viết về văn hóa truyền thống lịch sử con người việt nam
Viết thư cho bạn bè quốc tế giới thiệu về một nét truyền thống lịch sử, văn hoá của Việt Nam?
Chào Jane thân mến!
Mình đã nhận được thư của bạn rồi, mình cảm thấy rất vui, mình cũng cảm thấy hạnh phúc sau khi nghe bạn giới thiệu về đât nước yêu dấu của bạn. Những hình ảnh ấy cứ hiện ra trong đầu mình. Đó là những căn nhà đồ sộ những âm thanh xe cộ văng vẳng bên tai mình. Còn có những con đường kéo dài đến vô tận với sự tấp nập và rộn ràng của những người qua lại trên cái mảnh đát mà bạn đã sinh ra và lớn lên.
Mình rất là hứng thú để đến lượt mình giới thiệu cho bạn nghe về Đất nước tuyệt đẹp, đất nước vĩ đại không gì sánh bằng.
Tổ quốc mình mang tên hai chữ Việt Nam, nghe thật oai hùng và tự hào với những truyền thống lịch sử vẻ vang. Đó là các cuộc đấu tranh giành độc lập như cuộc chiến đấu của Hai Bà Trưng. Để mình kể cho bạn nghe về diễn biến của cuộc chiến đấu này. Mùa xuân năm 40 Hai Bà Trưng đã dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn(Hà Tây) tức thuộc thủ đô Hà Nội bây giờ. Nghĩa quân làm chủ Mê Linh đến Tam Đảo nhanh chóng tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu. Kết quả là cuộc khởi nghĩa thắng hoàn toàn. Thế đấy nhân dân Việt Nam,dân tộc Việt Nam chúng mình sẽ không để cho người khác dễ dàng chiếm vậy đâu.
Không chỉ là những truyền thống lịch sử vẻ vang mà nơi đây có những cảnh đẹp thiên nhiên kì vĩ nữa. Như Vịnh Hạ Long, các bãi biển như Nha Trang, cửa Tùng,… thành phố Đà Lạt với những loài hoa đẹp được gọi là thành phố hoa, khu di tích Mỹ Sơn,…. ở đất nước mình còn có các phong tục tập quán độc đáo như ăn trầu, nhuộm răng đen,… là một người con của đất nước Việt Nam, mình tự hào nói rằng mình rất may mắn khi được sinh ra và lớn lên tại mảnh đất hình chữ S này.
Nếu có cơ hội thì bạn hãy ghé thăm Đất nước Việt Nam yêu quý này nhé, mình muốn bạn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp nơi đây. Bài viết cũng đã dài rồi, mình hi vọng chúng ta sẽ tiếp tục giữ liên lạc qua thư từ nhé. Tạm biệt nhé!
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
a. Các bạn trong tranh thể hiện sự trân trọng, tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước ta như thế nào?
b. Kể thêm các việc làm thể hiện sự trân trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của Việt Nam?
a, Các bạn đến tham quan địa đạo Củ Chi và được giới thiệu về lịch sử cũng như các chiến công nơi đây, các bạn trầm trồ về sự dũng cảm, tài giỏi của ông cha ta lúc đó bằng cách tấm tắc khen.
Hình 2 thì các bạn tự hào về Việt Nam vì Việt Nam là quốc gia đa văn hoá, đa sắc tộc, đa lễ hội.
Những việc làm thể hiện sự tôn trọng và tự hào về truyền thống lịch sử, văn hoá Việt Nam: Đọc sách về lịch sử Việt Nam và giới thiệu bạn bè quốc tế, xem phim tư liệu và ghi chép lịch sử,...
viết 1 đoạn văn giới thiệu về truyền thống lịch sử, văn hóa ,tấm gương người tốt,việc tốt về ngành nghề tiêu biểu ở địa phương em
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu
viết về gương người tốt việc tốt đi ạ
hihihi
Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đồng thời cũng là biểu hiện của tri thức lịch sử.
Vậy tri thức lịch sử là gì? Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời? Việc sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử cần được tiến hành như thế nào?
- Tri thức lịch sử là những kiến thức và thông tin về quá khứ của một quốc gia, một dân tộc hoặc một vùng lãnh thổ. Nó bao gồm các sự kiện, nhân vật, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị và xã hội của một thời kỳ nào đó.
- Việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, truyền thống và giá trị của dân tộc mình. Nó cũng giúp chúng ta học hỏi từ những kinh nghiệm của quá khứ để áp dụng vào cuộc sống hiện tại và tương lai.
- Việc sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử cần được tiến hành một cách khoa học và có hệ thống. Đầu tiên, chúng ta cần tìm kiếm các nguồn tài liệu đáng tin cậy như sách, báo, tạp chí, tài liệu lưu trữ, di tích, bảo tàng, v.v. Sau đó, chúng ta cần phân tích và đánh giá các thông tin này để xác định tính chính xác và độ tin cậy của chúng. Cuối cùng, chúng ta cần tổng hợp và trình bày các thông tin này một cách rõ ràng và logic để có thể hiểu và áp dụng vào cuộc sống.
Viết 1 đoạn văn giới thiệu về truyền thống lịch sử văn hóa đền Hùng
Đền Hùng được Bộ Văn hóa thông tin xếp hạng là khu di tích đặc biệt của quốc gia vào năm 1962. Đến năm 1967, Chính phủ Việt Nam đã quyết định khoanh vùng xây dựng khu rừng cấm Đền Hùng. Ngày 8 tháng 2 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể Khu di tích lịch sử Đền Hùng lần thứ nhất, tạo tiền đề cho việc đầu tư xây dựng nhiều công trình hạng mục trong khu di tích[4].
Ngày 6 tháng 1 năm 2001, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 82/2001/NĐ-CP, quy định về quy mô, nghi lễ tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng hàng năm. Ngày 10 tháng 3 âm lịch trở thành ngày quốc lễ, ngày giỗ Tổ Hùng Vương[4].
Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã không ngừng lớn mạnh, được thể hiện sâu sắc và rõ nét hơn qua hàng loạt công trình kiến trúc văn hóa đầu tư xây dựng. Nổi bật nhất là từ sau Quyết định số 84/2004/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2004 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Khu di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015[4].
Nhiều công trình tiếp tục được xây dựng tại khu di tích Đền Hùng như Đền thờ Lạc Long Quân, đường hành lễ tại trung tâm lễ hội, trụ sở làm việc và nhà tiếp đón khách của khu di tích, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ...Trước sự phát triển và quy mô ngày càng lớn, đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tương xứng. Ngày 23 tháng 2 năm 2005, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 525/2005/QĐ-UB về việc nâng cấp Ban quản lý Khu di tích Đền Hùng thuộc Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ thành Khu di tích lịch sử Đền Hùng trực thuộc UBND tỉnh[4].
Ngày 6 tháng 12 năm 2012, UNESCO công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại với những yếu tố thuộc đời sống tâm linh của người Việt Nam đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay, thể hiện nền tảng tinh thần đại đoàn kết dân tộc và gắn kết cộng đồng. Tính độc đáo của tín ngưỡng này thể hiện rất rõ ở yếu tố thờ Hùng Vương chính là thờ Quốc tổ. Đây là hiện tượng văn hóa không phải dân tộc nào cũng có.
Viết 1 đoạn văn nói về truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam
Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình.
Bài tham khảo
Lòng biết ơn là một trong những vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Lòng biết ơn thể hiện phẩm chất đạo đức cần phải có ở mỗi một chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn cha mẹ, thầy cô ,những người lao động làm ra sản phẩm cho chúng ta dùng..Công ơn của thế hệ đi trước đã cho ta bầu trời tự do và cuộc sống yên bình,,, Lẽ nào ta sống mà quên ơn những người vì hạnh phúc của mình? Biết ơn sẽ làm cho cuộc sống mỗi người tốt đẹp hơn. Ai cũng sẽ có những hành động tốt đem lại niềm vui cho người khác. Lòng biết ơn là cơ sở bền vững cho những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu nước, thương dân, hiếu thảo với cha mẹ, kính yêu thầy cô...Quả như cha ông ta đã nhắc nhở: " Uống nước nhớ nguồn", " Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Chúng ta luôn học tập và thể hiện sâu sắc ý nghĩa của sự biết ơn trong cuộc sống thường nhật của mình
Iu bạn nhìu , hok tốt nhá v
k cho đi đã rùi mới trả lời cho bạn
Em hãy viết một đoạn văn về Truyền thống lịch sử, văn hóa /Tấm gương người tốt việc tốt/ giới thiệu về ngành nghề tiêu biểu của địa phương em. Đoạn văn tối thiểu 120 chữ.
Đến với mỗi vùng miền khác nhau của đất nước, ta lại được thưởng thức những cái riêng mà chỉ có vùng đất ấy mang lại.Ai đã qua miền Tây Nam Bộ, không thể quên những vườn cây trĩu trái, những món cá sông nước đặc sản của vùng miền.Ai đã một lần tới với Hà Nội không thể không thưởng thức món bún chả nổi tiếng nhất nhì cả nước.Còn đến với Thái Bình - một tỉnh đồng bằng nhỏ ở miền nông thôn Bắc Bộ, chúng ta không thể bỏ qua món bánh cáy làng Nguyễn đã sớm vang danh khắp cả nước.
Khi nhắc tới Thái Bình, hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay tới chùa Keo, một trong những ngôi chùa với lối kiến trúc đẹp và cổ kính bậc nhất Việt Nam hay vùng đồng bằng với những cánh đồng lúa rộng bát ngát, thẳng cánh cò bay. Nhưng đến với Thái Bình, người ta không chỉ biết và thương nhớ riêng chùa Keo mà còn thương nhớ cả một món ăn - món đặc sản - nét văn hóa ẩm thực đặc sắc nhất mà người Thái Bình vô cùng tự hào, đó là món bánh cáy làng Nguyễn.
Bánh cáy đã xuất hiện từ lâu đời, khoảng hai trăm tới ba trăm năm trước, từ thời đất nước ta còn trong chế độ phong kiến. Loại bánh này đã trở thành một món ăn truyền thống và trở thành đặc sản vùng miền để dâng lên vua chúa ngày xưa. Chính sự lan tỏa rộng rãi của món bánh này đã giúp hình thành nên một làng nghề làm bánh cáy nổi tiếng ở Thái Bình, đó là làng Nguyễn, Đông Hưng, Thái Bình. Và cũng chỉ ở tại ngôi làng này, người ta mới có thể được thưởng thức hương vị nguyên chất nhất của chiếc bánh cáy từ thời xưa.
Đối với nhiều bạn, có thể món bánh cáy này còn khá lạ lẫm.Món bánh cáy được làm từ những nguyên liệu chính là gạo nếp, nhưng lại tạo nên một nét hương vị riêng không nơi nào có thể làm ra được. Để làm ra một chiếc bánh cáy thơm ngon, người ta cần dùng rất nhiều nguyên liệu, không thể thiếu trong số các nguyên liệu chính là gạo nếp, mỡ lợn, lạc, gấc, vừng, dừa, ... và điều quan trọng không thể thiếu đó là phải chọn lựa nguyên liệu thật cẩn thận. Vậy nên, ngay từ trước khi chuẩn bị làm bánh khoảng nửa tháng, người thợ làm bánh đã phải chọn ra những lạng mỡ lợn tươi ngon nhất để đem muối.Mỡ lợn được cho là ngon phải có độ tươi, dẻo, đàn hồi và có độ trắng nhất định, được lấy từ con lợn ngon nhất.Sau đó, mỡ lợn được đem ướp muối và đường trong vòng nửa tháng để tạo nên thành phần ngon nhất của chiếc bánh cáy.Đến khi mỡ lợn đạt được độ chín nhất định, người ta mới lấy ra mà bắt đầu công đoạn làm một chiếc bánh cáy.Ngoài mỡ lợn, việc chọn các nguyên liệu khác cũng là một công đoạn cực kì quan trọng. Gạo nếp được chọn để làm bánh phải là loại gạo nếp cái hoa vàng - một loại nếp đặc sản của vùng đồng bằng, được xay xát và vo cẩn thận. Người ta sẽ vo gạo nếp từ đêm hôm trước,ngâm trong nước lạnh qua một đêm để gạo có được độ mềm và nở. Sau đó, gạo nếp được vớt lên để ráo nước, một phần được cho lên chảo bung lên thành các hạt bỏng gạo.Trong bước này, người làm bánh sẽ cẩn thận loại bỏ hết các lớp vỏ trấu còn sót lại trên những hạt gạo, để có được những hạt bỏng gạo trắng và sạch sẽ nhất.Phần còn lại của gạo nếp sẽ được nấu thành xôi, gồm xôi gấc và xôi nghệ. Trong lúc nấu xôi, người nghệ nhân làm bánh phải canh giờ để xôi vừa chín tới sẽ được mang ra ngay, sau đó được cho vào cối đá giã đều tay cho thật nhuyễn và mịn. Xôi sau khi được giã sẽ được đem đi cán mỏng thành từng miếng nhỏ rồi đem sấy cho thật khô. Trong thời gian chờ xôi được sấy, người thợ bánh sẽ bắt tay ngay vào việc chuẩn bị nốt những nguyên liệu còn lại của chiếc bánh cáy. Đó là những thành phần phụ tạo nên mùi thơm cũng như nét đặc trưng của chiếc bánh. Không thể thiếu trong chiếc bánh cáy mà mùi thoang thoảng của vỏ quýt thơm, mùi gừng đậm đà nồng nồng, vị ngọt mát của đường mía, cái giòn giòn của cà rốt. Bởi vì từ gừng, người thợ bánh đã khéo léo giã nát, rồi pha thành một thứ nước gừng, cùng với đó là nước đường pha đặc, được cho lên bếp đảo đều cùng với cà rốt và vỏ quýt. Chắc hẳn ai đã từng được nếm thử bánh cáy sẽ không thể quên được hương vị của những nguyên liệu độc đáo này.
Tiếp theo, khi đã được sấy khô, những lát xôi lại được đem đi nghiền nát thành bột mịn. Còn mỡ lợn được đem ra từ thùng muối, thái thành miếng kiểu hạt lựu rồi cho lên bếp xào cùng đường cho đến khi mỡ chuyển màu và vàng giòn thì người ta sẽ trút hết bột xôi vào đó, khuấy thật đều tay để tạo nên mùi thơm. Tiếp đó, tất cả các nguyên liệu sẽ được trộn đều cùng. Trong bước này, người thợ bánh phải là người có đôi tay thật dẻo, thật khéo léo thì mới có thể tạo nên được một chiếc bánh với màu sắc và độ sánh thật đẹp được.
Cuối cùng trong các công đoạn là rắc vừng và lạc. Lạc và vừng sau khi được người thợ làm bánh khéo léo rang vàng lên, tỏa ra một mùi thơm bùi béo đặc trưng thì được đem rải thật đều vào mặt đáy của khuôn bánh. Người thợ làm bánh cứ vậy mà trút những nguyên liệu đã được làm tỉ mỉ ở trên vào khuôn rồi dùng tay ấn bánh xuống cho thật chặt. Để chờ cho tới khi bánh trong khuôn nguội và kết dính lại với nhau, đem ra ngoài, ta đã có được món bánh cáy truyền thống - đặc sản của người dân Thái Bình.
Ngày xưa, trong lớp nguyên liệu còn có cả trứng của loài cáy biển nữa.Vậy nên, bánh mới có cái tên rất đặc biệt - bánh cáy. Sau này, nguyên liệu này dần không còn phổ biến và không còn được sử dụng nữa, nhưng cái tên bánh cáy đã trở thành một món bánh ngon không thể thiếu của người dân quê hương Năm Tấn.Bánh cáy của Thái Bình chỉ có một loại duy nhất làn nên thương hiệu cho đặc sản của xứ này. Đó là bánh cáy được làm ra từ làng Nguyễn.Loại bánh này đã được phổ biến rộng rãi khắp cả nước, tạo nên một thương hiệu riêng mang tên bánh cáy làng Nguyễn nổi tiếng khắp cả nước ta.
Kì công là vậy để tạo nên một chiếc bánh cáy, nhưng để thưởng thức cho đúng cái vị bánh thì không phải ai cũng rành. Để có thể thưởng thức được trọn vẹn hương vị và độ ngon của bánh, người ta phải cắt thành từng miếng nhỏ, vừa ăn vừa nhâm nhi một chén trà nóng thì quả thực mới nếm hết được cái hồn của bánh cáy Thái Bình. Bánh cáy xưa kia chỉ được làm mỗi dịp tết đến, đón xuân về, người ta mới được dịp ngồi lại cùng nhau thưởng thức nó. Nhưng ngày nay, khi cuộc sống càng ngày càng đủ đầy, người ta lúc nào cũng có thể thưởng thức được món bánh ngon này.Và không thể thiếu trong túi quà của những ai đã từng tới Thái Bình là món bánh cáy truyền thống này để làm quà cho mọi người. Bánh cáy cũng là món bánh được những người con Thái Bình xa xứ thương nhớ gửi làm quà cho các bạn từ phương xa.
Bánh cáy từ lâu đã trở thành một phần văn hóa tinh thần của người dân Thái Bình. Đi tới đâu, gặp bất cứ ai, khi hỏi về những món ăn ngon của quê hương mình, mỗi người con Thái Bĩnh sẽ tự hào nói tên món bánh cáy. Không chỉ trong đời sống hàng ngày của người dân, bánh cáy đã trở thành món đặc sản không thể thiếu của những ai đã từng một lần tới thăm mảnh đất này.Bởi vì trong đó chứa đựng tất cả những tinh hoa, những phong tục, và nét văn hóa ẩm thực riêng, không nơi nào có của vùng đất đồng bằng này.
Giờ đây, khi tới với Thái Bình, các bạn sẽ không chỉ thăm quan những cảnh đẹp, những thắng cảnh tuyệt sắc mà chắc chắn sẽ không thể nào quên thưởng thức món bánh cáy truyền thống ở nơi đây. Trải qua bao thăng trầm, bao biến cố, món bánh này sẽ mãi là một món quà đặc biệt, một nét văn hóa ẩm thực, một đặc sản không thể nào quên của quê hương Thái Bình.
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yên Nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động ,ý nghĩ của mỗi con người. từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng Như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo ...Nhưng đó là ở thời điểm chiến tranh cũng bây giờ đến thời kỳ bình yên, thời kỳ hiện đại hòa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. xã hội đang ngày một tiến lên mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai trong cuộc sống những tư tưởng việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước. (tham khảo thuii nha đừng chép đó à! Sợ mấy bạn cùng lớp đọc đc rồi chép thế là mai lại bị giống nhau là chết thật luônn
Trước đây, tôi chỉ thoáng nghe qua tên truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên, tôi không mấy để ý đến. Nhưng sau khi coi truyền thuyết ấy xong, tôi lại thấy mình thêm yêu truyền thuyết lịch sử hơn. Khi học lịch sử, tôi có thể biết nhiều hơn về lịch sử đất nước, về các truyền thuyết ngày xưa như truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên và rất nhiều cái khác nữa. Bây giờ, tôi đã thấy yêu lịch sử hơn, yêu truyền thuyết hơn và yêu mọi thứ hơn. Hôm nay, tôi viết bài văn này để cảm ơn những người đã góp sức bảo vệ và giữ gìn đất nước khỏi những hiểm nguy, trăn trở và không chỉ có những người ấy, tôi viết bài văn này còn để cảm ơn những người đã làm những video, thông tin về lịch sử để chúng tôi có thể hiểu biết hơn về lịch sử của nước Việt Nam chúng ta.
Hãy viết 1 đoạn văn giới thiệu về 1 truyền thống lịch sử , văn hóa đặc sắc ở Việt Nam ( khoảng 7` ~ 10 dòng )
nhank nhak giúp mk nha , xong rùi thì mk tick cho
* Lưu ý : ko chép mạng nha, hộ mk với ngày kia mk phải nộp rồi
Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Từ xa xưa, những tinh thần yêu nước được được bộc lộ rõ nhất ở các tấm gương anh hùng như hai bà Trưng, bà triệu, Trần Hưng Đạo v.v... Nhưng đó là ở thời chiến tranh. Cũng bây giờ – thời bình - thời kì hiện đại hóa với những máy móc, dụng cụ đang ngày càng hữu dụng, thiết thực. Xã hội ngày một tiến lên, mọi thứ đã thay đổi nhiều, chỉ riêng tấm lòng yêu nước của mỗi cá nhân vẫn không bị mờ phai. Trong cuộc sống những tư tưởng, việc làm giúp phát triển kinh tế nước nhà phần nào là tinh thần yêu nước.
Bài mk viết trên lazi,cop lại
nhớ k nha