Nêu biện pháp phòng tránh tác hại của rượu bia
Câu 1: Nêu tác hại của rượu bia đối với con người? Biện pháp phòng tránh?
Tác hại:
-Khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Tuy nhiên, chỉ có khoảng10% lượng cồn được đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu, 90% còn lại đi thẳng qua gan. Do đó, nếu tần suất uống rượu bia nhiều, theo thời gian gan sẽ bị tổn thương do phải làm việc liên tục
-Khi nghiện rượu bia, một lượng cồn lớn đi vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng rối loạn não bộ khiến cho não mất kiểm soát không điều chỉnh được các hoạt động của trung tâm dưới vỏ não. Từ đó, gây ra các hành vi mất kiểm soát như: đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm chạp, có nhiều hành động xấu liều lĩnh hơn…
-Đối với nam giới, nồng độ cồn trong máu từ 8 – 10g/100cc đủ làm giãn nở mạch máu. Điều này cản trở quá trình quan hệ, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng. Còn với phụ nữ, nghiện rượu có thể làm suy yếu vùng hạ đồi – tuyến yên và buồng trứng dẫn đến trứng không rụng. Đồng thời, rượu bia còn gây rối loạn kinh nguyệt
Biện pháp:
-Nhằm giảm tác hại của rượu, bia; Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia quy định 05 biện pháp sau:
Thứ nhất, biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia.
Theo đó, Luật quy định người điều khiển phương tiện giao thông không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh vận tải, chủ phương tiện giao thông vận tải có trách nhiệm chủ động thực hiện biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn người điều khiển phương tiện vận tải uống rượu, bia ngay trước và trong khi tham gia giao thông. Cơ quan, người có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nồng độ cồn trong máu, hơi thở của người điều khiển phương tiện giao thông đang tham gia giao thông hoặc gây ra tai nạn giao thông.
Thứ hai, biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe.
Các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và giảm tác hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe bao gồm: Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia cho người đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế; sàng lọc, phát hiện sớm yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người uống rượu, bia, người mắc bệnh, rối loạn chức năng do uống rượu, bia và người nghiện rượu, bia; can thiệp giảm tác hại cho người có yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, phụ nữ mang thai có hội chứng hoặc nguy cơ ngộ độc rượu ở thai nhi, phòng, chống nghiện và tái nghiện rượu, bia; chẩn đoán, điều trị, phục hồi chức năng cho người mắc bệnh, rối loạn chức năng có liên quan đến uống rượu, bia.
Thứ ba, biện pháp tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm các nội dung thông tin, kiến thức, pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; biện pháp giảm tác hại của rượu, bia; kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
Việc tư vấn về phòng, chống tác hại của rượu, bia tập trung vào người thường xuyên uống rượu, bia; người nghiện rượu, bia; thành viên gia đình có người thường xuyên uống rượu, bia, người nghiện rượu, bia; trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai; người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia.
Thứ tư, biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng.
Tuyên truyền, vận động các gia đình, thành viên thuộc tổ chức, cộng đồng tham gia tuyên truyền và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Lồng ghép hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng. Vận động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư. Vận động cá nhân, tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội.
Thứ năm biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia
Các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa, giảm tác hại của rượu, bia bao gồm: Tư vấn cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú về tác hại của rượu, bia đối với thai nhi, trẻ em và tư vấn cho người bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia khi sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình; can thiệp, hỗ trợ, áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia và các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật./.
HELPS ME chiều me thi :D
Câu 1: Nêu tác hại của rượu bia đối với con người? Biện pháp phòng tránh?
Câu 2: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
c1: tăng hưng phấn, thiếu kiềm chế mọi tình huống;người uống rượu bia sẽ giảm các chức năng của não bộ trung tâm;gây tai nạn giao thông khi uống quá nhiều làm cho con ng ko còn tỉnh táo
-ko uống bia rượu khi lái xe; uống vừa đủ không quá mức
c2:Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết
Câu 1: Nêu tác hại của rượu bia đối với con người? Biện pháp phòng tránh?
Câu 2: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
Câu 3: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt?
Câu 1: Nêu tác hại của rượu bia đối với con người? Biện pháp phòng tránh?
Câu 2: Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn?
Câu 3: Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc CO hoặc khí thiên nhiên CH4 không có oxi để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt
Nêu tác hại và biện pháp phòng tránh chuột
tk
Biện pháp thủ công:
- Vệ sinh đồng ruộng: Phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ bờ ruộng, bờ mương không để đất hoang hóa cỏ mọc um tùm hạn chế nơi cư trú của chuột. - Tổ chức đào bắt, đánh bẫy, đổ nước vào hang chuột, hun khói, dùng chó mèo săn đuổi để bắt chuột, dùng đất đèn đổ vào hang… để tiêu diệt chuột.
tk
Biện pháp thủ công:
- Vệ sinh đồng ruộng: Phát quang bờ bụi, làm sạch cỏ bờ ruộng, bờ mương không để đất hoang hóa cỏ mọc um tùm hạn chế nơi cư trú của chuột.
- Tổ chức đào bắt, đánh bẫy, đổ nước vào hang chuột, hun khói, dùng chó mèo săn đuổi để bắt chuột, dùng đất đèn đổ vào hang… để tiêu diệt chuột.
2. Nêu tác hại của giun sán và biện pháp phòng tránh.
Nêu được tác hại và biện pháp phòng tránh giun sán kí sinh
Tác hại của giun sán thì khá nhiều đấy bạn ạ ! Trước tiên là nó hút chất dinh dưỡng của mình nhá, lắm khi chúng còn bò lên cuống mật gây tắc ống mật, khi vui chúng quấn xà nùi gây tắc ruột, còn ấu trùng của nó khi xâm nhập vào cơ thể có thể chu du nhiều nơi bám vào vô số chổ gây những bệnh ở tim, phổi, gan mật ... tùm lum thứ. Muồn tiêu diệt chúng thì ta nên uống thuốc tẩy giun sán. Còn muốn đề phòng ta phải thực hiện vệ sinh sạch sẽ nhất là sau khi đi tiêu, không ăn cá, thịt tái, rau ăn sống cần rữa kĩ bằng thuốc tím hay nước muối loãng ....Và cũng nên uống thuốc tẩy giun định kì 3 tháng/ lần. Chúc bạn an toàn trước lũ ăn bám này.
Nêu cấu tạo của hệ tuần hoàn máu ở người ? Trình bày những biện pháp phòng tránh những tác nhân có hại cho tim mạch ?
Tham khảo
*Cấu tạo hệ tuần hoàn gồm: tim và hệ mạch
- Tim có 4 ngăn (2 tâm nhĩ ở trên, 2 tâm thất ở dưới), nửa phải chứa máu đỏ thẫm, nửa trái chứa máu đỏ tươi.
- Hệ mạch gồm:
+ Động mạch xuất phát từ tâm thất.
+ Tĩnh mạch trở về tâm nhĩ.
+ Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch.
- Gồm hai vòng tuần hoàn:
+ Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi từ tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch phần trên, dưới cơ thể và đến tận tế bào trao đổi chất thành máu đỏ thẫm → tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới → tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm từ tâm nhĩ phải → động mạch phổi →mao mạch phổi (trao đổi khí nhận oxi, thải cacbonic) → máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái.
Các biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch:
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn:
+ Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping, ...
+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.
+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ
- Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch như thương hàn, bạch hấu, ... và điều trị kịp thời các chứng bệnh khác như cúm, thấp khớp...
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch như mỡ động vật...
Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các thức ăn có hại cho tim mạch.
+ Không sử dụng các chất kích thích có hại như thuốc lá, hêroin, rượu, doping, ...
+ Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm để nếu phát hiện khuyết tật liên quan đến tim mạch sẽ được chữa trị kịp thời hay có chế độ hoạt dộng và sinh hoạt phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.
+ Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp theo lời khuyên của bác sĩ
a) Nêu tác hại của giun đũa. Vì sao giun kí sinh ở ruột lại có thể gây tắc mật?
b) Nêu các biện pháp phòng tránh giun đũa kí sinh.
Tham khảo
Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, viêm tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.Tham khảo
Giun đũa có thể gây tắc ruột, lồng ruột, viêm tắc ruột, giun chui ống mật, viêm ruột thừa, dẫn đến suy dinh dưỡng, giảm khả năng phát triển trí tuệ của trẻ.
Vệ sinh tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lau dọn nhà cửa, vật dụng, đồ chơi của trẻ thường xuyên với nước sát trùng.Luôn ăn thức ăn đã nấu chín, nước đun sôi để nguội.Hạn chế ăn rau sống; nếu cần, nên rửa rau kỹ lưỡng nhiều lần với nước rửa rau chuyên dụng.