Cảm nhận vẽ đẹp của Người Đồng Mình qua bài thơ Nói Với Con có Y Phương
Dàn ý cảm nhận của em về vẻ đẹp của "người đồng mình" trong bài thơ "Nói với con" của Y Phương.
Cậu tham khảo nhé:
1. Mở bài:
Ra đời năm 1980, “Nói với con” là một trong những bài thơ hay nhất của Y Phương.Mượn lời tâm sự với con, Y Phương đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình”2. Thân bài
Khái quát bài Nói với con: gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi người – gia đình và quê hương – đó là nôi êm tổ ấm nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con – đó là cội nguồn của hạnh phúc. Phân tích, cảm nhận những vẻ đẹp (đức tính tốt đẹp) của người đồng mìnhNgười đồng mình đáng yêu bởi sự giản dị và tài hoaNgười đồng mình biết lo toan và giàu mơ ước.Người đồng mình dù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồnNgười đồng mình có ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộcLối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ý vị sâu xa.3.Kết bài
Qua lời thủ thỉ, tâm tình của người cha đối với con, hình ảnh của quê hương, của người đồng mình hiện lên thật chân thực, cụ thể với bao phẩm chất tốt đẹp. Đọc bài thơ, hiểu về vẻ đẹp của những con người quê hương, ta yêu hơn, trân trọng hơn những con người làm giàu đẹp quê hương, đất nước.- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:
+ Dễ thương, giàu tình cảm.
+ Thủy chung, gắn bó với quê hương.
+ Hồn nhiên, mạnh mẽ.
+ Bản lĩnh, bền bỉ
+ Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.
Cảm nhận của em về vẻ đẹp trong cách sống của con người Việt nam qua khổ thơ 4,5 bài Mùa xuân nho nhỏ,và đoạn 2 của bài thơ Nói với con
GIÚP MÌNH VỚI_MÌNH CẢM ƠN
Trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương, “Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp nào?
1. Trong bài thơ Nói với con của tác giả Y Phương, “Người đồng mình” có những đức tính cao đẹp:
“Người đồng mình” còn đòi nghèo, sống vất vả, cực nhọc nhưng mạnh mẽ, khoáng đạt, gắn bó chặt chẽ với quê hương. Qua lời ca ngợi những con người quê hương, nhà thơ mong muốn con phải có nghĩa tình, gắn bó với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua những thử thách bằng ý chí và niềm tin của mình:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói.
“Người đồng mình” sống mộc mạc (thô sơ da thịt) nhưng ai cũng giàu chí khí, niềm tin (chẳng mấy ai nhỏ bé) xây dựng quê hương. Lao động cần cù của người dân đã goáp phần xây dựng nên quê hương với phong tục và truyền thống tốt đẹp. Từ truyền thống đó, người cha mong con sẽ biết vươn lên trong cuộc sống, phát huy những bản chất tốt đẹp của “người đồng mình”.
Trong bài thơ Nói với con, người cha nhắc nhở người con về những đức tính cao đẹp nào của “người đồng mình”. Nêu cảm nhận của em về 4 câu cuối bài thơ:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”
- Những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” là:
+ Dễ thương, giàu tình cảm.
+ Thủy chung, gắn bó với quê hương.
+ Hồn nhiên, mạnh mẽ.
+ Bản lĩnh, bền bỉ
+ Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh.
- Cảm nhận về 4 câu cuối bài thơ:
+ Lời nói của cha đầy trìu mến và tin tưởng, thôi thúc con đi trên đường đời.
+ Tuy thô sơ da thịt nhưng không nhỏ bé, “Nghe con” nghe sao trìu mến thân thương. Lời cha thốt lên tự đáy lòng: dù ở bất cứ đâu vẫn không quên nguồn cội, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp, gắn bó với mảnh đất quê hương mình. Đó là nơi mang đậm những đức tính quý báu và tâm hồn cao đẹp. Mong con vượt lên khó khăn, tiếp nối truyền thống để sống có nghĩa, có tình.
Cảm nhận về hình ảnh con người Việt Nam qua khổ 4 bài thơ mùa Xuân nho nhỏ của Thanh Hải và bốn câu thơ đầu trong bài nói với con của y Phương
Một trong những hình ảnh đẹp nhất mà tôi biết mà con người Việt Nam. Qua khổ 4 bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải và bốn câu thơ đầu trong bài "Nói với con" của Y Phương hình ảnh ấy rất đa dạng và phong phú. Từ những hình ảnh đơn giản như hoa, cỏ, chim, đến những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh, tất cả đều thể hiện được bản chất của con người Việt Nam. Ấy là sự giản dị, chân thật và tinh tế của con người Việt Nam. Những hình ảnh này cũng thể hiện được sự yêu thiên nhiên và tình cảm với đất nước của người Việt. Ngoài ra, những hình ảnh sâu sắc về tình yêu, đồng cảm và sự hy sinh trong bài thơ của Thanh Hải cũng thể hiện được tính cách của con người Việt Nam: luôn có trái tim ấm áp, tình cảm và sẵn sàng hy sinh cho người thân, bạn bè và đất nước. Hơn hết, ta thấy một tình cha con, tình anh em và tình bạn đều được thể hiện rõ nét trong 4 câu thơ đầu bài "Nói với con". Khép lại, qua các tác phẩm nói trên, chúng ta nhận định rằng hình ảnh con người Việt Nam là một người giản dị, tinh tế, yêu thiên nhiên và tình cảm. Họ luôn có trái tim ấm áp, sẵn sàng hy sinh và trách nhiệm với gia đình, xã hội và đất nước.
(cảm nhận chung nên mình sơ lược, còn nếu bạn muốn làm rõ từng bài thì có thể đăng lại tại mình không biết là đoạn văn/ bài văn cho câu hỏi này á)
☕T.Lam
Nhà thơ đã ca ngợi những tình cảm tốt đẹp nào của “người đồng mình” qua lời nói của người cha với con?
Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” từ đó nhắc con những điều cần nhớ:
- “Người đồng mình thương lắm con ơi”: Nhắc đứa con hiểu và đồng cảm với nỗi khổ cực nhưng giàu tình thương và đáng tự hào của người đồng mình.
+ Người đồng mình lấy cái cao của trời đất làm thước đo nỗi buồn của mình, lấy cái xa của đất để đo chí lớn.
+ Người cha muốn con lấy hiện trạng thiếu thốn, khó khăn khi dân tộc mình đang nghèo đói để làm động lực sống.
+ Con phải biết sống “như sông như suối” dùng chính nội lực của mình để trải qua gian nan, thử thách.
→ Thể hiện chí hướng, tầm vóc, sức sống của ý chí con người, quê hương.
- “Người đồng mình thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé” là lời khẳng định chắc chắn rằng sự.
- “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục”: người đồng mình giàu lòng tự tôn dân tộc, có ý thức về dân tộc cũng như nền văn hóa, phong tục riêng biệt độc đáo. Trân trọng phong tục, tập quán, hướng về cội rễ chính là cách “người đồng mình” tự hào về quê hương.
→ Tác giả khẳng định phẩm chất của người đồng mình, phẩm chất của quê hương, bởi sức sống của quê hương do người đồng mình tạo ta, bằng lời nói mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương, sự gần gũi.
Nhà thơ đã ca ngợi những tình cảm tốt đẹp nào của “người đồng mình” qua lời nói của người cha với con?
Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của “người đồng mình” từ đó nhắc con những điều cần nhớ:
- “Người đồng mình thương lắm con ơi”: Nhắc đứa con hiểu và đồng cảm với nỗi khổ cực nhưng giàu tình thương và đáng tự hào của người đồng mình.
+ Người đồng mình lấy cái cao của trời đất làm thước đo nỗi buồn của mình, lấy cái xa của đất để đo chí lớn.
+ Người cha muốn con lấy hiện trạng thiếu thốn, khó khăn khi dân tộc mình đang nghèo đói để làm động lực sống.
+ Con phải biết sống “như sông như suối” dùng chính nội lực của mình để trải qua gian nan, thử thách.
→ Thể hiện chí hướng, tầm vóc, sức sống của ý chí con người, quê hương.
- “Người đồng mình thô sơ da thịt” nhưng “chẳng mấy ai nhỏ bé” là lời khẳng định chắc chắn rằng sự.
- “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương/ Còn quê hương thì làm phong tục": người đồng mình giàu lòng tự tôn dân tộc, có ý thức về dân tộc cũng như nền văn hóa, phong tục riêng biệt độc đáo. Trân trọng phong tục, tập quán, hướng về cội rễ chính là cách “người đồng mình” tự hào về quê hương.
→ Tác giả khẳng định phẩm chất của người đồng mình, phẩm chất của quê hương, bởi sức sống của quê hương do người đồng mình tạo ta, bằng lời nói mộc mạc, giản dị, giàu tình yêu thương, sự gần gũi.
Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” trong câu thơ: “Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con” mà người cha nói với con trong bài thơ “Nói với con” là:
A. Dễ thương, giàu tình cảm
B. Hồn nhiên, mạnh mẽ
C. Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh
D. Bản lĩnh, bền bỉ
Đáp án C
Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh
Nhận xét về bài thơ "Nói với con" Y Phương , Ngô Hữu Đoàn cho rằng "bài thơ là tiếng lòng của Y Phương đối với quê hương mình" Em có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy đưa 1 số dẫn chứng trong bài thơ , phân tích khẳng định quan điểm của em . Giúp mình với ạ 👀