lập dàn ý cho câu "kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi."
Đây là câu văn nổi tiếng của nhà văn nào: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”?
A. Lỗ Tấn
B. Ban-dắc
C. Ra-bin-đra-nát Ta-go
D. Vích-to Huy-gô
Lỗ Tấn (1881-1936) là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, với các tác phẩm lớn như: Nhật kí người điên, AQ chính truyện,… Câu văn: “kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi…” trong tác phẩm “Cố hương”. Đây là một truyện ngắn hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực, cảm động ký ức tuổi thơ; phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng
Đáp án cần chọn là: A
Trong truyện "Cố Hương", Lỗ Tấn có viết: "Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi". Em hãy cảm nhận về câu ấy bằng 1 đoạn văn.
Anh tham khảo
Truyện ngắn “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn là một câu chuyện nhiều xúc động được tác giả viết nhân một chuyến về thăm lại quê hương sau hơn 20 năm xa cách. Khi trở lại nơi đã từng sinh ra ông, nơi chôn rau, cắt rốn tác giả vô cùng xúc động khi quê hương ông đã có vài thứ thay đổi dù không nhiều lắm. Nhưng ông cũng nhận ra rằng cái thay đổi đó chỉ là hình dáng bên ngoài mà thôi, còn bản chất những con người sống ở nơi đây thì không hề thay đổi mà thậm chí còn ngày càng nghèo nàn, lạc hậu, lạc hậu tới mức trở nên ấu trĩ, mụ mị cả người.
Truyện ngắn kết thúc bằng một câu nói vô cùng sâu sắc và để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc “Trên đời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Con đường mà tác giả nói tới trong câu chuyện về quê hương của mình thực ra chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, nó như là một suy nghĩ mới, cách sống mới, như ngọn đuốc của nền văn minh nhằm khai sáng văn hóa, xóa đi thói ấu trĩ, mụ mị của những con người ở vùng quê lạc hậu.
Tác giả mong ước sẽ có một con đường như thế, con đường tư tưởng. Nó xuất hiện trong suy nghĩ, hy vọng của tác về tương lai mới, mang đến cuộc sống mới cho những đứa trẻ như bé Thủy Sinh những đứa trẻ ngây thơ, vô tội nhưng phải chịu một cuộc sống khốn khổ, lam lũ do những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ cứ bám víu lấy đời cha mẹ chúng, rồi đến đời bọn chúng, kiến cho cái nghèo cái khổ cứ bám lấy đeo đẳng không dứt.Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.Con đường là tác giả mơ ước chính là con đường của sự văn minh, hạnh phúc, muốn có con đường này thì chính những con người nơi đây phải tự xây dựng cho mình, phải thay đổi suy nghĩ của mình, tạo thành lối suy nghĩ mới rồi dần dần thành suy nghĩ chính thống ăn sâu bám rễ, giống như việc hình thành một con đường. Khi xưa trái đất chỉ toàn là rừng núi, hoang vu chưa có những con đường nhưng khi con người phát triển thì họ đã hình thành những con đường đi cho riêng mình sao cho thuận tiện, phục vụ lợi ích sinh hoạt giao lưu, thông thường của con người.
“Trên đời vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Ông đã khẳng định một chân lý rằng cái gì cũng có thể làm được, có thể thay đổi hình thành chỉ cần con người ta có ý chí muốn thay đổi, muốn phát triển, thì nhất định sẽ thành công.
Câu nói này cũng khẳng định lòng tin của tác giả vào một sự đổi mới nào đó sẽ đến với quê hương của ông. Lỗ Tấn tin tưởng rằng con đường văn hóa, văn minh con đường tri thức hạnh phúc đó sẽ xuất hiện, để những người dân nơi quê hương của ông thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn, u mê. Chính sự nghèo nàn, u mê đã khiến cho những người dân quê hương ông trở nên xấu xí, tham lam như hình ảnh nàng “Tây Thi đậu phụ” mà tác giả miêu tả. Một người phụ nữ tham lam, tay nhanh có tính tắt mắt, tham lam, thường hay đồ của nhà người khác chạy về nhà mình mà không biết ngại như việc bà này giật lấy đôi tất mà mẹ tác giả dắt ở cạp quần chạy về nhà, hay vài ba cái chén, đôi đũa được bà ta thì thấy trong đống tro rồi cũng tiện tay mang về nhà…Sự nghèo khó, lạc hậu đã khiến cho hình ảnh người đàn bà này trở nên vô cùng tham lam, xấu tính.
Hình ảnh người bạn thân thời thơ ấu của tác giả như Nhuận Thổ cũng vậy, một cậu bé đã từng vô cùng thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng nay thì lụ khụ như ông già, con cái thì nheo nhóc, đẻ nhiều mà không nuôi được chúng nó cho tử tế, nên đã nghèo khổ lại càng nghèo khổ hơn.
Hình ảnh con đường mà tác giả nhắc tới cuối câu chuyện chỉ là một hình ảnh thoáng qua nhưng nó lại có vô vàn ý nghĩa. Nó mở ra một chân trời mới cho những con người ở vùng quê nghèo, lạc hậu và cũng để lại trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ khó quên
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
(Lỗ Tấn, Cố hương)
Việc tác giả so sánh hi vọng với con đường có hàm ý gì?
A. Hi vọng cũng lâu dài và gian khó như những con đường trên mặt đất.
B. Hi vọng không có thực cũng như trên mặt đất vốn không có đường.
C. Hi vọng không dễ dàng và tự nhiên mà có, nhưng nếu ta luôn hướng tới nó thì sẽ có lúc thành sự thật.
D. Hi vọng sẽ bất ngờ xuất hiện trong cuộc sống mà nhiều khi ta chẳng biết trước được.
Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh "hi vọng" với "con đường" trong các câu sau;
Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.
(Lỗ Tấn, Cố hương)
Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa biết thực hư thế nào, nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được
Đoạn trích sau dùng yếu tố gì?
“Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì cũng thành đường thôi”.
(Cố hương – Lỗ Tấn)
A. Yếu tố miêu tả nội tâm
B. Yếu tố nghị luận
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
nhà văn lỗ tấn có viết:'cũng như con đuòng trên mặt đất , kì thực trên mặc đất,vốn làm gì có đường.Người ta đi mãi thì thành đường thôi'.theo em, con đường đi đến thành công trông học tập có giống nhu con đuòng trên mặt đất không.viết một bài văn
mik cần gấp mn giúp mik với
Cuộc sống không phải lúc nào cũng toàn là màu hồng. Bởi vậy, con người ta phải tự mình trải qua mọi gian khó để vượt lên hoàn cảnh. Nhưng nếu có người soi đường chỉ lối, hướng dẫn ta thì điều đó lại hoàn toàn dễ dàng, chúng ta chỉ cần tuân theo là có thể chiến thắng. Bàn về điều này, nhà văn Lỗ Tấn có viết:''Cũng như con đường.....thành đường thôi''. Đối với thế hệ học sinh hiện nay, liệu con đường đi trên mặt đất có dễ dàng, suôn sẻ?
Ý kiến trên gợi cho ta nhiều suy ngẫm. Trước hết, ta hiểu''con đường'' ở đây mang ý nghĩa tả thức, chỉ đường đi trên mặt đất nhưng được dùng theo phương thức ẩn dụ cho con đường đời, là hướng đi, là lí tưởng, cách sống, nói rộng ra là con đường đời của mỗi người. '' Kì thực....có đường'' nghĩa là con đường không tự nhiên có mà là do nhiều người đi mãi, đi nhiều mà thành. ''Ngta đi mãi....thôi'' tức là lối đi cũ, cách làm cũ, hoàn toàn dễ dàng, quen thuộc, có nhiều người thực hiện. Như vậy, bằng cách nói hình ảnh, ý kiến đã gợi 1 lựa chọn, 1 cách thức để làm nên thành công trong cuộc đời con người, đó là lối đi có sẵn, có nhiều thuận lợi trong cuộc đời.
Lối đi đã được người ta đi mãi thành đường là lối đi an toàn, thuận lợi vì đã có người đi trước, có thể rút kinh nghiệm để thành công đến đích sớm. Tuy nhiên sẽ 0 có nhiều cơ hội để tìm ra cái mới, 0 có cơ hội để chinh phục và khám phá mọi khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy chúng ta cần biết tận dụng cái lợi của con đường đó nhưng không nên hoàn toàn lệ thuộc, ỷ lại vào những người đi trước.
Trong c/s, kk, thử thách là điều 0 thể tránh khỏi nên cần có những con ng dám dấn thân, dũng cảm, xung kích, tiên phong đi đầu nhưng để có thành công dễ dàng thì cũng cần biết kế thừa kinh nghiệm của người đi trước và phát huy khả năng khám phá, sáng tạo của bản thân.
Với danh nghĩa là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi tự cảm thấy con đường đi đến thành công trog học tập chỉ suôn sẻ, dễ dàng như con đường trên mặt đất đối với những ng chặm chỉ, biết tự khám phá, sáng tạo, tự tìm cho mình cách học, cách làm theo cách riêng, để lại dấu ấn riêng trong lòng mọi người.
Ngược lại, nếu học sinh chúng ta không biết dấn thân, không có khả năng tìm tòi, phát huy mà chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào người khác thì chắc chắn không thể thành công như mong đợi. Bill Gates từng nói: ''Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời''. Chính vì vậy, mỗi học sinh luôn phải cố gắng rèn luyện, phát huy tối đa năng lực thực sự của bản thân để tự mình làm nên thành công rực rỡ bởi người khác chỉ là người hướng dẫn, không nên ỷ lại vào họ bởi thành công là của riêng mình.
Từ việc đọc và hiểu ý kiến trên, mỗi chúng ta cần sáng suốt lựa chọn lối đi để làm nên thành công cho chính mình, biết kế thừa kinh nghiệm của ng khác, phát huy khả năng của bản thân. Đồng thời phê phán những người thiếu niềm tin, bản lĩnh, 0 có động lực vươn lên sau mỗi lần thất bại.
Tóm lại, ý kiến của nhà văn Lỗ Tấn là một lời khuyên đúng đắn, mỗi học sinh chúng ta cần phải có mục tiêu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nếu trên đường đi gặp con đường bằng phẳng, thuận lợi thì là điều may mắn nhưng nếu không có thì chúng ta cũng sẽ tự vạch ra lối đi cho riêng mình, làm nên thành công cho riêng mình.
Trong tác phẩm Cố Hương, Lỗ Tấn viết: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”. Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình.
Chế độ phong kiến kéo dài cùng với sự xâm lược của các nước đế quốc đã biến Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thành một nuớc phong kiến nửa thuộc địa ốm yếu què quặt, lạc hậu. Sinh ra trong hoàn cảnh xã hội ấy, Lỗ Tấn tìm mọi cách giúp đất nước và nhân dân Trung Quốc thoát khỏi vũng bùn đen ấy. Ban đầu ông chọn nghề y nhưng rồi ông nhận thấy chữa bệnh về tinh thần cho những con người kia mới thực sự quan trọng. Do vậy mà ông chọn văn nghệ. “Cố hương” là một trong những thang thuốc quý hiếm chữa bệnh tinh thần cho những người dân như Nhuận Thổ, thím Hai Dương. Sau khi nói về sự thay đổi của quê hương, của con người ông đã nêu lên suy ngẫm đầy tính triết lý: “Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Sau hai mươi năm sống xa nhà, tác giả về thăm quê cũ giữa mùa đông lạnh giá. Ngồi trên thuyền, thấy khung cảnh ven sông tiêu điều, lòng ông dâng lên cảm xúc buồn thương khó tả. Đây là lần ông về quê để cùng người thân giải quyết chuyện bán nhà, đưa gia đình đến nơi khác làm ăn. Về đến nơi, ông được mẹ già chạy ra đón. Mọi người đang bận rộn thu dọn đồ đạc. Nghe mẹ nhắc tới Nhuận Thổ, tác giả lập tức nhớ lại những kỉ niệm thần tiên của thời thơ ấu. Nhuận Thổ là con trai người làm mướn cho gia đình tác giả cách đây hơn hai chục năm. Lúc ấy, Nhuận Thổ mới lên mười. Mỗi lần theo cha đến nhà cụ chủ, Nhuận Thổ thường kể cho “cậu ấm” nghe cách bẫy chim sẻ, cách bắt con tra hay ăn trộm dưa và nhiều chuyện khác, khiến cho “cậu ấm” say mê, thán phục. Cuộc sống vất vả lam lũ đã khiến Nhuận Thổ thành một người hoàn toàn khác. Hình dáng tiều tụy, thảm hại, mặt mũi ngơ ngác, đần độn. Không còn chút dấu vết nào của Nhuận Thổ khi xưa.
Mấy ngày sau, cả gia đình tác giả rời quê. Khi con thuyền đã xa làng, tác giả vẫn trĩu nặng nỗi suy tư về cảnh vật và con người ở Cố hương. Ông cố gắng tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đáng buồn ấy và cầu mong cho con cháu của Nhuận Thổ sau này sẽ tìm ra cách sống mới để không còn phải khổ cực như ông cha nữa. Thông qua việc kể lại chuyến về quê lần cuối cùng và những suy ngẫm, rung cảm của bản thân trước sự thay đổi của cảnh vật và con người ở quê hương, tác giả đã kín đáo phê phán chế độ phong kiến hủ bại, đồng thời đề cập đến con đường giải phóng nông dân ra khỏi những ràng buộc vô hình nhưng nghiệt ngã của xã hội đương thời.
Hình tượng con đường trong câu nói của Lỗ Tấn cần phải được hiểu theo nghĩa bóng: là cách thức và phương hướng để con người giải quyết những vấn đề trong đời sống xã hội. Với Lỗ Tấn, đó là con đường cách mạng. Không có cách mạng thì không thể thay đổi được những suy nghĩ cổ hủ lạc hậu của Nhuận Thổ, của thím Hai Dương. Rồi đến đời Thủy Sinh lại tiếp tục sống trong những lễ giáo phong kiến đó. Không có cách mạng thì làm sao chữa được căn bệnh u mê lạc hậu của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ. Họ đã bị sự lạc hậu, căn bệnh tinh thần che đi lý trí và đôi mắt của họ, trong mắt họ thì người chiến sĩ cách mạng – chỉ là một tên giặc, một thằng khốn, thằng quỷ sứ, thằng điên. Họ vui mừng khi biết tin chiến sĩ cách mạng bị bắt và bị hành quyết như một tên giặc, và họ thản nhiên dùng máu của người thật ra chính là ân nhân của họ để tẩm chiếc bánh bao mà theo họ có thể chữa khỏi căn bệnh lao cho thằng bé (Thuốc). Họ còn là những người hiểu biết hạn hẹp và sự ngu dốt như AQ – một điển hình cho người dân Trung Quốc, đã xem “làm cách mạng tức là làm giặc”, và AQ muốn đi theo cách mạng chỉ vì nghĩ rằng làm cách mạng có thể khiến cho cụ Cử phải sợ, và “đầu hàng cách mạng” để được làm giặc (AQ chính truyện). Các tác phẩm của ông nhằm mục đích là “làm cho mấy người còn đang mơ mơ màng màng giật mình tỉnh dậy”, ông đã để tất cả công sức vào việc vạch trần căn nguyên của việc cùng đường tắt lối của xã hội Trung Quốc, tìm kiếm một con đường thoát cho xã hội, tìm kiếm một lực lượng giải phóng dân tộc.
Và theo ông: “Người ta đi mãi thì thành đường thôi ”. Câu này được hiểu theo hai lớp nghĩa. Thứ nhất Đường là do con người tạo ra. Con người tạo ra đường đi để phục vụ chính mục đích của mình. Con đường cách mạng bây giờ là con đường duy nhất có thể phục vụ mục đích của người dân Trung Hoa. Thứ hai Không có con đường nào là duy nhất. Chỉ cần người ta đi nhiều thì sẽ thành đường. Rõ ràng hình tượng con đường ở đây mang đậm khuynh hướng cách mạng, thể hiện khát vọng đổi thay. Ông không muốn đời con, đời cháu mình lại tiếp tục sống trong cái xã hội kìm kẹp cả trong suy nghĩ khiến con người ta trở nên ngu dốt, bần tiện, xấu xa.
Như vậy với câu nói này, Lỗ Tấn quan niệm: trên đời không có gì là bất biến. Chỉ cần con người có khát vọng và dám thực hiện khát vọng ấy thì sẽ có khả năng làm thay đổi thế giới. Lỗ Tấn thật sự đã làm tốt vai trò một người thầy thuốc chữa bệnh tinh thần cho con người.
Câu nói của Lỗ Tấn còn thể hiện một quan niệm tích cực, mang tính cách mạng. Với Lỗ Tấn, lịch sử không dừng bước mà luôn vận động, biến đổi. Cái cũ lạc hậu thì phải thay thế cái mới tốt đẹp hơn. Vì thế khi nói câu này tâm trạng nhân vật tôi trong Cố Hương tràn đầy niềm tin và hi vọng.
Khi nói “Người ta đi mãi thì thành đường thôi”, Lỗ Tấn đã đặt niềm tin hoàn toàn vào con người. Con người với khát vọng đẹp đẽ là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Con người tự mở ra những con đường trong hành trình tiến về phía trước của mình. Lịch sử, hiện tại và tương lai đã chứng minh niềm tin của ông hoàn toàn có cơ sở. Để đến một tương lai tươi sáng họ sẵn sàng mạo hiểm đi một con đường mới, tránh những lối mòn quen thuộc.
Con người sống có ý nghĩa phải là con người có khát vọng đổi thay, vượt lên những giới hạn có sẵn. Kêu gọi những con người trong cuộc đời phải là những người mở đường, tạo lập ra những con đường mới cho mình và toàn xã hội.
Câu nói không chỉ tiếp thêm sức mạnh, niềm tin mà còn phê phán những người có thái độ sống thụ động, ươn hèn, không có niềm tin, không có ước mơ, khát vọng. Họ chấp nhận đến muộn, về sau đi theo những lối mòn có sẵn. Họ sợ khó, sợ khổ, sợ mạo hiểm. Họ tạo cho mình một vỏ bọc an toàn và mãi mãi không bao giờ muốn thoát ra vỏ bọc ấy.
Là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước chúng ra cần phải tạo lập lối sống năng động, trái tim tràn đầy ước mơ. Hãy thực hiện những ước mơ khát vọng của mình bằng chính trái tim tràn đầy nhiệt huyết và một sức trẻ dẻo dai: “ Đâu cần thanh niên có. Đâu khó có thanh niên”.
Bên cạnh viêc học tập làm giàu tri thức chúng ta cần rèn luyện cho mình một nghị lực để trở thành những người mở đường, góp phần đưa đất nước tiến lên.
Con đường đi đến thành công, không có vết chân của kẻ lười biếng" em suy nghĩ gì về câu nói trên và lập dàn ý
Tk
Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..
tham khảo
Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..
Tham khảo
Trong cuộc sống, không có bất cứ thứ gì tự nhiên đến với chúng ta. Niềm vui, hạnh phúc, hay thành công đều như vậy. Không ai có thể đứng yên một chỗ chờ đợi thành công đến với mình. Thành công là thành quả của cả quá trình phấn đấu và nỗ lực không ngừng. Giống như nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”
Thành công là gì? Thành công là đạt được những điều mong ước, kì vọng, hoàn thành ước mơ, khát vọng về những giá trị vật chất hoặc tinh thần, là đạt được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống. Thành công là kết quả sau quãng thời gian phấn đấu, cũng có thể là mục đích của mỗi người trong cuộc đời. Còn lười biếng là thói quen, tật xấu của con người thể hiện thái độ sống, làm việc thiếu tinh thần, trì trệ, ỷ lại, không có tính chủ động. Người lười biếng là những người ngại suy nghĩ, ngại hành động, không muốn học tập, không muốn lao động, dễ dàng lùi bước trước những khó khăn, và dễ dàng từ bỏ.
Lỗ Tấn đã gửi gắm ý nghĩa vô cùng sâu sắc qua câu nói: "Trên bước đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”. Ông khẳng định những người lươi biếng sẽ không bao giờ có thể thành công, con đường dẫn đến thành công - những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc không có dấu chân người lười biếng, dựa dẫm, ỷ lại vào người khác mà không cố gắng nỗ lực, không dựa vào chính mình.
Câu nói của Lỗ Tấn thể hiện một cách nhìn nhận vô cùng đúng đắn về cuộc sống và sự thành công trong cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, những con đường bình thường đã chứa đựng đầy chông gai và trắc trở. Con đường dẫn đến thành công càng gian nan và khó nhọc hơn thế. Nó không bao giờ trải đầy hoa tươi mà ẩn chứa biết bao gian khổ. Không ai có thể dễ dàng thành công mà không phải đổ mồ hôi, công sức, thậm chí chịu đựng những hi sinh, thất bại. Trong suốt quá trình đó, con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.
Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, gieo mạ rồi cấy lúa, chăm sóc cây lúa đến khi trổ bông. Thóc sẽ chẳng bao giờ tự nảy mầm thành mạ non nếu không có bàn tay người nông dân gieo trồng, lúa cũng sẽ chẳng bao giờ nảy ra hạt thóc nếu để mặc nó lớn lên cùng đất trời. Thóc chín rồi cũng sẽ không tự biến thành hạt gạo trắng ngần. Học sinh muốn đạt danh hiệu giỏi, xuất sắc, muốn khẳng định bản thân cũng phải nỗ lực vươn lên không ngừng, học tập tri thức, rèn luyện đạo đức mới có thể đạt được ý nguyện.
Trong lịch sử văn minh dân tộc và nhân loại, có rất nhiều tấm gương về sự chăm chỉ cần cù được lưu danh từ thời đại này sang thời đại khác. Nhà bác học Ê – đi – sơn phải hơn 10.000 lần thất bại mới chế tạo thành công dây tóc bóng đèn, mang lại ánh sáng cho nhân loại. Hay thầy Nguyễn Ngọc Ký với đôi tay tật nguyền đã phải cố gắng nỗ lực bao nhiêu để vượt qua khó khăn, trở thành người thầy mà bao thế hệ kính phục. Họ đều là những người thành công trong cuộc sống và là những minh chứng cho sự kiên trì, chăm chỉ mới có thể thành công.
Nếu lười biếng, ỷ lại, sống mà không dựa vào chính mình, không những chúng ta không thể thành công mà còn sớm bị đào thải khỏi xã hội. Cha mẹ, thầy cô không thể mãi mãi ở bên, làm chỗ dựa cho mỗi cá nhân suốt cuộc đời, lười biếng đồng nghĩa với ngại nghĩ, ngại làm. Người lười biếng sẽ trở thành kẻ vô tích sự, ăn bám vào người khác, vào xã hội, dần dần trở nên bần cùng và đi đến nhiều thói hư tật xấu khác.
Thành công sẽ không bao giờ đến nếu bạn còn lười biếng, ỷ lại giống như một bài toán khó sẽ mãi mãi không có đáp án nếu bạn không cố gắng tìm cách giải. Đặc biệt, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng học hỏi, chăm chỉ, chủ động đương đầu với khó khăn, thử thách để rèn luyện ý chí, bản lĩnh. Chăm chỉ đồng thời cũng cần sáng tạo và đam mê hết mình, tránh những thói hư tật xấu, thành công nhất định sẽ đến.
Dàn ý Trên đường thành công không có vết chân của người lười biếng
I. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề
Trích dẫn câu nói: “Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
II. Thân bài
1. Giải thích
Thành công? Thành công là đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng, là sống đầy đủ về tinh thần và vật chất, là nhận được những gì mình muốn về công việc, cuộc sống; là được sống hạnh phúc, vui vẻ, mở lòng với thế giới, có ích với mọi người; là mục đích cao quý, đích đến cuối cùng của con người trong đời…
Lười biếng là thói quen xấu làm suy giảm khả năng suy nghĩ, tư duy, làm việc, là ỷ lại vào người khác, không tự thân vận động … → Người lười biếng là người ngại suy nghĩ, không muốn học tập, không muốn lao động, ngại vận động.
→ Ý nghĩa cả câu nói: Trên đường đến với những thành quả tốt đẹp, những niềm hạnh phúc, chạm đến ước mơ và khát khao không thể có dấu chân người lười biếng, dấu chân của những người không tự mình tìm tòi, học hỏi mà chỉ dựa dẫm, ỷ lại vào người khác…..
2. Bàn luận
Câu nói trên là một cách nhìn nhận đúng đắn về cuộc sống, về bước đường đến thành công
Con đường dẫn tới thành công là con đường đầy khó nhọc, thử thách, không phải con đường bằng nhung lụa.
Không có một thành quả, thành công nào mà không phải đổI bằng mồ hôi và công sức, trong suốt quá trình đó con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành.
Chứng minh câu nói bằng dẫn chứng thực tế (Dẫn chứng: Người nông dân làm ra hạt gạo phải một nắng hai sương, một học sinh giỏi có ước mơ hoài bão cao đẹp không thể là một người lười nhác, thụ động,…)
Tác hại của thói lười biếng: dần dần làm cho con người trở thành kẻ ăn bám, vô tích sự, trì trệ, … dẫn con người đến sự bần cùng, đói nghèo và là nguyên nhân của mọi thói xấu khác.
Câu nói của Lỗ Tấn đã phê phán thói lười biếng, đưa ra một cách nhìn nhận đúng đắn để con người đến với thành công. Không một thành quả nào lại không có sự nỗ lực cố gắng, không một kết quả tốt đẹp nào lại chỉ có những bước chân lười biếng. Bất cứ sự thành công nào cũng cần có sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó. Lười biếng, ỷ lại sẽ chẳng bao giờ làm được điều gì có ý nghĩa.
Trên bước đường thành công, đôi khi không chỉ cần sự cần cù, chăm chỉ… mà còn cần cả những ý tưởng sáng tạo, sự thách thức của cuộc sống để con người vượt qua bằng nghị lực và bản lĩnh, niềm đam mê và khát khao cháy bỏng giữa cuộc đời.
3. Bài học về nhận thức và hành động
Cần phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ, cần cù để vượt qua mọi thử thách của cuộc sống vươn đến sự thành công.
Tránh những thói hư tật xấu làm đình đốn trì trệ con đường đến với sự thành công: lười biếng, ỷ lại, tự thỏa mãn với bản thân,…
III. Kết bài
Bài học cho mỗi cá nhân về nhận thức và hạnh động bằng suy nghĩ chân thực.
Mở rộng vấn đề bằng cách nghĩ của mỗi cá nhân về câu nói ấy trong cuộc đời.
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
a) “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng… Nhưng từ đấy chúng tôi không hề”.
b) “Người đi vào là Nhuận Thổ… vừa thô kệch, vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông”.
c) “Tôi nghĩ bụng… Người ta đi mãi thì thành đường thôi”.
Trong ba đoạn văn trên:
– Đoạn nào chủ yếu dùng phương thức lập luận và thông qua đó, tác giả muốn nói lên điều gì?
- Đoạn (c) phương thức nghị luận
+ Thức tỉnh mọi người phải tạo ra con đường mới, thay đổi nông thôn và xã hội Trung Quốc
+ Làm cuộc cách mạng để thay đổi xã hội, hướng con người tới những điều tốt đẹp hơn