Hoàn thành PTCH sau:
CHCl3 -> C2H2 -> C4H8 -> C4H10
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: C4H8 -> C4H10 -> CH4 -> C2H2 -> C4H4, CAg=CAg, C2H4
\(C_4H_8 + H_2 \xrightarrow{t^o,Ni} C_4H_{10}\\ C_4H_{10}\xrightarrow{t^o,Ni} CH_4 + C_3H_6\\ 2CH_4 \xrightarrow{lln,1500^oc}C_2H_2 + 3H_2\\ 2C_2H_2 \xrightarrow{t^o,p,xt} C_4H_4\\ C_2H_2 + 2AgNO_3 + 2NH_3 \to C_2Ag_2 + 2NH_4NO_3\\ C_2H_2 + H_2\xrightarrow{t^o,PbCO_3} C_2H_4\)
I. Hoàn thành chuỗi phản ứng:
1. CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H6 → C4H10 → C3H6
2. CH3COONa → CH4 → C2H2 → C2H4 → C2H4Br2
3. CH4 → C2H2 → C4H4 → C4H6 → polibutadien
4. C4H8 → C4H10 → CH4 → C2H2 → C4H4
II. Bài tập nhận biết
1. Nhận biết các chất khí but-1-in, but-2-in, butan bằng phương pháp hoá học.
2. Nhận biết các chất khí C2H2, C2H6, C2H4 bằng phương pháp hoá học.
III. Bài tập đốt cháy hidrocacbon và xác định công thức phân tử
1. Oxi hoá hoàn toàn 0,88 gam ankan X thu được 1,344 lít khí CO2 ở đktc. Tìm CTPT của X và viết CTCT có thể có của X và gọi tên?
2. Oxi hoá hoàn toàn 1,62 gam ankin X thu được 1,62 gam H2O. Tìm CTPT của X và viết CTCT có thể có của X và gọi tên?
3. Đốt cháy hỗn hợp hai hidrocacbon đồng đẳng kế tiếp nhau ta thu được 1,17 gam H2O và 17,6 gam CO2. Xác định công thức phân tử của hai hidrocacbon.
Giải giúp mình nhé. Cảm ơn các bạn.
I)
1)
\(2CH_4\xrightarrow[lln]{1500^oC}C_2H_2+3H_2\\ 2CH\equiv CH\xrightarrow[]{t^o,p,xt}CH\equiv C-CH=CH_2\\ CH\equiv C-CH=CH_2+H_2\xrightarrow[]{Pd/PbCO_3,t^o}CH_2=CH-CH=CH_2\\ CH_2=CH-CH=CH_2+2H_2\xrightarrow[]{Ni,t^o}CH_3-CH_2-CH_2-CH_3\\ CH_3-CH_2-CH_2-CH_3\xrightarrow[]{cracking}CH_2=CH-CH_3+CH_4\)
2)
\(CH_3COONa+NaOH\xrightarrow[]{CaO,t^o}CH_4+Na_2CO_3\\ 2CH_4\xrightarrow[lln]{1500^oC}C_2H_2+3H_2\\ CH\equiv CH+H_2\xrightarrow[]{Pd/PbCO_3,t^o}CH_2=CH_2\\ CH_2=CH_2+Br_2\rightarrow CH_2Br-CH_2Br\)
3)
\(2CH_4\xrightarrow[]{1500^oC}C_2H_2+3H_2\\ 2CH\equiv CH\xrightarrow[]{t^o,p,xt}CH\equiv C-CH=CH_2\\ CH\equiv C-CH=CH_2+H_2\xrightarrow[]{Pd/PbCO_3,t^o}CH_2=CH-CH=CH_2\\ nCH_2=CH-CH=CH_2\xrightarrow[]{t^o,p,xt}\left(-CH_2-CH=CH-CH_2-\right)_n\)
4)
\(C_4H_8+H_2\xrightarrow[]{Ni,t^o}C_4H_{10}\\ C_4H_{10}\xrightarrow[]{cracking}CH_4+C_3H_6\\ 2CH_4\xrightarrow[lln]{1500^oC}C_2H_2+3H_2\\ CH\equiv CH\xrightarrow[]{t^o,p,xt}CH\equiv C-CH=CH_2\)
II)
1)
but-1-in | but-2-in | butan | |
dd Br2 | - dd Br2 mất màu | - dd Br2 mất màu | - Không hiện tượng |
dd AgNO3/NH3 | - Có kết tủa vàng xuất hiện | - Không hiện tượng | - Đã nhận biết |
\(CH\equiv C-CH_2-CH_3+2Br_2\rightarrow CHBr_2-CBr_2-CH_2-CH_3\\ CH_3-C\equiv C-CH_3+2Br_2\rightarrow CH_3-CBr_2-CBr_2-CH_3\\ CH\equiv C-CH_2-CH_3+AgNO_3+NH_3\rightarrow CAg\equiv C-CH_2-CH_3\downarrow+NH_4NO_3\)
2)
C2H2 | C2H4 | C2H6 | |
dd AgNO3/NH3 | - Có kết tủa vàng xuất hiện | - Không hiện tượng | - Không hiện tượng |
dd Br2 | - Đã nhận biết | - dd Br2 mất màu | - Không hiện tượng |
\(CH\equiv CH+2AgNO_3+2NH_3\rightarrow CAg\equiv CAg\downarrow+2NH_4NO_3\\ CH_2=CH_2+Br_2\rightarrow CH_2Br-CH_2Br\)
III)
1) \(n_C=n_{CO_2}=\dfrac{1,344}{22,4}=0,06\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_H=\dfrac{0,88-0,06.12}{1}=0,16\left(mol\right)\Rightarrow n_{H_2O}=\dfrac{1}{2}n_{H_2O}=0,08\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_{ankan}=n_{H_2O}-n_{CO_2}=0,02\left(mol\right)\\ \Rightarrow M_{ankan}=\dfrac{0,88}{0,02}=44\left(g/mol\right)\)
Đặt CTHH của ankan là CnH2n+2
=> 14n + 2 = 44 => n = 3
Vậy X là C3H8 \(\left(CTCT:CH_3-CH_2-CH_3:propan\right)\)
2) \(n_{H_2O}=\dfrac{1,62}{18}=0,09\left(mol\right)\Rightarrow n_H=2n_{H_2O}=0,18\left(mol\right)\)
\(\Rightarrow n_{CO_2}=n_C=\dfrac{1,62-0,18}{12}=0,12\left(mol\right)\\ \Rightarrow n_{ankin}=n_{CO_2}-n_{H_2O}=0,03\left(mol\right)\\ \Rightarrow nM_{ankin}=\dfrac{1,62}{0,03}=54\left(g/mol\right)\)
Đặt CTHH của ankin là CnH2n-2
=> 14n - 2 = 54 => n = 4
Vậy X là C4H6
CTCT:
\(CH\equiv C-CH_2-CH_3:\) but-1-in
\(CH_3-C\equiv C-CH_3:\) but-2-in
3)
Sửa đề: 1,17 -> 11,7
\(\left\{{}\begin{matrix}n_{H_2O}=\dfrac{11,7}{18}=0,65\left(mol\right)\\n_{CO_2}=\dfrac{17,6}{44}=0,4\left(mol\right)\end{matrix}\right.\Rightarrow n_{H_2O}>n_{CO_2}\Rightarrow\) hh thuốc dãy đồng đẳng ankan
Ta có: \(n_{hh}=n_{H_2O}-n_{CO_2}=0,25\left(mol\right)\)
Theo BTNT: \(\left\{{}\begin{matrix}n_C=n_{CO_2}=0,4\left(mol\right)\\n_H=2n_{H_2O}=1,3\left(mol\right)\end{matrix}\right.\Rightarrow m_{hh}=0,4.12+1,3=6,1\left(g\right)\)
\(\Rightarrow M_{hh}=\dfrac{6,1}{0,25}=24,4\left(g/mol\right)\)
Đặt CT chung của hh là CnH2n+2
=> 14n + 2 = 24,4 => n = 1,6
=> Hai hiđrocacbon là CH4 và C2H6
Cho các chất hữu cơ mạch thẳng sau : C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất là đồng đẳng của C2H4 là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Đáp án B
Các chất là đồng đẳng của C2H4 là C3H6; C4H8; C5H10
Viết phương trình biểu diễn sự cháy của các chất :các hợp chất CH4 , C2H2 , C4H10,C2H4,C3H6,C4H8.Ai cíu mình zới
Tiến hành cracking 22,4 lít khí C4H10 (ở đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Tính giá trị của x và y.
A. x = 176 gam, y = 90 gam
B. x = 76 gam, y = 90 gam
C. x = 160 gam, y = 90 gam
D. x = 76 gam, y = 190 gam
Khi tiến hành crackinh 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là
A. 176 và 180.
B. 44 và 18
C. 44 và 72.
D. 176 và 90.
Đáp án D
Crackinh 1 mol C4H10 thu được hhA gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, H2 và C4H10 dư.
hhA + O2 → x gam CO2 + y gam H2O.
• Đốt cháy hhA cũng chính là đốt cháy 1 mol C4H10 ban đầu.
→ nCO2 = 1 x 4 = 4 mol; nH2O = 1 x 5 = 5 mol
→ x = 4 x 44 = 176 gam; y = 5 x 18 = 90 gam
Khi tiến hành craking 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6, C4H8, H2 và C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 176 và 180
B. 44 và 18
C. 44 và 72
D. 176 và 90
Đáp án : D
Bảo toàn nguyên tố của một chất trước và sau phản ứng không quan trọng trung gian .
Ban đầu là C4H10 và cuối cùng là CO2 ; H2O .
Bảo toàn Nguyên tố C : 4nC4H10 = nCO2 => nCO2 = 4 mol => m = 176 g
“Vì C4H10 có 4C => 4nC4H10 ; CO2 có 1C => nCO2”
Bảo toàn nguyên tố H : 10nC4H10 = 2nH2O => nH2O = 5 mol => m = 90 g
Hỗn hợp A gồm C2H2, C3H6 và C4H10 (số mol C2H2 bằng số mol C4H10). Sản phẩm thu được do đốt cháy hoàn toàn m gam A được hấp thụ hết vào dung dịch Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch giảm 27 gam. Giá trị của m là:
A. 2,80
B. 2,28
C. 1,92
D. 2,48
Khi tiến hành crakinh 22,4 lít khí C4H10 (đktc) thu được hỗn hợp A gồm CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8, H2, và lượng C4H10 dư. Đốt cháy hoàn toàn A, thu được x gam CO2 và y gam H2O. Giá trị của x và y tương ứng là:
A. 176 và 180
B. 44 và 18
C. 44 và 72
D. 176 và 90