Những câu hỏi liên quan
DT
Xem chi tiết
NH
20 tháng 3 2022 lúc 20:27

tham khảo :

Ai cũng đều khao khát đạt được thành công, nhưng để đạt được điều đó cần phải chuẩn bị cho mình một hành trang thật tốt. Hành trang đó chính là những yếu tố tạo nên sự thành công. Yếu tố đầu tiên mà chúng ta có thể kể đến chính là thời cơ. Tuy không đóng vai trò quyết định nhưng đây cũng là một yếu tố khá quan trọng. Nếu như khi cơ hội đến với bạn, và bạn biết cách nắm bắt nó để tận dụng thật tốt thì đó chính là một khởi đầu hoàn hảo. Nhưng thời cơ không quyết định tất quả, mà quan trọng vẫn phải từ mỗi người. Yếu tố tiên quyết chính là việc rèn luyện cho mình một trí tuệ vững mạnh sẽ biến ta thành người nắm lợi thế để đến với thành công nhanh nhất. Học vấn luôn là con đường ngắn nhất đến với thành công. Chắc hẳn ai cũng ý thức được điều đó. Khi bạn am hiểu sâu rộng ở một lĩnh vực nhất định, chắc chắn bạn sẽ có được một nền tảng tốt cho công việc của mình. Người nông dân muốn có vụ mùa bội thu thì phải có hiểu biết về giống cây mình trồng (cách gieo trồng, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch). Nhờ có trí tuệ mà chúng ta có khả năng phân tích và xử lý những tình huống phát sinh trong công việc một cách tốt nhất. Có trí tuệ thôi chưa đủ, lòng say mê với công việc cũng rất cần thiết. Nếu như làm một việc gì đó vì bị ép buộc sẽ khiến bản thân cảm thấy chán nản, không muốn cố gắng và dễ dàng bỏ dở giữa chừng. Nhưng khi bản thân cảm thấy yêu thích, say mê và muốn cống hiến cho công việc ấy thì hiệu quả công việc sẽ tốt hơn rất nhiều. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần phải trau dồi kỹ năng, cũng như phẩm chất tốt đẹp… Không có con đường nào đến với thành công là dễ dàng, mỗi người cần phát huy tối đa khả năng của bản thân để tìm đến đích của trái ngọt.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
DL
12 tháng 10 2023 lúc 17:24

Mở đoạn:

- Giới thiệu chủ đề:

+ Mọi lối đi dắt ta đến sự vinh quang, cái đẹp, những mong mỏi cầu đạt được đều chẳng dễ dàng. Và học hành là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.

Thân đoạn:

- Phân tích và bàn luận:

+ Từ việc học con người ta mới khám phá, hiểu biết về những gì xung quanh mình. Rồi từ đó hiểu hơn điều mà bản thân cần làm. Hiểu hơn về tình cảm cuộc sống, những điều ý nghĩa, những giá trị, những bài học.

+ Khi chạm đến "cái hiểu" thì con người ta mới vươn được đến "cái làm". Tượng trưng như câu học đi đôi với hành, cái học nó phải trước cái hành. Không ai làm điều gì đó rồi mới tìm hiểu về nó. Bởi khi ấy họ hiểu rằng việc chỉ làm mà không học hiểu trước là tốn phí thời gian của mình. Trải qua nhiều giai đoạn, kinh nghiệm sống thì đó cũng là nguyên nhân vì sao học lại là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.

+ Dù ở thời kì nào, khi đủ học thức con người ta ai cũng đều hướng tới nền văn minh. Càng là phát triển thì càng giàu mạnh, tức thành công. Người ta sẽ luôn xem trọng, đề cao những con người có học hành hơn là người không học.

-> Thực tế nhà tuyển dụng xem bằng cấp trước rồi mới xét đến những yếu tố phụ. Việc làm sẽ đến nhanh hơn với người chịu bỏ công, bỏ sức học hành. Bởi hiển nhiên mọi điều chúng ta bỏ ra đều sẽ nhận lại giá trị xứng đáng tương ứng.

+ Trình độ học vấn giúp ta rút ngắn thời gian công sức để đến với thành công. Hay người ta thường gọi là lao động trí óc. Chắc chắn sẽ thoải mái hơn là lao động tay chân. 

-> Hay nói cách khác, nền tảng bền vững lâu dài để tự lập, tự đi đến những ước mơ hoài bão - đích đến mong muốn của cuộc đời chính là tri thức. Bởi sức khỏe con người ta có thể mất đi, không để lại được theo dòng chảy thời gian. Nhưng tri thức thì luôn tồn tại, nó vô hạn, nó đẹp đẽ và luôn để lại những giá trị văn minh cho nhân loại.

- Mở rộng: 

+ Hiện nay vẫn có một số ít người tuy không học hành nhưng họ có đầu óc sáng tạo, tư duy tốt vẫn có thể đến đích thành công.

-> Tuy nhiên đó là nền tảng không vững bền trong cuộc sống nay. Bởi ít người có thể làm như vậy.

- Mở rộng bản thân: em đã học hành như thế nào ở hiện tại để chạm đến ngõ thành công mình muốn.

Kết đoạn:

- Kết luận và khẳng định lại chủ đề:

+ Nói chung người ta luôn đề cao sức mạnh tri thức đặt nên hàng đầu. Và sức mạnh ấy mang đến cái tốt đẹp, mang đến hành trang cần thiết để con người ta tự tin bước đi trên con đường cuộc sống chính mình.

Bình luận (0)
ND
12 tháng 10 2023 lúc 17:14

Tham Khảo:

“Học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công”. Câu nói này đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, để đạt được thành công, chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nó. Học không chỉ là việc đi học trường, mà còn là việc học hỏi từ cuộc sống, từ những người xung quanh và từ chính bản thân mình. Học cũng không chỉ dừng lại ở mức độ kiến thức mà còn bao gồm cả kỹ năng và tư duy. Chỉ khi chúng ta có đủ kiến thức, kỹ năng và tư duy mới có thể đạt được thành công trong cuộc sống.

 Nếu bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, bạn cần phải học cách lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác. Nếu bạn muốn trở thành một nhà khoa học giỏi, bạn cần phải học cách tư duy logic và phân tích. Nếu bạn muốn trở thành một nhà văn giỏi, bạn cần phải học cách sáng tạo và biến ý tưởng thành lời viết.

Vì vậy, “Học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công” không chỉ là câu nói đơn thuần mà là một triết lý sống. Chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa của nó và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
H24
15 tháng 3 2022 lúc 12:46

1 đoạn văn ngắn khoảng 1 mặt giấy ;v

Bình luận (2)
TC
15 tháng 3 2022 lúc 12:47

mik có sẵn bài nhưng ko chụp đc nên thôi

Bình luận (5)
LM
15 tháng 3 2022 lúc 13:09

Qua bài thơ "Đi đường" của Hồ Chí Minh, trong em lại len lói lên những suy nghĩ về con đường sau này của minh. Em biết rằng sau này khi học xong, bước vào đời sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách đón chờ em ở chặng đường phía trước. Lúc đó, em sẽ không còn được vô tư như bây giờ, hạnh phúc khi ở bên bố mẹ mà phải tạo ra hạnh phúc của chính mình trong xã hội đầy phức tạp. Em ước muốn sau này lớn lên mình có thể một vị bác sĩ đầy tài năng, cứu chữa cho tất cả mọi người. Nhưng muốn trở thành một vị bác sĩ thì em lại phải cần làm rất nhiều thứ, những gian nan, vất vả em sẽ gặp phải sẽ là một trở ngại, một thứ gì đó khiến em ngày càng bước tới con đường làm bác sĩ của em cũng như trong bài thơ "Đi Đường", Bác Hồ đã vượt qua nhiều gian lao,thử thách thì cuối cùng mới lên được tới đỉnh núi. Em biết rằng mỗi lần em vượt qua trở ngại thực sự rất vất vả, hơi tủi thân, nhiều lần chắc chắn em sẽ khóc, muốn từ bỏ con đường nhưng chính bản thân em phải nhận ra rằng không có con đường nào là dễ cả, phải tự cố gắng, chỉ có bản thân em mới giúp em được chứ không phải là người thân hay một ai khác. Chỉ có như vậy mới khiến em ngày càng trưởng thành, tự tin hơn vào chính bản thân minh, cuối cùng sẽ thành công trên con đường làm bác sĩ. Và ngay tại thời điểm hiện tại, em đã xác định được việc mà mình có thể làm để sau này dẫn tới thành công trên con đường mình chọn - đó là việc học. Chỉ có học mới giúp được em thực hiện được ước mơ của bản thân, giúp em tiến gần hơn vào con đường làm bác sĩ của mình. Em tự hứa với lòng mình rằng phải cố gắng, chăm chỉ, thay đổi bản thân mình tốt hơn từng ngày  bằng con đường học tập - con đường chẳng có hoa hồng mà chỉ có cố gắng không ngừng. 

Bình luận (4)
DH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NX
Xem chi tiết
HN
29 tháng 11 2023 lúc 13:01

Mở bài:

Con đường học đại học từ lâu đã được coi là một trong những lối vào "thành công" mà nhiều người hướng đến. Tuy nhiên, liệu đây có phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công hay không, là một câu hỏi đang đặt ra và ngày càng thu hút sự quan tâm trong xã hội ngày nay. Việc xem xét và đánh giá lại giá trị của học đại học là quan trọng, khi mà có nhiều con đường và cơ hội mới mở ra cho sự phát triển và thành công cá nhân.

Kết bài:

Trong bối cảnh xã hội đang thay đổi nhanh chóng, quan điểm về thành công không còn bị giới hạn bởi việc có hay không bằng cấp đại học. Sự đa dạng trong con đường dẫn đến thành công mang đến cho mỗi người những cơ hội riêng, dựa trên năng lực, sáng tạo, và lòng kiên trì. Điều quan trọng là không phải con đường nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. Việc lựa chọn con đường nào để theo đuổi là một quyết định cá nhân, và đôi khi, sự đột phá lớn có thể đến từ những lối đi ít người chọn lựa.

Bình luận (0)
LH
Xem chi tiết
DK
8 tháng 5 2023 lúc 20:48

"Trong quá trình học tập tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công"

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nói rằng học tập là con đg ngắn nhất để dẫn đến thành công cũng chẳng ngoa. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì ?

Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức,kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực,khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn...dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đề được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nản chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình tivi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng,củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình.Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập,có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa,nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng,chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay...hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời nhưng đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công...Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Thực sự ý kiến này rất đúng "Trong quá trình học tập tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công". Cũng chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học, chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình. Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

Bình luận (3)
DH
8 tháng 5 2023 lúc 20:53

Sau đây là dàn ý của mình: 

- Nêu định nghĩa: Học là quá trình tiếp thu sự hiểu biết, kiến thức, hành vi, kỹ năng, giá trị, thái độ và sở thích mới.

- Tự học là quá trình tự bản thân tìm tòi kiến thức, tự luyện tập sao cho nhuần nhuyễn có thể áp dụng và thực tế

- Nguyên nhân tại sao ta cần tự học: 

+ Trên lớp thầy cô không thể sát xao được việc học tập của toàn thể cả lớp nên việc tự học giúp chúng ta tự rà soát, ôn tập và khắc sâu kiến thức. 

+ Tự học giúp chúng ta mở rộng tư duy, khái quát được vấn đề và có thời gian đào sâu vào bản chất 

+ Tự học hỗ trợ chúng ta tìm ra điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để khắc phục 

- Dẫn chứng: Tự học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công

+ Trạng nguyên trẻ tuổi nhất nước ta - Nguyễn Hiền vì nhà nghèo không có tiền đi học. Hằng ngày chăn trâu ngoài đồng đều tranh thủ tự học => thi cử đỗ đạt. 

- Bài học: 

+ Bên cạnh giờ học trên lớp tự học cũng vô cùng quan trọng góp phần khiến quá trình tiếp thu tri thức của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. 

+ Song tự học cũng cần phải đúng phương pháp. Chăm chỉ là chưa đủ mà cần phải có sự vận dụng thông minh ( nếu chưa hiểu một vấn đề nào và bản thân cũng cảm thấy mình con đang đi sai hướng hãy tìm đến sự trợ giúp của thầy cô, bạn bè để không đi vào sai lầm của vấn đề ấy vì lỗi tư duy. 

- Bài học nhận thức cá nhân: Bạn tự nêu bài học có giá trị nhất với bản thân

Bình luận (2)
CT
Xem chi tiết
PA
28 tháng 9 2018 lúc 18:48

Khi sinh ra , bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được.Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy . Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khisinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oacất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Nhưng mầm sống đó sẽ ra sao ? và tương lai của nó sẽ như thế nào . Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định.Giống như một nhà triết học đã nói :” mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có .Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả .Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy ,và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.

“Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có .Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả”Thoạt đầu câu nói này có vẻ vô lý nhưng khi để ý từng câu từng chữ thì đây đúng là một quy luật của tự nhiên.Điều rõ ràng nhất ta có thể thấy được chính là thú non của một giống loài nào đó khi sinh ra đều mang tất cả những đặc điểm hình thái và cả tính chất của bố mẹ.Mèo con vừa mới sinh ra đã được thừa hưởng tất cả những đặc điểm của mèo bố mẹ .Màu lông bao phủ cơ thể giống với bố hoặc mẹ móng vuốt sắc nhọn phục vụ cho thói quen bắt chuột sau này. Hay một đàn rùa con vừa cắn đứt vỏ trứng chui ra ngoài về với biển khơi nhưng tại sao thú non yếu ớt như vậy làm sao bơi được trong dòng nước lạnh lẽo kia nhưng mẹ tạo hoá đã ban cho chúng khả năng đó hai chân như hai mái chèo có thể di chuyển dễ dàng trong làn nước . Những khả năng đặc biệt đó chỉ có thể thấy ở loài vật sống trên Trái đất .


. Nhưng còn con người thì sao? Một cô bé hay cậu bé vừa chào đời trông bụ bẫm kháu khỉnh nhưng không ai có thể nhìn nó mà đoán biết được bố mẹ nó là ai.Cơ thể yếu ớt kia không thể nào tự chống chọi với những khắc nghiệt của cuộc sống bên ngoài .Không như những con vật khi mở mắt thấy ánh sáng mặt trời cũng là lúc chúng phãi bươn chải lo cho cuộc sống cùa mình. Cũng có những giống loài được sự chăm sóc của bố mẹ nhưng theo nặm tháng chúng sẽ tự lập và có thể không bao giò được gặp lại bố mẹ nữa. khác rất nhiều so với con người .Con người chúng ta ngay từ khi sinh ra tuy không sở hữu bất cứ thứ gì nhưng đã được đón nhận bao nhiêu tình thương yêu dịu dàng của mẹ và sự chăm sóc chu đáo của cha…. Theo thời gian chúng ta lớn lên từng ngày trong vòng tay ấm áp đó.


Cuộc sống thì không bao giờ êm dịu như vậy và luôn trớ trêu với nhiều người.Nhiều đứa bé sinh ra không biết mặt cha và cũng không biết thế nào là ngọt nào của sữa mẹ.. Nhưng chúng cũng lớn lên theo năm tháng và trở thành một công dân của một đất nước nhưng tương lai và cuộc sống thì bị chôn sâu trong bốn bức tường của sự bất hạnh và cô đơn.

Vừa lọt lòng mỗi người không là gì cả và củng có những số phận bất hạnh không có quyền được biết đấng sinh thành ra mình. Nhưng không vì thề mà tương lai và cuộc sống kia trở nên mù mịt và tối tăm.và họ không có cái quyền được mơ ước hay hi vọng.và tương lai tươi sáng , thành công và vinh quang se không bao giờ thuộc về họ.vì tất cả những mơ ước cao đẹp ấy không phãi được quyết định bởi hoàn cảnh sinh ra mà chính là do ý chí quyết tâm của mỗi người.

“Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy ,và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”. Vế sau câu nói của nhà triết hoc như một lời khuyên cho chúng ta.phải luôn biết vươn lên trong cuộc sống , phải có hoài bảo và lý tưởng và vạch ra một mục đích rõ ràng cho cuộc sống bản thân. Không bao giờ biết chùn bước trước bất cứ khó khăn nào.

Thanh niên ngày nay không chỉ vùi đầu vào sách vở như đàn anh lớp trước. Cuộc sống hiện đại khoa học kĩ thuật tiến bộ thói quen hằng ngày không gói gọn trong bốn bức tường chỉ có học học và học. Thời gian hằng ngày dường như được mở rộng hơn với rất nhiều những hoạt động thú vị. như chiến dịch mùa hè xanh. Thanh niên được tự do vô tư đến những vùng khó khăn giúp đỡ nhân dân nghèo vùng sâu vùng xa hay những chuyến đi ngắn ngày chỉ đơn giản là chia sẻ quà bánh cho những trẻ em ở những làng trẻ mồ côi , tất cả đều xuất phát từ lòng tình nguyện và sự yêu thương giống nòi.Thanh niên ngày nay không chỉ học tập tốt lao động tốt mà còn có cả lòng nhân ái khoan dung. Những điều kiện đó chính là nền tảng cho sự thành công sau này. Sự thành công đó họ đạt được là do chính đôi tay và khối óc của họ không dựa dẫm vào bất cứ ai……”Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người. Động lực này được thể hiện qua những hành động liên tục và bền bỉ, để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục hoàn cảnh.” Quả thật như cau danh ngôn con người có thề đạt được tât cả khi có khát vọng bạn chi thật sự thất bại khi ban từ bỏ khi ước mơ và cố gắng.

Nhưng những ý chí quyết tâm kia không phải lúc nào cũng mỉm cười với mọi người và sẽ không tìm đến bất cứ ai ,chỉ có những người luôn có gắng vươn lên trong cuộc sống vượt qua mọi khó khăn và đến lúc những khó khặn kia không làm chùng bước họ thì chính là lúc họ tím được những hạnh phúc và những khám phà bổ ích cho bản thân. Và có một số đông sẽ không bao giờ khám phá ra những chân lý đó vì sự bi quan luôn yếu lòng trước những khó khăn vấp phải. Thất bại là khởi đầu của sự thành công và thất bại chỉ là thành công khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiên mình.

Con người khi sinh ra không là gì cả chỉ là mầm sống mới được sinh ra chỉ là một đúa trẻ sơ sinh không tên tuổi, Nhưng bằng tất cả sự nổ lực không ngừng lòng quyết tâm bền bỉ và ý chí vươn lên thì mầm sống ấy sẽ lớn lên và sinh hoa kết trai góp cho đời những hương sắc.Và khi chết đi họ đã có được tất cả mặc dù không còn trên cỏi đời này nữa .

“Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ!Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên.Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận.” hãy sống hết mình và khong ngừng phấn đấu ban sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì “Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”.mà.không phảido ai khác sắp đặt hay ép buộc và tư do chính là trang mà chúng ta có được.

(Sưu tầm)

Nguon - http://tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=110024#.W64VDpB4ncc#ixzz5SOdSFcfb

Bình luận (0)
PY
28 tháng 9 2018 lúc 19:00

Đại văn hào Vichto Hugo đã từng nói: “Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét”. Còn nhà văn Lỗ Tấn lại cho rằng: “Trên đường thành công không có dấu chân của người lười biếng”. Quả thực lười biếng đang trở thành một căn bệnh của xã hội hiện nay, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nó diễn ra âm thầm và từ từ xâm nhập sâu hơn vào đời sống con người trở thành một hội chứng xã hôi nghiêm trọng

Có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về thành công nhưng để trả lời được câu hỏi “Thành công là gì?” một cách thống nhất dường như là rất khó, kể cả đối với những người là doanh nhân, học giả nổi tiếng hay nhà khoa học.

Hiểu một cách đơn giản thành công là vượt qua khó khăn trở ngại đạt được điều mình mong muốn trong công việc và trong đời sống. Có người cho rằng thành công là đạt đến sự giàu có. Người khác lại nghĩ thành công là khi tìm thấy được hạnh phúc và sự yên bình.

Lười biếng là trạng thái ngược lại với siêng năng. Có thể hiểu lười biếng là sự trì trệ, lười nhác xảy ra trong bản thân con người, không muốn suy nghĩ, tư duy, sáng tạo hay lao động sản xuất. Thậm chí là không muốn thực hiện các hoạt động sống của bản thân một cách bài bản. Bởi thế, thói lười biếng được xem là cội rễ làm khởi sinh những thất bại trong cuộc đời con người.

“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng” có nghĩa là, trên con đường đi đến những thành công, đến với đỉnh cao vinh quang, thắng lợi,… thì không thể có những kẻ lười biếng đi được đến đích. Họ sẽ sớm bỏ cuộc và nhận lấy sự thất bại.

Sự lười biếng chính là bản chất của những kẻ tầm thường và thất bại. Những người lười biếng sẽ không bao giờ biết rawngfvchir trong sự lao động mới có sự nghỉ ngơi. Nói cách khác, cái đích cuối cùng trên con đường đi của những kẻ lười biếng, không chăm chỉ học tập, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo, lao động,… chính là thất bại. Kẻ lười biếng sẽ không bao giờ đi hết con đường để nhận lấy phần thưởng xứng đáng.

Người lười biếng thường thiếu tin tưởng vào bản thân, không có động cơ để cố gắng, thường xuyên xung đột về tư tưởng và mục đích trong hành động. Từ đó, họ thường buông bỏ công việc, tìm đến lối sống buông thả an nhàn.

Bản chất của lao động là một chuỗi các hành động đúng đắn tạo ra được hiệu quả hướng đến mục đích. Các hoạt động của người lười biếng hầu hết không tạo ra động lực, không đủ sức mạnh để thúc đẩy công việc đi đến thành công và họ thường dễ chấp nhận một kết quả nào đó.

Ngày nay, thời đại công nghệ phát triển cao, lượng tri thức đồ sộ, nếu lười biếng ta không thể bắt kịp tốc độ tiến bộ của cuộc sống, sẽ nhanh chóng bị bỏ lại phía sau, rơi vào tình trạng ngu dốt và nghèo đói. Lười biếng là mầm móng của sai lầm và tội lỗi.

Trước hết, muốn đạt đến thành công nào đó chúng ta phải xác định mục tiêu sống lành mạnh, tiến bộ và nhân văn. Luôn rèn luyện và nâng cao bản lĩnh sống. Bởi chỉ có con đường chân thiện mới dẫn chúng ta đến bầu trời chân lí.

Phải sống có lí tưởng, có hoài bão, có ước mơ lớn lao hướng đến một tương lai tươi sáng. Phải hành động mãnh liệt, kiên trì, đối mặt và chiến thắng nghịch cảnh để vươn lên.

Phải có tình yêu cuộc sống mãnh liệt, yêu thương con người và quyết tâm xây dựng một thế giới công bằng, tiến bộ, văn minh. Luôn ý thức kỉ luật bản thân, rèn luyện nhân cách nhân phẩm tốt đẹp trở thành người mẫu mực trong xã hội.

Luôn kiên trì học tập, kiên trì làm việc, sẵn sàng vấp ngã và dũng cảm đứng dậy là bí quyết của người thành công. Thành công không phải là cuối cùng, thất phải không có nghĩa là chấm hết. Điều quan trọng là phải có tinh thần quả cảm để bước tiếp về phía trước.

Cuộc sống luôn rất công bằng với những ai luôn biết phấn đấu. Điều bất công ta thường thấy trong xã hội hãy xem là những “tai nạn”, những “rủi ro” mà trên bước đường đời ta vấp phải. Dù có thất bại nặng nề, dù có bị phủ nhận hay lãng quên thì hãy can đảm đứng lên bằng tất cả nghị lực của mình, bằng sức mạnh của trí tuệ và lòng quả cảm thì nhất định bạn sẽ gặt hái thành công.

Bình luận (0)
PY
28 tháng 9 2018 lúc 19:01

Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ, cũng chẳng ai đạt được thành công mà không phải "đổ mồ hôi, sôi nước mắt". Sự cần cù chịu khó luôn là yếu tố chính dẫn đến thành công. Nhà văn lớn người Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói: "Trên đường thành công không có dấu chân của những người lười biếng".

Thành công là hành động đạt tới mục đích bản thân đặt ra và được cả xã hội công nhận. "Đường thành công" chỉ khoảng thời gian từ lúc bắt đầu thực hiện mục đích tới lúc đạt được mục đích. "Đường thành công" tuỳ ở mỗi thì có thể dài hay ngắn. Còn "bước chân của người lười biếng" chỉ sự có mặt của sự lười biếng trên "đường thành công" của mỗi người. Những con người lười biếng là những con người không chịu lao động cho bản thân, cho xã hội. Câu nói của Lỗ Tấn khẳng định rằng muốn có được thành công, mỗi người đều phải cần cù, chăm chỉ; những người lười biếng thì không bao giờ hái được thành công.

Của cải vật chất trong xã hội đều do con người tạo ra. Để có được nó, con người phải lao động: người nông dân cuốc đất, trồng cây; người công nhân vận hành máy móc; nhà khoa học thực hiện các thí nghiệm,... Mỗi người đều phải chăm chỉ làm việc để gặt hái được thành công, ngoài sự chăm chỉ, họ còn phải vượt qua gian khó, có khi là cả sự thất bại. Sự cần cù ấy không phải tính bằng ngày, bằng giờ mà bằng năm tháng, có khi phải trả giá bằng cả cuộc đời mình. Nhưng họ đã đạt được những thành công trong cuộc sống của mình: người nông dân làm ra hạt gạo, cây rau để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội; người công nhân làm ra máy móc phục vụ nhu cầu thị trường; nhà khoa học có những phát minh làm thay đổi đời sống,.:. Trong số họ, còn có những người lưu danh trong sử sách. Đó là Mạc Đĩnh Chi xấu người mà tài giỏi. Nhờ chăm chỉ học tập, ông đã đỗ Trạng nguyên và đặc biệt, ông còn được vua nhà Nguyên phong làm "Lưỡng quốc Trạng nguyên" nhờ tài ứng đối khi đi sứ. Nói đến nghề thuốc phải kể đến Tuệ Tĩnh. Với ước muốn "Nam dược trị nam nhân”, ông đã chăm chỉ học tập nghề thuốc và còn đi tìm hiểu nhiều sách thuốc. Cuối cùng, ông đã trở thành thầy thuốc nổi tiếng và thực hiện được ước muốn của mình. Với tài năng của mình, ông còn nổi tiếng ở Trung Quốc khi chữa khỏi bệnh cho Vương phi của vua nhà Minh.

Còn những người lười biếng chỉ muốn hưởng mà không phải làm thì chẳng mấy chốc sẽ trở nên đói nghèo. Những người như vậy thì tự lo cuộc sống của bản thân mình còn khó thì nói gì tới việc đạt tới thành công trong sự nghiệp. Một xã hội mà có nhiều những con người như vậy là một xã hội lạc hậu, chậm phát triển. Nếu mỗi người không phải là con người lười biếng mà là những con người chăm chỉ, cần cù thì việc mỗi người đi tới thành công của mình sẽ không phải là điều khó khăn. Một đất nước có những con người như vậy đồng nghĩa đó là một đất nước phát triển, hiện đại. Để nêu lên một bài học, một kinh nghiệm trong cuộc sống, ông cha ta thường hay mượn hình ảnh của sự vật với nghĩa bóng có liên quan tới con người để thể hiện ý của mình. Một trong những bài học ấy được đúc kết trong câu tục ngữ hàm súc như:

"Có công mài sắt, có ngày nên kim"

Câu tục ngữ trên nêu một công việc tưởng chừng như khó khăn không thể làm nổi. Thế mà vẫn có người không quản ngại gian lao, không sá công phu, vẫn gắng sức làm cho kỳ được. Nghĩa đen của câu tục ngữ chỉ việc mài sắt thành kim, nhưng nếu suy ra nghĩa bóng thì đó lại là một lời khuyên, một bài học mà ông cha ta đã đúc kết từ ngàn đời truyền lại cho con cháu. Đó là lời răn dạy: Có sự cần cù nhẫn nại và quyết tâm lớn thì việc gì cũng có thể thành công cho dù việc đó rất khó khăn tưởng như không thể hoàn thành được.

Ngoài lời dạy từ ca dao tục ngữ, trong cuộc sống của chúng ta có biết bao tấm gương tiêu biểu. Tấm gương ấy không đâu xa lạ đó chính là Bác Hồ - người cha của dân tộc. Đất nước ta được hoà bình tự do như ngày nay chính là một phần nhờ vào lòng kiên trì, cẩn cù và chịu khó của Bác. Khi còn là chàng thanh niên trẻ tuổi, Bác đã từ biệt mọi người ra đi tìm đường cứu nước, ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống; làm phụ bếp trên tàu, làm người cào tuyết giữa mùa đông gió lạnh ở châu Âu và phải đi ngủ với một viên gạch nung nóng... Bao nhiêu vất vả cực nhọc Bác chẳng sờn lòng, Bác kiên trì đi đến rất nhiều các nước, các dân tộc trên thế giới để tìm hiểu con đường giải phóng dân tộc của họ. Cuối cùng, sự kiên nhẫn, chịu khó của Bác đã được đền đáp xứng đáng. Người đã tìm thấy con đường đi cho dân tộc thoát khỏi cảnh nô lệ lầm than: con đường cách mạng vô sản.

Một tấm gương nữa rất gần gũi với chúng ta đó là anh Nguyễn Ngọc Ký. Anh bị liệt cả hai tay nhưng mong ước đến trường luôn thôi thúc anh. Thế là anh bắt đầu tập viết bằng chân. Những nét chữ đầu tiên thật khó nhưng anh không nản lòng, vẫn cần cù chịu khó và anh đã thành công. Bây giờ anh trở thành một nhà giáo ưu tú, được các em học sinh yêu quý, kính trọng.

Trong lao động, nhà bác học Lương Đình Của là một tấm gương hùng hồn để chứng minh "trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng". Để lai tạo ra một giống lúa có năng suất cao, ông phải làm việc vô cùng vất vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ đất, ông đã ra ruộng lội bì bõm, nghiên cứu, thử nghiệm đến tối mịt mới về. Qua vài vụ lúa, một giống lúa mới được tạo thành. Chính sự kiên nhẫn, bền bỉ của ông đã đem no ấm đến cho đời.

Bản thân Lỗ Tấn, nhà văn lớn của Trung Quốc, cả cuộc đời mình, ông luôn say mê với lao động nghệ thuật. Bằng tài năng, trí tuệ và sự cần cù, chăm chỉ, Lỗ Tấn được mọi người biết đến như lá cờ đầu của văn học Cách mạng Trung Quốc. Thành công ấy không dựa trên sự lười biếng mà chỉ, cần cù là nền tảng của mọi thành đạt trong cuộc sống con người. Những tác phẩm văn học được ra đời là cả một quá trình lao động lao động nghệ thuật không biết mệt mỏi của người nghệ sĩ, họ âm thầm sáng tác, để lại cho đời những dấu ấn riêng không thể xoá mờ. Tất cả chúng ta, những người bình thường không phải là một vĩ nhân đều có thể thành công trên con đường sự nghiệp nếu như biết cần cù, siêng năng.

Hiểu được ý nghĩa sâu xa lời dạy, mỗi chúng ta cần có ý thức rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ ta phải tập tính kiên trì, nhẫn nại. Một bài toán khó, một bài văn quá nan giải, một bài tiếng Anh quá nhiều từ... ta cũng sẽ làm xong, làm đúng nếu ta không lười biếng mà chịu khó học tập. Đây là một đức tính cần cù của người học sinh.

Những câu chuyện ngụ ngôn Há miệng chờ sung hay Ôm cây đợi thỏ chính là kết cục của những con người lười biếng, cuộc sống của họ chỉ như những mảnh đời vô nghĩa trôi qua trên dòng chảy cuộn xiết của cuộc đời, không để lại một dư âm hay một tiếng nói. Nghèo đói và trộm cắp hệ quả tất yếu của kẻ lười biếng, "sống nhàn rỗi quá còn mệt hơn là làm việc". Chính vì vậy ta hãy sống và làm việc hết mình để đạt được mục đích trong cuộc đời. Để đạt được những thành công đích thực, là học sinh, mỗi chúng ta luôn phải phấn đấu, không ngừng học hỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội, cho đất nước.

Câu nói "Trên đường thành công không có bước chân của người lười biếng" của nhà văn Lỗ Tấn là một bài học, kinh nghiệm sống cho chúng ta: Cần cù, chăm chỉ, không lười biếng thì sẽ đạt tới thành công. Đây là một đức tính không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta từ lúc còn nhỏ đến lúc trưởng thành để vào đời.

Bình luận (0)
KD
Xem chi tiết
DC
28 tháng 12 2018 lúc 2:08

Đáp án : A

Các đáp án sai là : 2,3,4,6

Đáp án đúng là : 1,5,7

1 – đúng vì cách li sinh thái và tập tính có thể dẫn đến cách li sinh sản => hình thành loài mới

5- Đúng

7- Đúng vì những nơi khí hậu khắc nhiệt  thường quá trình lai xa  và đa bội hóa để giúp cho sinh vật có khả năng thích nghi tốt hơn  trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt

Bình luận (0)