Ví dụ về phép liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến
Giúp mình với ạ!
Thế nào là liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến?
liệt kê tăng tiến là nêu lên hàng loạt các từ hoặc cụm từ cùng loại theo trình tự ngày càng mạnh hơn
liệt kê ko tăng tiến là nêu lên hàng loạt các từ và cụm từ cùng loại ko theo theo một trật tự nhất định, có thể đổi vị trí cho nhau
..... bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống...
Cho mình hỏi phép liệt kê trên thuộc kiểu liệt kê tăng tiến hay không tăng tiến vậy?
Cảm ơn các bạn nhìu!!!!!!!!!
cảm ơn bạn nhìu nhé Nguyễn Ngọc Ánh!
5. Câu văn sau dùng phép liệt kê gì, xét theo ý nghĩa?
"Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán..."
A. Liệt kê không theo từng cặp.
B. Liệt kê theo từng cặp.
C. Liệt kê tăng tiến.
D. Liệt kê không tăng tiến.
hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng) có sử dụng phép liệt kê theo từng cặp và liệt kê tăng tiến (xác định)
Cho ví dụ về phép liệt kê?
Các loài động vật của Việt Nam rất phong phú, nhiều loài quý hiếm được đưa vào Sách đỏ Việt Nam như sóc đỏ, rùa núi vàng, sao la, sếu đỏ,...
chiếc xe ô tô phóng mỗi lúc nhanh hơn:từ 40km/h đến 50km/h,60km/h
vào ngày sinh nhật tôi đc tặng rất nhiều quà : gấu bông , vòng tay , vở , búp bê , quần áo
Mọi người tìm giúp mình ít nhất 3 ví dụ về liệt kê mà trong đoạn thơ/ đoạn văn xuôi đó có sử dụng biện pháp hoán dụ giúp mình với ạ mình cảm ơn!
Cho ví dụ về so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, phép liệt kê rồi phân tích tác dụng.
1.So sánh: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Trẻ em như búp trên cành
2. Nhân hoá: Là cách dùng những từ ngữ vốn dùng để miêu tả hành động của con người để miêu tả vật, dùng loại từ gọi người để gọi sự vật không phải là người làm cho sự vật, sự việc hiện lên sống động, gần gũi với con người.
VD: Chú mèo đen nhà em rất đáng yêu.
3. Ẩn dụ: Là cách dùng sự vật, hiện tượng này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét tương đồng (giống nhau) nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
4. Hoán dụ: Là cách dùng sự vật này để gọi tên cho sự vật, hiện tượng khác dựa vào nét liên tưởng gần gũi nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Đầu bạc tiễn đầu xanh (Người già tiễn người trẻ: dựa vào dấu hiệu bên ngoài)
5. Điệp từ: là từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong khi nói và viết nhằm nhấn mạnh, bộc lộ cảm xúc…
VD: Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời thêm xanh.
Cho ví dụ và phân tích
So sánh : Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
TD : Bài ca dao đã sử dụng biện pháp so sánh : thân em được ví với tấm lụa đào.Hình ảnh tấm lụa đào gợi chất liệu cao quý , màu đẹp, đáng trân trọng.Ấy thế mà nó lại là 1 món hàng để bán giữa chợ.Qua đó , ta hình dung ra vẻ đẹp của người phụ nữ xưa : đẹp người , đẹp nết.Nhưng họ lại không được trân trọng và hoàn toàn bị lệ thuộc.Bài ca dao còn gợi cho người đọc một tấm lòng cảm thương sâu sắc cho số phận chìm nổi , lận đạn của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Nhân hóa : Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.
TD :Hình ảnh nhân hóa núi uốn mình mặc áo, đồi thì lại thoa son khiến cho cảnh vật gần gũi hơn với chúng ta.Đồi núi như có tình cảm , có tâm hồn : nó biết trang điểm ,nó biết làm duyên .Qua đó, tái hiện một cách sinh động hình ảnh tươi sáng ,rạng rỡ của núi đồi thực vật, đồng thời , ta thấy được sự quan sát tinh tế , yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả
Ẩn dụ :Làn thu thủy, nét xuân sơn.
TD : Hình ảnh ẩn dụ gợi tả và ngợi ca nhan sắc của Thúy Kiều.Đôi mắt của Kiều trong trẻo như nước mùa thu , nét lông mày của nàng thì tươi thắm , thanh thoát như dặm núi mùa xuân.Từ đó , gợi vẻ đẹp , tâm hồn phong phú , trong sáng của Thúy Kiều.Qua đó , ta còn thấy được thái độ trân trọng con người đặc biệt là người phụ nữ của Nguyễn Du.
Điệp ngữ :em tham khảo 2 link sau nhé ! https://olm.vn/hoi-dap/detail/261016869952.html ; https://olm.vn/hoi-dap/detail/260719036183.html
Liệt kê :
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
TD : Biện pháp liệt kê đã kể ra những biện pháp tra tấn cực hình vô cùng dã man , tàn bạo của bọn Mỹ đối với chị Trần Thị Lý để ngợi ca tinh thần dũng cảm , bất khuất của chị Trần Thị Lý nói riêng và của toàn bộ những người phụ nữ Việt Nam anh hùng nói chung.Đồng thời ,vạch trần bộ mặt tàn ác , hung bạo của bọn Mỹ .
Hoán dụ : VD : Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
TD : Hình ảnh mồ hôi vừa gợi được sự vất vả, nhọc nhằn trong công việc đồng áng của người nông dân ,vừa ca ngợi sức mạnh kì diệu.Những giọt mồ hôi là cội nguồn nuôi dưỡng sự sống , làm nên những vụ mùa ấm no , tô điểm cho quê hương , đất nước.Câu thơ còn gợi tình cảm trân trọng trước vẻ đẹp và sức mạnh của con người lao động.
Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân
A. Phép liệt kê theo từng cặp
B. Phép liệt kê không theo từng cặp
C. Phép liệt kê tăng tiến
D. phép liệt kê không tăng tiến
E. phép liệt kê theo từng cặp và không tăng tiến
F. phép liệt kê theo từng cặp và tăng tiến
H. phép liệt kê không theo từng cặp và không tăng tiến
G. phép liệt kê không theo từng cặp và tăng tiến
Cho 3 ví dụ về liệt kê
Tham khảo
Ví dụ 1 Nhà em có rất nhiều người: bố em, mẹ em, anh em, chị em và em
Ví dụ 2 Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương, ...
Ví dụ 3 Mẹ em có nhiều phẩm cao đẹp: hiền hậu, tài giỏi, nết na, đảm đang, ...
Tham khảo:
Ví dụ 1 Nhà em có rất nhiều người: bố em, mẹ em, anh em, chị em và em
Ví dụ 2 Nền văn học của Việt Nam có rất nhiều tác phẩm có giá trị về con người trong xã hội cũ như là: Chí Phèo, Tắt đèn, Lão Hạc, Chuyện người con gái Nam Xương, ...
Ví dụ 3 Mẹ em có nhiều phẩm cao đẹp: hiền hậu, tài giỏi, nết na, đảm đang, ...