Làm đoạn văn nghị luận 200 chữ về sự vô cảm
Viết bài văn nghị luận khoảng 200 chữ về sự vô cảm của thanh niên hiện nay trước đại dịch covid
tham khảo
Trong những ngày đầu năm 2020 . Cả thế giời đang rất xôn xao về một loài virut nhỏ bé nhưng rất nguy hiểm . virut ấy tên corona . corona lần đầu được phát hiện ở Vũ Hán , Trung quốc . virut ấy đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng vô tội . Trong khi tình hình thế giới đang chuyển biến ngày càng xấu đi. Thì đất nước Việt Nam chúng ta có tính hiện rất tốt . Cả nước Việt Nam chưa ghi nhận ca tử vong nào. Trong khi cả nước đang đồng lòng chống dịch .Những hành động thiện nguyện ý nghĩa như: Hiện nay khi cả nước ta và nhiều bạn trẻ trong và trên tgioi gia sức chống dịch viên phổi cấp do N covid 19 gây ra . Có nhiều bạn trẻ sẵn sàng đối mặt với gian khổ để tuyên chuyền cách phòng chống dịch bệnh , nghiên cứu làm ra nước rửa tay sát khuẩn , khuyên góp tiền ,mua khẩu trang phát cho mọi ngườinhư phát khẩu trang, nước sát khuẩn miễn phí, giải cứu thanh long, dưa hấu cho bà con nông dân khi cửa khẩu bị ngưng trệ vì dịch bệnh ,các nhà sư phát gạo miễn phí , ATM gạo giúp đõ người khó khăn . vào những ngày trong mùa dịch thì ta mới thấy tinh thần đoàn kết , yêu thương đồng bào của người việt đối với người Việt . Từ người trẻ đến người già không ai là không đòng lòng chống dịch các bạn ấy có tấm lòng đoàn kết rất tốt . nó làm cho mọi người ấm lòng vào mùa dịch bệch tinh thần ấy giấy cho mọi người vượt qua khó hăn trong mùa dịch Nhưng lại có những hành động thiếu ý thức "vô văn hóa , không biết suy nghĩ " , " giả nghèo " đi xe sang trọng vào lấy gạo phát từ thiện của người nghèo hay không đeo khẩu trang bị công an nhắc nhở nhưng lại có những hành động lăng mạ xúc phạm danh dự công an. Những người ấy không có ý thức học đang đi ngược lại với sự chống dịch của đất nước .Em mong những hành động ấy không báo giờ xãy ra nữa
Hãy viết đoạn văn nghị luận (ko quá 200 chữ) nêu lên suy nghĩ của anh chị về tầm quan trọng của sự thấu cảm trong cuộc sống.
Viết 1 đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về sự vô cảm trong con người ngày nay có sủ dung thao tác lập luận phân tích
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ nêu suy nghĩ của em về sự hi vọng hay áp lực
Trước những khó khăn, giữa ranh giới mỏng manh của từ bỏ và nỗ lực, bạn sẽ chọn điều gì? Với bản thân tôi, tôi luôn khắc ghi câu nói của Helen Keller: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng” và coi đó là kim chỉ nam cho những quyết định của mình. Những tháng ngày tuyệt vời chúng ta có, không có gì đớn đau bằng việc mất đi hi vọng vào cuộc đời. Hi vọng – vốn chỉ là cụm từ đơn thuần, vô nghĩa chúng ta không muốn hiểu nhưng nó lại là động lực to lớn giúp chúng ta thành công hơn trong cuộc đời nếu chúng ta luôn mang theo nó bên mình. Bởi trên đường đời, chưa ai không một lần vấp ngã. Điều quan trọng không phải ngã như thế nào, đau đớn ra làm sao mà là ta phải biết đối mặt với nó như thế nào. Nếu mất đi niềm tin, trở nên tuyệt vọng, không có ý chí vươn lên, ta sẽ mãi chìm trong vũng bùn tăm tối và chắc chắn sẽ đưa chúng ta đến bờ bực của những thất bại. Ngược lại, nếu trong tâm có hi vọng, ta luôn có thể nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm, tìm được sự bình an, thanh thản trong bất hạnh khổ đau. Đồng thời, thái độ sống lạc quan, vui vẻ sẽ giúp ta nhận được sự yêu quý, gần gũi từ những người xung quanh và không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Gần đây, chúng ta không khỏi cảm phục trước diễn viên Quốc Tuấn – người cha không từ bỏ hi vọng, đồng hành cùng con suốt mười lăm năm ròng rã. Để rồi, sau tất cả, hạnh phúc đã thực sự mỉm cười với anh và gia đình. Con của anh bây giờ đã là 1 cậu bé rắn rỏi, chơi piano rất hay, hiếu thảo với cha mẹ. Hay hình ảnh đội tuyển U23 Việt Nam, dù bị dẫn trước trong những trận đấu ở giải U23 Châu Á nhưng chưa bao giờ từ bỏ hi vọng của mình. Những phút giây cuối cùng của trận đấu, hi vọng giúp các anh bùng cháy, hi vọng giúp các anh vững đôi chân và giữ được “cái đầu lạnh”. Để rồi, chúng ta có những trận đấu lộn ngược dòng ngoạn mục trong chuyến hành trình kì diệu đến với ngôi vị Á quân. Còn chúng ta – những đứa trẻ 17 tuổi đang tìm cơ hội cho bản thân mình trong kì thi đầy căng thẳng. Tôi đã không từ bỏ hi vọng của mình với ước mơ vào được ngôi trường mà mình mong muốn. Tôi nghĩ, bạn cũng thế! Bởi tôi và bạn đều là những người trẻ can đảm. Ngày hôm nay, một thông điệp đắt giá nữa lại được mang theo bên mình, trở thành hành trang vững chắc nuôi dưỡng tâm hồn và trí tuệ chúng ta, đó là: “Bạn chẳng thể làm gì mà thiếu đi hi vọng.”
Cuộc sống nhiều thử thách, nếu chỉ có bản lĩnh, lòng dũng cảm không thôi thì chưa đủ, bạn phải có sự lạc quan, niềm tin và nhất là Hi Vọng. Hi vọng là chìa khóa thành công của mỗi người. Người ta thường nói nhiều đến “niềm hi vọng”, “tia hi vọng”, “hi vọng mong manh”… và rất nhiều những ngôn từ khác nhau để nói về hi vọng. Nhưng chúng ta thấy đấy, hi vọng dù lớn lao hay chỉ là một đốm lửa, tia lửa đi nữa thì nó vẫn chứa đựng trong đó là cả một chờ đợi, mong mỏi mãnh liệt. Bởi thế, hi vọng mang đến cho cuộc sống này nhiều ý nghĩa. Hi vọng tạo cho con người động lực để sống, để tồn tại. Nó cũng tạo cho con người niềm tin, sự lạc quan hướng đến thế giới của tương lai. Bởi “cuộc sống luôn cho bạn cơ hội thứ hai – đó gọi là ngày mai”. Một ngày nào đó, bất chợt một biến cố lớn trong đời bạn xảy ra, bạn trở nên tuyệt vọng, không có ý chí vươn lên. Cuộc sống bạn tràn ngập màu đen như bóng tối của đường hầm. Và khi một cái đầu đầy nỗi sợ hãi thì còn chỗ trống nào cho những ước mơ. Khi đó, bạn hãy bình tĩnh đánh thức bản ngã, thức dậy bản lĩnh, đốt lửa hi vọng, thắp sáng niềm tin. Bạn sẽ thấy cuối đường hầm tối tăm kia là ánh sáng, dù nhỏ, nhưng bạn tiến tới càng gần thì càng thấy con đường sáng hiện ra. Hi vọng luôn mang đến cho chúng ta cuộc sống lạc quan, sự an yên trong tâm hồn, tìm thấy niềm vui trong bất hạnh khổ đau. Bởi vậy đừng từ bỏ hi vọng dù là rất nhỏ. Ngược lại với hi vọng là thất vọng. Nếu hi vọng là con đường dẫn tới tương lai, thì sự thất vọng lại là địa ngục để giam cầm cuộc đời bạn. Thế nhưng có nhiều kẻ lại chọn cho mình địa ngục, sống không ước mơ, không hi vọng, sống như loài côn trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm. Nhưng cũng không ít kẻ tự huyễn hoặc mình bằng những hi vọng viển vông, những ảo vọng xa vời, những mộng tưởng phù phiếm không thể với tới. Trong tiếng Anh nếu LIVE là “Sống” thì viết ngược của LIVE là EVIL lại là “Quỷ dữ”. Vậy bạn chọn sống một cuộc sống Hi Vọng hay chọn cho mình địa ngục và Quỷ dữ? Và nếu cuộc đời bạn là một bức tranh đen tối thì hãy tự cầm bút và điểm lên đây những ngôi sao sáng.
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ về sự cần thiết của siêng năng ,kiên trì trong học tập
Cuộc sống chẳng bao giờ dễ dàng đối với bất kì ai. Bởi thế, muốn thành công nhất định phải biết kiên trì. Bền bỉ, kiên trì là thái độ nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, quyết tâm vượt qua thử thách để theo đuổi mục đích mà mình đã đề ra. Người có tính kiên trì là người không thay đổi ý định, luôn giữ vững ý chí, quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách để làm việc đến cùng, đạt tới mục tiêu cuối cùng.
Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là sẽ đạt được thành công. Trong bất kì công việc gì, giai đoạn cuối cùng là giai đoạn gian nan nhất. Khi đó, khó khăn chồng chất mà sức lực đã hao kiệt nhiều, khiến chúng ta rất dễ bỏ cuộc. Chính lòng kiên trì vực dậy sức sức mạnh, giúp ta đứng vững trước khó khăn khi tất cả đã hoàn toàn sụp đổ. một người có lòng kiên trì nhất định sẽ thành công. Bởi thế, thiếu đi lòng kiên trì thật khó làm nên điều gì lớn lao, thậm chí lf sẽ nhận lấy những thất bại đớn đau.
Để trở nên kiên trì, ngoài việc học tập chăm chỉ cũng cần phải rèn luyện ý chí, sự bền bỉ, tăng cường sức chịu đựng và luôn luôn khao khát thành công. Hãy luôn nhắc mình cố gắng, cố gắng hơn nữa trong công việc và cả trong đời sống. Hãy nhớ rằng, thành công là một hành trình chứ không phải là điểm đến. Thiếu tính kiên trì thật khó đi hết hành trình ấy. Những thành tựu vĩ đại không được gặt hái bằng sức mạnh mà chính bằng lòng kiên tri. Ai biết kiên trì, người đó chắc chắn sẽ thắng lợi.
Thamkhảo
Tham khảo:
Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Nhờ điều đó Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Nên hôm nay em sẽ kể về tính siêng năng, kiên trì trong học tập của em: Khi thầy cô giảng bài ở trên lớp xong em luôn làm bài tập về nhà và học bài. Điều đó giúp ta mở rộng kiến thức và nâng cao khả năng học tập. Em không luôn làm những điều sai trái, vi phạm nội quy nhà trường vì điều đó là việc thiếu kỉ luật: Luôn trốn học , đi chơi game,...Nên mọi người đừng làm nhé!
Viết một đoạn văn 200 chữ nghị luận về" làm gì để tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống"
Điều trăn trở nhất trong cuộc đời mỗi người có lẽ không nằm ở giá trị vật chất tầm thường bên ngoài mà ẩn sâu trong tiềm thức với một câu hỏi luôn thường trực: làm sao để “tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống?”. Tâm hồn là những suy nghĩ, những tâm tư, tình cảm tạo nên một thế giới nội tâm sâu thẳm bên trong mỗi con người. Một “tâm hồn không tàn lụi ngay khi còn sống” là một tâm hồn đầy nhiệt huyết, luôn vui vẻ, hạnh phúc và đong đầy nhựa sống. Nếu ví cuộc đời mỗi người là một cây hoa thì lối sống lạc quan, giàu nhiệt huyết chính là những hạt nắng ấm áp soi chiếu làm khu vườn trần gian thêm tốt tươi. Để sống có ý nghĩa, mỗi chúng ta cần lựa chọn cho mình một lối sống tích cực, luôn biết trau dồi và bồi đắp cho tâm hồn những giá trị tốt đẹp. Mặc dù cuộc sống là một dòng chảy vô tận với đầy rẫy những khó khăn phía trước, con người phải luôn giữ cho mình một trái tim đầy nhiệt huyết cháy bỏng, không ngại khó, ngại khổ. Cùng với đó, mỗi người cần biết chung tay vì cộng đồng, hòa mình vào cuộc đời chung của xã hội để tạo nên những giá trị bền vững, một xã hội công bằng, tốt đẹp. Giống như Mallala Yousafai luôn hết mình vì sự nghiệp đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ và thành công mang đến cho một nửa thế giới một tương lai tươi sáng hơn. Bởi lẽ: “Con người sinh ra không phải để tan biến như một hạt cát vô danh, họ sinh ra để ghi dấu trên mặt đất và trong tim mọi người”, chúng ta phải sống hết mình, sống với cái nhìn tích cực vào những vấn đề trong đời. Thế nhưng trong xã hội này vẫn còn không ít những tâm hồn cằn cỗi, nguội lạnh, sống thờ ơ, vô cảm với những người xung quanh, và cả chính với bản thân mình. Vì lẽ đó, để không sống một cuộc đời vô nghĩa, với một trái tim sớm lụi tàn, chúng ta cần biết bồi dưỡng cho tâm hồn những hạt nắng của hạnh phúc, biết sống vì mình và vì mọi người xung quanh. Hãy là một linh hồn cao đẹp đừng như những cây tầm gửi mờ nhạt, cả đời nương tựa, sống trên vai người khác.
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) nêu cảm nhận của em về cách ăn nói thiếu lịch sự của giới trẻ ngày nay.
Mình đang cân gấp, giúp mình nha, chiều mai phải nộp rồi!
Văn hóa ứng xử hay ứng xử một cách có văn hóa từ lâu đã trở thành một nền tảng văn hóa của xã hội loài người. Trong cuộc sống, con người luôn phải giao tiếp, trao đổi với nhau, có sự giao lưu, làm thế nào để việc giao tiếp cũng như giao lưu của con người trở nên có giá trị, mang tính nhân văn và tôn trọng lẫn nhau chính là cách ứng xử của từng người. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào con người cũng ứng xử có văn hóa với nhau, hiện nay, vấn đề ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội đang ở mức độ nghiêm trọng ngày càng cao.
Ứng xử là một trong những khái niệm chỉ dành riêng trong xã hội loài người, đó là biểu hiện của sự giao tiếp giữa con người với nhau. Đó là sự phản ứng, cách xử sự của con người trước sự tác động của người khác trong những hoàn cảnh nhất định, cách ứng xử được bộc lộ qua lời nói, thái độ, hành vi, cử chỉ. Ứng xử được chia làm hai loại cơ bản là ứng xử có văn hóa và ứng xử thiếu văn hóa, văn hóa chính là những nét đẹp chuẩn mực đạo đức con người, ứng xử có văn hóa là việc ứng xử dựa trên những chuẩn mực tốt đẹp đó. Ngược lại, ứng xử thiếu văn hóa là việc ứng xử không mang tính nhân văn, đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức xã hội đặt ra, là cách cư xử lỗ mãng, thiếu lịch sự và tế nhị. Một điều đáng tiếc và đáng quan ngại rằng ứng xử thiếu văn hóa đang trở thành một căn bệnh có sức lây lan nhanh trong xã hội, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới bộ mặt đạo đức xã hội. Không khó để "phải" bắt gặp trường hợp ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay, bởi lối sống ấy đang hiện hữu ở khắp mọi nơi, xảy ra trong bất cứ hoàn cảnh nào và dưới mọi hình thức. Những hành vi biểu hiện rõ nhất cách ứng xử thiếu văn hóa như vứt rác bừa bãi nơi công cộng, dùng những lời lẽ coi thường xúc phạm những người ăn xin hay bán vé số, miệt thị người khuyết tật, không nhường ghế cho người già và phụ nữ có thai trên xe bus,... còn rất nhiều những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đang diễn ra một cách trần trụi trước mắt chúng ta. Con người ta dần đã không còn biết xấu hổ, cắn rứt lương tâm khi ứng xử thiếu văn hóa mà lại coi đó là điều bình thường, không đáng bận tâm. Điều đáng nói là khi thấy những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đã rõ ràng trước mắt nhưng nhiều người không dám phản ánh, không dám lên tiếng phê bình chê trách mà chỉ lặng im nhìn sự việc diễn ra, đó cũng là một biểu hiện khác của ứng xử thiếu văn hóa. Thật đáng buồn!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ứng xử thiếu văn hóa trong xã hội hiện nay tồn tại ở nhiều góc độ, từ cá nhân con người cũng có mà từ xã hội tác động cũng có. Con người có lối sống ích kỷ, hẹp hòi và vô cảm sẽ dẫn đến việc không quan tâm đến người khác, khi không bận tâm việc làm của mình đúng hay sai thì ứng xử cũng tùy theo cảm tính chứ không theo một quy chuẩn văn hóa đạo đức. Con người ta cũng vì mải mê đắm chìm vào những thứ vật chất bên ngoài mà nhân cách bị tha hóa, chỉ sống cho cá nhân mình, không quan tâm việc người khác đối xử với mình ra sao và mình đối xử với người khác thế nào. Xã hội ngày càng tiến bộ và phát triển nhưng đạo đức xã hội lại ngày càng xuống dốc, bởi con người ngày càng xa cách nhau, sự gắn kết ngày một lỏng lẻo, xem nhẹ mối quan hệ và sự gắn bó giữa con người. Cách ứng xử có văn hóa mang lại nhiều giá trị tốt đẹp bao nhiêu thì ứng xử thiếu văn hóa lại gây ra những tác hại nghiêm trọng gấp nhiều lần. Bản thân con người ứng xử thiếu văn hóa chính là đang tự hạ thấp nhân cách, đánh mất phẩm chất đạo đức của mình, bị mọi người coi thường, khinh chê và bị xã hội lên án, đào thải. Xã hội càng có nhiều hành vi ứng xử thiếu văn hóa sẽ trở thành một xã hội mất ổn định, suy đồi, xuống cấp và mục nát, không có cơ hội phát triển. Bởi trong xã hội, yếu tố con người là quan trọng nhất, cốt lõi nhất, con người bị đào thải, mất hết giá trị vì ứng xử thiếu văn hóa thì xã hội đó cũng sẽ bị suy vong và đào thải. Giải pháp tối ưu nhất và khẩn cấp nhất cho trường hợp này chính là ý thức của con người trong văn hóa ứng xử, mỗi cá nhân phải tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức, hợp đạo lý và lòng người, luôn đặt sự tôn trọng nhau lên hàng đầu, bên cạnh đó, cần mở rộng tấm lòng bao dung và giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
http://thuthuat.taimienphi.vn/nghi-luan-ve-van-de-ung-xu-thieu-van-hoa-trong-xa-hoi-hien-nay-46298n.aspx
Cách ứng xử của mỗi con người chúng ta sẽ quyết định đến nhân cách chính mình và cả bộ mặt xã hội, chính vì thế, hãy nhận thức đúng đắn về mọi hành vi ứng xử của mình. Phải tích cực học tập, noi gương và rèn luyện cách ứng xử có văn hóa để và lan tỏa văn hóa ứng xử đến mọi người, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và phát triển
Ông bà ta xưa đã dạy:
“Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Vậy mà, con người hiện nay, đặc biệt là giới trẻ lại bất cẩn khi phát ngôn, nói tục chửi thề một cách thiếu suy nghĩ, thiếu văn hóa. Hiện tượng này thật đáng để mỗi chúng ta nhìn lại bản thân để suy nghĩ.
Nói tục chửi thề là nói ra những lời lẽ trái với thuần phong mỹ tục , thiếu văn minh, thiếu tôn trọng người đang giao tiếp với mình . Thật đáng buồn khi chúng ta thấy những lời nói này được phát ngôn bừa bãi, trong mọi hoàn cảnh: khi bực tức chửi thề đã đành, thậm chí khi vui vẻ cũng lại chửi thề. Những lời nói ấy không những được “văng” ra đối với bạn bè cùng trang lứa mà nói còn được sử dụng ngay khi họ giao tiếp với những người đáng tuổi cha chú của mình; không chỉ chỉ trong giao tiếp với người khác mà còn ở cả những nơi công cộng. Và những lời lẽ khó nghe ấy được nói ra một cách thản nhiên, không chút suy nghĩ. Đây không chỉ là một hành động xấu, thiếu văn minh, lịch sự trong giao tiếp mà còn xúc phạm đến người khác, cho thấy sự kém hiểu hiểu biết của một bộ phận không nhỏ trong giới trẻ hiện nay.
Điều đáng lo ngại là những người thường xuyên phát ngôn một cách khiếm nhã lại coi đó là một thói quen mà không hề ý thức được hậu quả khôn lường của nó. Lời nói là kết quả sau những suy nghĩ của chúng ta, nó góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh của bản thân trong mắt người khác. Vì thế, những lời nói thiếu văn hóa trong giao tiếp sẽ thể hiện ngay người nói là một người kém hiểu biết, thiếu văn minh trong giao tiếp, dễ để lại ấn tượng xấu với người đối diện, không được tôn trọng, thậm chí là dần bị xa lánh. Như vậy thì thật khó để có được những cuộc giao tiếp thành công. Hơn nữa, chửi thề có thể trở thành một thói quen xấu, khó bỏ, lâu dần ảnh hưởng lớn đến tư cách của bản thân. Chúng ta thậm chí quen miệng mà nói bậy chứ không ý thức hết được những phát ngôn của mình. Tai hại hơn là những lời nói không hay cũng được đưa lên mạng xã hội. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân mà còn là nơi bắt đầu của những mâu thuẫn, những xung đột có hậu quả mà ta không lường trước được. Còn đối với người nghe, cách xử sự kém lịch sự có thể khiến họ cảm thấy không thoải mái, bực bội, thậm chí không muốn tiếp chuyện. Đặc biệt, những lời chửi thề có sự ảnh hưởng rất tiêu cực đến nhận thức của những em nhỏ còn chưa hiểu hết ý nghĩa của chúng. Đối với xã hội, những lời nói không hay được nhân rộng ra có thể làm suy giảm đi nét đẹp văn hóa của cả cộng đồng, làm méo mó đi những quy chuẩn giá trị đạo đức, làm cho ngôn ngữ tiếng việt mất đi sự giàu đẹp và trong sáng vốn có của nó.
Vậy hiện tượng nói tục chửi thề có nguyên nhân từ đâu? Về phía khách quan, có thể thấy những tác động tiêu cực của môi trường sống không lành mạnh, của những lời ăn tiếng nói thô thiển xung quanh đến đạo đức, nhận thức và cách ứng xử của mỗi con người. Người ta nói : “ Trẻ em như tờ giấy trắng”. Nếu không phải do sớm phải tiếp xúc với sự thiếu văn hóa của những người xung quanh, hay thiếu đi sự quan tâm, giáo dục của những người thân trong gia đình thì đâu có những lời nói khiếm nhã, những câu nói tục chửi thề khi con người lớn lên. Nhưng đó, chỉ là một phần rất nhỏ. Chúng ta mỗi người đều có cuộc sống riêng của mình, đều phải chịu trách nhiệm cho những lời nói, hành động của mình. Bởi vậy mà yếu tố chủ quan chiếm phần lớn. Những phát ngôn bừa bãi xuất phát từ những nhận thức chưa thật đúng đắ, đầy đủ và trọn vẹn về tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của lời nói đến cuộc sống của con người. Khi bản thân đã không làm chủ được ta rất dễ bắt chước theo lời nói, hành động xấu của những người kém văn minh mà không thể tự điều chỉnh hành vi của mình. Nhiều người lại cho việc ăn nói thô lỗ là “oai”, muốn thể hiện bản thân trước mọi người. Hay một số người cũng chỉ nói cho vui miệng mà không hề quan tâm đến suy nghĩ và cảm nhận của người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận hay nói tục chửi thề, thật may khi vẫn còn đó những con người hiểu biết, nhận thức rõ ý nghĩa của tiếng nói biết nói những lời lẽ văn minh, lịch sự, khiến người nghe hài lòng. Đây quả là những điểm sáng cần nhân rộng để có một xã hội văn minh hơn.
Để khắc phục thực trạng nói tục chửi thề đang phổ biến hiện nay, mỗi người chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của lời nói. Từ đó mà có những hành động cụ thể như tuyên truyền vận động mọi người biết dùng lời hay ý đẹp, tránh xa những lời nói kém văn minh; kiên quyết nhắc nhở khi thấy người khác nói tục chửi thề. Còn bản thân phải trau dồi văn hóa, hiểu biết, những kĩ năng giao tiếp văn minh lịch sự, phải biết tự dặn mình “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.
Xã hội đang ngày càng thay đổi theo chiều hướng văn minh hiện đại hơn đòi hỏi con người cũng cần thay đổi, trau dồi, phát triển bản thân để trở nên văn minh, lịch sự hơn. Một trong những điều cần thay đổi cấp thiết là những lời nói thô tục, trau dồi lời hay ý đẹp để góp phần tạo nên phong cách đẹp cho con người thời đại mới.
Viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 chữ cho biết anh chị sẽ làm gì để hạn chế tối đa sự tác động tiêu cực lên bản thân
có mấy ý nhỏ
- Học tập, rèn luyện, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở trường, lớp, gia đình và ngoài xã hội.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của bản thân và những người xung quanh về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh hòa bình, an toàn giao thông, an toàn lao động,…
- Chung tay hành động bằng những việc làm thiết thực hàng ngày như: phân loại rác, vứt rác đúng nơi quy định, không sử dụng túi nilon, chai nhựa,… chấp hành đúng luật an toàn giao thông,…