Dàn ý viết bài văn về hạnh phúc (nghị luận về một tư tưởng)
Dẫn dắt mở bài về hạnh phúc (nghị luận về một tư tưởng)
viết bài văn nghị luận 500 chữ bàn về hạnh phúc được thể hiện trong câu nói "hạnh phúc kh phải là đích đến mà là 1 hành trình". Mng cho e cái dàn ý với ạ
Một số ý:
+ "Hạnh phúc không phải là một đích đến mà là một hành trình". Câu nói này đã truyền tải cho chúng ta một thông điệp rất quan trọng về cách nhìn nhận và trải nghiệm cuộc sống.
+ Nếu chúng ta chỉ tập trung vào mục tiêu của mình và coi đó là điểm cuối cùng của cuộc sống, thì chúng ta sẽ bỏ lỡ những khoảnh khắc quý giá trong hành trình của mình. Những khi vui, khi buồn, khi ở bên người thân bạn bè.
+ Hạnh phúc không phải là điều mà chúng ta có thể đạt được bằng cách đặt ra một mục tiêu và theo đuổi nó. Nó là những điều mình cảm nhận, mình thấy vui vẻ và thoải mái trân trọng.
+ Hành trình của chúng ta đầy những thử thách và khó khăn, nhưng nó cũng đầy những niềm vui và thành tựu. Chúng ta có thể tìm thấy hạnh phúc trong những khoảnh khắc nhỏ, những trải nghiệm mới và những mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh chúng ta.
+ Chúng ta cần tận hưởng mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống của mình, học hỏi từ những trải nghiệm và những người xung quanh chúng ta, và luôn tìm kiếm cách để mang lại hạnh phúc cho bản thân và cho những người khác. Đó mới là cách để chúng ta có thể thực sự tận hưởng cuộc sống và tìm thấy hạnh phúc thật sự.
nếu dàn ý chung bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí
1. Mở bài
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
2. Thân bài
- Giải thích: Nghĩa đen=> nghĩa bóng. Ăn quả thì phải nhớ đến người trồng cây=> Sống ở đời phải biết ơn, nhớ ân nghĩa- Biểu hiện: Biết ơn với những người đã ban ơn, tôn trọng yêu quý người giúp đỡ mình...=> dẫn chứng: con cháu hiếu thảo với ông bà cha mẹ, hàng năm có những ngày để tưởng nhớ Vua Hùng, ngày nhà giáo Việt Nam...- Lý do: Để tạo thành quả thì phải tốn rất nhiều công sức...- Ý nghĩa: Giúp con người hoàn thiện nhân cách, tạo ra một xã hội văn minh...- Phản đề: những người sống vô ơn sẽ gặp kết quả không tốt.
3. Kết bài
Liên hệ, mở rộng vấn đề.
Lập dàn ý và viết đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy về vấn đề "Được làm những điều mình thích là tự do, thích những điều mình làm là hạnh phúc"
lập dàn bài cho đề văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý:
(Tinh thần tự học)
em vt theo những ý như sau nha:
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào tinh thần tự học.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận kiến thức và hình thành kỹ sống. Tự học là một ý thức tự giác vô cùng tích cực mà mỗi người cần rèn luyện.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người có tinh thần tự học:
Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi.Có ý thức tự giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình.Học đến nơi đến chốn, không bỏ dở giữa chừng, có hệ thống lại bài học, rút ra bài học, kinh nghiệm cho bản thân từ lí thuyết, sách vở.- Vai trò, ý nghĩa của việc tự học:
Tự học giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.Tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.Người biết tự học là người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người ham học, có tinh thần tự học và thành công để minh họa cho bài văn của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần tự học, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học tập. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.
3. Kết bài
Đánh giá chung về tinh thần tự học và nêu cảm nghĩ, liên hệ bản thân.
Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).
+ Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…
8. Nêu một số điểm khác biệt giữa yêu cầu viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm (Gợi ý: mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,..).
tham khảo
+ Về mục đích:
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một tư tưởng, đạo lí cần đề cao trong xã hội. Ví dụ: Bàn luận về câu danh ngôn “Tay phải của mình là tay trái của người”. |
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học | Thuyết phục người đọc đồng tình với mình về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học. Ví dụ: Từ truyện Chí Phèo, bàn về cách nhìn nhận, đánh giá về một con người. |
- Khác nhau ở xuất phát điểm:
+ Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thì xuất phát từ bài học trong tác phẩm rồi phân tích ra thực tế, đời sống để khái quát thành một vấn đề tư tưởng, đạo đức.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo lý thì bắt đầu từ một tư tưởng, đạo đức sau đó dùng phép lập luận giải thích, chứng minh… để thuyết phục người đọc nhận thức đúng tư tưởng, đạo đức đó.
- Khác nhau ở cách lập luận:
+ Nghị luận về một một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm thường lấy chứng cứ trong tác phẩm và thực tế để lập luận.
+ Còn nghị luận về một tư tưởng, đạo đức thì nghiêng về tư tưởng, về lí lẽ nhiều hơn và sử dụng phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích…
Viết một bài văn nghị luận tư tưởng đạo lí nói về sự ảo tưởng quá mức về bản thân
viết đoạn văn nghị luận xã hội về hạnh phúc
( tự làm ko dùng bài mạng nha mọi người )
Trong các đề bài sau, đề nào yêu cầu kiểu bài nghị luận về tư tưởng đạo lí, đề nào yêu cầu nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống?
1) Suy nghĩ về ý nghĩa của sẻ chia trong cuộc sống ngày nay bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ
2)Suy nghĩ về căn bệnh vô cảm của giới trẻ ngày nay.
3) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lòng khiêm tốn.
4) Hiện nay, bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn nhức nhối đối với nền giáo dục. Em hãy bày tỏ ý kiến của bản thân với vấn nạn này bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ
5) Bệnh thành tích là một trong những căn bệnh đang hoành hành trong tư tưởng của nhiều người . Hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về căn bệnh này.
6) Giáo sư Ngô Bảo Châu từng chia sẻ “ Tôi luôn tin rằng trong mỗi thất bại luôn có mầm mống của sự thành công”. Bằng hiểu biết của mình hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về lời chia sẻ trên.
7) Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em làm thế nào để sống hạnh phúc.
8) Trong những đợt bùng phát của đại dịch covid 19 hiện nay, trên khắp đất nước ta đã có rất nhiều những hành động, những nghĩa cử cao đẹp, thấm thía tình cảm nhân văn: những bác sĩ, y tá sẵn sàng viết đơn xin được tình nguyện vào tâm dịch cứu giúp đồng bào, những tình nguyện viên không quản ngại khó khăn nguy hiểm hỗ trợ phục vụ những khu cách ly , những chuyến xe tình nguyện giúp người nông dân giải cứ nông sản… Bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về những việc làm này.
9) Suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ
10) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về giá trị của nghị lực sống.
Tham khảo nha bạn !
Nghị luận về tư tưởng đạo lí : 1, 3, 6, 9,10.
Nghị luận về hiện tượng đ/s : 2, 4, 5, 7, 8 .