viết 1 đoạn văn nghị luận ngắn từ 5-7 câu liên quan đến văn bản nghị luận ý nghĩa văn chương
viết 1 đoạn văn nghị luận liên quan đến văn bản nghị luận ý nghĩa văn chương
tham khảo
Khi nhắc đến văn chương đã có biết bao nhiêu công trình nghiên cứu, định nghĩa, xác định công dụng chức năng của nó đối với đời sống của con người chúng ta. Một trong những bài nghiên cứu ấy phải nói đến “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh. Trong bài viết, những luận điểm rõ ràng về nguồn gốc cũng như chức năng của văn chương sẽ khiến cho chúng ta hiểu sâu hơn về ý nghĩa của nó.
Thứ nhất, tác giả đề cập về nguồn gốc của văn chương. Bằng việc dẫn ra một câu chuyện Ấn Độ, nhà nghiên cứu nhận định đó là nguồn gốc của văn chương. Theo đó, nguồn gốc văn chương xuất hiện khi con người có cảm xúc mãnh liệt trước một hiện tượng đời sống nào đó. Văn chương là niềm xót thương của con người trước những điều đáng thương. Có thể nói nguồn gốc văn chương chính là lòng yêu thương. Vậy văn chương bắt nguồn từ đâu?. Theo Hoài Thanh văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động hàng ngày từ những bài ca dao về “Trâu ơi ta bảo trâu này…” cho đến những tác phẩm lớn. Không những thế văn chương còn bắt nguồn từ cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và chống giặc ngoại xâm. Hơn nữa, văn chương còn bắt nguồn bởi những văn hóa, lễ hội truyền thống. Tóm lại văn chương có nguồn gốc từ tình yêu thương của con người đối với cuộc sống. Hoài Thanh đã thật khéo léo khi biến bài nghị luận trở thành một bài văn giàu sức thuyết phục mà vô cùng hấp dẫn. Cách dẫn vào vấn đề của tác giả vô cùng tự nhiên.
Thứ hai, tác giả đề cập đến công dụng và nhiệm vụ của văn chương đối với đời sống con người. Về nhiệm vụ của văn chương Hoài Thanh chỉ ra rằng, văn chương phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực. Từ hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu cho đến cánh cò trong ca dao đều phản ánh hiện thực đời sống. Từ truyện Thạch Sanh cho đến truyện Cây bút thần đều phản ánh ước mơ công lý, cải tạo hiện thực đời sống cho người lao động. Về công dụng của văn chương, Hoài Thanh chỉ ra rằng văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha; văn chương gây cho ta những tình cảm không có và luyện cho ta những tình cảm sẵn có. Để chứng minh cho điều này, tác giả dẫn ra hai câu chuyện Dế mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài và Cuộc chia tay của những con búp bê của Khánh Hoài. Nhà phê bình thật đúng khi nhận định rằng “Một người hàng ngày chỉ lo cặm cụi vì mình, thế mà khi xem truyện hay ngâm thơ có thể vui, mừng, buồn, giận cùng với những người ở đâu đâu…hay sao”.
Tóm lại, qua bài viết của nhà phê bình Hoài Thanh ta có thể hiểu rõ về ý nghĩa của văn chương. Nguồn gốc của văn chương chính là lòng thương mến, công dụng của văn chương là gợi lòng vị tha và rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp. Nhiệm vụ của văn chương là phản ánh hiện thực và sáng tạo hiện thực.
Đọc lại những kiến thức về bài văn nghị luận đã học trong phần Tập làm văn ở Bài 18, 19, 20, từ đó trả lời các câu hỏi:
a) Văn bản ý nghĩa văn chương thuộc loại văn bản nghị luận nào trong hai loại sau? Vì sao?
- Nghị luận chính trị - xã hội;
- Nghị luận văn chương.
b) Văn nghị luận của Hoài Thanh (qua Ý nghĩa văn chương) có gì đặc sắc? Hãy chọn một trong các ý sau để trả lời:
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa;
- Lập luận chặt chẽ, sáng sủa và giàu cảm xúc;
- Vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc, hình ảnh.
Tìm một đoạn trong văn bản đế làm dần chứng và làm rõ ý đã chọn.
a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)
b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh
- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”
+ Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca
+ Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ
viết 1 đoạn văn nghị luận liên quan đến văn bản nghị luận tinh thần yêu nước của nhân dân ta
tham khảo
Nhân dân Việt Nam có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một trong những truyền thống vô cùng tốt đẹp của đáng quý của nhân dân ta. Từ xưa đến nay, tinh thần yêu nước đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Mỗi khi có giặc xâm lược, lòng yêu nước lại dâng trào mãnh liệt. Điều đó thể hiện qua các triều đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Đến ngày hôm nay, tinh thần yêu nước lại tiếp tục được kế thừa mạnh mẽ. Tình yêu nước xuất phát ở mọi lứa tuổi, vùng miền, nghề nghiệp hay tuổi tác… Mỗi người dân Việt Nam đều muốn cống hiến, dựng xây đất nước ngày càng phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý vì vậy bổn phận của chúng ta là trưng bày vẻ đẹp của quý ấy.
viết 1 đoạn văn nghị luận ngắn từ 5 đến 7 câu nói về "học tủ,học vẹt"
viết 1 đoạn văn nghị luận liên quan đến văn bản đức tính giản dị của bác hồ
REFER
Giản dị là một đặc điểm trong lối sống của người Việt Nam. Bác Hồ chính là một trong những tấm gương tiêu biểu của lối sống giản dị. Đời sống đó được thể hiện ở nhiều mặt trong đời sống: từ nơi ở đến cách ăn mặc. Bữa cơm của Bác chỉ có vài ba món rất đơn giản. Lúc ăn, Bác không để rơi vãi một hạt cơm nào, khi ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn thì được sếp rất tươm tất. Trong cách ăn mặc cũng vậy, Bác mặc một bộ đồ kaki sẫm màu, đầu đội mũ, chân đi dép cao su. Lời nói của Bác dễ hiểu, ngắn gọn nhưng luôn ấm áp. Tuy bận bịu như thế mà ngôi nhà sàn của Bác lúc nào cũng sạch sẽ. Ngoài ra Bác còn nuôi cá, làm vườn. Qua đó, chúng ta thấy Bác sống rất giản dị. Chính vì sự giản dị đó mà Bác luôn được mọi người yêu mến và kính trọng.
Từ văn bản ''Ý nghĩa văn chương''. Em hãy viết đoạn văn nghị luận chứng minh có chứa câu chủ đề: '' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.''
Tham khảo:
Văn chương là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ kết tinh tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm như một lớp phù sa để lại trong ta những kí ức đẹp, những cảm nhận riêng về thiên nhiên, con người. văn chương là thứ khí giới thanh cao mà đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi thế giới giả dối và tàn ác làm cho lòng người trong sạch phong phú hơn. Chính vì thế, đến với văn chương ta như được ngao du trên cánh đồng thảo nguyên trong lành để được di dưỡng tâm hồn thêm trong sạch. Và bằng câu chữ có thần của nó, văn chương cứ tự nhiên ngân rung lên trong lòng ta những nhịp điệu riêng của cảm xúc, tâm hồn một cách hồn nhiên và cao thượng nhất. qua con đường tình cảm, văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có đó là tình cảm mới mẻ với thiên nhiên, tình cảm mới mẻ, sinh động về một thế giới trong tưởng tượng, nhưng văn chương còn luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có đó là tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình bạn bè, thầy cô trở nên càng sâu sắc và thiêng liêng hơn. Nhận định của Hoài Thanh khẳng định sức mạnh và sứ mệnh của văn chương về mặt tác động tình cảm tới con người, đó cũng chính là đặc trưng cơ bản nhất của văn học.
'' Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.'' Thật vậy, văn chương đưa ta đến với biết bao những tình huống , hoàn cảnh, số phận mà ta chưa từng gặp trong đời. Ta có thể có những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa người đọc và tác giả qua các nhân vật, thái độ, cảm xúc,... của các nhân vật trong văn chương. Ví như tác phẩm "Cuộc chia tay của những con búp bê" chắc đã làm rung động lòng trắc ẩn trong mỗi chúng ta trước số phận của những đứa trẻ tội nghiệp không thể trọn vẹn có được tình yêu thương của bố mẹ. Không những vậy, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ khi sắp phải rời xa người thân. Những cảm xúc ấy cũng xảy ra khi ta đọc những câu hát than thân, Sài Gòn tôi yêu, Xa thác ngắm núi lư,... Để từ đó ta có thể rút ra cho bản thân mình 1 bài học, gây dựng nên những tình cảm cao đẹp trong cuộc đời chúng ta.
viết đoạn văn nghị luận ( từ 5->8) câu để triển khai luận điểm sau "văn chương gây cho ta những tình cảm ta ko có" ngắn thui nhé cảm ơn a
Văn bản ‘‘ý nghĩa văn chương’’ của Hoài Thanh thuộc dạng nghị luận văn chương nào ?
A. Bình luận về các vấn đề văn chương nói chung.
B. Phê bình, bình luận về một hiện tương văn học cụ thể.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A, B và C đều sai.
Văn nghị luận của Hoài Thanh( qua Ý nghĩa văn chương ) có gì đặc sắc ? Tìm 1 đoạn trong văn bản để dẫn chứng và làm rõ ý đã chọn