Những câu hỏi liên quan
NC
Xem chi tiết
NH
2 tháng 5 2016 lúc 21:48

Nguyễn Huệ nghe tin quân thanh đã tiến tới thăng lonh.Bắc bình vương-nguyễn hệ giận lắm lên ngôi hoàng đế đêr yên lòng dân lấy niên hiệu là Quang TRung tiến quân ra bắc.ngày 25 tháng chạp xuất phát từ phú xuân huế.ngày 29 tháng chạp đến nghệ an và ra lời phủ dụ.tuyển thêm quân .Đén tam Đệp mở tiệc khao quân chia làm 5 đạo.tối 30 tết lập tức lên đường.ngày 3 tháng giêng năm kỉ dậu đánh ở đồn hà hồi không mất 1 mũi tên. ngayf5 tháng giêng đánh ở đồn ngọc hồi .Sầm nghi đống thắt cổ tự tử,tôn sĩ Nghị chạy mất mật .vua tôi lê chiêu thống cùng đám tàn quân chạy về đất bắc.quân thanh đại bại.

Bình luận (2)
SN
11 tháng 5 2016 lúc 16:00

Đêm 30 tết (âm lịch) q^ ta vượt sông Gián Khẩu để tiêu diệt q^ địch ở đồn tiền tiêu .

Dêm mồng 3 tết q^ ta bí mật vây đồn Hà Hồi .Địch bất ngớ ,hoảng sợ liền đầu hàng

Mồng 5 tết q^ ta đánh đồn Ngọc Hà .Q^ ta giáp chiến ,đốt lửa thiêu cháy doanh trại địch 

Tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử .Tôn Sĩ Nghị cùng vài quan võ vượt sông Nhị Sang Gia Lâm.

 

Bình luận (2)
H24
3 tháng 5 2016 lúc 10:29

1. Nguyên nhân :
Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược,
Nguyễn Huệ đã làm gì ?
+ Triều Thanh muốn thôn tính nước ta
+ Vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh
+ Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, 
hiệu là Quang Trung
+ Kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh
Ngày 20 tháng chạp 
……………………………………………
………………………………………….
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu
Mờ sáng ngày mồng 5 tết
……………………………………………
………………………………………….
……………………………………………
………………………………………….
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
2. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh :
Phiếu học tập
Đọc sách giáo khoa, điền các sự kiện chính phù hợp với các mốc thời gian sau :
Mốc thời gian
Các sự kiện chính
Ngày 20 tháng chạp 
...............
..............
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu
Mờ sáng ngày mồng 5 tết
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
2. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh :
Quang Trung chỉ huy quân
ra tới Tam Điệp, cho quân sĩ ăn tết trước,
chia 5 đạo quân tiến ra Thăng Long
..............
...............
Quân ta tới sát đồn Hà Hồi, vây kín,
Quang Trung bắc loa gọi, tướng sĩ dạ 
rầm trời, quân Thanh hoảng sợ xin hàng
................
..............
*Quân ta tấn công Ngọc Hồi, ghép ván thành
tấm chắn lấy rơm dấp nước quấn ngoài, 
xông vào như vũ bão, giặc chết vô kể.
*Đống Đa : Tướng giặc Sầm Nghi Đống 
thắt cổ tự tử, xác giặc chết chất thành gò đống
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
3. Kết quả :
- Đánh tan 29 vạn quân Thanh.
- Quân ta toàn thắng.
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
* Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh :
1/ Lòng quyết tâm đánh giặc :
2/ Tài nghệ quân sự của Quang Trung :
Tướng sĩ hành quân bộ từ Nam ra Bắc
Cách đánh ở Hà Hồi : Bao vây uy hiếp tinh thần
Đánh trong dịp tết khi giặc nhớ nhà, uể oải, tinh thần sa sút,
giặc không ngờ tới.
Cách đánh giặc ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa : ghép ván, quấn rơm ướt tránh tên, tránh lửa, tới gần ngả làm cầu xông lên.
Tổ chức ăn tết trước để khích lệ tinh thần quân sĩ
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh.
Quân Thanh xâm lược nước ta. Chúng chiếm Thăng Long.
ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, ta thắng lớn.
Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
4. Bài học :
Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2008

Bình luận (1)
NY
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
AL
13 tháng 4 2021 lúc 20:53

Nhà Tây Sơn (1778 - 1802), được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê Trung Hưng.

   Theo cách gọi của phần lớn sử gia thì "nhà Tây Sơn" được dùng để gọi triều đại của anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ để phân biệt với nhà Nguyễn của Nguyễn Ánh (vì cùng họ Nguyễn). Một trong những công tích lớn nhất của nhà Tây Sơn trong lịch sử dân tộc là đã tiến đến rất gần công cuộc thống nhất và đồng thời mở rộng lãnh thổ đất nước sau hàng trăm năm Việt Nam bị chia cắt bởi các cuộc tranh giành quyền lực giữa các thế lực lớn Mạc-Trịnh-Nguyễn kể từ khi nhà Lê sơ bị sụp đổ.

    Tuy nhiên việc vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đột ngột qua đời khi còn khá trẻ đã khiến ưu thế của Tây Sơn chuyển vào tay Nguyễn Ánh, một hậu duệ của Chúa Nguyễn cũng sinh trưởng trên đất Đàng Trong trong thế kỷ 18 với nhiều biến động lớn của lịch sử.

  Triều đại Tây Sơn tồn tại khoảng 24 năm thì sụp đổ sau khi chúa Nguyễn Ánh tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện để tiêu diệt nhà Tây Sơn và thành lập nhà Nguyễn.

Bình luận (0)
GK
13 tháng 4 2021 lúc 20:54

rong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.
Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Bình luận (0)
H24

I. LỊCH SỬ
Trong thế kỷ 18, nước Đại Việt nằm dưới quyền cai trị tượng trưng của vua Lê, có danh mà không có quyền hành chính trị. Quyền lực thực sự nằm trong tay hai gia đình phong kiến, các chúa Trịnh ở phía bắc, kiểm soát nhà vua và điều khiển triều đình ở Thăng Long và các chúa Nguyễn ở phía nam, đóng đô tại thành Phú Xuân. Hai bên từng đánh lẫn nhau để giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước trong suốt 45 năm và đều tuyên bố trung thành với nhà Lê để củng cố quyền lực cho mình.
Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ, được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long ông nội là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Cha của Nguyễn Huệ là Nguyễn Phi Phúc, ông có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.
Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất.
1. Khởi nghĩa vì dân
Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Tây Sơn có được sự ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả một số sắc dân thiểu số và lực lượng người Hoa. Lực lượng Tây Sơn không những đánh đâu thắng đó mà còn nổi tiếng vì bình đẳng, bình quyền, không tham ô của dân và lấy của người giàu chia cho người nghèo."Ban ngày họ xuống các chợ, kẻ đeo gươm, người mang cung tên, có ngưòi mang súng. Họ không hề làm thiệt hại đến người và của. Trái lại họ tỏ ra muốn bình đẳng giữa mọi người Đàng Trong; họ vào nhà giàu, nếu đem nộp họ ít nhiều thì họ không gây tổn hại, nhưng nếu chống cự lại thì họ cướp lấy những của quý đem chia cho người nghèo; họ chỉ giữ gạo và lương thực cho họ mà thôi...".
Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới trấn áp cuộc khởi nghĩa.
Năm 1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Sau khi hạ thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Đến năm 1783, sau khi Nguyễn Huệ ra quân lần thứ tư, quân Nguyễn thua to, quân Nguyễn Ánh bị đánh bật khỏi nước Đại Việt. Nguyễn Ánh bỏ chạy, trốn thoát sang Xiêm.
Tháng 2 năm 1784, Nguyễn Ánh từ Hà Tiên sang Xiêm La hội kiến với vua Xiêm và đây là lần "cõng rắn cắn gà nhà" đầu tiên của Nguyễn Ánh.
Vua Xiêm sai hai tướng là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 2 vạn quân thủy cùng 300 chiến thuyền. Ngoài ra còn có 3 vạn quân bộ tiến sang Chân Lạp với danh nghĩa giúp vua Chân Lạp, thực chất với ý đồ tạo gọng kìm phía Tây, chờ cơ hội tiêu diệt quân Tây Sơn.
2. Trận Rạch Gầm Xoài Mút, diệt giặc xâm lăng phía Tây Nam
Sau khi vào Gia Định, Nguyễn Huệ cho bố trí trận địa và nhử quân Xiêm đến gần Rạch Gầm và Xoài Mút ở phía trên Mỹ Tho, rồi đánh một trận, tiêu diệt quân Xiêm.
Đêm 19 rạng 20 tháng 1 năm 1785 (đêm 9 rạng 10 tháng 12 năm Giáp Thìn), quân Xiêm lợi dụng thủy triều xuôi theo dòng sông để tấn công Mỹ Tho nhằm phá vỡ đội thuyền phòng thủ của Tây Sơn. Quân Tây Sơn giả thua rút dần về hướng Mỹ Tho, nhử đối phương lọt vào trận địa mai phục đoạn Rạch Gầm - Xoài Mút. Khi quân Xiêm lọt vào trận mai phục, bất ngờ quân Tây Sơn bắn pháo ở cù lao Thới Sơn và bờ sông Tiền, khóa chặt hai đầu, dồn quân Xiêm vào thế "tiến thoái lưỡng nan". Bên cạnh đó, hỏa hổ ở hai bên bờ nã đạn tới tấp vào đội hình làm quân Xiêm rối loạn, tinh thần hoang mang rồi bỏ chạy. Cùng lúc đó, một đội thuyền cảm tử chở đầy rơm và những vật liệu dễ cháy đâm thẳng vào thuyền quân Xiêm làm cho số bị chìm, số bị cháy. Trong khi đó, cánh quân bộ Xiêm La ngay từ đầu đã bị quân Tây Sơn chặn đánh không cho cứu viện.
Chỉ một trận quyết chiến diễn ra không đầy một ngày đã tiêu diệt quân Xiêm, chỉ sót được vài nghìn người, chạy theo đường thượng đạo trốn về nước. Các tướng Chiêu Tăng, Chiêu Sương và Nguyễn Ánh phải bỏ chạy theo đường bộ về Xiêm La, 4000 quân chỉ còn lại 800. Cánh quân Xiêm trên bộ nghe tin thất trận cũng tan rã và tháo chạy.
Trận đánh chớp nhoáng là một kỳ tích của Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn. Sau trận đánh này, quân Tây Sơn nổi tiếng đến mức số quân Xiêm còn lại phải thốt lên rằng: "Sợ Tây Sơn như sợ cọp".
3. Tiến ra Thăng Long "Phù Lê diệt Trịnh"
Năm 1786, với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", Nguyễn Huệ sai Nguyễn Hữu Chỉnh làm tiên phong Bắc tiến. Quân Trịnh rệu rã nhanh chóng thua trận, các danh tướng phần nhiều nghe tin Phú Xuân thất thủ đã khiếp sợ, đến khi nghe quân Tây Sơn kéo ra, đa số đã bỏ trốn. Chúa Trịnh không được lòng dân, bỏ thành Thăng Long chạy, bị dân bắt đem nộp Tây Sơn. Trên đường áp giải, Trịnh Tông tự sát.
Nguyễn Huệ vào thành Thăng Long yết kiến vua Lê Hiển Tông. Tuy về danh nghĩa Nguyễn Huệ trao trả quyền chính lại cho vua Lê và nhận phong Nguyên súy Dực chính phù vận Uy quốc công, nhưng trong thực tế, ông nắm toàn bộ quyền chính ở Bắc Hà. Do sự sắp xếp của Nguyễn Hữu Chỉnh, vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ.
Sau những sự kiện này thì nội bộ nhà Tây Sơn đã có mâu thuẫn, tuy vậy cho đến khi Nguyễn Huệ bắt được Đặng Văn Trấn, quân đội của hai anh em vẫn chưa thực sự đánh nhau thì Nguyễn Lữ đứng ra điều đình và hai bên vì tình cảm trong nhà đã đồng ý giảng hoà.
Nguyễn Nhạc phong vương cho hai em, mỗi người chia nhau giữ một khu vực từ tháng 4 năm 1787:
Trong thời gian anh em nhà Tây Sơn bất hòa đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và lập tức bị kẻ địch từ hai phía tận dụng.
Ở phía nam, Nguyễn Ánh nhận ra cơ hội này đã trở về nước và tập hợp lực lượng vào tháng 8 năm 1787.Thế quân Nguyễn Ánh ngày càng mạnh khiến Nguyễn Lữ sợ hãi mang quân bản bộ rút chạy về Quy Nhơn. Tây Sơn lại mất Nam Bộ.
Ở Bắc Hà, Nguyễn Hữu Chỉnh nhân lúc Tây Sơn lục đục bèn có ý chống lại Tây Sơn. Nguyễn Huệ phái Vũ Văn Nhậm, con rể của Nguyễn Nhạc, ra tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Tuy nhiên, đến lượt Vũ Văn Nhậm chuyên quyền, có ý chống Nguyễn Huệ. Tháng 4 năm 1788, Lê Chiêu Thống đã bỏ kinh đô lưu vong. Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc lần thứ hai, giết Vũ Văn Nhậm. Ông tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà, đưa các danh sĩ có tên tuổi như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích ra đảm đương công việc.
4. Đại phá quân Mãn Thanh, diệt giặc phương Bắc
Cuối năm 1788, vua Thanh đương thời là Càn Long sai Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hơn 29 vạn quân, huy động từ Lưỡng Quảng, Vân Nam và Quý Châu hộ tống Lê Chiêu Thống về Việt Nam với danh nghĩa phù Lê, vào chiếm đóng Thăng Long.
Quân Tây Sơn do Đại Tư mã Ngô Văn Sở chỉ huy, theo mưu kế của Ngô Thì Nhậm, chủ động rút quân về đóng ở Tam Điệp - Biện Sơn (Ninh Bình) cố thủ chờ lệnh.
Nghe tin báo, ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân (22 tháng 12 năm 1788), Bắc Bình vương Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Trước khi dẫn quân ra Bắc diệt giặc ngoại xâm Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung.
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của Hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng, nâng quân số lên 10 vạn, tổ chức thành 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ngoài ra còn có một đội tượng binh với hơn 100 voi chiến. Vua Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Ngày 20 tháng Chạp năm Mậu Thân (15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp, Ninh Bình. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung nói với toàn quân rằng chỉ trong 10 ngày sẽ quét sạch quân Thanh.
Sớm hơn cả dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày kể từ đêm 30 Tết âm lịch, quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Thanh bằng hàng loạt trận đánh tập kích, mai phục, thần tốc và chớp nhoáng mà trận Ngọc Hồi - Đống Đa là tiêu biểu. Trưa mồng 5 Tết Kỷ Dậu - 1789, quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long.
Tôn Sĩ Nghị dẫn tàn quân bỏ chạy, trên đường chạy liên tiếp bị quân Tây Sơn mai phục chặn đánh. Cuối cùng, Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống chạy thoát về Trung Quốc.
Ngay sau chiến thắng Kỷ Dậu, Quang Trung vội trở lại Phú Xuân. Một mặt lo chống thù trong giặc ngoài, mặt khác vua Quang Trung rất quan tâm tới việc xây dựng đất nước. Vua khuyến khích người hiền tài ra giúp nước, phân phối đất đai cho những người nông dân nghèo, thúc đẩy thủ công nghiệp từng bị cấm trước kia, cho phép tự do tôn giáo, mở cửa Việt Nam với ngoại thương quốc tế và bỏ chữ Hán như là chữ viết chính thức của quốc gia. Chọn chữ viết chính thức của quốc gia là chữ Nôm.
Về ngoại giao, ngay từ trước khi giao chiến với quân Thanh, Quang Trung đã tính đến chiến lược ngoại giao với nhà Thanh. Theo phương lược vạch sẵn, với tài ngoại giao khéo léo của Ngô Thì Nhậm, Tây Sơn nhanh chóng bình thường hóa bang giao với nhà Thanh. Vua Thanh Càn Long đã cho sứ giả vào tận Phú Xuân để phong vương cho Nguyễn Huệ; rồi hoàng đế Quang Trung giả đã sang triều kiến và dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh.

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết

1, Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc:

- Tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa -> Hội quân với Ngô Văn Sở ở Tam Điệp

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia 5 đường tiến công:

+ Đêm 30 Tết vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu

+ Đêm 03 Tết chiếm đồn Hà Hồi

+ Sáng 05 Tết đánh đồn Ngọc Hồi -> Cùng lúc đó đánh đồn Đống Đa -> Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

- Trưa mùng 05 Tết Quang Trung vào Thăng Long -> diệt được 29 vạn quân Thanh

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước đấu tranh của nhân dân

- Sự lãnh đạo của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

Bình luận (0)

2,Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát... 
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.

Bình luận (0)

3,

* Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.

Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú. v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Văn thơ phát triển đến mức, cuối thế kỉ XIV, Trần Nguyên Đán đã thốt lên :

Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,

Thợ thuyền, thư lại cũng hay tlrơ.

{Thơ văn Lý - Trần)

Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

* Nghệ thuật

Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới. Trong các thế kỉ X- XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều. Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hổ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá) được xây dựng và trở thành một điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta. Ở phía nam,  nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.

Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bỏng cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.

Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

Văn bia Sùng Thiện diên linh (ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp... Làn nước rung rinh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi... lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt... Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong...”

Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v... Các na;hệ nhấn sáng tác nhiều bản nhạc đế tấu hát trong các buổi lễ hội.

Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ờ khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu..

Bình luận (0)
NQ
Xem chi tiết
LT
2 tháng 3 2016 lúc 9:22

a. Tóm tắt chiến dịch giải phóng Thăng Long vào Tết Kỉ Dậu của Quang Trung

            * Hoàn cảnh lịch sử

- Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống cho người sang cầu cứu nhà Thanh.

- Sẵn đang có ý đồ bành tướng xuống phía nam, vua Thanh là Càn Long vội sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến đánh nước ta.

- Quân Tây Sơn ở Bắc Hà lúc đó chỉ có hơn 1 vạn, Trước thế mạnh ban đầu của giặc, đã tạm thời rút về lập phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn, chờ cơ hội phản công.

- Nhận được tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, thống lĩnh đại quan tiến ra Bắc, diệt giặc. Trên đường đi, nghĩa quân nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân.

            * Diễn biến

- Đúng đêm 30 tết, từ Tam Điệp – Biện Sơn, 5 mũi tiến công của Tây Sơn được lệnh xuất kích.

- Mờ sáng ngày mùng 5 tết, quân Tây Sơn đồng loạt tổng công kích vào các đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) và Đống Đa (Đống Đa, Hà Nội), nhanh chóng đập tan hệ thống phòng ngự then chốt nhất của địch, tiến vào giải phóng Thăng Long.

- Tôn Sĩ Nghị cùng tàn quân Thanh hoảng loạn cực độ, dẫm đạp lên nhau tháo chạy về nước. Đất nước hoàn toàn sạch bóng quân thù.

b. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam vì:

- Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa là một trong những trận quyết chiến chiến lược tuyệt vời của lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tọc ta. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ đạo quân viễ chinh 29 vạn của nhà Thanh đã bị đánh tan tành. Với trận thắng này, Tây Sơn đã đè bẹp ý chí xâm lược nước ta của quân Thanh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc.

- Vì thế, chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa đã đi vào lịch sử như một chiến công hiển hách vào bậc nhất của dân tộc ta, mãi mãi là niềm tự hào của người Việt nam.

c. Phân tích sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung trong việc đại phá quân Thanh

- Chiến thắng vang dội trong việc đại phá quân Thanh năm 1789 của dân tộc ta được đặt dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung. Phát huy sức mạnh của nhân dân, truyền thống yêu nước của dân tộc. Quang Trung đã lãnh đạo cuộc kháng chiến với nghệ thuật quân sự độc đáo. Đó là cuộc hành quân thần tốc, bất ngờ, táo bạo; tinh thần chủ động tiến công liên tục, áp đảo kẻ thù; tư tưởng đánh tiêu diệt; huy động sức mạnh của toàn dân tộc, giành chiến thắng hoàn toàn.

- Từ một lãnh tụ nông dân kiệt suất, Quang Trung – Nguyễn Huệ đã trở thành một vị anh hùng dân tộc, một thiên tài quân sự, tên tuổi của Quang Trung sáng ngời trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
VA
26 tháng 12 2017 lúc 21:31

Câu này đáp án sai rồi

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
H24
6 tháng 3 2020 lúc 18:32

Quang Trung đại phá quân Thanh năm:

2009-220=1789

Năm đó thuộc thế kỷ XVIII

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
CK
6 tháng 3 2020 lúc 18:48

vl sao mày ko lên gg gõ quang trung đị phá quân thanh vào năm thế kỉ nào

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TK
6 tháng 3 2020 lúc 18:59

Năm 1789,thế kỉ XVII

Mẽow?(đúng ko?)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TN
Xem chi tiết
MN
22 tháng 7 2021 lúc 12:38

Quang Trung đại phá quân Thanh năm :

    2009 - 220 = 1789 

Thuộc thế kỉ XVIII ( thế kỉ 18 )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
22 tháng 7 2021 lúc 12:41

Quang Trung đại phá quân Thanh vào năm là:

2009 - 220 = 1789 

=> Năm đó thuộc thế kỉ XVIII

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VM
Xem chi tiết
TC
28 tháng 3 2022 lúc 14:55

refer

 

    Sau khi cho quân lính ăn Tết tạm ở ngoài thành thì vua Quang Trung quyết định mở cuộc đại phá quân Thanh vào đúng dịp Tết Kỉ Dậu (1789). Cụ thể là:

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia quân làm 5 đạo:

+ Đạo chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, thẳng hướng vào Thăng Long.

+ Đạo thứ hai và thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm hộ cho đạo chủ lực.

+ Đạo thứ tư tiến ra phía Hải Dương.

+ Đạo thứ năm, tiến lên Lạng Giang (Bắc Giang), chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu (sông Đáy), tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn Tiền Tiêu.

- Đêm mùng 3 tết, quân ta bí mật vây đồn Hà Hồi (Thường Tín, Hà Nội). Quân giặc bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ vũ khí đầu hàng.

- Sáng mùng 5, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội). Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa. Quân Thanh đại bại, tướng giặc là Sầm Nghi Đống khiếp sợ, thắt cổ tự tử.

- Nghe tin đại bại, tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị sợ mất vía, vội vã cùng vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

- Trưa mùng 5, vua Quang Trung cùng đoàn quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn vàn tiếng hò reo của dân chúng.

=> Quang Trung đại phá quân Thanh thành công.

 
Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
KD
6 tháng 5 2021 lúc 20:26

 

6) Quang Trùng đại phá quân Thanh như thế nào ? 

- Tháng 12-1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, lập tức tiến công ra Bắc.

- Quang Trung tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa.

- Mở cuộc duyệt binh lớn ở Vĩnh Doanh (Vinh, Nghệ An) và làm lễ tuyên thệ.

- Mở cuộc hành quân thần tốc, vừa đi vừa tuyển quân.

- Mở tiệc khao quân để tấn công quân Thanh vào đúng tết Nguyên Đán, làm cho địch bất ngờ không kịp trở tay.

 Vì sao Quang Trung chọn tấn công quân Thanh vào dịp tết Kỷ Dậu ?

Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu nhằm tạo yếu tố bất ngờ, làm cho quân giặc không kịp trở tay, nhanh chóng thất bại

Bình luận (0)