Những câu hỏi liên quan
HT
Xem chi tiết
DT
15 tháng 12 2021 lúc 17:56

Câu 20: Những gì có thật trong cuộc sống và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống được gọi là 

A. sự thật.

B. dũng cảm.

C. khiêm tốn.

D. tự trọng.

Câu 21: Biểu hiện của tôn trọng sự thật là

A. suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.

B. chỉ cần trung thực với cấp trên của mình.

C. có thể nói không đúng sự thật khi không ai biết.

D. chỉ nói thật trong những trường hợp cần thiết.

Câu 22: Em tán thành ý kiến nào dưới đây khi nói về sự thật?

A. Tôn trọng sự thật sẽ góp phần bảo vệ cuộc sống.

B. Chỉ cần nói thật với những người thân của mình.

C. Có thể nói không đúng sự thật khi không có ai biết.

D. Chỉ cần trung thực khi không liên quan tới mình.

Câu 23: Ý nghĩa của tôn trọng sự thật?

A. Tôn trọng sự thật bảo vệ những giá trị đúng đắn.

B. Cả A và C

C. Tôn trọng sự thật giúp lương tâm thanh thản.

D. Cần phải nói trung thực với những gì mình chứng kiến.

Câu 24: Trái với tự lập là gì?

A. Ỷ lại, dựa dẫm

B. Nhút nhát.

C. Tự ti.

D. tự kiêu.

Câu 25: Nếu không siêng năng, kiên trì thì chúng ta sẽ:

A. Không làm được việc gì thành công

B. Giúp con người gắn kết với nhau.

C. Luôn chán nản , bỏ cuộc trước khó khăn

D. Cả A và  C.

Câu 26: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của việc tôn trọng sự thật?

A. Thường làm mất lòng người khác.

B. Sự thật luôn làm đau lòng người.

C. Người nói thật thường thua thiệt.

D. Giúp con người tin tưởng nhau.

Câu 27: Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ như thế nào?

A. Dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.

B. Nói thô tục nhưng đúng sự thật là được.

C. Khéo léo, tinh tế và tránh cho biết sự thật.

D. Không nói sự thật sợ người khác đau khổ.

Câu  28: Tự lập là 

A. tự làm việc.

B. dựa vào người khác.

C. ỷ lại vào người khác.

D. đợi sắp xếp mới làm.

Câu 29:  Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

A. không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

C. luôn dựa vào người khác, nếu mình có thể nhờ được.

D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 30  :  Biểu hiện nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Sự tự tin.

B. Nhút nhát.

C. Nói nhiều.

D. Thích thể hiện.

Câu 31: Một trong những biểu hiện của tính tự lập là

A. dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.

B. dựa dẫm vào gia đình để vươn lên trong cuộc sống.

C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. tìm mọi thủ đoạn thể mình được thành công.

Câu 32: Câu nào dưới đây thể hiện tính tự lập?

A. Thân tự lập thân.

B. Đầu người nào, tóc người ấy.

C. Tự lực cánh sinh.

D. Cả A, B, C.

Câu 33: Người có tính tự lập họ sẽ nhận được điều gì?

A. Thành công trong cuộc sống.

B. Mọi người tôn trọng.

C. Trưởng thành hơn.

D. Cả A, B, C.

Câu 34: Biểu hiện của sự thiếu tự lập là:

A. luôn lấy lòng cấp trên để mình được thăng chức.

B. luôn tranh công của người khác.

C. luôn trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác.

D. Cả A, B và C

Câu 35: Đồng nghĩa  với tự lập là

A. tự kiêu

B. ích kỉ.

C. tự chủ.

D. ỷ lại.

Câu 36: Tự làm, tự giải quyết công việc, tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình được gọi là gì?

A. Trung thành.

B. Trung thực

.C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 37: Để học cách tự lập theo em cần phải làm gì?

A. Làm những việc vừa sức với mình.

B. Chủ động học hỏi những điều không biết.

C. Tích cực học tập, nghiên cứu khoa học để có công việc tốt.

D. Cả A, B, C.

Câu 38: Câu tục ngữ: “Thân tự lập thân” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết. 

B. Trung thực.

C. Tự lập.

D. Tiết kiệm.

Câu 39: Câu tục ngữ: “Có thân thì lo” nói đến điều gì?

A. Tự lập. 

B. Trung thực.

C. Đoàn kết. 

D. Tiết kiệm.

Câu 40: Câu tục ngữ: “Giúp lời, không ai giúp của/Giúp đũa, không ai giúp cơm” nói đến điều gì?

A. Đoàn kết. 

B. Tự lập.

C. Trung thực.

D. Tiết kiệm.

Bình luận (0)
PH
Xem chi tiết
PC
28 tháng 10 2021 lúc 20:35

Trong cuộc sống, ai cũng ấp ủ những giấc mơ cho riêng mình. Bản thân em cũng có nhiều mong muốn nhưng có lẽ điều mà em mơ ước muốn được thực hiện nhất chính là trở thành một bác sĩ giống người bố vĩ đại của mình. Em đang cố gắng hết sức để có thể biến những gì em đang nghĩ trở thành sự thật.

Hồi nhỏ, em đã được nghe mẹ kể về công việc của bố. Muốn trở thành bác sĩ thì cần có rất nhiều yếu tố: lòng nhân ái, sự nhanh nhạy, thông minh, khéo léo, tỉ mỉ và ân cần. Người ta thường nói: “Lương y như từ mẫu”. Mẹ em nói đã là bác sĩ thì phải yêu thương bệnh nhân như người thân ruột thịt, dốc hết công sức để chữa trị cho họ. Ngoài ra, còn phải linh hoạt, từ cách ứng xử với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đến việc cấp cứu cho bệnh nhân, phải nhanh chóng kịp thời. Khi chăm sóc cho người bệnh thì phải chu đáo, cẩn thận làm sao để họ cảm thấy thoải mái nhất, ít đau đớn nhất. Khi nghe mẹ kể như vậy, lúc đầu em thấy vô cùng sợ nghề bác sĩ. Em thầm nghĩ: "Trời ơi! Làm bác sĩ vất vả vậy bố làm làm gì vậy nhỉ? Bao nhiêu công việc nhàn nhã, lương cao hơn cơ mà?” Nhưng có một lần, bà ngoại em lên cơn đau tim, phải cấp cứu trong bệnh viện và phẫu thuật liền 4 tiếng đồng hồ. Em rất sợ hãi và lo lắng, em sợ sẽ mất bà mãi mãi. Nhưng thật may mắn làm sao, bố và các cô chú đã mang bà quay trở lại với em. Em đã khóc rất nhiều, và kể từ ngày hôm đó em đã quyết tâm để trở thành một bác sĩ chữa bệnh cứu người. Em sẽ không để cho bất cứ người thân yêu nào của mình bị những căn bệnh quái ác hành hạ. Sau hôm ấy, em hỏi bố rất nhiều thứ, khiến bố chóng cả mặt. Cuối cùng bố chỉ nói với em đúng một câu: “Nếu con muốn trở thành bác sĩ thì cần rèn luyện đạo đức từ nhỏ, hãy yêu thương mọi người xung quanh và phải thật mạnh mẽ, đừng quên chăm học nữa nhé!”. Câu nói ấy đã truyền động lực cho em rất nhiều.

Em mong rằng ước mơ được làm bác sĩ của em sẽ thành hiện thực. Dù còn rất nhiều khó khăn, nhưng em tin với lòng quyết tâm của mình, không gì là không thể.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LP
Xem chi tiết
H24
4 tháng 5 2022 lúc 15:32

:D?

Bình luận (1)
H24
4 tháng 5 2022 lúc 15:33

lập dàn ý bài nèo:>?

Bình luận (1)
LN
4 tháng 5 2022 lúc 17:04

Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm của nhà văn Lê Minh Khuê – một nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm là bức tranh hiện thực về cuộc sống chiến đấu, từ đó nêu lên vẻ đẹp trong sáng của ba cô gái ở tổ trinh sát mặt đường trong kháng chiến chống Mĩ.

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, tác giả để cho nhân vật xưng “tôi” kể về mình và đồng đội. Việc lựa chọn ngôi kể cũng góp phần làm nên thành công cho câu chuyện. Nhân vật vừa bộc lộ được những suy nghĩ cảm xúc của mình, vừa miêu tả những điều đang diễn ra, góp phần tạo nên một câu chuyện chân thực, mềm mại gợi nhiều xúc cảm cho người đọc.

 

Tổ trinh sát mặt đường có ba cô gái là Phương Định, Nho, Thao. Họ còn rất trẻ, nhiều mơ mộng. Công việc chính của các cô là “đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom” – rất nguy hiểm và đòi hỏi ý chí cao. Nhưng ba cô gái ấy luôn hoàn thành tốt công việc. Công việc không hề đơn giản chút nào, luôn phải chạy trên cao điểm suốt cả ngày. Đôi lúc bị bom vùi về chỉ nhìn thấy hai con mắt lấp lánh, những lúc ấy họ thường gọi nhau bằng cái tên rất ngộ nghĩnh “những con quỷ mắt đen”. Bất chấp những khó khăn của công việc họ vẫn tìm được cho mình những niềm vui, lấp đi nỗi buồn khi nhớ về gia đình, bạn bè. Say mê ca hát, làm đẹp cho cuộc sống. Họ cũng giống như nhiều cô gái tuổi mới lớn khác. Mặc dù sống trong chiến tranh với những hiểm nguy luôn rình rập nhưng họ vẫn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp. Và trong công việc họ là những người có tinh thần trách nhiệm, có lòng dũng cảm, không ngại hi sinh thân mình. Một ngày của các cô gái trẻ thường kết thúc khi “phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Với họ công việc không đơn giản là nhiệm vụ nữa, mà nó đã ăn sâu vào tâm trí, như một điều gì đó không thể thiếu. Hình ảnh Phương Định và Thao moi đất bế Nho lên khi hầm bị sập thật cảm động. Ở một nơi nguy hiểm, cái chết luôn cận kề nhưng trong họ vẫn có tình đồng đội thắm thiết, hơn thế nữa đó còn là tình chị em gắn bó trong một gia đình.

 

Cùng chung sống với nhau, nhưng ở mỗi người vẫn bộc lộ những tính cách riêng biệt. Thao là chị cả của nhóm, là người chỉ huy công việc. Không hiểu có phải vì lí do này hay không mà trong tác phẩm cô luôn hiện ra với vẻ bề ngoài cứng rắn, xử lí công việc một cách cương quyết, táo bạo. Có lỗ, do chị là người lớn tuổi nhất trong nhóm nên suy nghĩ có phần thiết thực và những dự tính về tương lai rõ ràng hơn. Nhưng ẩn chứa sau vẻ cứng cỏi là trái tim giàu tình cảm. Chị luôn giành những công việc khó khăn về mình. Sở thích của chị thật giản dị, lúc rảnh rỗi chị thích chép lời bài hát, thậm chí chép cả những lời tự bịa ra. Qua nhân vật Thao, ta cũng thấy rõ được những khát khao trong công việc và những rung động của tuổi trẻ thời kháng chiến.. Không trầm tư như Thao, Nho là một cô gái hồn nhiên, thích được ăn kẹo, trắng trẻo và có vóc người nhỏ bé. Những hình ảnh trên cho người đọc hình dung ra một cô gái rất đáng yêu và vô tư. Nhưng trái lại Nho rất dũng cảm trong công việc. Đó là khi Nho bị thương, mọi người thì rất lo, còn Nho lại nói: “Không chết đâu, đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì khiến mọi người lo lắng”.

 

Cả ba nhân vật đều cho người đọc những cảm nhận riêng. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với tôi cũng như đa số người đọc tác phẩm là cô gái tên Phương Định.

Là con gái Hà Nội, Định tự nhận là “một cô gái khá” với đôi mắt mà các anh lái xe thường nói: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”. Định có ý thức về mình, biết được có nhiều anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm hoặc đơn giản là “viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách xa hàng nghìn cây số”. Cô thấy vui vì mình được các anh yêu quý, nhưng với sự kín đáo của một cô gái Hà Nội, Định chỉ cất giữ ở trong lòng. Mặc dù với cô, người can đảm, thông minh nhất vẫn là những người mặc quân phục, có sao trên mũ. Cũng giống như Thao, Phương Định là người yêu âm nhạc, rất mê hát. Cô thích ngồi dựa vào thành đá và khẽ hát trong những buổi trưa im lặng. Đôi lúc buồn cô nghĩ vẩn. vơ về Hà Nội, về những ngày sống trong hoà bình cùng gia đình. Trong công việc, Định cũng không thua kém một ai cả. Bình tĩnh và tự chủ trong mọi tình huống. Vì cô biết à đâu đó có sự dõi theo của các anh cao xạ, nên sẽ không còn run sợ mà dũng cảm làm nhiệm vụ. Sống trong bom đạn, sự ác liệt của chiến tranh nhưng Định vẫn giữ được tâm hồn, nét đẹp trong sáng của một cô gái Hà Nội. Chính nhờ những điều ấy, nhân vật Phương Định đã thật sự toả sáng trong tác phẩm với hình ảnh của nữ thanh niên xung phong trong thời chiến.

Chiến tranh, bom đạn giờ chỉ còn trong kí ức. Nhưng với tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê, hình ảnh ba cô gái thanh niên xung phong đã gợi nhắc cho mỗi người về một thế hệ nữ thanh niên thời chống Mĩ. Họ can đảm và dám hi sinh cả tuổi trẻ cho đất nước. Đó không chỉ là hình ảnh tiêu biểu của một thời kì mà còn là hình ảnh tượng trứng cho cả thế hệ phụ nữ Việt Nam.

 Bạn co thể dựa như ở dười làm thôi chứ đừng ghi giống quá nha haha 

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
SN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DP
4 tháng 9 2021 lúc 16:28

Mình lấy trên mạng, bạn tham khảo nhé:

* Sự tích Hồ Gươm 

Đây là một truyền thuyết lịch sử, gắn với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, nằm trong chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi. Nhưng đây cũng là truyền thuyết địa danh (loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc trực tiếp của những tên núi, tên sông, tên hồ… nguồn gốc hình thành những vùng đất…). Vì thế, truyện không chỉ phản ánh, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa, mang tính chất nhân dần do Lê Lợi lãnh đạo đánh đuổi giặc Minh xâm lược mà còn giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời cũng thể hiện khát vọng, ước mơ về hoà bình của dân tộc ta. Truyện kể gồm hai sự kiện: Long Quân cho Lê Lợi, người đứng đầu cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn, mượn gươm thần; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần và việc ra đời tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

    Sự kiện Long Quân cho mượn gươm thần đã chắp đôi cánh của trí tưởng tượng đầy thơ và mộng của dân gian cho tác phẩm nhằm thần kì hoá nguyên nhân dẫn đến thắng lợi vĩ đại của cuộc khỏi nghĩa’Lam Sơn. Cách cho mượn gươm của Long Quân cùng hệ thống chi tiết về các bước xuất hiện của gươm thần bao hàm nhiêu ý nghĩa sâu sắc. Lưỡi gươm tìm được từ dưới nước, chuôi gươm tìm thấy từ trên rừng, khi khớp lại thì thành thanh gươm thần hoàn chỉnh dùng đế đánh giặc. Điều đó nói lên một cốt lõi sự thực lịch sử là: khi có giặc ngoại xâm đến, nhân dân ta từ vùng rừng núi đến miền biển khơi đều nhất tề đứng lên đánh giặc, khi các phong trào lẻ tẻ ấy ở nhiều nơi liên kết lại, thống nhất vói nhau thì sẽ tạo thành sức mạnh to lớn để đánh thắng giặc ngoại xâm. Chi tiết này gợi cho chúng ta .nhớ đến bài học về tinh thần đoàn kết mà Long Quân (tức tổ tiên) đã dạy con cháu khi từ biệt về cõi thiêng: “Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn” (Con Rồng cháu Tiên). Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi là lời của toàn dân, trên dưới một lòng, khẳng định vai trò lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa của Lê Lợi. Câu nói đó cùng vói tên thanh gươm thần “Thuận Thiên” đã nhấn mạnh tính chất chính nghĩa của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn: mục tiêu của cuộc khỏi nghĩa hoàn toàn phù họp với ý Trời, lòng Dân.

   Sự kiện Long Quân đòi lại gươm thần trên hồ Tả Vọng, lúc đất nước đã sạch bóng quân thù mang nhiều hàm ý. Đất nước đã sạch bóng quân thù, giờ đây nhân dân ta bắt tay vào giai đoạn lao động, xây dựng cuộc sống hoà bình, phồn vinh. Nghĩa là giai đoạn “dụng võ” đã qua, giờ là lúc bắt đầu giai đoạn “dụng văn” (dùng trí tuệ để xây dựng đất nước). Gươm thần trao lại cho Long Quân giữ. Thanh gươm vẫn còn đó, khi nào đất nước bị ngoại xâm, Long Quân sẽ lại cho con cháu mượn gươm thần. Việc Lê Lợi cho đổi tên hồ từ hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm bao hàm lòng biết ơn tổ tiên và ý thức đề cao cảnh giác, răn đe những kẻ rắp tâm dọm ngó nước ta. Gươm thần từ Long Quân chuyển đến vị chủ tướng của cuộc khởi nghĩa để cùng ông và nghĩa quân làm nên chiến thắng, rồi gươm thần lại từ Lê Lợi chuyển về cho Long Quân. Vòng khép kín này tạo nên tính nhất quán của câu chuyện, vẻ đẹp hoàn mĩ của cấu tạo tác phẩm và hình ảnh lưỡi gươm thần. Tất cả nhằm thần thánh hoá một trong những chiến công chống ngoại xâm hiển hách của dân tộc, ca ngợi hết lời triều đại nhà Hậu Lê mở đầu bằng Lê Lợi – Lê Thái Tổ. Bên cạnh đó chi tiết trả gươm còn thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam, Khi đã đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, chiến tranh đã kết thúc thì tạm cất vũ khí đi để xây dựng đất nước thanh bình, vũ khí chỉ sử dụng vào mục đích tự vệ để bảo vệ Tổ quốc. Riêng hình tượng nhân vật Rùa Vàng nhắc ta nhớ tói hình tượng nhân vật Thần Kim Quy trong truyền thuyết về An Dương Vương xây thành cổ Loa và đánh thắng cuộc xâm lăng lần thứ nhất của Triệu Đà nhờ chiếc nồ thần. Sự xuất hiện nhiều lần của Rùa Vàng trong các sự kiện trọng đại của lịch sử được truyền thuyết kể lại nhằm nói lên truyền thống yêu nước của dân’tộc và cũng góp phần tô đẹp thêm cho vẻ đẹp nghệ thuật của thể loại truyền thuyết dân gian.

* Sơn Tinh - Thuỷ Tinh

Thông qua cuộc thi tài – cầu hôn và quyết chiến để tranh giành nàng Mị Nương của thần Sơn Tinh, Thuỷ-Tinh, truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Được hình thành bằng con đường gia tăng yếu tố lịch sử cho thần thoại (lịch sử hoá thần thoại), cho nên truyền thuyết Son Tinh, Thuỷ Tinh không chỉ dừng lại ở mục đích giải thích các hiện tượng tự nhiên nói chung (nguồn gốc ngọn núi, dòng sông; nguồn gốc nạn lụt hàng năm), cũng không chỉ phản ánh ước mơ chinh phục các hiện tượng tự nhiên ấy, truyện còn hướng đến một mục đích có ý nghĩa phản ánh lịch sử: ca ngợi công cuộc chinh phục thiên nhiên. Cụ thể ở đây là chinh phục nạn lũ lụt hằng năm trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng – một phương diện chủ yếu trong công cuộc dựng nước của tổ tiên chúng ta ở vào một thời đại lịch sử huy hoàng – thời đại dựng nước của. các vua Hùng. Cuộc’xung đột được kể trong truyện là cuộc xung đột nói chung và muôn đời giữa nước với núi. Đó là cuộc xung đột giữa thần núi Tản Viên với thần nước sông Đà, cuộc xung đột vừa liên quan đến chuyện hôn nhân của nàng công chúa con vua Hùng thứ mười tám (con số ước lệ), vừa ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người Việt cổ trên địa bàn Phong Châu nói riêng, nước Văn Lang nói chung.

   Các chi tiết nghệ thuật có. giá trị đựợc truyện dùng để xây dựng hình tượng nhân vật chính, đó là những chi tiết về cuộc thi tài và cầu hôn, những chi tiết về cuộc giao tranh cùng chi tiết về cách kết thúc cuộc giao tranh ấy. Những chi tiết này vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng mang đậm tính chất thần kì vừa không thoát li thực tế (là thần Núi, Sơn Tinh chỉ có thể điều khiển được đồi núi, cồn bãi; còn Thuỷ Tinh là thần Nước nên chỉ có thể gọi được gió bão, hô được mưa lũ). Hai thần đều tài giỏi ngang nhau nhưng không thể đổi được tài nghệ cho nhau. Những lễ vật mà Hùng Vương thách cưới tất cả đều kì lạ và khó kiếm nhưng đó cũng lại là những thứ hoặc là sản phẩm của nghề trồng lúa nước (com nếp, bánh chưng – vốn là món ăn truyền thống của người Việt ngay từ thời Văn Lang), hoặc là dựa trên cơ sở thành tựu thuần hoá những động vật hoang dã thành vật nuôi trong nhà. Sở dĩ chỉ riêng Sơn Tinh kiếm đủ lễ vật là vì những lễ vật đó đều ở trên cạn. Thế là dân gian đã mượn lời thách cưới của Hùng Vương để bộc lộ tình cảm, sự thiên vị đối với Sơn Tinh. Rõ ràng, ở đây có sự kết họp của trí tưởng tượng kì diệu với hoàn cảnh thực tế. Thần thoại trở thành truyền thuyết gắn bó với cuộc đời là như thế.

    Những chi tiết về cuộc giao tranh, đánh ghen của Thuỷ Tinh và cuộc chống trả của Sơn Tinh cũng có tính chất hai mặt như những chi tiết về cuộc thi tài và cầu hôn. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió thì tạo nên bão dông, lũ lụt “rung chuyển cả đất trời… nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”. Nhưng những hình ảnh tưởng tượng dữ dội, kì vĩ ấy vẫn dựa trên những kinh nghiệm, quan sát thực tế về những trận lũ lụt khủng khiếp trên dọc hai bờ sông Hồng, sông Đà trong mùa mưa bão hằng năm. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Tài năng đắp đất cao để ngăn nước đó một phần có cơ sở ở quá trình trị thuỷ của tổ tiên người Việt, nhưng một phần (và là phần chủ yếu nằm ở một tác phẩm văn học) bắt nguồn từ ước mơ của nhân dân muốn có sức mạnh phi thường, khả năng to lớn để chiến thắng nạn lụt. Ước mơ ấy, suy cho cùng cũng nảy sinh từ thực tế lao động sản xuất và đấu tranh với thiên nhiên. Những điều này nói lên giá trị phản ánh hiện thực của những chi tiết nghệ thuật tưởng như hoang đường và cũng thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa sáng tác văn học dân gian với đời sống của nhân dân.

   Những chi tiết về cách kết thúc cuộc giao tranh là chiến thắng của Sơn Tinh đối vói Thuỷ Tinh – không thể không như vậy vì thực tế là nước lũ dâng cao đến đâu rồi cũng đến lúc phải rút. Nhưng Sơn Tinh đã thắng mà chưa thắng hẳn, Thuỷ Tinh dẫu thua mà chưa chịu thua hẳn, hằng năm vẫn “làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh”. Và rồi lần nào cũng vậy, Thuỷ Tinh “đánh mỏi mệt, chán chê… đành rút quân về”. Tuy nhiên, cách kết thúc ấy còn tổng kết một bài học kinh nghiệm lớn: con người không bao giờ chịu ngồi yên khoanh tay nhìn và đợi chờ bị động trước thiên nhiên; sức người hoàn toàn có thể chiến thắng được thiên tai lũ lụt.

   Với cách kết thúc như vậy, truyện còn là lời thế hệ trước nhắn nhủ, gửi gắm cho thế hệ sau nhiệm vụ tiếp tục vươn lên chinh phục tự nhiên, làm chủ đất nước. Công trình thuỷ điện sông Đà với nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và sắp tới đây là nhà máy thuỷ điện Tà Bú, Sơn La (cùng các công trình thuỷ điện, đê điều khác), sự nghiệp trồng rừng và giữ gìn, bảo vệ rừng chính là việc làm thực tế của các thế hệ ngày nay để tiếp tục sự nghiệp trị thuỷ, xây dụng đời sống ấm no, phồn vinh của cha ông ta.

Bình luận (1)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
TT
14 tháng 8 2023 lúc 15:28

- Vào thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều chuyện bạo ngược.

- Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng trong buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân bị thua.

- Từ khi có gươm, uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi, chiến thắng giặc Minh vang dội.

Bình luận (0)
DH
14 tháng 8 2023 lúc 16:52

Yếu tố lịch sử có thật là: Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân ta như cỏ rác gây ra không biết bao nhiêu là tội ác. Ở vùng Lam Sơn, nghĩa quân nổi dậy chống lại giặc Minh nhưng trong buổi đầu thế lực không đủ mạnh nên nhiều lần nghĩa quân bị đập tan. Nhờ tài năng của Lê Lợi chúng ta dành chiến thắng trước giặc Minh giành lại được độc lập cho đất nước, xây dựng cuộc sống ấm no cho nhân dân.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
3 tháng 2 2019 lúc 6:43
Từ ngữ chỉ người, vật Từ ngữ chỉ hoạt động
M : Đồng hồ tích tắc, tích tắc báo phút, báo giờ.
Con gà trống gáy vang ò... ó... o... báo trời sáng.
Con tu hú kêu tu hú, tu hú báo sắp đến mùa vải chín.
Chim sâu bắt sâu, bảo vệ mùa màng.
Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ.
làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
Bình luận (0)