Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6


Những câu hỏi liên quan
CN
Xem chi tiết
KA
11 tháng 3 2022 lúc 21:54

Refer

 

Vườn nhà em có sự góp mặt của rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.

Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng hái được những trái táo thơm ngon.

Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy.

Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá.

Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn. Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao.

Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm nào cũng sai trĩu cành, mẹ thường hái xuống một ít để mang ra chợ bán kiếm thêm chút thu nhập. Sau mỗi bữa ăn những đĩa táo tròn, căng bóng, mát lành được mẹ lôi ra trong tủ lạnh để cả nhà thưởng thức trông thật ngon lành. Mỗi khi đến tết những trái táo tròn, đẹp và to nhất luôn được mẹ ưu ái đặt lên trên mâm ngũ quả.

Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý

Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.

Bình luận (0)
H24
11 tháng 3 2022 lúc 22:23

TK: 

Mấy hôm nay trời ít mưa, lại có nắng gay gắt, nên cây cối trong vườn đều có phần ủ rũ. Duy chỉ có cây ổi găng ở góc vườn là vẫn tươi tốt. Đây là cây ăn quả lớn tuổi nhất và cao lớn nhất trong vườn nhà em. Có lẽ vì thế, mà cây đã biết cách chắt chiu dòng nước để lúc nào cũng được tươi xanh.

Cây ổi rất cao, có khi cũng phải xấp xỉ gần 5m. Thân cây không quá to như cây mít, cây bàng, chỉ khoảng bằng bắp chân của em. Nhưng thân cây ổi lại rất đặc nên cứng cáp và chắc chắn lắm. Lớp vỏ bên ngoài của cây ổi có màu nâu sẫm, nhưng riêng phần gần dưới gốc thì có màu nâu xám, nhiều chỗ còn bị bong ra do ảnh hưởng của thời gian. Khác với các cây khác, cây ổi đẻ cành từ rất sớm. Nên ngay cách mặt đất chừng nửa mét, cây đã bắt đầu cho ra cành. Cây có sáu cành chính lớn mọc từ thân, dài phải cả hai đến ba mét, to như cổ tay. Từ các cành ấy, rất nhiều cành nhánh con bắt đầu sinh ra. Dù đã lớn tuổi rồi, nhưng chắc lúc nào là em ngừng thấy trên cây xuất hiện thêm các chồi non, cành bé cả. Thật là một sức sống ngoan cường và mạnh mẽ.

Lá ổi to và tròn như tai gấu, lớn chừng bàn tay của trẻ con. Mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới. Một phần vì mặt dưới của lá có một lớp lông tơ nhám mỏng. Lá ổi sờ lên khá nhám, nên nó có thể giữ lại nhiều nước trên bề mặt hơn các loài cây như cam, mít, xoài… Mẹ em thường hái lá ổi để dùng khi muối dưa cải, cà pháo. Còn đọt ổi non thì bà có hái vào phơi khô rồi pha trà uống. Đã nói đến cây ổi thì phải nói đến trái ổi. Ổi ra trái quanh năm không phân ngày tháng. Bất kì lúc nào ra vườn em cũng có thể tìm thấy được cho mình một trái ổi găng chín giòn và ngọt. Hoa ổi màu trắng, lớn chừng chén trà, nở thành từng chùm. Vì vậy, khi kết trái, ổi thường mọc theo chùm từ ba đến năm, bảy quả. Quả ổi găng không to, chỉ chừng nắm tay nhưng vỏ căng, mướt, ăn giòn và ngọt lắm. Đặc biệt, cây ổi nhà em có thể cho ra rất nhiều trái. Lúc nào cả cây cũng lúc lỉu rất nhiều quả và hoa, khiến ai đến chơi cũng xuýt xoa về khả năng của cây.

Buổi chiều em thường kéo chiếc ghế nhỏ rồi ra ngồi chơi dưới gốc cây ổi. Tận hưởng bóng mát của cây và ăn những quả ổi ngon, cùng bạn bè tám chuyện. Thật là tuyệt vời. Em sẽ học hỏi cách chăm sóc cây ổi từ ông để có thể tự tay mình chăm sóc cho cây.

(Mình umê ổi từ nhỏ 🤣🤣🤣)

Bình luận (0)
NU
12 tháng 3 2022 lúc 14:59

 

Vườn nhà em có sự góp mặt của rất nhiều loại cây ăn quả, nhưng có lẽ táo là loại cây ăn quả được em và cả gia đình yêu thích nhất bởi sự ngon ngọt của loại quả này.

Thân cây táo to bằng cái cột nhà, vỏ thân màu nâu sậm, sần sùi. Thân cao bằng mái nhà của nhà em nhưng cành lá lại như ngã rạp xuống mặt đất để tiện cho mọi người có thể dễ dàng hái. Thân cây này cũng thật đặc biệt khi mang trên mình những chiếc gai sắc nhọn nên nếu muốn leo trèo thì sẽ thật khó. Chính vì thế nên muốn hái trái táo nào ở trên cao thì chỉ cần một chiếc móc câu của bố làm ra sẽ dễ dàng hái được những trái táo thơm ngon.

Lá cây táo như những chiếc lông nhỏ, mặt trên màu xanh thẫm, mặt sau của chiếc lá có màu xanh thật nhạt. Màu xanh thẫm ấy như kết quả của một quá trình vất vả chống chọi với nắng gió để vươn lên phát triển, như minh chứng cho quãng thời gian khó khăn ấy.

Gốc cây táo mang theo một vẻ già nua, trắng mốc nhưng mang theo bao uy lực khi nâng đỡ cả những cành cây cao lớn ở phía trên. Từ gốc cây những nhánh cây đâm lên tua tủa, cành nào cũng chi chít lá.

Mùa xuân đến cũng là lúc táo bắt đầu ra những nụ hoa đầu tiên, trên cái nền xanh ngút ngàn ấy, những bông hoa trắng xuất hiện khiến cây trở nên nổi bật hơn hẳn. Những bông hoa trắng tinh khôi như đang gọi mùa xuân đến với bao ước vọng và khát khao.

Quả táo tròn nhỏ như cái chén, khi uống trà hay rảnh có thể lấy từ trong tủ lạnh ra để thưởng thức. Táo nhà em có vị chua nhôn nhốt nếu chấm kèm với muối ớt ăn sẽ rất ngon. Vỏ táo màu xanh nhạt nhìn rất bắt mắt và tươi mát. Cây táo nhà em năm nào cũng sai trĩu cành, mẹ thường hái xuống một ít để mang ra chợ bán kiếm thêm chút thu nhập. Sau mỗi bữa ăn những đĩa táo tròn, căng bóng, mát lành được mẹ lôi ra trong tủ lạnh để cả nhà thưởng thức trông thật ngon lành. Mỗi khi đến tết những trái táo tròn, đẹp và to nhất luôn được mẹ ưu ái đặt lên trên mâm ngũ quả.

Mỗi sáng em thường ra vườn đều thấy xuất hiện những chú chim nhỏ trên cành đang hót líu lo, hay bắt sâu bảo vệ cây táo ý

Sau mỗi mùa thu hoạch xong cây táo trở nên xơ xác hơn, trông thật tiều tụy. Chính vì thế bố em thường chặt hết cành táo để năm sau cây sẽ ra nhiều quả hơn nữa. Em rất yêu cây táo nhà mình bởi chính nhờ cây táo gia đình em mới có những trái táo ngon lành để thưởng thức. Em hứa sẽ cùng mẹ chăm sóc cây táo nhiều hơn.

tik cho mik điiiiiiiiiiiiiiii

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
AK
26 tháng 2 2018 lúc 17:18

Tả cây cam 

Có lần, em hỏi bà: “Bà ơi! Cây cam này đã bao nhiêu tuổi rồi? Nó có từ khi nào bà nhỉ?” Bà trả lời: “Cây cam đã được năm tuổi rồi đấy cháu à, ông ngoại cháu đã trồng được hai năm thì ông mất. Năm đó, cây cam bói quả chỉ được năm trái thôi…” Từ đó, bạn cam luôn là một người bạn thân của em.

Cây cam trong vườn là giống cam Canh ở ngoại thành Hà Nội đấy. Cây cam này luôn luôn xum xuê cành lá, chiếm chỗ một khoảng rộng trong khu vườn. Ngọn cam chỉ cao độ hai mét. Lá dày, một mặt bóng, rộng và độ ba ngón tay người lớn. Mỗi khi hái một lá non, vò vào lòng bàn tay, một mùi thơm nồng nàn, hăng hắc tỏa ra làm em phải ngất ngay. Mỗi ngày,bà vẫn thường hái lá cam lá chanh nấu nước gội đầu cho em.

Tháng Chạp, tháng Giêng, cây cam nảy lộc. Những chiếc lá xanh mơn mởn đâm ra tua tủa. Tháng Hai, tháng Ba, trong mùa xuân ấm áp, cam bắt đầu trổ hoa. Những cô nụ hoa trắng xanh bằng hạt đậu nành lớn dần lên, xòe nở. Đêm đêm, hoa cam tỏa ra một mùi thơm thoang thoảng đưa em vào giấc ngủ say. Dưới ánh nắng ban mai, hoa ướt đẫm sương long lanh như muôn ngàn chiếc cúc bằng bạch ngọc… Rồi mấy ngày đã qua, những cánh hoa đã rụng trắng gốc cây và một góc vườn. Cam đã kết trái, lúc đầu các anh cam chỉ bằng hạt đậu, rồi bằng hòn bi, bằng quả cà, bằng quả bóng bàn. Càng lớn, những quả cam ấy càng dễ thương, vỏ xanh thẫm, bóng mượt. Nhờ mưa nắng, khí trời, chất màu mỡ của đất đem đến cho trái cam một sức sống căng tròn. Đến tháng Bảy tháng Tám, nhẹ bóc quả cam và đặt những múi cam vàng óng lên bàn tay, nhẹ cắn một múi vừa ngọt vừa chua đã thấm vào lưỡi. Tháng Mười một, ôi! Cam đã chín rồi! Những anh cam mọng nước chín vàng thèm ơi là thèm! Những năm được mùa, bà hái được mấy thúng, chỉ bảy tám quả là được một cân. Là thứ cam bóc, vỏ mỏng, không hạt, tép cam sóng sánh chất mật ong, có vị ngọt đậm nên có lúc bà bán được đủ tiền tiêu cho một cái Tết to …Cứ mỗi mồng tám tháng Mười một giỗ ông, bà hái cam để cúng, đó là những quả cam đầu tiên của mùa cam ở vườn. Đặc biệt, năm nào bà cũng để lại trên cây hai ba chục trái cam để sau đó hái bày mâm ngũ quả và cho con cháu làm quà Tết.

Những tình cảm và kỉ niệm không sao quên được trong em là nhờ cây cam của ông. Cứ mỗi mùa hoa cam,mùa trái chín, em lại nhớ đến ông và một câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ người trồng cây.” Ông ơi!Cháu hứa với ông sẽ thường xuyên chăm sóc và tưới cây để cây ngày càng xanh tốt.

Bình luận (0)
TD
26 tháng 2 2018 lúc 17:18

Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu. 

Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội. 

Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu. Mong rằng mỗi năm em đều được về quê và được thu hoạch hoa quả trong vườn cùng ông bà.
 

Bình luận (0)
ND
26 tháng 2 2018 lúc 17:23

Viet lam gi moi ca tay,chang duoc cai gi

Bình luận (0)
HH
Xem chi tiết
TG
27 tháng 3 2022 lúc 19:17

Tham khảo:

Khu vườn nhà bà tôi xanh mướt với muôn vàn loài cây. Giữa những loài cây thân gỗ cứng cáp, góc vườn nhà bà xuất hiện một bụi chuối tiêu mềm mại, xanh tươi mơn mởn.

Từ xa nhìn lại, bụi chuối mọc liền sát nhau y như một gia đình đoàn kết với nhiều thế hệ khác nhau. Hai cây chuối lớn cao chừng hai mét chắc hẳn là ba mẹ của gia đình. Gốc chuối phình to hơn để nâng đỡ cả cây. Thân chuối thẳng đứng, to bằng cái cột đình, thuôn dần về ngọn và được khoác một chiếc áo choàng nâu bạc phếch. Chiếc áo này chính là những tàu lá đã già, bị khô cong rủ xuống. Lớp phía trong là lớp da màu xanh nõn, các tàu mềm mềm, mát mát xếp chồng lên nhau tạo nên thân chuối. Từ thân, các tàu lá chuối mọc dài như những chiếc quạt lớn. Lá chuối màu xanh biếc, nhẵn mịn, phấp phới trong gió. Chiếc lá trên cùng màu xanh nõn nà, còn cuộn tròn kín. Từ chính giữa các tàu lá mọc ra một bắp hoa chuối tim tím đỏ. Hoa chuối gần giống bắp ngô. Sau một thời gian, từng lớp hoa chuối rơi để lộ ra từng bẹ chuối xanh nõn, óng ánh như . Các bẹ chuối chi chít những quả. Quả chuối tiêu dài hơn một gang tay, cong cong hình lưỡi liềm. Khi còn non, chuối màu xanh tươi. Khi chín, loạt quả chuối xanh dần ngả vàng. Dường như, chuối giữ lấy màu vàng của nắng nên trái chuối chín cứ vàng tươi roi rói. Khi bóc lớp vỏ vàng, quả chuối bên trong tỏa ra hương thơm ngào ngạt như gọi mời người thưởng thức. Mấy cây chuối nhỏ hơn đứng bên ngả nghiêng theo gió. Một vài cây nhỏ xíu mới vươn khỏi mặt đất chẳng khác nào những đứa con mới chào đời. Nhìn “gia đình chuối” thật hạnh phúc bên nhau.

Dù chẳng phải thân gỗ cứng cáp, nhưng bao nắng mưa, bụi chuối tiêu này vẫn lặng yên đứng đó, cho ra bao trái ngọt thơm lừng. Tôi rất thích mùi hương ngào ngạt, thích vị ngòn ngọt khó cưỡng ấy của những quả chuối tiêu.

Bình luận (2)
H24
27 tháng 3 2022 lúc 19:18

refer

Nhà ông bà nội em có một vườn cây ăn quả, gồm nhiều loại cây, trong đó em rất thích những cây bưởi. Đây là giống bưởi Diễn nổi tiếng thơm ngon. Vườn bưởi này được trồng khá lâu rồi, vì ông bà em sinh sống ở đất Diễn đã lâu đời.


 
Cây bưởi cao khoảng hơn một mét, chia thành nhiều cành nhỏ tỏa ra xung quanh. Thân cây to bằng cổ chân, màu rêu xám. Vỏ cây mốc thếch. Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất, hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Cành cây như những cánh tay to khỏe, rắn chắc, nâng đỡ tán lá và quả. Lá bưởi to như bàn tay người lớn, hơi dài, thắt lại ở giữa như cái nậm rượu.

Vào mùa xuân, từng chùm hoa trắng muốt, hương thơm thoang thoảng theo gió, lấp ló trong những tán lá xanh mơn mởn. Khi có cơn gió thoảng qua, những cánh hoa trắng rơi lả tả quanh gốc cây. Chúng em thường nhặt hoa bưởi để chơi đồ hàng, hoặc để đầu giường cho thơm. Cuối mùa xuân, hoa kết thành những quả bưởi con. Quả bưởi lớn nhanh như thổi.

Lúc đầu, chúng bé bằng hòn bi, sau đó, to bằng quả chanh, rồi bằng nắm tay người lớn, và bằng quả bóng lúc nào không biết. Mỗi cây bưởi có từ hàng chục, đến hàng trăm quả, trông rất đẹp mắt. Mùa thu là mùa bưởi chín. Lúc đó, từng quả bưởi nặng trĩu cành, màu vàng ươm, có mùi thơm ngọt. Gọt lớp vỏ mỏng bên ngoài, ta thấy xuất hiện lớp cùi trắng ngà, rồi đến múi bưởi tròn căng, mọng nước, nhưng bóc rất dóc vỏ. Tép bưởi không bị nát và chảy nước.

Cây bưởi không chỉ cho ta quả ăn, mà còn có nhiều công dụng khác. Cây bưởi làm cây cảnh ngày Tết, quả bưởi để bày mâm ngũ quả, làm quà cho họ hàng, bạn bè. Lá và vỏ bưởi dùng để gội đầu, làm lá xông giải cảm, hoặc luộc ốc rất thơm. Hoa bưởi để ướp bột sắn, cho ta mùi thơm thoang thoảng, dịu mát. Giống bưởi Diễn rất đặc biệt. Phải đến gần Tết mới được ăn.

Bưởi Diễn, là đặc sản nổi tiếng của đất Diễn. Trước Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng, bà nội em thường trẩy bưởi xuống, bôi vôi vào cuống quả bưởi, để dưới gầm giường, hoặc dưới đất cho bưởi xuống đường. Đến Tết là thời điểm ăn bưởi Diễn ngon nhất. Trông quả bưởi Diễn héo nhăn nheo, xấu xí, nhưng ăn ngọt lịm, thanh mát. Điều đặc biệt nữa là, bưởi Diễn rất thơm, mùi thơm dễ chịu.

Em rất thích thú khi thấy những chú chim non ríu rít nhảy nhót trên cành. Dường như, chúng cũng muốn thưởng thức đặc sản này. Em sẽ chăm sóc vườn bưởi thật tốt, để giống bưởi Diễn đặc sản quê hương em không bị mất dần theo thời gian.

Bình luận (0)
H24
27 tháng 3 2022 lúc 19:19

THam khảo:
 

Nhà em có rất nhiều cây ăn quả khác nhau, nó được ông em trồng, trong đó em thấy có cây bưởi được ông chăm sóc nhiều nhất và em cũng rất thích ăn bưởi.

Cây bưởi được ông em trồng ở trước cổng, em chứng kiến nó từ khi nó mới được trồng đến khi nó lớn lên và ra quả, khi được trồng nó mới chỉ bé đến đầu gối em, cây của nó nhỏ xíu, lá to, và mơn mởn ngày nào ông em cũng tưới nước cho nó, nó lớn lên và xanh mướt, mỗi ngày em đều quan sát nó và em thấy nó lớn nhanh như thổi, ông em còn bón phân cho nó nữa, hình ảnh của cây bưởi luôn trong tâm trí của em, cây bưởi lớn và tươi non, mỗi khi cây bưởi có sâu là ông em lại chăm chút ngồi bắt sâu cho nó, cứ đà như vậy nó phát triển nhanh lắm, ông em còn thường xuyên tưới vôi vào để trị những con sâu to, khi nó lớn lên thân của nó to ra, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc.

Hình ảnh của cây bưởi luôn hiện lên trước cổng nhà em, những ngọn bưởi vươn lên và phát triển trong những làn gió, ông em thường tỉa cành cho nó, những ngọn của nó vươn lên hướng vào ánh nắng mặt trời ông em tỉa đi để cho nó ra nhiều cành, mỗi cành lớn lên thì sẽ có rất nhiều quả, quả bưởi nhà em rất to, nó tròn và khi ra quả thì nó màu xanh khi chín nó có màu vàng, lõi của quả bưởi màu hồng, mỗi khi gọt bưởi mùi vị thơm dịu mát của nó lại hiện lên, nó làm cho không khí thoang thoảng hương thơm, những mùi vị đó tạo nên những cảm giác nhẹ nhàng và có hương vị dễ chịu, mỗi khi có mưa to là rễ của nó lại lộ ra, rễ của nó dài có màu xám, cả cây nhìn tổng quan thì rất lớn, quả sai xum xuê, cùng với rất nhiều nụ hoa sắp nở ra hoa, hình ảnh của cây bưởi đẹp và mang những nét đậm đà của quê hương, ngày tết thường thì sẽ thờ bằng chuối và bồng, nó có tác dụng rất lớn trong ẩm thực và trang trí.

 

Em rất thích cây bưởi trước cổng nhà em bởi nó mang một vẻ đẹp bình dị và em rất thích mùi hương bưởi nó thơm và dịu mát, cây bưởi to lên làm chỗ che mát cho em vui chơi.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
TC
4 tháng 5 2019 lúc 20:59

1 , Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.

Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.

Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.

Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu. 

2 , 

Chó là một loài động vật rất có ích, vì vậy hầu hết các gia đình đều nuôi chó. Nhà thì nuôi một con, nhà thì nuôi vài con thậm chí nhiều hơn và nhà em cũng vậy.

Cách đây một thời gian, mẹ em đi chợ và mua về một con chó. Hôm mua về mẹ bảo, phải chăm sóc cẩn thận chẳng mấy chốc mà lại có một đàn chó con, nghe mẹ nói vậy em rất háo hức. Em rất yêu quý động vật, vì vậy em đặt tên cho nó là Đốm. Sở dĩ tên của nó như vậy vì nó có ba màu lông xen kẽ nhau trên cơ thể. Đầu màu đen, thân cũng màu đen nhưng lại được xen kẽ bởi những đốm trắng. Nó được ba tháng tuổi và cũng khá là mập. Hai mắt đen, long lanh như hai hòn bi ve, chiếc mũi cũng màu đen và rất thính, bên cạnh là những chiếc râu ngắn. Hàm răng có những chiếc nhọn hoắt, thêm một thời gian ngắn nữa thì hàm răng đó có thể khiến những ai bị nó cắn chảy máu, thậm chí những vết cắn sâu có thể rất nguy hiểm. Hai tai rất ngắn, cụp xuống mặt. Thân hình mập mạp với bộ lông mặc dù không được óng mượt nhưng em vẫn rất thích vuốt ve bộ lông ấy. Chiếc đuôi ngắn ngủi, màu đen có những sợi lông trắng ở phần cuối. Mẹ em thường trêu: "đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt", những lúc ấy em lại xị mặt ra và kêu mẹ không được thịt nó. Bốn chân có màu trắng, đầu mỗi ngón chân là những móng vuốt sắc. Đặc biệt cũng giống như loài mèo, dưới mỗi ngón chân có một lớp đệm dày, chính những lớp đệm ấy giúp nó đi lại nhẹ nhàng.

Chó là loài động vật ăn tạp, vì vậy nuôi nó rất dễ, bên cạnh đó mẹ em cũng mua thuốc về tiêm để phòng các loại bệnh. Mỗi khi em đi học về nó lại chạy ra tận cổng đón, ngoe nguẩy cái đuôi, chạy vòng quanh và quấn lấy chân em như thể đòi vuốt ve. Mặc dù đi học về rất mệt nhưng em vẫn chơi với nó. Có nhiều trò rất hay, em cầm hai chân trước và để nó đi bằng hai chân sau, bẻ ngược hai cái tai của nó lên, vì tai nó mềm nên không bị đau, lấy tay cù vào bụng nó, những lúc như vậy nó nằm ngửa ra bốn chân chổng lên trời trông rất hay. Mỗi bữa cơm em đều giành với mẹ việc cho nó ăn, đêm đến nó nằm co tròn ở một góc nha và ngủ ngon lành. Nó rất thông minh, biết phân biệt người nhà với người lạ, khi có người lạ vào, nó sủa ầm ĩ cho đến khi bố mẹ em quát mới thôi.

Em rất yêu quý con chó nhà em, gia đình em sẽ chăm sóc nó thật cẩn thận để nó mau lớn và cho gia đình em một đàn chó con như lời mẹ nói!

3 , 

Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.

Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.

Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.

Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.

Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.

k mình nhaaaa

Bình luận (0)
H24
4 tháng 5 2019 lúc 21:12

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao

Trong cuộc sống, vật nuôi gia đình đã trở nên rất phổ biến. Mỗi gia đình đều có một vật nuôi và nhà em có một chú chó đáng yêu và rất biết nghe lời. Chú tên Milu, chú đã ở bên gia đình em được 3 năm rồi.

Milu nhà em có một bộ lông vàng óng, em cũng chẳng biết nó thuộc giống chó gì. Năm nay 3 tuổi Milu nhìn trông to lớn vô cùng, chẳng bù cho lúc trước bé xíu lũn cũn bằng một bắp chân. Đôi mắt Milu đen đen và tròn, mỗi khi muốn ăn cái gì chú sẽ nhìn em một cách đáng thương tỏ ý muốn ăn cái đó. Mỗi lúc như vậy trông chú thật đáng yêu biết mấy. Milu thì rất hiền lành, nhưng mỗi khi có kẻ lạ vào nhà, chú trở nên rất dữ tợn. Hàm răng chú trắng bóng, sắc lẹm, cái lưỡi hồng hồng thè ra thở. Đôi tai thính cứ có tiếng động lạ là lại vểnh lên như hai lá mít. Dáng người chú oai về như một người lính canh gác trung thành vậy, cái đuôi Milu sẽ vẫy xoắn tít mỗi khi thấy em đi học về và chạy vòng quanh em như vui mừng khôn xiết. Milu nhà em rất thích nằm sưởi nắng vào mỗi buổi sáng, chú lim dim đôi mắt nằm ườn trên cái bệ trước nhà, cái tai thỉnh thoảng vẫy lên nghe ngóng đôi chút lại cụp xuống lười nhác. Vì thế mà lông Milu lúc nào cũng sạch sẽ mềm mại và không có những con giận đáng ghét. Nhà em tuy không có mèo, những chẳng một con chuột nào to gan dám bò vào vì có “vệ sĩ” Milu, chú bắt chuột rất cừ, mỗi lần vồ được con chuột trong bếp hoặc sau vườn, chú lại quẫy đuôi chạy quanh em như khoe chiến công hào hùng của mình. Gia đình em quý chú lắm, mỗi khi đi xa là nhớ và lo lằng xem chú ở nhà ăn uống như thế nào, ở một mình có buồn không. Đối với gia đình em Milu trở thành người bạn chứ không phải là một con vật không biết suy nghĩ. Chú thông minh lắm, dạy chú cái gì chú làm được ngay và rất nghe lời em, biết đi vệ sinh đúng chỗ và không bao giờ trèo lên giường. Cứ đêm đến Milu lại âm thầm canh gác cho giấc ngủ của mọi người trong nhà. Quả chú là một vệ sĩ rất cừ, một thành viên nhỏ dễ thương của gia đình em.

Cả nhà và em ai cũng rất yêu quý Milu, dần dần dường như không thể thiếu được bóng dáng của chú một người bạn trung thành.

Trong vườn nhà em có trồng rất nhiều cây ăn quả, nhưng trong đó em thích nhất là cây mận hồng đào, cây mận này được bà nội em trồng từ khi em còn học lớp một.

Cây cao khoảng sáu đến bảy mét, tán lá um tùm che rợp cả một khoảng đất rộng. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất hút chất bổ để nuôi cây. Gốc cây màu nâu đen, to tròn bằng bắp vế của ba em. Sờ vào vỏ cây em thấy có chỗ sần sùi có chỗ nứt nẻ. Thân cây mận mọc lên khỏi vai em thì chia thành hai cành to. Từ hai cành to chĩa ra nhiều nhánh nhỏ, phủ đầy lá xanh.

Lá mận hình bầu dục. Lá non màu nâu, óng ánh như lụa, xen kẽ trong những tán lá xanh đậm trông thật xum xuê. Thấp thoáng trong vòm lá là những chùm hoa mận. Hoa mận trắng xóa, lấm tấm nhụy dài trông rất đẹp. Em thích thú ngắm nhìn những chùm quả mận, nào là chùm đôi, chùm ba, chùm tư… đua nhau mọc. Quả mận có hình dạng như chiếc chuông, lúc non quả màu xanh, khi chín quả chuyển sang màu đỏ hồng mơn mởn thật hấp dẫn làm sao!

Có lẽ vì thế nên mận mới có tên là hồng đào. Mận nhà em hột nhỏ, dày cơm, ăn vào vừa ngọt thanh vừa giòn rụm. Cả nhà em ai cũng quý cây mận vì mận chẳng những cho quả ăn thật ngon lại còn tỏa bóng mát cho khu vườn. Thỉnh thoảng, em lại ra gốc mận nhặt lá vàng và thưởng thức vị ngọt khó quên của quả mận hồng đào.

Bình luận (0)
NM
4 tháng 5 2019 lúc 21:35

1. Ta cây bóng mát:

         Các loài cây trên đất nước Việt Nam ta, cây nào cungx có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của nó. Nhưng có lẽ đẹp nhất , ý nghĩa nhất với em la cây bàng. Em yêu cây như yêu 1 người ban gần gũi , thân thương , gắn bó với biết bao kỉ niệm vui thời hoc tro

         Từ khi bước vào trường THCS ...........(  ghi tên trường bn ), em đã thấy cây bàng sừng sững ờ góc sân trướng. Nhìn từ xa , cây bàng như 1 chiếc ô khổng lồ, thân cây to nổi lên những mấu cục sần sùi . Các bn lớp em thường bảo nhau đó la mắt của bàng. Rễ bàng bám sâu vapf trong long đất vững chắc qua bao mưa gió , bão bùng. Vào mù nào, cây bàng củng có 1 vẻ đep riêng biêt. Khi trẻ trung , xanh ngát . Khi già nua, khẳng khiu. Lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm , lúc vui, luc buôn , y  như con nguoi vây

         Em thích nhất ngắm nhìn cây bàng vao mua xuân - cây cối đâm trồi náy lôc. Trên những cành cây thanh mảnh, nhưng trồi non cựa mk , vươn dài xòe rộng màu xanh non mỡ màng , mượt mà làm cả góc sân trường như bừng lên sau 1 mùa đong dài. Chỉ 1 thời gian ngắn , bàng đã hoan toàn đổi khác với tấm áo choàng màu xanh non tươi tắn . Cay xòe rộng tán , đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về hót ríu ran . Mỗi giờ gia chơi chúng em chơi đùa vui vẻ duois gốc bàng , ngước nhìn cây bàng đổi thay sắc áo mong dợi mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló những cánh hoa li ti cũng là lúc mùa hè đến . Cây bàng như 1 nguoi bn tốt bụng cầm ô che nắng , che mưa cho chúng em vui chơi. Có biết bao trò chơi của tuổi thơ gắn liền với gốc bàng như: bắn bi, nhảy dây , ô ăn quan..., . Mỗi khi có gió thoảng qua , nhungx cánh hoa lại nhẹ nhàng rời cành , đậu lên vai, lên tóc của chúng em.Cả nhóm chúng em ngồi quanh gốc bàng ko ai muốn ra về , ko ai muốn chia tay với cây bàng.

              Những ngày nghỉ hè trôi qua, bọn em bước vào năm học mới cũng là  lúc thu đến. Cây bàng đón mùa thu cùng những ánh nắng hanh hao đẻ những chiếc lá xanh chuyển dần sang màu vàng , gió thu  se se lạnh, quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín , hơi chan chát . Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay chac chắn sẽ ko thể nào quên được cái mùi thơm dìu dịu tỏa ra từ lớp vỏ vàng óng, đập vỡ hạt ra sẽ thấy màu vàng dịu, ăn thơm béo la. thường.

             Mùa đông đén, lá bàng từ màu vàng nhạt sậm dần , rồi chuyển sang màu đồng mun. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, la bàng lìa khỏi cành bay vào ko gian như nuối tiếc điền gì đó. Theo thời gian bàng chút hết lá . Cành cât trơ trụi , khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá . Mùa đông mưa phùn gió bấc , e thấy thương cây bàng vô cùng.

            Thời gian dần trôi , cây bàng vẫn đứng đó , vẫn thân thuộc gắn bó biết bao với tuoi thơ, tuoi hoc trò. Mai này, e sẽ  lớn lên, sẽ rời xa mái trường THCS , mỗi khi nhớ về trường , nhớ về thầy cô, bn bè, chắc chắn e sẽ nhớ về cây bàng - loài cây mà e  yêu mến 

Bình luận (0)
KT
Xem chi tiết
H24
28 tháng 3 2019 lúc 19:41

cây xoài

Bình luận (0)
KT
28 tháng 3 2019 lúc 19:41

ai xong nhanh mik k

Bình luận (0)
NT
28 tháng 3 2019 lúc 19:42

Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.

Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.

Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.

Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.

Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư.

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
H24
17 tháng 3 2022 lúc 17:27

tham khảo

 

Mỗi lần về quê ngoại, em rất thích ngồi dưới bóng mát của cây si già, gần nhà bà em.

Cây si đã già, tọa lạc trên một bãi cỏ rộng. Dưới đất, người làng đã lát một lớp gạch bao quanh gốc cây để làm chỗ hội họp, cũng là chỗ thuận tiện cho con trẻ chơi đùa, người lớn hóng mát.

Gốc si to lớn, xù xì, phải đến năm sáu người ôm. Thân cây cao trên chục mét. Phân làm nhiều nhánh, nhánh nào nhánh nấy to tròn, xum xuê cành lá. Rễ si màu nâu đen xoắn xít vào nhau nửa chìm nửa nổi ôm lấy gốc. Cây có nhiều rễ phụ từ cành cao buông thẳng xuống đất và cùng nhiều rễ non mọc thành từng chùm đung đưa trong gió. Những rễ phụ này theo dòng thời gian sẽ trưởng thành, dài lê thê quét xuống mặt đất, rồi sau đó sẽ cắm xuống lòng đất sâu, hút chất mỡ màu, tích tụ để nuôi cây. Dân gian ta còn có kinh nghiệm nhìn rễ si mà đoán định thời tiết. Khi nào thấy rễ si trắng tức trời sắp mưa.

Lá si màu xanh lục đậm, hình trái xoan hoặc hình trứng dày và nhẵn bóng cả hai mặt. Lá si non mang màu xanh mát, búp si nhọn hoắt như muôn nghìn ngọn gió nhỏ, đâm thẳng lên trời. Cây lá xanh xum xuê quanh năm. Nhìn từ xa, cây si như một cây dù khổng lồ, tán tròn râm mát cả một vùng.

Trái si nhỏ tròn, không có cuống, mọc thành từng chùm. Lúc nhỏ trái mang màu trắng sữa. Lớn thêm một chút trái chuyển màu đỏ dần, rồi khi chín trái mang màu tím đậm, trông ngon lành như những trái nho đen ngọt lành. Mùa trái chín, cây si hiền thảo gọi chim về ríu rít, râm ran suốt ngày. Lũ trẻ chúng em cũng níu cành, với những trái chín gần mặt đất chia nhau.

Dưới bóng mát của cây, vào những trưa hè, người làng ngồi hóng mát, trò chuyện râm ran. Cây si trở thành một nơi hò hẹn, và như một ngọn hải đăng, đánh dấu, chỉ lối cho những đứa con xa về làng ...

Em chỉ được về thăm ngoại một thời ngắn mỗi độ hè về nhưng với em, cây si cũng đã trở thành một người bạn thân thiết và gắn bó. Ở đó có những trưa hè, em trốn bà cùng lũ trẻ trong làng chơi đủ thứ trò chơi dưới gốc si... Những tháng ngày ấy, những kỉ niệm đẹp ấy em mãi mãi không quên được.

Bình luận (3)
H24
17 tháng 3 2022 lúc 17:27

refer

Thân cây vải xù xì, sờ vào cảm giác nham nhám và sần sùi. Chỉ cần một vòng tay của em là đã có thể ôm lấy thân cây vải một cách dễ dàng. Nó không có bộ rễ to đồ rộ và mọc tràn lan trên mặt đấy. Rễ của cây vải mọc rất khiêm tốn, chỉ có một vài rễ ngoi lên mặt đất mà thôi.

 

Lá của cây vải có màu xanh thẫm, có hơi hướng giống với lá của cây nhãn. Mỗi khi mùa thu về lá của cây vải bắt đầu ngả màu và sang màu đông thì nó khô héo và rụng xuống cội. Đến khi mùa xuân đến thì những chiếc lá lại bắt đầu nhú lên, đâm chồi nảy lộc non. Chờ đến khi mùa hạ đến thì cành lá sum sê và tỏa bóng mát rợp khắp.

Tả cây ăn quả ngắn gọn lớp 4

Bình luận (0)
TC
17 tháng 3 2022 lúc 17:28

tham khảo

 

Sắp đến Tết, bố em mua về một chậu mai tứ quý rất đẹp. Chỉ cần nhìn thôi, là đã thấy không khí Tết ngập tràn.

Cây không quá cao, chỉ chừng 70cm, được trồng trong chiếc chậu đất nung màu đỏ, cao đến đầu gối của em. Kích thước ấy vừa đủ để đặt ở giữa phòng khách. Thân cây to chừng ba ngón tay, được uốn theo hình xoắn ốc rất đẹp. Từ thân chính, các cành, nhánh nhỏ mọc ra hướng bên ngoài. Khiến cả cây mai trông như một tòa núi nhỏ. Vì cây đang độ ra hoa nên khá ít lá. Chủ yếu là những chiếc lá non vừa mọc sau mùa trảy lá. Lá mai chỉ lớn chừng cái muỗng con, khá mỏng, màu đồng. Già hơn nữa thì màu xanh ngọc. Đẹp nhất, nhiều nhất là hoa mai. Mai mọc dày thành từng chùm, từng cụm. Vừa có nụ lại vừa có bông. Nhờ nở luân phiên như thế mà người ta có thể chơi mai trong cả tháng mùa xuân. Đóa mai tứ quý lớn chừng quả quất, gồm có năm cánh. Cánh mai mỏng và mềm mịn cứ như da em bé. Nó mang một sắc vàng tươi rực rỡ, như ánh nắng của mùa xuân. Chính bởi tông màu tươi mới ấy, mà mai tứ quý trở thành biểu tượng của Tết.

 

Ngay sau khi bố đặt cây mai ở phòng khách. Em đã rất háo hức chờ được trang trí cho cây. Nào là câu đối, bánh chưng, đĩnh vàng… rồi cả đèn nhấp nháy nữa. Nhìn ngắm cây mai, em càng cảm thấy rộn ràng không khí mùa xuân.

Bình luận (1)
CM
Xem chi tiết
H24
7 tháng 3 2021 lúc 22:53

Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

Bình luận (0)
MN
7 tháng 3 2021 lúc 22:53

Em tham khảo nhé !!

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" với ý nghĩa sâu xa là đạo lí tốt đẹp của nhân dân và nó là truyền thống quý báu của dân tộc về lòng biết ơn.

2. Thân bài

a) Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng

+ Nghĩa đen của câu: Mượn hình ảnh quen thuộc là “quả” là thành quả, vật chất, tinh thần. Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được.

 

=> Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ công sức vất vả có khi cả xương máu để tạo ra thành quả đó. Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người.

+ Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.

=> Tóm lại câu tục ngữ muốn giáo dục chúng ta về truyền thống biết ơn.

b) Chứng minh, giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- Vậy tại sao “Ăn quả“ phải “nhớ kẻ trồng cây”?

+ Bởi lẽ không phải tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng tự nhiên mà có. Nó là những thành quả của mồ hôi, công sức, trí tuệ, có khi xương máu của lớp lớp người đi trước.

+ Chúng ta hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ công lao, công sức, xương máu của các vị anh hùng, các chiến sĩ. Chúng ta được lớn lên, đầy đủ, học hành là nhờ công lao trời bể của cha mẹ, thầy cô.

+  Ý nghĩa của câu tục ngữ còn được đúc kết quả những câu tục ngữ, ca dao khác như : “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Chúng ta có thể thấy hai câu tục ngữ này đều cùng nội dung với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là chúng ta phải nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn là con dân đất Việt. Đó là lòng nhớ ơn, biết ơn tổ tiên của mình. Trong gia đình, con cháu biết ơn ông bà, tổ tiên. Điều đó đã được thể hiện trong câu ca dao ngọt ngào thấm đẫm tình cảm:

 

“Con người có cố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn”

-> Những câu tục ngữ, ca dao này đã phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của ông cha ta. Thế hệ trẻ chúng ta cần giữ gìn, phát huy những truyền thống ấy

c) Rút ra kinh nghiệm, bài học

- Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy.

+ Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên...

+ Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông.

+ Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối.

3. Kết bài

- Câu tục ngữ này đã mang một đạo lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó không chỉ có ý nghĩa giáo dục giới trẻ ngày nay mà còn để thế hệ trẻ mai sau. Chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy đạo đức tốt đẹp này.

Bình luận (0)
MN
7 tháng 3 2021 lúc 23:01

Tham khảo:

Từ xưa đến nay, đạo lí ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'', ''Uống nước nhớ nguồn'' luôn là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.

     Đúng là như vậy, nhưng đạo lí ấy đề cao sự biết ơn của mỗi người đối với người khác. Trong cuộc sống chúng ta, chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, mà không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tự vượt qua được. Vậy nên, sự giúp đỡ của những người xung quanh là rất cần thiết. Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, từ đơn giản đến phức tạp. Khi được người khác giúp đỡ thì những con người Việt Nam sẽ thể hiện lòng kính mến bằng sự biết ơn. Nhưng sự biết ơn ấy không phải là nói qua loa cho có mà nó xuất phát từ một sự chân thành tận đáy lòng.

     Kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam rất giàu đẹp và phong phú. Mang đến nhiều ý nghĩa và nội dung tâm đắc đến cho mọi người. Câu tục ngữ ''Ăn quả nhớ kẻ trồng cây'' là một trong số đó. Với hai từ ''Ăn quả'' là tượng trưng cho những người được thừa hưởng những cái ma người khác tạo ra. Còn '' kẻ trồng cây'' chính là người bỏ công để làm nên. Từ ''nhớ'' trong câu tục ngữ trên giữ vai trò quan trọng trong ý nghĩa lẫn nội dung câu. Nó là mấu chốt cho sự biết ơn của người ăn quả đối với kẻ trồng cây. Và với câu tục ngữ ''Uống nước nhớ nguồn'' cũng tương tự như thế. ''Uống nước'' đồng nghĩa với ''ăn quả'', ''nguồn'' đồng nghĩa với ''kẻ trồng cây''.

    Một trong số những việc làm thiết thực nhất để con người Việt Nam bày tỏ sự biết ơn là: tổ chức các lễ hội, các ngày cúng giỗ, ngày Thương binh liệt sĩ, Nhà giáo Việt Nam, Quốc tế Phụ nữ, ... và một số ngày lễ trọng đại khác. Mỗi năm các ngày lễ, phong tục ấy luôn được mọi người nhớ đến và tổ chức khá long trọng. Toàn thể đất nước luôn cố gắng cống hiến công sức của mình, góp phần cho đất nước mình giàu mạnh. Vậy thì, họ được tổ chức các ngày dành riêng cho mình là rất xứng đáng. Và người Việt Nam cũng không thể sống nếu thiếu các phong tục, lẽ hội ấy được. Vì nó đã trở thành thói quen tốt, truyền thống của dân tộc ta.

    Tóm lại, câu tục ngữ chính là sự tự hào của người Việt Nam, là bằng chứng cho đạo đức của những người ấy.

  
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
30 tháng 9 2023 lúc 0:27

1. 

Bài tham khảo: 

- Lựa chọn cây để miêu tả: cây phượng

- Lựa chọn trình tự miêu tả cây: tả từng bộ phận của cây.

- Quan sát hoặc nhớ lại kết quả đã quan sát.

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. 

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. 

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. 

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.
2.

Bài tham khảo 1:

- Mở bài: Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

- Thân bài:

+ Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. 

+ Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. 

+ Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. 

+ Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

+ Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi.

+ Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

- Kết bài: Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
3. 

Em tiến hành góp ý và chỉnh sửa dàn bài. 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
30 tháng 9 2023 lúc 0:38

1.

Bài tham khảo:

Hè về, nắng trong vắt như mật ong, gió thoảng từng cơn oi nồng. Bọn học trò chúng em bận bịu với những bài ôn thi, những dòng lưu bút viết vội. Một hương vị mùa hè lan tỏa khắp trường. Mọi người vội nhìn ra sân: hoa phượng nở đỏ sân trường rồi. Nhìn cây phượng vĩ trồng giữa sân trường em, chúng em biết mùa hè đã thật sự đến.

Cây phượng cao lắm, cao hơn cả tầng ba của tòa nhà em học. Thân cây to lớn đến phải hai bạn học sinh ôm vẫn chưa xuể. Lớp vỏ trên thân cây sần sùi, hằn từng khe, rãnh như là mặt ruộng vào mùa hạn. Bộ rễ của cây thì chắc hẳn rất to và dài. Vì chỉ với một phần nhô trên mặt đất đã to hơn cả bắp tay rồi.

Cành chính của cây phượng thì chỉ gồm bốn cành. Nhưng từ đó, tỏa ra nhiều cành phụ lắm. Chúng đan vào nhau tạo thành một chiếc ô khổng lồ che bóng mát cho chúng em vui chơi. Khi mùa hè đến, cây phượng nở hoa đỏ rực. Những cánh hoa mỏng manh như cánh gián, đỏ tươi hơn cả mặt trời trở thành tín hiệu báo cho chúng em sắp kết thúc năm học.

Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.
2. 

Em tiến hành đọc soát và chỉnh sửa. 
3. 

Em tiến hành trao đổi với người thân về bài văn tả cây em đã viết và xin ý kiến góp ý. 

Bình luận (0)