Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
NH
8 tháng 1 2022 lúc 0:44

Tham khảo!  Với thể thơ lục bát truyền thống có âm điệu êm đềm, tác giả đã làm sống dậy tình cảm dạt dào về quê hương qua hàng loạt kỷ niệm hồi còn thơ bé. Điều đó thể hiện rõ ngay từ những câu mở đầu: "Quê hương là một tiếng ve/ Lời ru của mẹ trưa hè à ơi/ Dòng sông con nước đầy vơi/ Quê hương là một góc trời tuổi thơ". Tác giả đưa ra liên tiếp những khái niệm về quê hương thật cụ thể, và gần gũi - với cái nhìn hồn nhiên của con trẻ. Theo đó, "Quê hương là": tiếng ve kêu, lời ru của bà, của mẹ, là dòng sông uốn lượn, tiếng sáo diều bay bổng, cánh cò trắng nổi bật trên triền đê xanh cỏ. Quê hương ngày bé sao mà gắn bó, thân thương đến thế? Đó cũng là dấu ấn kỷ niệm của hầu hết những ai đã từng sống ở chốn thôn quê, ruộng đồng. Chưa hết, vào những buổi chợ phiên, quê hương là nỗi niềm thấp thỏm chờ mong mẹ đi chợ mua về quà bánh đa. Hay nhất trong bài là những câu: "Quê hương là cánh đồng vàng/ Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều".

Bình luận (1)
BN
2 tháng 12 2023 lúc 21:19

Sau khi đọc bài thơ “Quê Hương” của tác giả Nguyễn Đình Huân, tôi cảm thấy rất xúc động. Bài thơ đã truyền cho tôi cảm xúc yêu thương, nhung nhớ, gắn bó dành cho quê hương mình. Chẳng xa xôi, mỗi hình ảnh quê hương đều bình dị, mộc mạc, và đó chính là những điểm tựa niềm tin để chắp cánh cho tôi trong hành trình cuộc đời.

Bình luận (0)
TT
20 tháng 8 2024 lúc 20:48

A bắn tùm lum nứng quá

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
DH
26 tháng 9 2023 lúc 19:50

Hai đoạn thơ cuối trong bài thơ "Ngàn sao làm việc" khắc họa khung cảnh cảnh bầu trời đẹp đẽ với quá trình lao động không ngừng nghỉ của những chòm sao. Hàng ngàn ngôi sao cùng kết hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp huyền ảo của bầu trời đêm gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Xuyên suốt hai đoạn thơ cuối là nghệ thuật nhân hóa: ngàn sao vui "làm việc", "phe phẩy chiếc quạt hồng"... Nghệ thuật nhân hóa ấy khiến những ngôi sao được nhân hóa càng thêm gần gũi. Trí tưởng tượng của tác giả như mở ra cả một dải ngân hà huyền diệu. Qua đó, tác giả muốn nhắn ngủ với chúng ta rằng: lao động và đoàn kết sẽ làm cho vạn vật trở nên đẹp đẽ, sinh động.

Bình luận (0)
NN
26 tháng 9 2023 lúc 19:38

Không gian đêm trở nên sống động, Nhóm Đại Hùng với tinh thần rạng ngời. Bên bờ sông Ngân, họ lướt qua ngày tháng, Với niềm vui trong việc tát nước suốt đêm...

Trong bầu trời đêm, ngàn sao sáng láng, Cùng nhau làm việc không ngừng nghỉ. Phẩy chiếc quạt hồng vụt bay khắp không gian, Báo hiệu ngày mới tới, thời gian nghỉ ngơi đã đến.

Từng câu thơ cuối trong "Ngàn sao làm việc", Làm em cảm nhận sức sống và nhiệt huyết. Tác giả Võ Quảng đã tạo nên hình ảnh sống động, Khơi gợi trong trái tim em niềm tin và hy vọng.

Bình luận (0)
2P
Xem chi tiết
VG
11 tháng 12 2021 lúc 15:45

Bn có thể tham khảo ở trên mạng đấy 

Bình luận (1)
2P
11 tháng 12 2021 lúc 15:48

mik đag cần gấp

Bình luận (1)
VG
11 tháng 12 2021 lúc 16:02

Mẫu 1

Bài thơ Hoa Bìm của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu là một áng thơ rất đẹp. Bài thơ được viết bởi thể thơ lục bát dân dã quen thuộc. Trong đó, nhà thơ sử dụng những hình ảnh hết sức mộc mạc và gần gũi. Đó là những chi tiết nhỏ bé, bình dị đến mức dễ bị bỏ qua. Nhưng chính sự tinh tế của nhà thơ, đã giúp ông tái hiện lại tất cả trong tác phẩm Hoa Bìm, từ đó tạo nên một bức tranh làng quê thân thương trong kí ức. Trong bức tranh ấy, có bờ giậu với những đóa hoa bìm tim tím, có con chuồn chuồn ớt, có cây hồng trĩu quả, có con nhện giăng tơ, có con cào cào, con dế mèn, con đom đóm. Xa xa, có cả con thuyền giấy trôi chập chờn trên dòng sông nước đục. Và mơ màng những trưa hè oi ả, ngồi lim dim trong khu vườn rộng lớn. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp bình yên của những làng quê nông thôn Việt Nam. Với lời thơ mộc mạc, không hoa mĩ, cầu kì, tác giả Đức Mậu đã thành công khắc họa vẻ đẹp trong sáng, gần gũi của quê hương trong kí ức tuổi thơ của mình.

Bình luận (0)
TN
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
NN
11 tháng 5 2023 lúc 9:12

"Đọc Đi Cấy" của Trần Đăng Khoa gợi lên trong ta một cảm giác hoài niệm và đánh giá cao công việc khó nhọc của người nông dân. Hình ảnh sống động về cuộc sống hàng ngày của người nông dân và cảnh quan thiên nhiên tạo nên một cảm giác kết nối với đất đai và những người làm việc trên đó. Ngôn ngữ đơn giản nhưng sâu sắc được sử dụng trong bài thơ đã chụp lấy bản chất của cuộc sống của người nông dân và sự kết nối sâu sắc của họ với đất đai. Tổng thể, bài thơ là một bản tình ca đẹp để dành cho những anh hùng vô danh của nông nghiệp và nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc tôn trọng và đánh giá cao công việc khó nhọc của những người nuôi sống
chúng ta.

Ninh OSS

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
H24
11 tháng 3 2022 lúc 21:42

Tham khảo

Nhà thơ Y Phương đã có một tác phẩm thơ vô cùng ý nghĩa về tình cha, đó là tác phẩm “Con là…”. Bài thơ này chỉ gồm ba khổ thơ ngắn, nhưng lại chứa đựng cả một trời bể tình cảm ấm áp của người cha dành cho con mình. Ba hình ảnh so sánh xuất hiện vừa mộc mạc, chân chất lại gần gũi dễ hiểu. Chính sự giản đơn ấy, khiến cho tình cảm của người cha trong bài thơ càng trở nên thuần khiết và dễ cảm nhận hơn. Người cha ấy xem đứa con là tất cả. Con là niềm vui cũng là nỗi buồn của cha. Con cũng là sợi dây gắn kết cho hạnh phúc của cha và mẹ. Hình ảnh so sánh tương phản thú vị mà nhà thơ sử dụng, như “nhỏ bằng hạt vừng” nhưng “ăn mãi không bao giờ hết”, đã gián tiếp bộc lộ sự quan trọng của con đối với người cha. Rằng dù con thật nhỏ bé, nhưng lại có vị trí vô cùng to lớn trong lòng cha, không gì lay chuyển được. Những dòng thơ mộc mạc trong “Con là…” ấy đã khiến em vô cùng yêu thích và cảm động. Bởi nó đã giúp em hiểu và cảm nhận được tình thương của những người làm cha, trong đó có cả cha yêu quý của em.

Bình luận (0)
ND
11 tháng 3 2022 lúc 21:42

THAM KHẢO Ạ

Bài thơ “Con là…” của nhà thơ Y Phương là tác phẩm thơ mà em đặc biệt yêu thích. Cả ba khổ thơ trong bài đều bắt đầu bằng cấu trúc “Con là”. Chính đặc điểm đó đã tiết lộ được nội dung bài thơ: định nghĩa về sự quan trọng của người con đối với cha. Trong trái tim người cha, con tuy thật bé nhỏ nhưng lại vô cùng quan trọng. Bởi con là niềm vui, là nỗi buồn, là sợi dây hạnh phúc. Nếu thiếu con thì cuộc đời cha còn lại những gì? Chỉ qua những hình ảnh mộc mạc và giản dị ấy thôi, mà em cảm nhận được tình yêu thương vô bờ bến mà người cha dành cho con mình. Tình cảm ấy không nồng nhiệt và bộc trực như tình mẹ, mà ấm áp, bao dung, vững chãi như ngọn núi Thái Sơn cao lớn vời vợi. Người con như một viên ngọc vô giá mà người cha may mắn có được. Ông sẽ làm tất cả, sẵn sàng hi sinh mọi thứ để con được hạnh phúc, đủ đấy. Đó chính là tình cha vĩ đại mà nhà thơ Y Phương gửi gắm trong bài thơ Con là…

Bình luận (0)
HL
11 tháng 3 2022 lúc 21:43

Tham khảo:

Ngô Thế Vinh cho rằng: “Lời là tiếng nói của con tim, văn chương là cái làm cho lời dài thêm vậy”. Tức thơ ca nói riêng và văn học nói chung là nơi ký thác những tâm sự, những nỗi niềm của trái tim thi nhân. Từ ấy, mỗi khi ngâm khẽ tiếng thơ ta luôn giác ngộ được đâu đây một lời nhắn nhủ chân thành của chính người viết dành cho ai đó, cho nhân sinh và cho cả cuộc đời. Ngược dòng thời gian trở về với địa hạt thơ ca năm 1980, có một thi phẩm đặc sắc đã ra đời, đó là "Nói với con" của Y Phương. Bài thơ là một khúc nhạc đan xen nhiều cung bậc, vừa mộc mạc, nhẹ nhàng vừa hàm súc, cô đọng, vừa thủ thỉ tâm tình, vừa triết lý sâu xa. Y Phương đã gợi nhắc cho con về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi sinh linh trên cõi đời này, về vẻ đẹp phẩm chất của người đồng mình.

Y Phương là một ngòi bút xuất sắc và tiêu biểu. Tác phẩm của ông khẳng định được vị thế riêng trong thơ ca hiện đại bởi một “chất giọng” đặc trưng của người Tày, vừa đậm đà bản sắc “người đồng mình", vừa rộng mở, giao hòa với vùng văn hóa rộng lớn để hợp lưu thành con sông văn chương Việt Nam. Nhà thơ Y Phương vẫn miệt mài trên cánh đồng chữ nghĩa, cần mẫn gom nhặt và làm sống dậy những giá trị nhân văn trong truyền thống văn hóa của dân tộc. Bài thơ “Nói với con” được sáng tác năm 1980, in trong "Thơ Việt Nam 1945 - 1985". Thi phẩm là lời tâm sự của ông với đứa con gái đầu lòng, cũng là lời tâm sự với chính ông. Ngòi bút Y Phương đã khơi gợi trong lòng độc giả những xúc cảm dạt dào khi hướng về cội nguồn, về gia đình, về mảnh đất mình sinh ra và vẻ đẹp của những con người nơi ấy.

Thi phẩm mở ra với khúc nhạc dạo đầu gợi lên hình ảnh một gia đình đầm ấm, hạnh phúc, ngọt ngào yêu thương:

"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói”

Hai bước tới tiếng cười" Xuyên suốt bốn câu thơ là những hình ảnh đối xứng "chân phải - chân trái", một bước - hai bước", "tiếng nói - tiếng cười", "cha - mẹ". Bốn câu thơ dùng với 15 thanh trắc, như 15 phím đàn tấu nên những âm điệu gân guốc. Ngâm khẽ tiếng thơ, bất chợt ta mường tượng đến cảnh đứa trẻ chập chững đi những bước đầu đời, vấp ngã, òa khóc rồi lại khúc khích đứng lên trong vòng tay chở che dìu dắt, trong ánh nhìn trìu mến của song thân. Bên phải con là "tình cha ấm áp như vầng thái dương", bên trái con là "nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra", con bước đi trong vòng tay chăm chút, trong niềm mừng vui đón nhận của gia đình. Mẹ cha cẩn thận đếm từng bước đi của con “một bước”, “hai bước” với hết thảy những nâng niu, trong chờ, dõi theo từng cử chỉ, từng bước chân bé nhỏ.Thước phim được chuyển đến cảnh đứa bé bi bo tiếng "cha", tiếng "mẹ" ngọng nghịu trong niềm tự hào, niềm vui rạo rực và cảm xúc vỡ òa của mẹ cha. Con như sứ giả của hạnh phúc mà Thượng Đế đã ban tặng cho gia đình mình, biết bao lo toan, mệt nhọc của cha mẹ đều vượt qua được là nhờ vào "tiếng nói", "tiếng cười" của con. Là một thi sĩ từng đi lính âm hưởng, trong thơ của Y Phương còn vang lên những tiếng "một - hai", "một bước - hai bước" như chính khẩu hiệu đi đều của khúc ca hành quân. Tiếng thơ cứ thế vấn vương, khơi gợi trong "ốc đảo" tâm hồn con thơ và bạn đọc muôn đời một điều tâm niệm của người cha: gia đình là cội nguồn sự sống là chốn bình yên luôn yêu thương con vô điều kiện, luôn đón chào, ôm ấp con.

Gia đình trao cho con sinh mạng, và con lớn lên, trưởng thành còn nhờ vào cuộc sống lao động, văn hoá của người làng mình, nhờ quê hương thơ mộng và thiên nhiên sâu nặng nghĩa tình:

“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”

Với tình cảm tha thiết, chân thành, Y Phương đã nhắc đến "Người đồng mình" qua câu thơ chan chứa âm điệu trìu mến, kết đọng trong một từ "yêu". "Yêu" ấy là gắn bó, là cảm mến và tự hào. Các động từ "đan, cài, ken" nối tiếp nhau gợi đến quá trình lao động miệt mài, tỉ mỉ. Người đồng mình lao động với bản chất khéo léo, với đôi bàn tay cần mẫn đan những nan tre, nan nứa để chiếc lờ - một dụng cụ đánh bắt cá bình thường cũng mang dáng hình của “nan hoa”. Phải chăng "nan hoa" mà tác giả nhắc đến còn phúng dụ cho sự "đom hoa kết trái", những thành quả của tháng ngày hăng say làm việc. Vách nhà của người Tày không chỉ được ken bằng ván gỗ mà còn bằng cả câu ca, tiếng hát hồn nhiên, vui tươi. Khi những tia nắng yếu ớt cuối ngày ngất lịm phía sau lưng đồi, họ quay quần bên nhau trong một ngôi nhà rộng để cùng hát ca, nhảy múa, để cuộc sống thêm tràn ngập niềm vui. Lối liên tưởng “vách nhà ken câu hát” còn ẩn chứa một nét văn hóa phi vật thể của người dân tộc. “Vách nhà” là chứng nhân cho tình yêu lứa đôi. Những đêm trăng sáng lở lửng trên đỉnh đầu, người con trai ngồi ngoài vách, người con gái ở bên trong vách. Họ cùng nhau tâm sự những vui buồn của cuộc sống, hát cho nhau nghe những bản tình ca tuổi trẻ, hát tràn đêm đến sáng bạch. Từ những câu hát ấy, tình yêu được kết tinh, nghĩa vợ chồng son sắt được hình thành.

Khi viết về quê hương, nếu nhà thơ Tế Hanh nhớ về dòng sông quê xanh biếc "nước gương trong soi tóc những hàng tre" thì Y Phương thì lại viết về núi rừng và những con đường nghĩa tình. Rừng cho hương sắc của hoa, rừng che chở, cung cấp nguồn nhựa sống dồi dào và duy trì sinh kế cho người dân tộc. Với người dân chài:

“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Còn với người dân Tày, những cánh rừng hoa ban trắng xòe tinh khôi hay hồng tím nhẹ nhàng đã làm đẹp cho cuộc đời và dạy cho họ biết yêu quý thiên nhiên. Dường như tất cả những gì tinh túy, đẹp nhất mẹ thiên nhiên đều ưu ái ban tặng cho con người. Không phụ tấm lòng thiên nhiên, người đồng mình đã sống hòa mình gắn bó và trân quý rừng thiêng sông núi. "Con đường" cũng mở rộng vòng tay chào đón những đứa con về với làng, với bản, đón chào "những tâm hồn" đôn hậu, bình dị, hồn nhiên, vô tư. Nhờ nó mà con người có thể đến gần với nhau. Vì thế, con đường là sợi chỉ đỏ kết nối tình cảm, cũng là sợi tơ duyên để nối kết những tâm hồn, trong đó có cha và mẹ. Hình ảnh “ngày cưới” là “ngày đầu tiên”, là ngày “đẹp nhất”, đáng nhớ nhất trong đời. Ngày cưới - ngày mà lời ca của cha mẹ trong những đêm trăng tròn đã tạo nên tình yêu trọn vẹn. Ngày cưới - ngày khởi đầu ngày đặt nền móng cho hạnh phúc gia đình. Nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ muốn con biết chính quê hương đã tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu. Dặn dò con về quê hương ,về “người đồng mình", nhà thơ “chắt” vào con ý thức nhân sinh đẹp đẽ, đó là tình yêu quê hương, bản quán.

Thi sĩ đã nâng nâng niu, ôm ấp và thổi vào hồn thơ vẻ đẹp phẩm chất của người dân Tày:

“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”

Mỗi lần nhắc đến "người đồng mình", trái tim Y Phương lại thổn thức cất tiếng "yêu lắm" và "thương lắm". Thứ tình cảm ấy cứ tha thiết chân thành, ngân dài bất diệt trong xuyên suốt một bài thơ và cả một đời thơ. Có lẽ từ "thương" mang trong mình một cung bậc cảm xúc da diết, trìu mến hơn "yêu". “Thương” ấy còn ẩn chứa một cái gì đó nghẹn ngào, xót xa. Hình ảnh sóng đôi "nỗi buồn - chí lớn" phúng dụ cho phẩm tính của người dân Tày. "Nỗi buồn" gợi đến đời sống tâm hồn rộng mở của người đồng mình được dựng xây từ những nỗi niềm trầm tư. Còn "chí lớn" là ý chí quật khởi, khát vọng sống mãnh liệt. Bằng lối tư duy hình tượng độc đáo, tác giả đã lấy thước đo vô cùng, vô tận của không gian để thể hiện tầm kích tình cảm, chí hướng của con người. Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình vẫn còn đó những nỗi buồn thầm kín, những nỗi lo mưu sinh, cơm áo gạo tiền. Song, họ sẽ vượt qua tất cả như hoa hướng dương vươn mình chiêm ngưỡng cuộc đời, bởi trong họ luôn thường trực ý chí và nghị lực cùng niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

Người đồng mình dù phải oằn mình trong nghèo khổ, gian nan thì tình cảm thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn vẫn mãi vẹn nguyên vẹn toàn:

“Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung
nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh”

Không lo cực nhọc" Ba chữ “dẫu làm sao” đặt ở đầu câu thơ làm nhịp thơ thoáng chốc ngập ngừng. "Dẫu làm sao” chăng nữa, dẫu cuộc đời có “vạn biến” khó lường, "cha vẫn muốn" con giữ được tâm thế “bất biến”, không được quên cội nguồn sinh dưỡng. Có lẽ cõi lòng người cha chứa đầy những dự cảm, đau đáu, lo âu về cái thời kỳ mà "cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả gấp gáp kiếm tìm tiền bạc". Và nối tiếp dự cảm là khao khát, là lời nhắc nhở con cũng như căn dặn chính mình phải biết tự hào, gìn giữ và lưu truyền nếp sống ngàn đời của tổ tiên. Điệp từ “sống”, điệp cấu trúc cùng các hình ảnh "sống trên đá, sống trong thung" gợi lên cuộc sống đầy những gam màu lao lực, gian khổ. Thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" tạo nhịp vận động không ổn định như chính cuộc sống bấp bênh của những người con bản làng thấm đẫm mồ hôi trên từng thửa ruộng. Có những kiếp người "dầm chân trong đời nghèo”, triền miên trong nỗi bâng khuâng "quê tôi còn nghèo lắm" (Tiếng hát tháng giêng) nhưng họ vẫn "không chê" đá, nghĩa là không chê mảnh đất nghĩa nặng tình sâu. "Không chê" thung, nghĩa là không chê cuộc sống lam lũ, nghèo khổ và "không lo", không ngại nhọc nhằn, thiếu thốn. Với sự lạc quan, nghị lực cùng tình yêu xứ sở, đồng bào nơi đây tìm mọi cách để thích nghi và vươn lên cái khắc nghiệt, để ươm mầm hạnh phúc và hy vọng. Một lòng dành trọn tâm tư cho quê hương, nhà thơ Y Phương vẫn giữ nguyên vẹn những "rung động bằng trái tim suối nguồn và suy tư bằng sừng sững đá”. Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi đến sức sống bền bỉ, sống giao hòa với thiên nhiên bốn bề. Người đồng mình sống với tâm hồn tràn đầy sinh lực, rộng mở, lãng mạn và khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ tựa như dòng sông trong veo và ngọt lành đã tưới mát những tâm hồn lạc lõng giữa muôn trùng nỗi buồn. Tiếng thác suối thì thầm vang vọng, mang theo cả bóng dáng quê hương khắc tạc vào linh hồn người Tày, giúp họ thêm kiên định "sinh hoạt như những người Tày ngay giữa lòng Thủ đô..."

Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả đã ngợi ca nét đẹp tự lập từ cường và tinh thần tự tôn dân tộc của người đồng mình:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương”

Tác giả đã gặt hái được thành công nhờ hình ảnh đối lập tương phản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong. Người miền núi bàn tay chai sạn, da thịt thô ráp, và chính sự "thô sơ da thịt" ấy đã tạo cho người Tày một nét đẹp chất phác, thật thà. Song, người quê mình “chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”. Bởi trong họ, ý chí nghị lực đã thấm nhuần máu xương, cốt cách tự tôn đã ăn sâu da thịt và niềm tin, niềm kiêu hãnh chưa bao giờ vơi cạn. Giản dị, hồn hậu mà mạnh mẽ, kiên gan đã trở thành phẩm chất ngàn đời của người miền núi. Hình ảnh "tự đục đá" gợi về một nét văn hóa gắn liền với cuộc sống của "người đồng mình". Đó là việc họ đẽo đá kê chân cột nhà, làm nên những lối đi nghĩa tình... Sự liên hoàn của ba thanh trắc " tự - đục - đá" tạo nên thứ âm điệu trúc trắc nhằm tái hiện nỗi nhọc nhằn của “người đồng mình” trong việc kiến tạo quê hương trên đá. Sự liên hoàn của các thanh bằng “kê - cao - quê - hương” lại mở ra hình ảnh một thế đứng, một tầm vóc cao vời vợi của quê hương giữa mênh mang đất trời. Bằng chính đôi bàn tay khéo léo cùng tinh thần tự lực tự cường, họ đã xây đắp và nâng đỡ quê hương thăng hoa trên những nấc thang phát triển. Âm điệu chuyển từ trúc trắc đến nhẹ nhàng tựa như một thước phim về hành trình của quê hương từ thuở “khai thiên lập địa” đầy khó nhọc, nặng nề đến khi ung dung, khoan khoái đứng vững trên những “gập ghềnh” của đá. Chính cuộc hành trình phảng phất những giọt mồ hôi, nước mắt ấy đã làm nên truyền thống, làm nên phong tục cho mảnh đất quê hương. Và những truyền thống tốt đẹp của bản quán là nền tảng, là điểm tựa tinh thần vững chắc để từ đó ta được lớn lên, được trưởng thành, được "sống đàng hoàng như một con người".

Bốn câu thơ ngắn dài đan xen ở cuối thi phẩm vừa khép lại "khúc nhạc đàn tính" - Nói với con, vừa khơi gợi trong lòng người đọc biết bao suy tư về lời thủ thỉ thiết tha, chân tình của Y Phương dành cho con:

“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được”

“Nghe con” tiếng gọi “con ơi” được lặp đi lặp lại trong bài thơ như chan chứa niềm mong mỏi rằng lời dạy của cha sẽ mãi bên con, cùng con vượt qua sự đời "thương hải tang điền". Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt” một lần nữa được xướng lên càng trở nên da diết, sâu sắc hơn. Có lẽ dụng ý của nhà thơ là muốn mượn cái hình thức giản dị bề ngoài của thôn làng đơn sơ để gợi nhớ đến truyền thống vĩ đại của quê hương, khắc sâu trong con những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. Rồi một mai này đây, con chẳng còn chập chững những bước đi đầu đời, con bắt đầu khăn gói "lên đường", va vấp với xã hội ngoài kia. Rồi một mai này đây, cha thấy bóng lưng đứa trẻ năm nào đang rảo bước trên con đường đời, con đường của chân trời mới, con đường dẫn đến thế giới của "người trưởng thành". Mong rằng khi ấy, con phải thật mạnh mẽ, vững vàng, không được "ôn nghèo kể khổ", yếu mềm buông xuôi trước những thách thức của cuộc đời. Cách nói “nghe con” như một lời khuyên chí tình dành cho con, cũng như thế hệ trẻ được nuôi nấng trong tình thương của buôn làng. Hãy nhớ rằng gia đình và quê hương luôn dõi mắt theo những bước chân của con như một người cha, luôn dang rộng vòng tay ôm con vào lòng như một người mẹ, để chữa lành những vết xước trong con, để con có thêm dũng khí, sức mạnh và niềm tin. Bởi vậy, con hãy sống sao cho xứng đáng với truyền thống của quê hương, với cái nôi linh thiêng của mình.

Bài thơ có bố cục chặt chẽ, phong cách miền núi với ngôn ngữ “thổ cẩm” rất độc đáo. Hình ảnh đối xứng, mộc mạc giàu liên tưởng. Thi phẩm còn là sự hòa hợp nhuần nhuyễn giữa tư duy hình tượng của người dân tộc và tư duy thơ Tượng trưng, Siêu thực hiện đại. Chất miền núi thấm sâu, lan tỏa trên từng câu thơ song hành cùng giọng điệu thiết tha trìu mến như đã góp phần làm sáng toả, nổi bật lên những lời thủ thỉ, tâm tình mà "Nói với con" muốn truyền tải. Nhà thơ Y Phương đã chọn cách sáng tạo thơ rất nhạy bén, sâu sắc, tinh tế, liền mạch và tự nhiên thể hiện tình yêu của mình đối với con, với quê hương xứ sở.

Chất thơ sung mãn, lối viết khoáng đạt giàu hình ảnh, giàu sắc thái dung hòa con người với tự nhiên đã tạo cho "Nói với con" của Y Phương một sức sống bền bỉ. Sức sống ấy không chỉ ở ngôn từ, mà nó đã bật trào ra khỏi con chữ và phập phồng trên trang giấy. Tiếng thơ là lời răn dạy của người cha, mong rằng dẫu mai này con có đi vào biển người tấp nập, dấn thân vào nơi hào nhoáng của đô hội, con cũng phải biết "uống nước nhớ nguồn", biết rằng mình sinh ra là nhờ cái nôi hạnh phúc của gia đình, nhờ những truyền thống tốt đẹp của quê nhà. Cha cũng mong con phải khắc cốt ghi xương hai tiếng "quê hương" vào tâm hồn và trái tim như Xuân Quỳnh từng viết:

“Mỗi người có một quê
Ngày dại thơ để ở
Tuổi thiếu niên để yêu
Và lớn lên để nhớ…”

“Nói với con” đã lẳng lặng trở thành một bài thơ đời. Để rồi có những phút ngã lòng, ta vịn vào thi phẩm để thêm yêu gia đình, để biết tự hào, giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của văn hoá dân tộc ta.

Bình luận (0)
KN
Xem chi tiết