Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 1 2017 lúc 5:13

- Đặt tên cho truyện ngắn “Bến quê”, điều ấy vừa bình thường, vừa có gì khác thường. Nó bình thường ở chỗ : Bến quê là nơi sinh hoạt đông vui ở làng quê như bến nước, mái đình, cây đa… ; bến quê còn là nơi bến đậu của con đò quen thuộc, của những con người quê hương đã từng bôn ba đây đó, đã từng trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời nay trở về sống những ngày tháng cuối cùng, cảm thấy được che chở và bình yên. Bến quê với họ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm nhất trong cuộc đời mỗi con người bởi con người ta ai chẳng có một quê hương để một đời gắn bó. Còn khác thường là ở chỗ : cái bến quê ấy, cái bãi bồi bên kia mà nhân vật Nhĩ hướng về chưa hẳn là nơi chôn rau cắt rốn của anh ? Có lẽ đó là quê hương của những người mà anh nhìn thấy : cả một đám khách đợi đò, quê hương của những người đi bộ hay dắt xe đạp, rõ hơn nữa, trong số ấy có “một vài tốp đàn bà đi chợ về đang ngồi kháo chuyện hoặc xổ tóc ra bắt chấy đằng kia”. Với nhân vật Nhĩ, đây chỉ là một miền tưởng nhớ, một mơ ước xa xôi. Con đò sang bên kia sông cũng là con đò chở niềm ao ước gần gũi mà xa vời của anh. Và con đò đến bến bờ cũng là thực hiện niềm ao ước ấy. Nhan đề truyện cho thấy cách lựa chọn đề tài của tác giả thật dung dị nhưng mang tính biểu tượng sâu sắc. Đó là một đặc điểm nghệ thuật bao trùm của “Bến quê” tạo nên cách hiểu đa dạng và ý nghĩa nhiều tầng của thiên truyện.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
16 tháng 7 2019 lúc 13:51

- Ý nghĩa nhan đề: thể hiện được sự hấp dẫn không chỉ ở cốt truyện với tình huống trớ trêu và nghịch lí mà tác giả còn xây dựng hệ thống yếu tố hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhằm diễn đạt những suy ngẫm, những giá trị đích thực. Bến quê là những gì gần gũi, thân thiết nhất, đẹp đẽ nhất, là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên thành người và cũng là nơi ta nhắm mắt xuôi tay. Vậy mà nhiều khi ta vô tình lãng quên đi nó.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TN
2 tháng 5 2016 lúc 21:18

Nhan đề Bến quê là một nhan đề đầy sức gợi.Bến là bến bờ,nơi nhữg con thuyền ra đi và cũng chính là nơi nhưg con thuyền trở về.Nhan đề đc gợi hình ảnh từ vùg quê của nhân vật Nhĩ_La một vùg bãi bồi nằm ven con sôg Hồg quanh năm sóg nước.Viết bến quê để gợi đến suy tưởng:quê hương là nơi nuôi dưỡg,là nơi chuẩn bị hành trang cho nhữg đứa con thân yêu của mình lên đườg,đến nhữg nơi xa,hòa mình vào biển lớn.Nhưg dù đi đến nơi đâu,quê hườ vẫn là nơi neo đậu,bình an,là nơi trở về của mọi con thuyền xuôi ngược.Đọc sâu vào thiên truyện,ta thấy nhân vật Nhĩ đã có ý thức đc với giá trị bền vữg và sâu sắc của quê hươg mình.Đó khog chỉ là nhữg bãi bồi bên kia sôg,là nhưg con sóg,hàng cây,...Hơn tất cả là nhữg con người tần tảo,là nhữg người hàng xóm già,là nhữg đứa trẻ ngây thơ,hồn nhiên, đag từg ngày lo lắg và chăm sóc cho anh. 

Bình luận (0)
TN
2 tháng 5 2016 lúc 21:27

ko có j

Bình luận (0)
NH
2 tháng 5 2016 lúc 21:26

cảm ơn bạnhihanhiều

Bình luận (0)
CO
Xem chi tiết
VD
7 tháng 11 2021 lúc 22:35

- Những ngôi sao xa xôi: hình ảnh thực chỉ những ngôi sao trên mũ của những cô gái thanh niên xung phong.

- Những ngôi sao xa xôi: gợi nhớ về quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong.

- Ngoài ra, nhan đề còn mang còn có ý nghĩa biểu tượng. Những ngôi sao trên bầu trời xa xôi, nhưng phát ra thứ ánh sáng dịu dàng, có sức mê hoặc lòng người. Ánh sáng đó chính là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong cũng giống như “những ngôi sao xa xôi” nơi cuối rừng Trường Sơn, thắp sáng khu rừng với vẻ đẹp của nhiệt huyết cách mạng, sự dũng cảm kiên cường nhưng cũng đầy mơ mộng, yêu đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NB
8 tháng 11 2021 lúc 22:08

- Những ngôi sao xa xôi: hình ảnh thực chỉ những ngôi sao trên mũ của những cô gái thanh niên xung phong.

- Những ngôi sao xa xôi: gợi nhớ về quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong.

- Ngoài ra, nhan đề còn mang còn có ý nghĩa biểu tượng. Những ngôi sao trên bầu trời xa xôi, nhưng phát ra thứ ánh sáng dịu dàng, có sức mê hoặc lòng người. Ánh sáng đó chính là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong cũng giống như “những ngôi sao xa xôi” nơi cuối rừng Trường Sơn, thắp sáng khu rừng với vẻ đẹp của nhiệt huyết cách mạng, sự dũng cảm kiên cường nhưng cũng đầy mơ mộng, yêu đời.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NA
8 tháng 11 2021 lúc 22:57

Nhan đề "Những ngôi sao xa xôi" trước hết là những ngôi sao trên mũ của người chiến sĩ của những cô gái thanh niên xung phong. "Những ngôi sao xa xôi còn là hình ảnh của quê hương luôn hiển hiện trong tâm trí của các cô gái thanh niên xung phong. "Những ngôi sao xa xôi" còn có ý nghĩa biểu tượng. Đó là thứ ánh sáng dịu dàng, cái ánh sáng ẩn hiện xa xôi lại có sức mê hoặc lòng người. Đó là biểu tượng về sự ngời sáng của phẩm chất cách mạng của những cô gái thanh niên xung phong Trường Sơn. Các cô thanh niên xung phong là "Những ngôi sao xa xôi" nơi cuối rừng Trường Sơn đều ngời sáng vẻ đẹp của con người anh hùng cách mạng .…

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LB
Xem chi tiết
TN
24 tháng 6 2016 lúc 19:57
Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

  -Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ. -Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. -Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
Bình luận (0)
NB
24 tháng 6 2016 lúc 20:02

- Thuốc: dùng để chữa bệnh lao bằng bánh bao chấm máu người cách mạng, thể hiện sự mê muội của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.

- Tìm Thuốc để chữa căn bệnh đớn hèn của quần chúng, căn bệnh xa rời những người làm cách mạng.

- Nhan đề thể hiện nét đặc sắc của bút pháp nghệ thuật nội tâm: Bình dị, hàm súc, trầm lắng mang tính triết luận sâu sắc.

-“Thuốc”: Là một dấu hỏi, đặt ra hai phương án: Thuốc chữa bệnh cho con người hay là thuốc độc giết người? Trước hết đó là câu chuyện kể về một phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân lạc hậu, tăm tối ở Trung Hoa đầu thế kỷ XX. Nhưng tác phẩm còn đề cập đến một vấn đề sâu xa hơn: Xã hội Trung Hoa thời kỳ này là một xã hội cổ hủ, lạc hậu. Con người không chỉ u mê trong nhận thức khoa học( về chữa bệnh) mà còn u mê trong cả việc nhận thức chính trị, xã hội( về những người cách mạng). Thật là một căn bệnh tinh thần trầm trọng cần phải chữa chạy, nếu dân tộc Trung Hoa muốn tự giải phóng khỏi hàng nghìn năm phong kiến tối tăm, lạc hậu.

- Thuốc: Chính là phương thuốc chữa bệnh u mê, căn bệnh tinh thần cho người dân,  căn bệnh đó đòi hỏi phải có một phương thuốc đặc biệc

- Nhan đề tác phẩm không đơn thuần là chuyện chống mê tín dị đoan mà cao hơn là sự giác ngộ, một sự nhận thức đúng đắn, một cuộc cách mạng thực sự. Xã hội Trung Quốc đang trong giai đoạn tìm đường và Lỗ Tấn cũng đang tìm đường. 

Bình luận (0)
LL
24 tháng 6 2016 lúc 20:18

Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .

-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người . Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố 
Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc . Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ . Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân . Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc , là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước ,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn
 đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì bôn ba trong chốn quạnh hiu”

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
14 tháng 6 2019 lúc 2:02

●   Chủ đề: trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.

●   Câu văn: "Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn ở bên kia sông đâu?".

Bình luận (0)
TC
Xem chi tiết
H24
24 tháng 6 2016 lúc 20:07

- Lấy vợ là một trong ba việc lớn nhất của đời người: Làm nhà, lấy vợ, tậu trâu : Hệ trọng, tốn nhiều tiền của, mất nhiều thời gian.

 - Vợ nhặt : Không tốn tiền của, không mất công sức. Vợ lại có thể nhặt được như một thứ đồ vật, một thứ bỏ đi, không giá trị -> Con người bị đặt ngang hàng với đồ vật, bị hạ thấp. Giá trị con người bị coi thường, khinh rẻ, nhân phẩm bị hạ thấp.

 - Nhan đề có giá trị tố cáo sự bi đát cùng quẫn của đời sống xã hội trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.

 

Bình luận (0)
DD
31 tháng 1 2017 lúc 11:46

Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào . Nhưng "vợ" lại là sự trân trọng. Người vợ có vị trí trung tâm xây dựng tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh.

Như vậy, nhan đề Vợ nhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KT
9 tháng 8 2018 lúc 9:11

     - Có những tác phẩm tuy đã khép lại nhưng những dư âm, những trăn trở vẫn còn mãi trong lòng người đọc.Nhan đề “Bến quê” phải chăng cũng ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa?
     - Bến quê là nơi ghi dấu bao kỉ niệm từ thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành. Ở đó mỗi con người đã được nuôi dưỡng và lớn lên cả về thể chất lẫn tâm hồn.
     - Bến quê là điểm tựa bình yên cho cả một cuộc đời. Được sống trong tình yêu thương của mọi người, được bao bọc trong vẻ đẹp bình dị của quê hương mới thật là hạnh phúc. Đó là “Bến quê” của tâm hồn mỗi chúng ta.
    - Lấy “Bến quê” làm nhan đề truyện ngắn, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi mà đích thực của gia đình, quê hương.
     - “Bến quê”là h/ả xuyên suốt trong toàn tác phẩm, có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc vừa có tác dụng liên kết các yếu tố, các h/ả trong tác phẩm làm nổi bật chủ đề. “Bến quê” là những gì gần gũi, thân thiết nhất, là những gì giàu có, đẹp đẽ thuần phác và cổ xưa nhất của mảnh đất quê hương xứ sở, nơi sinh ra, nuôi dưỡng ta và nhận ta về. Là những gì yêu thương bình yên nhất của gia đình, của những người thân yêu luôn hi sinh, lo lắng cho ta. Đó là nơi neo đậu bình yên nhất của cuộc đời mỗi con người. Nhan đề “bến quê” có ý nghĩa thức tỉnh mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của cuộc sống, của quê hương

Bình luận (0)