Những câu hỏi liên quan
TA
Xem chi tiết
TV
11 tháng 3 2022 lúc 9:34

Đổi 1m = 10dm; 50cm = 5dm; 60cm = 6dm.

a) Diện tích xung quanh của bể kính là: (10 + 5) x 2 x 6 = 180 (cm2)

Diện tích đáy của bể kính là: 10 x 5 = 50 (cm2)

Diện tích kính dùng làm bể cá là: 180 + 50 = 230 (cm2)

b) Thể tích bể cá là: 10 x 5 x 6 = 300 (dm3) = 300l

c) Số lít nước có trong bể cá là: 300 x 3/4  = 225 (l)

Đáp số: a) 230 cm2; b) 300l ; c) 225l.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
H24
29 tháng 3 2021 lúc 8:27

1. các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học dân gian và viết về chủ đề con người và xã hội hihi

Bình luận (1)
H24
29 tháng 3 2021 lúc 8:32

3. câu tục ngữ " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " : Rút gọn thành phần chủ ngữ làm câu trở nên ngắn gọn, không dài dòng nhưng xét về ý nghĩa thì đầy đủ.

Bình luận (0)
H24
29 tháng 3 2021 lúc 8:39

4 . Ý nghĩa khuyên răn của hai câu tục ngữ ko hề mâu thuẫn mà bổ sung ý nghĩa cho nhau , thể hiện cái nhìn đa diện về cùng một vấn đề của nhân dân ta . Từ đó để người đọc có một cái nhìn đúng đắn , đầy đủ về các vấn đề trong cuộc sống .

Bình luận (0)
MN
Xem chi tiết
H24
3 tháng 12 2018 lúc 20:40

2 mặt giấy thì hơi ít

Bình luận (2)
BN
4 tháng 12 2018 lúc 19:44

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.

Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai

Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:

Cũng có lúc chơi nơi dặm khách

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...

Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:

Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,

Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...

Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...

(Ngắm trăng)

Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.

Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:

Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh

(Không ngủ được)

Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.

Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.


- không phải bài mk tự làm -

Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
NN
30 tháng 9 2018 lúc 9:50

Nhận xét bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lý:

-Vua nhường ngôi cho con sớm , tự xưng là Thái thượng Hoàng cùng con cái quan đất nước.

-các chức quan đại thần do những người trong họ nắm giữ.

- Đặt thêm 1 số cơ quan và một số chức quan để trông coi sản xuất.

- cả nước chia thành 12 lộ.

Bình luận (0)
VC
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NH
8 tháng 8 2017 lúc 8:19

tổng số tuổi của thủ môn và cả đội :

22x11=242 ( tuổi)

???

đ/s:....

Bình luận (0)
TH
8 tháng 8 2017 lúc 8:20

Tổng số tuổi của 11 cầu thủ là:

        11 x 22 = 242(tuổi)

Tổng số tuổi của 11 cầu thủ trừ thủ môn là:

        21 x 10 = 210(tuổi)

Tuổi thủ môn là:

       242 - 210 = 32(tuổi)

Bình luận (0)
LS
8 tháng 8 2017 lúc 8:21

                                 Bài Giải

                       Tổng số tuổi của 10 cầu thủ là:

                          21x10=210(tuổi)

                        Tổng số tuổi của cả đội bóng là:

                           22x11=242(tuổi)

                        Vậy tuổi của thủ môn là:  

                           242-210=32(tuổi)

                        

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NT
27 tháng 4 2019 lúc 11:32

Diện tích con đường là

2400-2250=150(m2)

Chiều dài mảnh vườn là

150:2,5=60(m)

Chiều rộng mảnh vườn là

2400:60=40(m)

Đs: 60m

40m

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
9 tháng 5 2019 lúc 19:52

a, xét tam giác ABD và tam giác ACD có : AD chung

góc BAD = góc CAD do AD là phân giác

AB = AC do tam giác ABC cân tại A (gt)

=> tam giác ABD = tam giác ACD (c-g-c)

Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết