Những câu hỏi liên quan
ML
Xem chi tiết
P6
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
H24
28 tháng 12 2020 lúc 20:10

Không có cây xanh thì không  sự sống ngày nay trên Trái Đất: ... – Cây xanh quang hợp tạo ra khí O2 và hấp thụ khí CO2 góp phần duy trì nồng độ các chất khí trong khí quyển phù hợp nhu cầu của mọi cơ thể sống trên Trái Đất.

Bình luận (0)
H24
28 tháng 12 2020 lúc 20:12

vì cây xanh vào ban ngày thả ra khí oxi

Bình luận (0)
H24
28 tháng 12 2020 lúc 20:12

chúc bạn thi tốt

Bình luận (1)
VO
Xem chi tiết
MD
22 tháng 3 2016 lúc 18:33

Đây là n​ơi đăng câu hỏi toán chứ không phải là đăng câu hỏi văn

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
HN
29 tháng 5 2021 lúc 20:59
Chùa HươngChùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa- tôn giáo Việt Nam cổ truyền, gồm hàng chục ngôi chùa, đền, đình ... gắn với bao huyền thoại, truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu.   Giới thiệu Chùa Hương Chùa HươngĐi lễ chùa Hương

Ngồi thuyền từ bến Đục, theo dòng Suối Yến để đến các điểm dâng hương.
Ngồi thuyền từ bến Đục, theo dòng Suối Yến để đến các điểm dâng hương.

Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh.

Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương.

Mùa lễ hội Chùa Hương (mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch)

Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương dịp chính lễ.
Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương dịp chính lễ.

Hội chùa Hương (du lịch chùa Hương) diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất của Chùa Hương cũng có thể coi là lớn nhất miền bắc chỉ sau lễ hội Đền Hùng.

Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch, đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn.

Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…

Đi vãn cảnh Chùa Hương các dịp khác trong năm

Vãn cảnh Chùa Hương
Vãn cảnh Chùa Hương.

Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông”- đầu hè và mùa thu.

Thời điểm đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn.

Suối Yến.
Suối Yến.

Nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn. Vào mùa này du khách đến Chùa Hương không đông, bạn dễ dàng ngắm cảnh và chụp hình thiên nhiên nơi đây.

Cách đi đến Chùa Hương

Đi đến Chùa Hương rất thuận tiện, bạn có thể đến Chùa Hương bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Di chuyển bằng ô tô

Lên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

Di chuyển bằng xe máy

Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.

Xe bus từ Hà Nội

- Xe 211: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung - Quốc lộ 6 - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe.

- Xe 78: Bạn cũng có thể bắt xe 78: Tế Tiêu-Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.

- Xe 75 : Bến xe Yên Nghĩa-Tế Tiêu.

Lưu ý

Để chuyến đi của bạn suôn sẻ không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay cả ô tô thì bạn cũng nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bạn.

Di chuyển, đi lại tại Chùa Hương

Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy.

Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp.

Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.

Điểm tham quan ở chùa Hương

Đền Trình

Đền Trình.
Đền Trình.

Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. 

Tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.

Động Hương Tích - Điểm dâng hương quan trọng nhất ở Chùa Hương

Động Hương Tích - Điểm linh thiêng nhất ở Chùa Hương.
Động Hương Tích - Điểm linh thiêng nhất ở Chùa Hương.

Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây, là địa điểm tâm linh quan trọng nhất tại Chùa Hương.

Hướng dẫn đường đi: Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù, tuy nhiên đích đến cần vươn tới khi trẩy hội chùa Hương là Động Hương Tích.

Đền Cửa Võng

Đền Cửa Võng.
Đền Cửa Võng.

Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà Chúa Rừng có tên hiệu là  Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu.

Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ bà, dân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.

Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng.

Hướng dẫn đường đi: Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái. Đó chính là Đền Cửa Võng, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi để viếng cảnh chủa và lấy lại sức trước khi đi tiếp.

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan.
Chùa Giải Oan.

Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.

Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa để giãi bày cho lòng thanh thản.

Hướng dẫn đường đi: Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù.

Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn.

Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (= Bếp trời: một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn.
Động Tiên Sơn.

Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như  sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi. 

Hướng dẫn đường đi: Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù. 

Động Hinh Bồng

Động Hinh Bồng.
Động Hinh Bồng.

Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động Hương Tích thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc.

Ăn gì khi đi Chùa Hương

Đặc sản chùa Hương.
Đặc sản chùa Hương.

Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất

Rau sắng

Đặc sản chùa Hương - Rau sắng.
Đặc sản chùa Hương - Rau sắng.

Cây rau sắng hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng… là một đặc sản được nhiều người săn đón khi về trảy hội chùa Hương. Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, ra hết lớp này đến lớp khác và ra nhiều nhất vào tháng 2-3 âm lịch hằng năm.

Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, tuy nhiên do không dễ trồng lại lâu được thu hoạch nên giá rau sắng không hề rẻ, có thể lên tới cả vài trăm ngàn/ kg.

Mơ chùa Hương

Đặc sản chùa Hương - Quả Mơ, Rượu Mơ.
Đặc sản chùa Hương - Quả Mơ, Rượu Mơ.

Một trong những đặc sản nổi bật phải kể đến ở chùa Hương đó là quả mơ thường được trồng tại các sườn núi, thung lũng tạo thành các rừng mơ nối tiếp nhau. Mơ chùa Hương nhỏ quả, vàng hươm, mịn một lớp lông tơ như nhung tuyết, đôi chỗ vỏ lấm tấm một chút đỏ hồng.

Nếu đi chùa sớm, gặp đúng lúc có mơ đầu mùa, đừng quên mua ít quả để nhấm nháp cho vị chua làm người đi lễ chùa quên mệt mỏi. Nếu đi chùa muộn, gặp đúng lúc mơ vào vụ, hãy mua vài cân mơ về ngâm nước để đến mùa hè làm thức uống giải nhiệt.

Chè củ mài

Đặc sản chùa Hương - chè củ mài.
Đặc sản chùa Hương - chè củ mài.

Đi chùa Hương, hiếm người nào không tranh thủ thưởng thức một bát chè củ mài trong những chặng dừng, nghỉ trên đương đi. Chè củ mài được nấu từ bột của mài, đặc sánh, khi ăn người bán hàng thái thêm vài lát củ mài luộc lên trên. Chè củ mài thường nấu nhạt, ăn nguội, giá cũng rất mềm, chỉ 5 đến 10 ngàn/ bát.

Đặc sản chùa Hương - củ mài luộc.
Đặc sản chùa Hương - củ mài luộc.

Ngoài ra bạn có thể thưởng thức món củ mài hấp bở tơi, thơm mềm hay các loại khoai, sắn luộc bán ở gần cổng vào của chùa Hương. Đây đều là những món ăn chơi lạ miệng, rất đáng thử.

Bánh củ mài

Đặc sản chùa Hương - Bánh củ mài.
Đặc sản chùa Hương - Bánh củ mài.

Đây là loại bánh được bánh siêu phổ biến ở Chùa Hương khi khắp đường đi, đâu đâu cũng có bán. Bánh củ mài là loại bánh dẻo, ăn tương tự như chè lam dẻo nhưng mịn mát hơn, thường được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành các gói nhỏ.

Bánh củ mài là món quà mà hầu hết những người đến chùa Hương đều mua về để thưởng thức, để tặng bạn bè, người thân. Giá bánh củ mài khá mềm, trung bình khoảng 20 ngàn đồng/ gói, hương vị cũng đa dạng để đáp ứng nhu cầu thực khách.

Chè lam

Đặc sản chùa Hương - Chè Lam.
Đặc sản chùa Hương - Chè Lam.

Cùng với bánh củ mài, chè lam cũng là một đặc sản mua mang về nổi tiếng ở Nam thiên đệ nhất động. Món chè được làm kì công từ nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang vừa dẻo, vừa ngọt, khi thưởng thức cùng nước trà lại càng hợp vị khi vị dẻo thơm gạo nếp xem lẫn vị cay của gừng hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước trà.

Đi Chùa Hương bạn cần chuẩn bị những gì ?

Quần áo, tư trang

- Quần áo, ô mũ những ngày mưa nắng. Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật

- Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi.

- Đồ ăn nhẹ.

Chuẩn bị đồ lễ

Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Ở Chùa Hương, đồ lễ bán rất nhiều, nhưng giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.

Lưu ý bạn nên biết

Lưu ý khi đi đò

Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé.

Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.

Nên đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.

Lưu ý khi đi cáp treo

Giá cáp treo: 90.000/1 người với 1 chiều và 140.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời

Lưu ý khi mua sắm ở Chùa Hương

- Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.

- Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.

Hình ảnh bn tự tìm nha!

Chia sẻ thêm: bài này mik lm đc 9đ

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
ND
13 tháng 8 2023 lúc 22:41

Tham khảo: Việc sử dụng đất ở thành phố Hà Nội

- Các loại đất: đất phù sa ngoài đê; đất phù sa trong đê; đất bạc màu; đất fe-ra-lít,…

- Cơ cấu sử dụng đất ở Hà Nội:

+ Đất nông nghiệp chiếm 58,7%.

+ Đất chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, rau củ và cây ăn quả.

- Biện pháp bảo vệ và cải tạo:

+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, sử dụng hợp lí phân bón hữu cơ.

+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên đối với một số huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, …

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
BT
29 tháng 10 2021 lúc 14:38

Vấn đề ô nhiễm không khí ở địa phương em hiện nay như thế nào, là một học sinh em có những biện pháp gì góp phân bảo vệ bầu không khí hiện nay?

Bình luận (0)
BT
29 tháng 10 2021 lúc 14:38

Vấn đề ô nhiễm không khí ở địa phương em hiện nay như thế nào, là một học sinh em có những biện pháp gì góp phân bảo vệ bầu không khí hiện nay?

Bình luận (0)
LL
29 tháng 10 2021 lúc 14:48

 

Môi trường ô nhiễm điển hình như khi thiên nhiên, khí hậu ngày càng khắc nghiệt,nắng nóng nhiệt độ cao, mưa bão, lũ quét xuất hiện thất thường, suy giảm nguồn tài nguyên rừng, ô nhiễm môi trường xảy ra trên diện rộng, hàng loạt loài động vật bị tuyệt chủng hay đứng trước bờ vực tuyệt chủng, cháy rừng trên diện rộng… Đó là các vấn đề về môi trường mà chúng ta đã và đang phải đối mặt.

Con người đã ngày càng tác động quá nhiều đến môi trường, việc khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…

 

 

 

 

 

 

ở địa phương em CX có những hành vi vô trách nhiệm như vứt rác bất cứ đâu ;ko khí bị ô nhiễm ;.......

em là hoc sinh nên sẽ có những biện pháp 

1.Trồng nhiều cây xanh

 

2. Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên

 

 

3. Sử dụng năng lượng sạch

 

 

4.Giảm sử dụng túi nilon

 

 

5.Tiết kiệm điện

 

6.Tiết kiệm giấy

 

 

Bình luận (0)