Nêu nhận xét của em về trều đình nhà ngyển
Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.
Nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.
- Trong buổi đầu pháp xâm lược nước ta triều đình cũng có quyết tâm trong việc chống giặc, cử Nguyễn Tri Phương ra đốc quân chống giặc, cử Hoàng Diệu làm tổng đốc Hà nội để giữ lấy Bắc Kì.
- Sau khi mất Nam Kì lục tỉnh, Triều đình không kiên quyết chống giặc, cầm chừng, chủ yếu thiên về thương thuyết, nghị hòa, liên tiếp nhượng bộ quyền lợi và kí các hiệp ước bất bình đẳng với Pháp.
nêu nhận xét của em về chính sách của Dương Đình Nghệ?
những kế sách của Dương Đình Nghệ rất hợp lí và có ý nghĩa với nông dân
những kế hoạch của ông hợp lí và có ý nghĩa
Thông qua bài học, hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn.
Tinh thần chống Pháp của quan quân triều đình và nhân dân triều Nguyễn năm 1858 đến 1883 thì rất tốt. Chúng ta chỉ thua vì trang thiết bị kỹ thuật lạc hậu so với giặc pháp, tư-duy của giai tầng lãnh đạo ( vua quan ) không theo kịp đà tiến bộ của xã hội con người khi đó nên không xứng tầm để đương đầu với giặc Pháp.
Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình nhà Nguyễn ?
Tham khảo
+Thái độ của triều đình Huế : nhu nhược trước thực dân Pháp ; hoang mang khi thành mất , chỉ biết thương lương với Pháp để có thể giữ nước.
TK
+Thái độ của triều đình Huế : nhu nhược trước thực dân Pháp ; hoang mang khi thành mất , chỉ biết thương lương với Pháp để có thể giữ nước.
Thái độ của nhà Nguyễn:bảo thủ,hèn nhát,nhu nhược,thụ động,không kiên quyết chống giặc ngay từ đâu,không biết nhân thời cơ địch đang suy yếu về nhân số,sức lực để phản công mà lại cố thủ trong thành tạo điều kiện để giặc hồi phục,tìm viện binh để bỏ lỡ cơ hội chiến thắng.
các nhà bác học nhận định rằng nước ta rơi vào tay pháp là do triều đình nhà nguyễn em hãy nhận xét về nhận định này
Tham khảo:
Theo em, nhận định này là đúng vì:
Có thể nói, ngay từ khi bắt đầu xâm lược Việt Nam (1858), khả năng đánh bại Pháp dưới sự lãnh đạo của triều đình không phải là không có, mà do chính sách sai lầm của triều đình đã làm cho các khả năng đề kháng và chiến thắng của quân ta ngày càng hao mòn, khiến địch ngày càng lấn lướt, từng bước thôn tính nước ta.
Dẫn chứng cho điều này là trong thời kì đầu khi Pháp xâm lược cũng đã vấp ngã trước sự kháng cự quyết liệt của quân dân ta dưới ngọn cờ của triều đình, có lúc chúng tính chuyện rút quân về nước trong lúc gặp nguy nan. Thế nhưng càng về sau, quá trình chiến đấu bị giảm sút, suy yếu dần đã bộc lộ sự bất lực và yếu hèn của triều đình. Triều đình Nguyễn đã nhanh chóng trượt dài trên con đường nội bộ, cầu hòa.
Bên ngoài thì kẻ thù đang ra sức đẩy mạnh âm mưu thôn tính, mà bên trong thì giữa người cầm quyền với nhân lại không cố kết một lòng, thậm chí có lúc kẻ cầm quyền đã sẵng sàng chìa tay ra hợp tác với kẻ thù dân tộc để có thêm điều kiện đàn áp phong trào quần chúng. Họ đi từ sai lầm này đến sai lầm khác.
Và chính những sai lầm đó, những chính sách bảo thủ, lạc hậu của triều Nguyễn là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của đất nước và sức sáng tạo của nhân dân. Đến khi thất bại trước cuộc vũ trang xâm lược của thực dân Pháp thì triều Nguyễn lại đổ lỗi cho khách quan và lấy việc ký hiệp ước làm lối thoát duy nhất. Thực ra trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp là điều không thể chối cải được.
Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
- Sau thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau.
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ lại ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.
→ Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ trung ương đến địa phương).
Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
Sau một thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê Sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống của nhân dân. Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau. Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân. Đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.
=>Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (Từ vua quan trong triều đình đến quan lại các cấp ở địa phương.
- Từ đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy thoái. Vua, quan ăn chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài cung điện tốn kém.
- Nội bộ triều đình “chia bè kéo cánh”, tranh giành quyền lực:
+ Dưới triều Lê Uy Mục, quý tộc ngoại thích nắm hết quyền bính, giết hại công thần tôn thất nhà Lê.
+ Dưới triều Lê Tương Dực, tướng Trịnh Duy Sản gây thành phe phái mới, đánh giết nhau liên miên suốt hơn 10 năm.
=> Nhà Lê bước vào thời kì suy yếu.
Nêu nhận xét của em về bộ máy nhà nước Văn Lang
Nhận xét: Bộ máy nhà nước còn đơn giản, sơ khai, chưa có quân đội và luật pháp nhưng đấy là cơ quan quản lí toàn bộ đất nước.
Có tổ chức từ trên xuống dưới, lấy làng, chạ làm cơ sở (đơn vị hành chính).
- Tổ chức còn rất đơn giản và sơ khai. Tuy nhiên, đã là tổ chức chính quyền cai quản cả nước, tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế, xã hội đất nước cũng như sự hình thành quốc gia , dân tộc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tổ chức nhà nước đầu tiên bao gồm:
Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, lạc tướng. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu bộ là Lạc tướng Đứng đầu Chiềng, Chạ là Bồ chính.=> Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước
nêu nhận xét của em về tình bạn của tác giả trong bài bạn đến chơi nhà
Bài thơ " bạn đến chơi nhà " của Nguyễn Khuyến - nhà thơ kiệt xuất của thể thơ trung đại Việt Nam đã viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhưng có sự sáng tạo rất độc đáo . Khi có ông bạn già tới chơi nhà , Nguyễn Khuyến đáng lẽ phải tiếp đãi bạn một bữa ăn thịnh soạn , chu đáo nhưng ông đã tạo ra một tình huống trớ trêu : mọi thứ tưởng chừng có tất cả nhưng lại ở hình thức tiềm ẩn . Qua đó thể hiện cuộc sống dân dã của ông cũng như sự hóm hỉnh , dí dỏm đến tột độ . Nhưng ở câu thơ cuối :" ta với ta " hay và ý nghĩa hơn cả thể hiện rằng , tình bạn chân thực của đôi bạn già sẽ vượt qua tất cả khó khăn , thiếu thốn vật chất . Qua bài thơ này , em thấy càng quí trọng tình bạn hơn .