Những câu hỏi liên quan
TT
Xem chi tiết
NK
4 tháng 1 2021 lúc 16:23

Có ý nghĩa: Nên coi trọng yếu tố phẩm chất chất bên trong của một con người hơn là vẻ bề ngoài của họ.

Bình luận (0)
JP
4 tháng 1 2021 lúc 16:33

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn là gì?

Đây là một lời khuyên nên coi trọng yếu tố phẩm chất chất bên trong của một con người hơn là vẻ bề ngoài của họ.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 12 2018 lúc 9:35

Hướng dẫn chấm:

Viết bài văn nghị luận giải thích. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài (0.5đ)

- Giới thiệu câu tục ngữ và ý nghĩa khái quát của nó

b. Thân bài (9đ)

- Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: (2đ)

   + Nghĩa đen: Khi đánh giá vật dụng làm bằng gỗ, người ta quan tâm đến ruột gỗ, thớ gỗ bên trong hơn là màu sắc, nước sơn bên ngoài.

   + Nghĩa bóng: Đánh giá một con người, nên quan tâm đến phẩm chất hơn ngoại hình của họ.

Từ ý nghĩa rất thực trong cuộc sống, tác giả dân gian đã chỉ ra mối quan hệ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của một con người, từ đó đề cao phẩm chất đạo đức của con người là quan trọng hơn tất cả vẻ đẹp của hình thức bên ngoài. (2.5đ)

- Trong cuộc sống, mỗi sự vật, mỗi con người không phải lúc nào cũng cũng thống nhất trọn vẹn cả mặt nội dung lẫn hình thức. Khi đánh giá một con người chúng ta phải dựa trên phẩm chất đạo đức, năng lực của người đó chứ không dừng lại ở hình thức bề ngoài. (2.5đ)

- Trong cuộc sống cần có sự cân đối, hài hòa giữa hình thức và nội dung, con người cần biết liên kết chặt chẽ giữa vẻ đẹp bên ngoài và phẩm chất bên trong của mình. (1đ)

- Liên hệ bài học dành cho bản thân. (1đ)

c. Kết bài (0.5đ)

Khẳng định lại bài học của câu tục ngữ.

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
LQ
24 tháng 7 2018 lúc 17:34

Đáp án :A

Bình luận (0)
KS
Xem chi tiết
NS
27 tháng 6 2017 lúc 14:29

một con người có nhân phẩm và đạo đức bao giờ cũng được mọi người quý trọng  nếu con người không có nhân phẩm chú trọng sắc đẹp mọi người sa lánh  "cái nết đánh chết cái đẹp"

Bình luận (0)
H24
27 tháng 6 2017 lúc 14:26

nghĩa là:!!!!!!!!!!!!!!! đây là toán ko phải văn hiểu chưa!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
DQ
27 tháng 6 2017 lúc 14:26

bạn ko nên đưa những câu hỏi ko liên quan đến toán

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
H24
4 tháng 4 2021 lúc 16:53

Câu 1 :

Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốtGỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. ... Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốn khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn.

Câu 3 : Nghĩa đen của câu tục ngữ có nghĩa như sau: Ăn được ngủ được thì mới là tiên, nếu như không ăn được không ngủ được thì vừa mất tiền lại càng thêm bội phần lo lắng hơn.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NK
5 tháng 4 2021 lúc 21:15

câu 1

Để nhìn nhận, đánh giá về một sự vật hay một con người, chúng ta nên chú trọng đến những giá trị cốt lõi bên trong chứ không nên bị chi phối bởi những vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài. Như ông cha ta đã có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ có từ lâu đời nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Ở đây có hai hình ảnh được đưa ra so sánh với nhau đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là vật liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày được con người sử dụng để làm ra nhiều đồ vật khác nhau như bàn, ghế, giường, tủ… Những loại gỗ tốt sẽ tạo ra các vật có độ bền cao, sử dụng lâu dài. Những loại gỗ kém chất lượng thì đồ vật làm ra sẽ nhanh bị hư hỏng . Còn "nước sơn” là chất để phủ bên ngoài làm cho vật thêm bóng, thêm đẹp.

Qua kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đã khẳng định "tốt gỗ” thì hơn nhiều so với "tốt nước sơn”. Tức là câu tục ngữ khẳng định muốn có một đồ vật tốt thì chúng ta cần chú trọng đến chất gỗ làm ra vật liệu chứ không nên để chỉ để ý đến vẻ đẹp của nước sơn bên ngoài. Tuy nhiên ý nghĩa câu tục ngữ không dừng lại ở đó. Ông cha ta đã mượn hai hình ảnh rất cụ thể đó để đưa ra một ý nghĩa sâu xa hơn đó là khi đánh giá một con người thì phẩm chất đạo đức của họ quan trọng hơn hẳn so với bề ngoài.

Vậy thì tại sao lại nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Chắc hẳn rằng ông cha ta cũng đã phải trải qua những lần thất bại, vấp ngã mới đúc kết được ra kinh nghiệm ấy. Và câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng, đó là một bài học hết sức quý báu đối với con người. Mỗi một sự vật hay con người đều có hai mặt hình thức và nội dung. Trong thực tế của cuộc sống, không phải lúc nào hình thức và nội dung cũng thống nhất với nhau. Và nếu như phải lựa chọn, chúng ta nên lấy nội dung, phẩm chất bên trong để làm thước đo. Khi đánh giá một sự vật thì người ta phải chú ý đến chất lượng của nó. Một đồ vật được làm từ gỗ lim dù cho không có lớp sơn bóng bẩy phủ bên ngoài nhưng vẫn được người ta chọn mua vì độ bền của nó. Khác với những vật bên ngoài được sơn lấp lánh nhưng lại làm từ gỗ tạp thì dù có đẹp đến mấy cũng sẽ nhanh chóng bị hỏng. Và đối với con người cũng vậy, ngay từ xa xưa, ông cha ta cũng luôn đề cao phẩm chất, tư cách đạo đức hơn là cái vẻ bề ngoài của họ. Một con người có nhân cách tốt sẽ luôn hoàn thành tốt mọi công việc của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và luôn được mọi người yêu mến nể phục. Nhưng trái lại, đối với một người chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài mà không có tư cách đạo đức tốt thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Một hoa hậu có thể không phải là người đẹp nhất nhưng phải có phẩm chất, nhân cách tốt để xứng đáng với vương miện lấp lánh trên đầu. Giống như các cụ xưa đã từng có câu: "Cái nết đánh chết cái đẹp”. Và tất nhiên, nếu một người có cả vẻ đẹp hình thức lẫn nhân cách thì người đó lại càng được yêu mến trân trọng hơn.

Câu tục ngữ là một bài học vô cùng quý báu và bổ ích cho mọi người, nhất là cho thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện nhân cách. Phải "học ăn, học gói, học mở”, không chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài mà đánh mất đi những gì tốt đẹp ở bên trong.

"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – câu tục ngữ mang đến một bài học kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật hay một con người. Nội dung, phẩm chất bên trong là yếu tố quyết định, là thước đo có giá trị nhất để đánh giá con người. Đừng quá quan trọng vẻ đẹp bên ngoài mà quên đi nét đẹp trong nhân cách và tâm hồn.

Câu2

Chân lấm tay bùn
tả cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng

Câu3:

Người khỏe mạnh, không phải lo nghĩ, luôn ăn khỏe, ngủ ngon mới là thật sự có hạnh phúc ở trên đời.

Mà vì buồn phiền hay vì bệnh tật mà không ăn không ngủ được thì chỉ thấy lo ngại, tốn tiền thuốc men, cuộc sống sẽ không vui.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NC
Xem chi tiết
PS
Xem chi tiết
NM
26 tháng 8 2016 lúc 20:26

Câu tục ngữ '' Tốt gỗ hơn tốt nước sơn'' dùng hai sự vật “gỗ” và “nước sơn” để làm một phép so sánh.”Gỗ” là chất liệu để làm đồ dùng như tủ,giường,bàn,ghế…Còn “nước sơn” là chất liệu để quét lên lớp bên ngoài cho các đồ dùng ấy thêm đẹp thêm bền.Nhiều người chỉ chú ý đến lớp nước sơn bóng nhoáng bề ngoài mà đã mua phải một đồ dùng bằng gỗ xấu hoặc gỗ mọt.Ông cha ta với kinh nghiệm sống của mình đã kết luận là : “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.

Bình luận (0)
NM
26 tháng 8 2016 lúc 20:25

Ý nghĩa của sống giản dị: là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ

 

Bình luận (1)
NL
Xem chi tiết
TT
17 tháng 11 2016 lúc 17:50

a)"chết vinh còn hơn sống nhục": chỉ con người trung thực , thật thà, dù có phải chết chứ quyết không sống trong nhục nhã , hèn hạ.

Vận dụng:em thà điểm kém chứ không chép bài bạn.

b)"Cây ngay không sợ chết đứng":nếu mình không làm điều gì xấu thì mình cũng chẳng sợ điều gì cả. ai muốn nghĩ sao cũng được lương tâm mình tự biết mình đúng hay sai ...sẽ không có gì có thể chi phối lương tâm minh;))

Vận dụng:em không lấy cắp đồ của bạn vì vậy dù cho bạn em có đổ lỗi cho em thì em cũng không sợ.

c)" tốt gỗ hơn tốt nước sơn" :Đẹp trong phẩm chất danh dự, còn hơn đẹp bên ngoài .

vận dụng: Em mua chiếc áo ấm dù không đẹp nhưng không mua áo đẹp mà mỏng trong mùa đông.

Bình luận (0)
PN
17 tháng 11 2016 lúc 17:54

Chết vinh còn hơn sống nhục ý nghĩa là thà mk ko bị gì mà mk chết để chứng minh mk ko làm điều đó còn hơn là phải sống nhưng sống trong 1 cuộc sống nhục nhã luôn bị nghi ngờ.... Em vận dụng là thà mk lm đìu j đó để chứng minh mk ko làm cón hơn là pải sống trong sự bị ng khác ns những lời nhục nhả đối với mk

Cây ngay ko sợ chết đứng có ý nghĩa là nếu mk ko làm gì sai thì sẽ ko co j pải sợ cả.. Em vận dung là nếu em ko lm j sai thì e cũng ko có j pải sợ

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn có ý nghĩa là đẹp bên trong ng còn hơn là ở vẻ bề ngoài. Em vận dụng là ko cần mk pải đẹp nhưng trong lòng, tâm mk lun lun tốt vs tất cả mọi ng ^^

Bình luận (1)
DT
Xem chi tiết
LS
20 tháng 10 2021 lúc 14:10

Giản dị

Bình luận (0)
NK
20 tháng 10 2021 lúc 14:10

giản dị

Bình luận (0)
BB
20 tháng 10 2021 lúc 14:10

giản dị

Bình luận (0)