Những câu hỏi liên quan
HV
Xem chi tiết
QL
Xem chi tiết
H24
19 tháng 1 2022 lúc 23:30

Tham khảo

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm giàu của con người ngày càng cao, họ có thể bất chấp tất cả mọi điều để đạt được những gì mà mình mong muốn, chính vì vậy rừng là một nguồn tài nguyên mà đem lại cho họ nhiều lợi lộc nhất, chính vì thế mặc dù rừng là nguồn sống, là tài nguyên vô giá của đất nước ta, nhưng nó cũng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá một cách nghiêm trọng và đáng báo động nhất.

Rừng không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc, nó còn là lá phổi xanh của cả đất nước, nhưng lá phổi xanh đó lại dần bị mất đi, đang dần bị con người chúng ta tần phá một cách nghiêm trọng nhất, đang đứng trước nguy cơ bị tiệt chủng và xóa sổ rừng. Liệu rằng lá phổi xanh mà bị phá hủy đi thì con người chúng ta sẽ ra sao, cuộc sống sẽ đến bước đường nào, khi không khí ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng, nước ngày càng khan hiếm và nguy cơ nhiễm các nguồn kim loại nặng ngày càng cao. Chính con người đang dần hủy hoại cuộc sống của họ chứ không phải ai khác.

Khi thấy hiện tượng chặt phá rừng ngày càng gia tăng thì bản thân là một người sống trong xã hội đó, tôi luôn cảm thấy cuộc sống của mình ngày càng bị đe dọa, và nguy cơ mất trắng rừng là ngày càng cao. Lợi ích trước mắt đã làm lu mờ đi ý chí và những quyết định đúng đắn của mỗi con người, họ sẽ làm tất cả những gì mà họ cần, đó là lợi ích, chứ không phải một lợi ích lâu dài, đó là gìn giữ được giá trị của dân tộc, gìn giữ được bản sắc, cũng như tinh hoa văn hóa của đất nước Việt Nam, mỗi con người chúng ta đều có thể thấy được điều đó.

Mặc dù báo chí và các phương tiện truyền thông khác cũng phản ánh một cách chân thực hiện tượng hiện nay, nhưng nó cũng chỉ làm giảm thiểu được đi phần nào sự phá rừng của mỗi người. Cách khai thác trái phép rừng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ cuộc sống cũng như vận mệnh của đất nước.

Mỗi chúng ta đang dần bị ảnh hưởng bởi những hành động chưa đúng của con người, cuộc sống đang ngày bị đe dọa, khi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng, con người đổ xô chặt phá rừng để xây dựng những khu công nghiệp, hay là để thu lợi từ bán gỗ, tất cả những điều đó hậu quả nghiêm trọng cũng đều là con người phải gánh phải.

Bình luận (3)
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
9 tháng 4 2022 lúc 15:17

Nhận từ môi trường rất nhiều, loài người đã làm gì để đáp lại. Rừng cho ta gỗ đá làm nhà, giữ và điều hòa lượng nước, ngược lại, ta cho rừng nhiều bàn tay tàn phá. Biển cho ta muối, cho cá, cho tôm,... ta đổ dầu và chất thải ra biển. Các nguyên tố và quy luật tự nhiên cho ta làm ra nhà máy điện nguyên tử, vệ tinh nhân tạo, tàu con thoi, bên cạnh đó, ta sản xuất thêm vũ khí đế tàn sát môi trường... Chính vì những việc làm đó của loài người môi trường sống của chúng ta đang chết dần, đang hấp hối. Đất, nơi con người sông và canh tác trên đó, cũng bị hoang hoá, bị biến thành sân gôn, khu cao tầng, những nhà máy nhả khói phì phì vào khí quyển. Thậm chí những mẩu đất ít ỏi để canh tác cũng được tưới đẫm các mẩu thuốc bảo vệ thực vật và phân tươi. Trung bình một huyện ngoại thành Hà Nội sử dụng 30.000 tấn phân tươi chưa qua xử lí để bón rau. Một vụ chìm tàu ở vùng biển Thành phố Hồ Chí Minh “tặng” cho mẹ đất 72 tấn dầu thô. Hỏi sao đất không nhiễm độc mà kêu cứu không ra tiếng khóc, khóc không ra nước mắt. Bởi nước cũng không còn cho “đất khóc”? Các con sông đang nghẹt thở vì rác thải, nguồn nước ngầm vô giá bị ô nhiễm... Càng ngày con người càng chạy theo lợi nhuận mà phó mặc số phận của môi trường và nhân loại. Không khí mà bạn đang thở - một thứ tưởng chừng như rất nhiều, cũng bị ô nhiễm vì những cơ sở sản xuất thiếu trách nhiệm như thế.
 
Hãy nhìn quanh bạn mà xem, đất bạn đang sống, thóc gạo bạn ăn, nước bạn uống, khí trời bạn thở,... Tất cả đều là quà tặng vô giá từ thiên nhiên. Thế mà thiên nhiên đang kêu cứu, đang bị bức tử. Chẳng lẽ, bạn nỡ thờ ơ nhìn chúng và hành tinh thân yêu dần đến ngày tận thế? Không! Chẳng ai mong điều đó cả! Vậy thì, bạn hãy nhớ: Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi. Hãy làm ngay hôm nay bất cứ điều gì có thể, muộn còn hơn không! Hãy chung tay cứu lấy Trái Đất.

Bình luận (1)
DN
Xem chi tiết
ND
2 tháng 11 2019 lúc 16:10

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

Bình luận (0)
AP
Xem chi tiết
W1
Xem chi tiết
LM
10 tháng 5 2022 lúc 19:52

Tham khảo:

"Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.

Bình luận (2)
DN
Xem chi tiết
MN
8 tháng 3 2021 lúc 22:17

Em tham khảo bài chị đã viết và được cô Ly chấm nhé:

Không có mô tả.

Bình luận (0)