào kinh nghiệm           Luồn lách qua các đối

       đội bạn và các cầu thủ     đá bóng của mình.               thủ để ghi bàn thắng cho

       đội mình.                                                                       đội mình.

3.     Hình ảnh các con cờ         Dựa vào kinh nghiệm           Đi các nước cờ chính 

       của mình và đối thủ.          chơi cờ của mình.                 xác để giành chiến                                                                                                      thắng.

4) Hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não


.

Bình luận (6)
TT
28 tháng 8 2016 lúc 19:57

Thực sự mk cx thấy hơi ngại khi hỏi các bn nhiều như vậy nhưng các bạn giúp mk nhé!

ngaingung

Bình luận (2)
NK
6 tháng 11 2016 lúc 11:02

eoeo

Bình luận (0)
PA
Xem chi tiết
TP
29 tháng 8 2016 lúc 12:23

Trong dân tộc Việt Nam có rất nhiều những câu ca dao nói về đức và tài, nổi bật lên đó là câu có đức mà không có tài thì là người vô dụng, có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng khó, ở đây câu nói này đề cập tới mối quan hệ giữa đức và tài.

Đối với thanh niên trong cách mạng hiện nay nhà nước luôn đề cao tinh thần rèn luyện đạo đức và có nhiều lớp mở ra để đào tạo về cán bộ cách mạng, trong đó có những lớp không chỉ mở ra để rèn luyện về trí tuệ kiến thức mà đan nồng vào nó là những bài học về đạo đức, chính vì vậy mối quan hệ giữa đạo đức và tài trí là có gắn bó mật thiết với nhau. Muốn một đất nước phát triển thịnh vượng chúng ta cần có đủ đức và tài để có thể giữ và duy trì phát triển nó. Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, chúng ta cần những con người tài trí và cần có một đức độ, muốn giúp nhân dân thì cần một người có trí tuệ nhưng muốn cho nhân dân được ấm no hạnh phúc thì lại cần một người đức độ và thấu hiểu được cuộc sống của nhân dân.

Hai vấn đề này là hai vấn đề luôn đi đôi với nhau trong con đường cách mạng và không chỉ điều đó làm cho con người có thể phát triển toàn diện hơn, đưa đất nước tới những đài vinh quang cao hơn để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu, trong chương trình học từ cấp bậc tiểu học nhà trường đã luôn đề cập đến việc bồi dưỡng nhân tài và qua đó bồi dưỡng luôn cả tư tưởng cách mạng đạo đức, những chuẩn mực cần có trong mỗi con người. Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước và chúng ta đã thấy xuất hiện rất nhiều những con người vừa có tài vừa có đức, và điều đó tạo nên một xã hội văn minh hiện đại hơn, giúp cho chúng ta phát triển mạnh mẽ và nó góp phần cho chúng ta có một cuộc sống giàu sang cả về mặt thể chất và tinh thần. Chính vì vậy chúng ta hiểu rằng tài năng đó chính là trí tuệ của con người, nó biểu hiện ở việc con người có làm được những điều đó hay không qua những công việc mà chúng ta đã làm. Đạo đức đó là những phẩm chất tốt, và vô cùng đức độ.

 

Đạo đức của con người được đánh giá qua rất nhiều những hành động như tấm lòng hiểu cho dân cho nước, tình thương đối với nhân dân, sự thấu hiểu và yêu thương dân chúng, những điều đó đã tạo nên những con người đức độ và những con người cao quý luôn hy sinh lợi ích của mình cho những lợi ích của cả tập thể, điều đó thật đáng quý và có ý nghĩa rất sâu sắc nó giáo dục ý thức của mỗi con người, chính vì vậy chúng ta cần giữ gìn bảo tồn và phát huy nó một cách năng động và hợp tình hợp lý hơn. Những người có đức thì luôn được mọi người quý, và những người đó thì luôn có một trái tim tran chứa tình yêu thương con người, và những người có tài thì luôn làm tốt được mọi việc và những công việc khó, họ có một vốn hiểu biết sâu rộng để làm nhiều việc qua đó chúng ta cũng thấy rằng nó mang một ý nghĩa sâu sắc hơn.

Khi xã hội ngày nay cần những con người vừa có đức vừa có tài, những con người đó đã phục vụ cho một đất nước, họ luôn sẵn sàng phục vụ cho một đất nước của mình và mang lại cho con người những điều rất ý nghĩa, những người có đức mà không có tài thì vô dụng bởi lẽ những con người đó chỉ biết làm để lo cho chính bản thân mình đó là sự ích kỉ của con người, nhưng những người có đức nhưng họ không có tài muốn làm điều gì đó thật lớn lao thì lại vô cùng khó khăn, bởi những điều đó không nằm trong chính con người của họ. Chính vì vậy ngày nay khi đất nước đang trên đà phát triển lên sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mỗi đường lối và chính sách đều góp phần bồi dưỡng nhân tài vừa có đức và có tài cho xã hội.

Từ xưa đến nay vấn đề đạo đức đã luôn được mọi người quan tâm và đề cập đến như những nhà văn Nguyễn Trãi… cũng là người có tài có đức độ, nhưng để giữ thanh danh của mình, ông đã lui về ở ẩn, những con người khác nổi bật lên vừa có đức vừa có tài đó là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta người là một người có tài năng và có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, không chỉ có tài mà ông còn là một người có đức, luôn đi học hỏi và tìm tòi những kiến thức sâu rộng về cho dân tộc của mình, với tấm lòng yêu nước thương dân ông đã hy sinh cả cuộc đời của mình cho dân tộc ông đại diện cho những con người tài chí và những điều ông làm đều xuất phát từ tinh thần yêu nước thương dân đó là một con người đã đem lại sự độc lập tự do cho chúng ta.

Chúng ta cần vận dụng câu nói trên để ra sức học tập và rèn luyện đạo đức của mình, câu nói đó là một bài học quý báu cho dân tộc ta chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy nó một cách có hiệu quả và ngày càng có ý nghĩa sâu sắc.

Bình luận (0)
AN
18 tháng 3 2017 lúc 19:43

Để trở thành người có ích cho xã hội,chúng ta cần có những phẩm chất nào ? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả ? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh,những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội,Hồ Chủ tịch đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là “tài” và “đức”.Trong ý kiến của Bác,”tài” chính là tài năng,là kiến thức,là hiểu biết,là kĩ năng,kĩ xảo,là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất;đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn,những tình huống phức tạp.

“Đức” chính là đạo đức,là tư cách tác phong,là lòng nhiệt tình,là những khát vọng “chân,thiện,mĩ…”.Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí,dám đấu tranh với sai lầm,sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể.

“Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời.Có “tài mà không có đức là người vô dụng”,bởi vì tài năng do không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích.Người ta không thể sống một mình,càng không thể tách rời gia đình,bạn bè,giai cấp,dân tộc và đồng loại.

Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng.Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.Nếu có tài,họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình.Người có tài mà phản bội Tổ quốc,đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những “vô dụng” mà còn có tội.Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn.

Nhưng nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.”Có đức”,tức là có khát vọng hành động,cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực.Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả.Thiếu tài năng,người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao.

Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức”.”Đức” và “tài” bổ sung,hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện,đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.Nhưng trong ý kiến của Hồ Chủ tịch,rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu,là yếu tố quyết định.Chính vì thế,thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”,thiếu “tài”,người ta “làm việc gì cũng khó”.

Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể,giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất của mỗi con người.

Để trở thành công dân hữu ích,chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai,ngay từ tuổi học sinh,chúng em phải không ngừng học tập,tu dưỡng.Như vậy mới có đủ “đức” và “tài” – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước..

Bình luận (0)
TS
4 tháng 3 2019 lúc 20:49

Đức và tài là hai tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá một con người và trở thành mục tiêu phấn đấu rèn luyện tu dưỡng của thanh niên. Khi bàn về mối quan hệ giữa đức và tài, trong một. cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ đã phát biểu: "Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

Vậy thế nào là đức, tài và mối quan hệ giữa đức và tài như thế nào?

Tài là tài năng trí tuệ được biểu hiện ở trình độ học vấn, năng lực tiếp thu và sáng tạo khoa học công nghệ, có trình độ nghề nghiệp cao, là những lao động trí óc hoặc chân tay gỏi, những nhà khoa học có tài năng, nhà quản lý, kinh doanh thành thạo. Tài cũng là sự hiểu biết sâu sắc về lý thuyết và kỹ năng thao tác thực hành điêu luyện. Tùy theo từng nghề nghiệp chuyên môn, cái tài của mỗi người được thể hiện một cách cụ thể nhưng suy cho cùng “tài” được đánh giá ở năng suất và hiệu quả của công việc.

Đức là đạo đức, phẩm chất, nhân cách của mỗi người được biểu hiện cụ thể trong cuộc sống với nhiều mối quan hệ khác nhau. Trước hết, đạo đức được thể hiện sinh động trong đời sống hàng ngày, đó là lòng hiếu thảo với cha mẹ, đạo nghĩa với thầy giáo, cô giáo, hết lòng vì bạn bè, thương yêu mọi người. Đạo đức trong thời đại chúng ta gắn liền với lợi ích chung của dân tộc, của cách mạng. Đạo đức cách mạng được xây dựng trên cơ sở của một lý tưởng sống đẹp đẽ “vì lợi ích chung của Đảng, của cách mạng, của giai cấp, của dân tộc và của loài người mà không ngần ngại hi sinh tất cả lợi ích riêng của cá nhân mình. Khi cần thì sẵn sàng hi sinh cả tính mạng của mình cũng không tiếc. Đó là biểu hiệu rất rõ rệt, rất cao quý của đạo đức cách mạng”. (Bác Hồ)

Cuộc đời của Bác Hồ là tấm gương sáng chói về đạo đức cách mạng để tất cả chúng ta noi theo. Cả cuộc đời Bác đã chiến đấu và hi sinh vì lợi ích của nhân dân, Bác chỉ có ham muốn duy nhất, ham muốn tột bậc là làm sao cho “nước ta được hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành’’ (Trả lời các nhà báo - Tháng 1 năm 1946.)

Người là hiện thân của những đạo đức, phẩm chất cách mạng cao quý đồng thời nêu cao tấm gương sáng về ý chí nghị lực tự học hỏi để không ngừng trau dồi tài năng nhằm phục vụ tốt cho yêu cầu của cách mạng.

Đối với thế hệ trẻ, Bác thường xuyên quan tâm, giáo dục. Trong lời căn dặn với toàn Đảng, -toàn dân trước lúc đi xa “là việc chăm lo giáo dục thế hệ trẻ”. Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” (Di chúc). “Hồng”, “chuyên” tức là đức và tài. Đức, tài có những biểu hiện cụ thể và riêng biệt đồng thời có mối quan hệ khăng khít làm nên giá trị của mỗi con người. Có tài đồng thời phải có đức và ngược lại, nếu thiếu một trong hai tiêu chuẩn đó con người trở nên “què quặt”, phiến diện, không giúp ích gì cho xã hội, thậm chí còn gây nên những hậu quả xấu.

“Có tài mà không có đức là người vô dụng”, bởi lẽ người có tài nàng mà thiếu đạo đức thì tài năng đó không phục vụ cho một mục đích cao cả, tài năng đó trở thành vô dụng, phí hoài. Có khi tài năng đó lại sử dụng vì những mưu đồ cá nhân ích kỉ, đen tối thì cái tài đó không những vô dụng mà còn đi ngược lại lợi ích của tập thể, của nhàn dân. Cái “tài” đó thật là tai hại! Người có tài mà không chịu rèn luyện đạo đức sẽ tách mình ra khỏi tập thể, tự cao tự phụ, coi khinh tập thể và tất yếu sẽ dẫn đến những sai lầm và tội lỗi. Vì vậy, đạo đức là nền tảng của tài năng, tài năng thật sự có nghĩa khi nó được hình thành và phát triển trên một cơ sở lý tưởng trong sáng, đẹp đẽ.

Hiện nay, bên cạnh nhiều tấm gương tốt về tinh thần tu dưỡng đạo đức phẩm chất cách mạng cũng có những biểu hiện chỉ chăm lo học hành để mong đỗ đạt có bằng cấp mà coi nhẹ việc rèn luyện nhân cách. Khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực đã nảy sinh một số biểu hiện thiếu lành mạnh, vì vậy việc rèn luyện đạo đức, bảo tồn những giá trị tinh thần, bản sắc của dân tộc, chống lại những nọc độc của văn hóa đồi trụy, phản động càng trở nên bức thiết đối với thanh thiếu niên.

Đức là quan trọng, nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Đúng vậy, không có tài năng, hiệu quả lao động, sự cống hiến đối với xã hội sẽ rất hạn chế thậm chí vì thiếu tài năng (hoặc là do dốt nát) mà không hoàn thành được nhiệm vụ, gây những hậu quả xấu làm thiệt hại cho đất nước. Ngày nay, nhân dân ta đang phấn đấu để thực hiện hoài bão lớn lao là đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, làm cho dân giàu nước mạnh. Để thực hiện lý tưởng đó nhất thiết mỗi người phải nâng cao năng lực và trí tuệ. Chúng ta đang chứng kiến một thế giới mới với những tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật. Chỉ có tài năng trí tuệ về văn hóa, khoa học, công nghệ, quản lý... mới có khả năng đáp ứng được nhu cầu phát triển của thời đại và của đất nước. Vì vậy, chế độ ta rất coi trọng tài năng, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho tài năng phát triển.

Đức và tài là một thể thống nhất có tác dụng nâng đỡ lẫn nhau. Đức là gốc, cái gốc vững vàng thì tài năng có điều kiện nảy nở đơm hoa kết trái, ngược lại, tài năng là biểu hiện sinh động cụ thể của đức càng tô thắm thêm cái đức. “Hồng thắm”, “chuyên sâu”, “hồng” càng thắm, “chuyên” càng sâu và ngược lại. “Hồng thắm”, “chuyên sâu” trở thành mục tiêu tu dưỡng phấn đấu của các thế hệ thanh niên, đó là hành trang để bước vào đời.



Bình luận (0)