Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
5 tháng 4 2022 lúc 15:36

TK=>Tham khảo

2879–2524 TCNXích Quỷ

2524–258 TCN

Văn Lang

257–179 TCN

Âu Lạc

204–111 TCN

Nam Việt

111 TCN–40 CN

Giao Chỉ

40–43

Lĩnh Nam

43–203

Giao Chỉ

203–544

Giao Châu

544–602

Vạn Xuân

602–679

Giao Châu
679–757An Nam

757–766

Trấn Nam

766–866

An Nam

866–967

Tĩnh Hải quân

968–1054

Đại Cồ Việt

1054–1400

Đại Việt

1400–1407

Đại Ngu

1407–1427

Giao Chỉ

1428–1804

Đại Việt

  
 
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PP
5 tháng 4 2022 lúc 15:40

1. Xích Quỷ - Tên nước ta thời vua Kinh Dương Vương

2. Văn Lang - Tên nước ta thời các Vua Hùng

3. Âu Lạc - Tên nước ta thời vua An Dương Vương

4. Vạn Xuân - Tên nước ta thời nhà tiền Lý và nhà Ngô

5. Đại Cồ Việt - Tên nước ta thời nhà Đinh

6. Đại Việt - Tên nước ta thời nhà Lý, nhà Trần, sau đó sang thời nhà Hồ thì bị thay đổi

7. Đại Ngu - Tên nước ta thời nhà Hồ

8. Đại Việt - Lại được sử dụng làm quốc hiệu nước ta vào thời kỳ Hậu Lê và nhà Tây Sơn

9. Việt Nam - Tên nước ta thời Nhà Nguyễn tính từ năm 1804-1884

10. Đại Nam - Tên nước ta thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn

11. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Tên nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975)

12. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tên nước ta từ năm 1976 đến nay

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT

TL: 

Tham khảo: 

Văn Lang: Được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh bây giờ. Kinh đô đặt ở Phong Châu.

Âu Lạc: Năm 257 trước công nguyên, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).

Vạn Xuân: Là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602.

Đại Cồ Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.

Đại Việt: Là quốc hiệu của Việt Nam từ thời nhà Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời nhà Hồ và 20 năm thời thuộc Minh), đến năm 1804, trải qua các vương triều Lý, Trần, Lê, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.

Đại Ngu: Là quốc hiệu của Việt Nam thời nhà Hồ, từ năm 1400. Chữ Ngu ở đây có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình".

Việt Nam: Quốc hiệu Việt Nam chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt.. Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây của Trung Hoa. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn. Quốc hiệu này được tuyên phong vào năm 1804.

Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ cuối thế kỷ 14, đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí và đầu thế kỷ 15 trong cuốn "Dư địa chí" đã thấy nhiều lần nhắc đến hai chữ "Việt Nam". Điều này còn được đề cập rő ràng trong những tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người ta cũng tìm thấy hai chữ "Việt Nam" trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm (1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ (1590) ở Hà Nội, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh... Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: "Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan" (đây là cửa ngõ yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc).

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945 đến 1954. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Vì sự can thiệp của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên đất nước ta gặp phải sự chia cắt và các chế độ ngụy quyền đã đặt ra các chính quyền mang các tên khác. Tên Quốc gia Việt Nam do cựu Hoàng đế Bảo Đại ký với Pháp ngày 8/3/1949. Năm 1955 Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại và thành lập nên cái gọi là chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Để góp phần đấu tranh thống nhất đất nước, nhân dân miền Nam đã thành lập ra Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sau 30/4/1975 với thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh toàn bộ đất nước đã thống nhất thành một khối. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội khóa 6 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

HT

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
Xem chi tiết
PH
8 tháng 10 2017 lúc 10:35

Bảng thống kê:

Để học tốt Lịch Sử 6 | Giải bài tập Lịch Sử 6

Bình luận (0)
LN
Xem chi tiết
FG
10 tháng 4 2016 lúc 13:32

gianroi

Bình luận (0)
DH
10 tháng 4 2016 lúc 13:32

-Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.
tick nha bạn

Bình luận (0)
NN
10 tháng 4 2016 lúc 14:05

-Trong suốt hơn 1000 năm đô hộ, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc chia ra, nhập vào lãnh thổ Trung Quốc với những tên gọi khác nhau : Nhà Triệu chia nước ta thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân rồi nhập vào Nam Việt. Nhà Hán chia lại thành ba quận Giao Chỉ, Cửu Chán và Nhật Nam rồi gộp với 6 quận của Trung Quốc gọi là châu Giao. Nhà Ngô chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu. Nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ.
TICK GIÚP NHA

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
OD
11 tháng 4 2021 lúc 18:04

1.Những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời Bắc thuộc:

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.

- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.

* Về văn hóa:

- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

2. 

- Sau hơn một nghìn năm đô hộ, tổ tiên ta vẫn giữ được tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc mình như: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giầy,…

- Ý nghĩa: Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không có gì có thể tiêu diệt được.

3. 

Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử này là thời Bắc thuộc vì: Từ 179 đến thế kỉ X, dân tộc ta liên tiếp chịu sự thống trị, ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.

4. 

* Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên gọi

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Nhà Triệu

 

Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III

Nhà Ngô

Giao Châu

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI

Nhà Lương

Giao Châu

Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

5. 

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

* Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

6. 

* Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình: rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài;

- Khí hậu: hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.

* Dấu tích:

- Vào những năm 1960 - 1965 các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.

- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ.

- Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.

Răng của Người tối cổ ở hang Thẩm Hai (Lạng Sơn) và Rìu đá Núi Đọ (Thanh Hóa)

7. người tinh khôn: cao hơn, hộp sọ to hơn, bước đi thẳng, tay linh hoạt, không có lông, sống chỉ vài nhóm nhỏ, làm ra công cụ đẹp hơn. 

người tối cổ: thấp, hộp sọ nhỏ, bước đi nghiêng về phía trước, tay chưa được linh hoạt, có nhiều lông, sống theo bầy đàn, làm ra công cụ bằng đá chưa được sắc  đẹp.

8. 

* Bảng các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

 

Thời gian

Địa điểm

Công cụ sản xuất

Người tối cổ

Cách ngày nay 40 - 30 vạn năm.

Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai),…

Công cụ được ghè đẽo thô sơ, không có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn

Cách ngày nay 3 - 2 vạn năm.

Mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ) và nhiều nơi khác thuộc Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An,…

Rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.

Người tinh khôn trong giai đoạn phát triển

Cách ngày nay 12.000 - 4.000 năm.

 

Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).

Rìu đá, rìu có vai.

 9. - Các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây: Hi Lạp và Rô-ma.

10. 

 Các tầng lớp xã hội chính ở thời cổ đại bao gồm:- Ở phương Đông: quý tộc, nông dân công  và nô lệ.- Ở phương Tây: chủ nô và nô lệ.  
Bình luận (0)
OD
11 tháng 4 2021 lúc 18:07

11. 

Các loại nhà nước thời cổ đại gồm:

- Ở phương Đông: nhà nước quân chủ chuyên chế do vua đứng đầu, vua nắm mọi quyền hành cả về vương quyền và thần quyền.

- Ở phương Tây: nhà nước dân chủ chủ nô, người dân tự do có quyền cùng quý tộc bầu ra những người cai quản đất nước theo thời hạn quy định.

12. 

* Bảng những thành tựu văn hóa thời cổ đại (phương Đông và phương Tây)

 

Phương Đông

Phương Tây

Về chữ viết, chữ số

- Tạo ra chữ tượng hình.

- Phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.

- Hệ chữ cái a, b, c.

Về các khoa học

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch), biết làm đồng hồ đo thời gian.

 

- Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Dương lịch).

- Đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực toán học, thiên văn, vật lí, triết học, lịch sử, địa lí,... với những nhà khoa học nổi tiếng như Ta-let, Pi-ta-go, Ơ-cơ-lít, …

- Văn học: có những bộ sử thi nổi tiếng như I-li-at, Ô-đi-xê của Hô-me, những vở kịch thơ độc đáo Ô-re-xti, Ơ-đíp làm vua, ...

Về các công trình nghệ thuật

Kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Đền Pác-tê-nông ở A-ten, tượng thần Vệ nữ ở Mi-lô,..

13. 

Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc:

- Vùng cư trú: ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế.

- Cơ sở kinh tế: Sản xuất phát triển. Việc mở rộng nghề nông trồng lúa ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. Cần có người chỉ huy, đứng ra tập hợp nhân dân chống lụt lội, bảo vệ mùa màng.

- Các quan hệ xã hội: có sự phân chia giàu, nghèo. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo nảy sinh và ngày càng tăng thêm.

- Ngoài ra, còn do nhu cầu mở rộng giao lưu và tự vệ giữa các bộ lạc với nhau.

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
MN
16 tháng 3 2021 lúc 22:20

* Bảng các tên gọi khác nhau của nước ta theo từng giai đoạn bị phương Bắc đô hộ.

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên gọi

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Nhà Triệu

 

Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III

Nhà Ngô

Giao Châu

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI

Nhà Lương

Giao Châu

Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

Bình luận (0)
H24
16 tháng 3 2021 lúc 22:21

Thời gian

Triều đại đô hộ

Tên gọi

Đơn vị hành chính

Năm 179 TCN

Nhà Triệu

 

Sáp nhập đất Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ, Cửu Chân.

Năm 111 TCN

Nhà Hán

Châu Giao

Chia làm 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.

Đầu thế kỉ III

Nhà Ngô

Giao Châu

Tách châu Giao thành Quảng Châu ( thuộc Trung Quốc) và Giao Châu (Âu Lạc cũ).

Đầu thế kỉ VI

Nhà Lương

Giao Châu

Chia nước ta thành: Châu Giao, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.

Năm 679 - thế kỉ X

Nhà Đường

An Nam đô hộ phủ

Gồm: Các châu Ki Mi, Phong Châu, Giao Châu, Trường Châu, Ái Châu, Diễn Châu, Hoan Châu, Phúc Lộc Châu.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
30 tháng 11 2018 lúc 12:59

Chọn đáp án: D. nông dân lệ thuộc.

Giải thích: Dưới sự cướp bóc ruộng đất của địa chủ và quan lại, xã hội nước ta đã xuất hiện thêm tầng lớp nông dân lệ thuộc. Họ là những người không có ruộng đất phải cày cấy thuê hoặc lệ thuộc vào những người địa chủ, quan lại.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
PH
23 tháng 8 2017 lúc 17:42

Đáp án D

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
TH
8 tháng 5 2016 lúc 9:35

 thời kỳ Nam Việt (tức là thờ kỳ Triệu ĐÀ và con cháu (207 TCN - 111TCN): Âu Lạc chia thành Giao Chỉ và Cửu Chân. 
Thời nhà Tây Hán (111TCN- 39) nước ta vẫn là 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân. 
Thời Đông Hán (25 - 220) và thời Đông Ngô (222 - 280) thì nước ta được đổi thành Giao Châu. 
Tên Giao Châu cũng được giữ nguyên cho đến 938 khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. Chỉ có tên các huyện thì được đổi đi, chỉ đời nhà Lương thời Nam Bắc Triều thì có chia Giao Châu thành Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Giao Châu. 

Bình luận (0)
NT
21 tháng 3 2018 lúc 20:33

thời kỳ Nam Việt (tức là thờ kỳ Triệu ĐÀ và con cháu (207 TCN - 111TCN): Âu Lạc chia thành Giao Chỉ và Cửu Chân.
Thời nhà Tây Hán (111TCN- 39) nước ta vẫn là 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
Thời Đông Hán (25 - 220) và thời Đông Ngô (222 - 280) thì nước ta được đổi thành Giao Châu.
Tên Giao Châu cũng được giữ nguyên cho đến 938 khi Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán. Chỉ có tên các huyện thì được đổi đi, chỉ đời nhà Lương thời Nam Bắc Triều thì có chia Giao Châu thành Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Giao Châu.

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
HM
24 tháng 4 2021 lúc 10:33

* Về kinh tế:

- Nông nghiệp: nhân dân đã biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thủy lợi, trồng lúa một năm hai vụ.

- Thủ công nghiệp: Các nghề cổ truyền (nghề gốm, dệt vải,…) vẫn được duy trì, phát triển. Nghề rèn sắt phát triển.

- Thương nghiệp: Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.

* Về văn hóa:

- Chữ Hán và đạo Phật, đạo Nho, Đạo giáo cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.

- Bên cạnh đó, nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sống theo nếp riêng với những phong tục cổ truyền của dân tộc.

* Về xã hội: Xã hội phân hóa sâu sắc.

2 VÌ TỔ TIÊN TA RẤT YÊU NƯỚC VÀ CĂM HẬN CHÚNG 

Bình luận (0)