Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
ND
30 tháng 11 2023 lúc 13:48

- Bài 1: Từ đơn và từ phức ( từ ghép, từ láy)

- Bài 2: Các biện pháp tu từ (ẩn dụ)

- Bài 3: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn

- Bài 4: Thành ngữ, dấu chấm phẩy

- Bài 5: Mở rộng vị ngữ

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 5 2017 lúc 12:32

Thi sĩ dùng nhiều từ láy để dựng cảnh, gợi ra tinh thần của cảnh:

+ Mưa êm đềm, quán tranh đứng im lìm

+ Hoa xoan rụng tơi bời

+ Đàn sáo mổ vu vơ

+ Mấy cánh bướm rập rờn

+ Những trâu bò thong thả

- Sử dụng các từ láy có tính chất, sắc thái giảm nhẹ: êm êm, vu vơ, rập rờn, thong thả...

+ Diễn tả trạng thái thụ động hoặc đều đều của chủ thể.

+ Từ láy làm nổi bật vẻ đẹp dịu dàng, yên ả, thanh bình của cảnh chiều xuân,cũng như nhịp sống khoan thai nơi đồng quê của tác giả

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 5 2017 lúc 7:18

Đoạn trích lược bớt một số khổ thơ, còn 12 khổ và dòng cuối, 11 khổ thơ có điệp câu thơ “tôi viết tên em” riêng khổ thơ cuối được thay thế bởi “Để gọi tên em/ TỰ DO”

- Tự do được hóa thân thành “em”, người thân yêu nhất

    + Cảm xúc hướng về sự tự do tha thiết, nhà thơ viết tên tự do lên mọi nơi

    + Thể hiện quyết tâm, hành động hướng tới, dành và bảo vệ tự do

    + Nhà thơ sẵn sàng bắt đầu lại cuộc đời để được gắn với Tự Do

- Chủ đề bài thơ cũng thể hiện được tình yêu của tác giả đối với tự do

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
MH
28 tháng 5 2019 lúc 22:10

bạn tham khảo :

-Một số biện pháp được thể hiện trong bài thơ:
Cảnh mặt trời lặn được miêu tả thật độc đáo và ấn tượng: 
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
 

Bình luận (0)
MH
28 tháng 5 2019 lúc 22:11

- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
“ Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm với gió khơi” 
 

Bình luận (0)
MH
28 tháng 5 2019 lúc 22:12

- Tác giả đã tạo ra một hình ảnh khỏe, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật và hiện tượng: Câu hát, cánh buồm và gió khơi. Người đánh cá căng buồm và cất câu hát lên nhà thơ có cảm giác như chính câu hát đó đã làm căng cánh buồm. Câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động trở thành sức mạnh cùng với gió biển làm căng cánh buồm để con thuyền lướt sóng ra khơi.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PL
29 tháng 5 2019 lúc 19:39

Biện pháp so sánh 

Biện pháp nhân hóa , ẩn dụ 

Biện pháp liệt kê với sự phối sắc taiof tình qua việc sử dụng niều tính từ hay 

.....

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
MN
1 tháng 11 2021 lúc 20:15

Em tham khảo nhé:

- Tĩnh dạ tứ:

Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương

=> Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

- Hồi hương ngẫn thư: thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi.

Bình luận (0)
NG
1 tháng 11 2021 lúc 20:17

Tham khảo!

'Hồi hương ngẫu thư"

Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: 

Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi

Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.

Hương âm vô cải / mấn mao tồi. 

Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.
Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.

"Tình dạ tứ"

Tác giả đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối: Ngẩng đầu / Cúi đầu, nhìn trăng sáng / nhớ cố hương. Nguyên tắc cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ (cử đầu / đê đầu, vọng / tư), tính từ / tính từ (minh / cố), danh từ / danh từ (nguyệt / hương). Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.

 

Bình luận (0)
HK
Xem chi tiết
MN
10 tháng 8 2021 lúc 20:18

1. Câu thơ được trích trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939.

2. Các từ miêu tả cảm xúc của tác giả: xa cách, tưởng nhớ. 

Qua đó gợi ra tình cảm yêu thương và nhớ quê da diết của tác giả.

3.

Em tham khảo:

Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Chính nỗi nhớ quê hương thiết tha đã bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Ôi! Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân.

Câu đặc biệt+ Thán từ: In đậm nghiêng

Bình luận (0)