Những câu hỏi liên quan
QL
Xem chi tiết
QL
5 tháng 10 2023 lúc 20:07

Theo em nhân vật “tôi” trong bài thơ là của nhân vật “tôi” - cậu bé chăn trâu.

Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: đó là tâm trạng thong dông, thảnh thơi khi màn đêm buông xuống vạn vật thay đổi.

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
22 tháng 12 2023 lúc 10:40

Theo em nhân vật “tôi” trong bài thơ là của nhân vật “tôi” - cậu bé chăn trâu.

Tâm trạng của nhân vật “tôi” trong hai khổ thơ đầu: đó là tâm trạng thong dông, thảnh thơi khi màn đêm buông xuống vạn vật thay đổi.

Bình luận (0)
DC
Xem chi tiết
DL
3 tháng 5 2023 lúc 6:13

Đừng chỉ biết sống thờ ơ, vô cảm hay chỉ biết che giấu cảm xúc của mình. Hãy như Tế Hanh, ông không chỉ là một nhà thơ mà ông còn là một người con của quê hương mình, là một người có tình cảm đậm đà trong trái tim mình. Khi xa quê, ông đã nhớ nhung về nơi thơ ấu đó của mình. Và với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ "Quê Hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động của làng chài. Đúng như thế, với những câu thơ:

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

Liệu đây thực sự tác giả chỉ là đang miêu tả hoạt động của chiếc thuyền, chiếc buồm thôi?. Theo em, đó kỳ thực cũng là đang ám chỉ đến người dân - những con người làng chài. Và nếu như "hăng như con tuấn mã" là sự mạnh mẽ của người dân làng chài, thì " phăng mái chèo vượt trường giang" chính là hoạt động chân thực của họ mỗi ngày, họ kiên trì họ dũng mãnh, họ không ăn dày làm mỏng, họ chăm chỉ, họ siêng năng cần cù. Chỉ từ đó, ta thấy được tính cách của họ thông qua việc miêu tả chiếc thuyền. Tương tự, "chiếc buồm giương to như mảnh hồn làng " chắn chắc là nói đến tâm hồn con người ở đây, tâm hồn "to" rất "lớn". Ôi, đó là một tâm hồn, một trái tim không sợ bất kỳ một điều gì cả, đó là một trái tim rộng lượng, thật thà chất phác!. Và "rướn thân trắng bao la thâu góp gió" lại là sự miêu tả của hành động người làng chài, "rướn" tức cố gắng vươn tấm thân - tài năng của mình ra mà thâu lợi ích của biển mang lại. Phải chăng, sự miêu tả này của ông quá sâu sắc, ít ai mà biết được. Khép lại đoạn văn trên, ta hoàn toàn có thể kết luận rằng Tế Hanh chính là một người thi sĩ tài tình vẽ ra bức tranh sinh hoạt, lao động, tính cách người dân làng chài thông qua sự miêu tả thâm sâu.

T.Lam

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
16 tháng 9 2023 lúc 9:25

Tham khảo

- Bà tảo tần, đảm đang, giàu đức hi sinh; yêu thương và hết mực chăm sóc cháu; mạnh mẽ, vững tin, là chỗ dựa vững vàng cho cháu. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện hình ảnh người bà: Bà cùng cháu nhóm lửa suốt tám năm ròng; bà hay kể chuyện; bà nuôi dạy, bảo ban cháu; trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, bà vẫn “vững lòng”; “lận đận đời bà”; đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm nhóm lửa,… Hình ảnh bà cũng là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam – tảo tần sớm hôm, chịu thương, chịu khó, giàu tình yêu thương và đức hi sinh.

- Tình cảm người cháu dành cho bà là tình yêu thương, sự biết ơn, lòng kính yêu, nỗi niềm mong nhớ. Một số từ ngữ, chi tiết trong bài thơ thể hiện tình cảm đó: “cháu thương bà”; cháu cùng bà nhóm lửa suốt tám năm ròng; “nghĩ thương bà khó nhọc”; “Ôi kì lạ và thiêng liêng – bếp lửa”; người cháu dù đã đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa,…

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
QL
21 tháng 12 2023 lúc 12:49

Tía nuôi An là một người dàn ông từng trải, hết sức yêu thương các con. KHi đưa các con vào rừng ăn ong, ông luôn đi trước và giảng giải cho các con những kinh nghiệm cuả mình. Ông cũng hết sức tinh tế khi mà chỉ cần nghe tiếng thở của An không cần quay lại nhưng cũng biết An đã thấm mệt.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
13 tháng 9 2023 lúc 7:19

- Vua Quang Trung là một con người hành động mạnh mẽ quyết đoán.

- Vua Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và nhạy bén.

+ Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch và ta

+ Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi

- Vua Quang Trung là người có tầm nhìn xa trông rộng.

- Vua Quang Trung là vị tướng có tài thao lược hơn người.

- Vua Quang Trung là người lẫm liệt trong chiến trận.
=> Cảm hứng của tác giả với vị anh hùng dân tộc Quang Trung: Hình tượng vua Quang Trung đã được miêu tả với đầy đủ những phẩm chất của một vị anh hùng, mang vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Tác giả Ngô gia văn phái vốn trung thành với nhà Lê mà vẫn viết về vua Quang Trung đầy tinh thần ngợi ca như vậy là vì họ đứng trên tinh thần dân tộc mà phản ánh, tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Có thể thấy, tác phẩm đi theo quan niệm văn sử bất phân - một nét đặc thù của văn học trung đại Việt Nam. Nhờ vậy, càng tạo ra cho tác phẩm sức thuyết phục, tính chân thực cao, chứng tỏ tinh thần tôn trọng sự thật lịch sử. Đây cũng là điểm đặc sắc của thể loại tiểu thuyết lịch sử.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
ND
15 tháng 9 2023 lúc 23:16

Tham khảo

  Đa-ni-en Pen-nắc sinh năm 1944, là nhà văn lớn người Pháp. Thời thơ ấu ông đã theo gia đình sống ở Châu Âu, châu Á, châu Phi. Trải nghiệm phong phú từ cuộc sống luôn chuyển dịch ấy đã trở thành chất liệu quan trọng trong sáng tác của ông sau này. Ông thành công với nhiều thể loại: tiểu luận, tự truyện, tiểu thuyết, truyện tranh, kịch bản Phim.......Một số tác phẩm nổi tiếng của ông đã được dịch sang tiếng Việt: Cún bụi đời (1982), Mắt sói (1984) .... Trong đó tác phẩm Mắt sói là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. 

      Mắt sói là tiểu thuyết gồm bốn chương. Chương 1 kể về cuộc gặp gỡ kì lạ giữa cậu bé tên là Phi Châu và Sói Lam ở vườn bách thú. Chương 2 là mạch truyện về nhân vật Sói Lam. Chương 3 chuyển sang mạch truyện về nhân vật Phi Châu. Chương 4 kể về việc gia đình Phi Châu chuyển đến thành phố và cha Bia được làm việc trong sở thú. Đoạn trích dưới đây nằm ở chương 2 và chương 3 của tác phẩm Mắt sói. 

      Mở đầu đoạn trích là chương 2 với tên chủ đề cùng với tên của tác phẩm Mắt sói. Mở đầu là hình ảnh đôi mắt của cậu bé Phi Châu: một con mắt vàng, tròn xoe, chính giữa có một con ngươi màu đen. Đôi mắt lấp lánh ấy trông như cậu đang ngắm nhìn một ngọn đèn trong đêm, say xưa ngắm nhìn trong cảnh vật đêm tối đó. Mọi thứ như đều biến mất trước mắt cậu, chỉ còn lại duy nhất một điều đó là mắt sói. Tác giả đã dùng từ như để thể hiện cảm nhận của cậu bé khi mọi thứ đều dồn vào đôi mắt đó, đôi mắt càng lúc như càng to hơn, càng tròn hơn. Và được so sánh như một tuần trăng úa trên bầu trời bầu trời trống trải. Thường thì nhắc tới vầng trăng người ta hay nghĩ ngay đến vầng trăng tròn sáng ngời, thế nhưng ở đây tác giả lại so sánh với tuần trăng úa. Phải chăng trong đôi mắt kia còn chất chứa một nỗi buồn không nói nên lời. Trong đôi mắt ấy quan trọng nhất chính là con ngươi, một con ngươi màu đen và dường như nó cảm nhận được điều đó bỗng lóe lên một tia sáng khủng khiếp. Cậu bé có cảm nhận ánh nhìn đó sáng bừng lên như ngon hắc hỏa. Ngọn hắc hỏa là ngọn lửa sáng rực và sáng hơn rất nhiều lần so với lửa bình thường. 

      Sói mẹ chẳng thèm để ý tới cậu bé mà lướt nhìn những đứa con của mình. Cậu bé có rất nhiều sự liên tưởng đối với con ngươi của con sói nào là ngọc hắc hỏa, sắc cầu vồng... cậu còn nghĩ đến màu lông của năm con sói con hệt quầng hung đỏ. Mỗi con lại mang cho mình một màu sắc riêng, con thì xanh con thì vàng và nổi bật lên là hai con Sói Lam và Ánh Vàng.

      Ở đoạn tiếp theo Ánh Vàng muốn nhìn thấy những điều mới mẻ và lạ lẫm hơn và đặc biệt đó là cô muốn nhìn thấy con người. Ước muốn đó đã thôi thúc cô quyết định đi để được tận mắt nhìn thấy con người. Và sau đó trở về kể cho mọi người cùng nghe. Khi Sói Lam tỉnh giấc thì Ánh Vàng đã đi cách đó một giờ đồng hồ, có dự cảm chẳng lành lập tức lên đường đi tìm Sói em. Ánh Vàng bị nhốt trong lưới, đang cố gắng cắn vào chỗ trống để thoát. Sói Lam đã dùng hết sức tung bay trên làn không khí bỏng rát bên trên ngọn lửa, trên những con người, bay trên cả bao lưới, dùng răng cắn đứt phăng sợi dây để cứu Sói em. Sói Lam ra sức kêu gào bảo Ánh Vàng chạy đi. Sói Lam đúng là một người anh trai, yêu thương em, ra sức bảo vệ em gái. Ánh Vàng đã chạy thoát được thì Sói Lam bất ngờ bị một gã to như gấu quật ngã, đầu óc như muốn nổ tung. Sói Lam là một nhân vật dũng cảm, gan dạ, yêu thương và bảo vệ em gái của mình hết sức. 

      Nếu như ở chương 2 nói về Mắt Sói thì ở chương này tác giả đã viết về Mắt Người. Mở đầu là hàng loạt những câu hỏi được đặt ra trong đầu của Sói Lam khi nhắc về cậu bé Phi Châu. Cái tên thật đặc biệt và cậu bé lại từ một vùng khác đến nên dễ bị mọi người trêu chọc và bắt nạt. Đôi mắt của cậu bé chuyển động như một ánh sáng vụt tắt và có cảm giác như một đường hầm bị sập dưới lòng đất. Đôi mắt của cậu bé như trầm đi và trong đôi mắt ấy có gì đó khó nói, chưa thể nói ra ngay được. Cậu bé đã kể cho Sói Lam nghe câu chuyện của mình, coi Sói Lam như một người bạn để chia sẻ câu chuyện của bản thân. 

      Ở đoạn cuối của đoạn trích xuất hiện hình ảnh con lạc đà tên là Hàng Xén. Con lạc đà này cậu bé rất yêu quý. Cậu bé mất hàng giờ để đi tìm Hàng Xén nhưng không thấy. Cậu bé lo lắng đi hỏi khắp nơi về con lạc đà nhưng chẳng thấy tăm tích con lạc đà đâu. Cậu đi hỏi đến nỗi làm cho Vua Dê nổi cáu, nhắc nhở cậu bé ở đây để chăn cừu và dê chứ không phải để đi tìm con lạc đà đó. Phi Châu rất lo lắng và mong muốn tìm lại được con lạc đà mà mình yêu quý nhưng dường như điều đó là không thể. 

      Phi Châu đã chăn cừu cho Vua Dê được tròn hai năm và đó là một điều khá bất ngờ và ngạc nhiên vì không ngờ lại được lâu như vậy. Cậu bé là một người chăn cừu tốt. Chỉ một điều đơn giản như vậy thôi cũng đủ hiểu lí do vì sao cậu đã chăn đàn cừu được lâu như vậy, không ai có thể được lâu như vậy. Cậu bé chăn cừu bằng hết tâm lòng của mình, hiểu rõ về đàn cừu, hiểu cả những nguy hiểm rình rập đàn cừu nào là sư tử hay báo rình ăn thịt, cậu đã tính toán được cả vừa đưa ra những ý tưởng cho Vua Dê. Phi Châu là cậu bé ngoan ngoãn, tốt bụng, yêu động vật, hiểu được chúng. Phi Châu đã có màn trò chuyện với Báo hết sức đặc biệt, Báo rất háo hức nên đã lắng nghe cậu bé. Cậu bé đã hết lòng khen ngợi báo là một tay săn tuyệt vời. Báo và Phi Châu đã trò chuyện như hai người bạn ngồi nói rõ chuyện chăn cừu. Phi Châu đã đưa ra lời đề nghị với Báo để trở thành những người bạn thân thiết, cùng nhau chăn cừu và hai nhân vật đã thành những người bạn thân thiết, không thể tách rời nhau. 

      Mắt sói là một tác phẩm hay, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả đã miêu tả rất chi tiết hai hình ảnh đó là mắt người và mắt sói, đi sâu vào từng chi tiết của hai hình ảnh này. Qua tác phẩm cũng cho chúng ta cảm nhận được tình anh em của Sói Lam và Ánh Vàng, tình bạn thân thiết của Phi Châu và Báo, tình cảm thân thiết và không thể tách rời. 

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TA
11 tháng 3 2023 lúc 21:57

* Cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ

Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt  kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

* Những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận đó là:

– Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”…

– Hình ảnh: “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,…

Bình luận (0)
QL
Xem chi tiết
HM
26 tháng 12 2023 lúc 22:04

Bài thơ Nói với con có những nét đặc sắc về nghệ thuật. Đó là việc sử dụng thể thơ tự do, câu thơ duỗi dài theo mạch cảm xúc. Nhịp thơ chủ yếu là nhịp 2/3, 3/2, 2/3/2,... kết hợp với cách sử dụng luật bằng trắc ở tiếng cuối mỗi câu thơ tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, như lời thủ thỉ, tâm tình. Ngoài ra, hình thức nghệ thuật phù hợp với nội dung. Cụ thể nội dung của bài thơ là lời nói của một người cha dân tộc với con mình. Nhà thơ đã khéo léo đan cài những từ ngữ địa phương, cho thấy sự am hiểu văn hóa và tạo nên được không khí miền ngược của tác phẩm.

Bình luận (0)