bài thơ đi đường có mấy lớp nghĩa .chỉ ra nội dung lớp nghĩa đó
Câu 1: Bài thơ "Đi đường" có mấy lớp nghĩa? Đó là những lớp nghĩa nào?
Câu 2: Việc sử dụng biện pháp điệp từ trong bài thơ có tác dụng gì?
Câu 3: Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ gợi em nhớ tới bài thơ nào đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8. Chỉ ra đặc điểm giống nhau giữa 2 bài thơ này?
Câu 4: Viết đoạn văn t-p-h khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Đi Đường của Hồ Chí Minh là 1 bài thơ triết lí
Bài thơ đi đường có hai lớp nghĩa. Em hãy chỉ ra hai lớp nghĩa được tác giả sử dụng trong bài thơ bằng một đoạn văn
Mk đang cần gấp ạ ai nhanh mk tick nha :>
Tham khảo :
Bài thơ có 2 lớp nghĩa:
- Nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi cùng với đó là những thử thách, chông gai khi leo núi để lên đỉnh. Thành quả đó là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt.
- Nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cùng những nỗ lực rồi sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Sự nghiệp cách mạng nhất định thắng lợi.
→ Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.
Bài thơ “Đi đường” có mấy lớp nghĩa?
Bài thơ có 2 lớp nghĩa:
- Nghĩa hiển ngôn nói về việc đi đường núi cùng với đó là những thử thách, chông gai khi leo núi để lên đỉnh. Thành quả đó là chinh phục ngọn núi và thu mọi cảnh vật vào tầm mắt.
- Nghĩa hàm ngôn ngụ ý về con đường cách mạng, con đường đời sẽ gặp phải nhiều khó khăn, chông gai. Nhưng với sự quyết tâm, kiên trì cùng những nỗ lực rồi sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Sự nghiệp cách mạng nhất định thắng lợi.
→ Bài thơ đã gợi ra một chân lí: đường đời, đường cách mạng nhiều chông gai, thử thách, nhưng nếu quyết tâm vượt qua, con người nhất định sẽ đạt được những thắng lợi rực rỡ.
Bài thơ đi đường của hcm mang nhiều lớp nghĩa sâu sắc, em hãy viết đoạn văn lí giải các lớp nghĩa trong bài thơ , từ đó e rút ra được bài học gì trong cuộc sống???
Giúp mk với nha!
Đoạn văn mẫu 1:
Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc.
Đoạn văn mẫu 2:
Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.
Đoạn văn mẫu 3:
Bài thơ "Đi đường" ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc. Không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ. Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng.
Bạn có thể lấy một bài ở đây nhé! Đừng quên k cho mình với nha♥
#hoctot#
Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc
Bài thơ Bánh trôi nước có mấy tầng nghĩa. Hãy chỉ ra những tầng nghĩa đó của bài thơ.
Bài thơ có 2 tầng nghĩa:
- Tầng nghĩa 1: nghĩa thực: hình ảnh bánh trôi nước
- Tầng nghĩa 2: nghĩa tượng trưng: nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi để nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
tham khảo:
Bánh trôi nước có mấy tầng nghĩa, tầng nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ - Phạm Khánh Linh
2 tầng
1 tầng là mô tả bánh trôi nước
1 tầng là mô tả hình ảnh của người phụ nữ dưới thời phong kiến
Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương có mấy lớp nghĩa? Chỉ rõ từng lớp nghĩa?
có 2 lớp nghĩa :
lớp nghĩa 1 : tả quá trình làm bánh trôi
lớp nghĩa 2 : miêu tả về vẻ đẹp , thân phận , cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa
#Vietnamese
dc chia thanh 2 lop nghia
nghia 1 : qua trinh lam banh troi
nghia 2 : mieu ta ve ve dep , so phan lenh denh chim noi cua nguoi phu nu
Chỉ ra cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong bài thơ " Bánh trôi nước " của Hồ Xuân Hương và tác dụng của các cặp từ trái nghĩa đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
- Chỉ ra hai lớp nghĩa của bài thơ ? bánh trôi nc
THAM KHẢO
Lớp nghĩa 1: nghĩa thực: hình ảnh bánh trôi nước
Lớp nghĩa 2: nghĩa tượng trưng: nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi để nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Lớp nghĩa 1: nghĩa thực: hình ảnh bánh trôi nước
Lớp nghĩa 2: nghĩa tượng trưng: nhà thơ mượn hình ảnh bánh trôi để nói về thân phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Tham khảo
Lơp nghĩa thứ nhất: Vẻ đẹp bánh trôi nước
Nét nghĩa thứ 2: Nói về những người phụ nữ trong XHPK vất vả, khổ cực
Khổ cuối bài thơ "SANG THU" của nhà thơ Hữu Thỉnh có 2 lớp ngĩa, cho biết đó là những lớp nghĩa nào ?
Phân tích lớp nghĩa đó ?
Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh gợi cho ta nhiều suy nghĩ, liên tưởng thú vị. “Sấm cũng bớt bất ngờ. Trên hàng cây đứng tuổi". Giọng thơ trầm hẳn xuống, câu thơ không đơn thuần chỉ là giọng kể, là sự cảm nhận mà còn là sự suy nghĩ chiêm nghiệm về đời người. Mùa thu của thiên nhiên hay "mùa thu" của mỗi con người? Nhìn cảnh vật biến chuyển khi thu mới bắt đầu, Hữu Thỉnh nghĩ đến cuộc đời khi đã "đứng tuổi". Phải chăng mùa thu của đời người là sự khép lại những tháng ngày sôi nổi với những bất thường của tuổi trẻ và mở ra một mùa mới, một không gian mới, yên tĩnh, trầm lắng hơn. Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng cho thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽ, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng và đi rất lặng lẽ. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng xao động, mơ màng, gợi trong ta những suy nghĩ sâu xa về cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thơ thu, trong đó có Sang thu của Hữu Thỉnh rất giàu ý nghĩa.