Lấy ví dụ về việc làm gây ô.nhiễm môi trường ( ngắn gọn thôi nha)
Vai trò của môi trường Lấy ví dụ về những việc gây ô nhiễm môi trường
Vai trò của môi trường :
- Không gian sống của con người, động vật, thực vật
- Là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động của con người
- Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người thải ra trong cuộc sống hoạt động của con người.
- Biển : Cung cấp khoáng sản,.. cho con người.
- Rừng : Cung cấp oxy, gỗ,... cho con người
-....
Ví dụ về những việc gây ô nhiễm môi trường:
- Đốt rơm rạ
- Phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu xăng, dầu
- Do các nhân tố tự nhiên: núi lửa phun trào, cháy rừng,...
- Hoạt động sinh hoạt của con người
- Chất thải công nghiệp
- ....
tham khảo
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
Nước là nguồn sống của tất cả các loài sinh vật trên hành tinh.Trong đời sống, nước bao gồm rất nhiều loại như: Nước biển; Nước sông; Nước uống; Nước sinh hoạt;….Tất cả chúng đều đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Do đó, nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy vô cùng nguy hiểm. Các nguyên nhân khiến môi trường nước bị ô nhiễm có thể kể đến như:
– Chất thải công nghiệp: Trong quá trình sản xuất công nghiệp, các nhà máy liên tục xả chất thải ra môi trường. Một số doanh nghiệp vì không muốn hao tốn nhiều chi phí xử lý đã xả thẳng chất thải xuống sông, hồ xung quanh, dẫn đến ô nhiễm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và sinh vật trong khu vực.
– Chất thải sinh hoạt: Rác thải từ sinh hoạt, bao ni lông vứt xuống sông, biển hay cống dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, bốc mùi hôi thối và làm chết sinh vật sống dưới nước. Thậm chí, những hộ gia đình ở ven sông còn vô tư xả các loại chất thải khác xuống sông như: Thức ăn thừa.
tham khảo
vai trò
Môi trường có các chức năng cơ bản sau: Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
Lấy ví dụ để làm rõ trách nhiệm của em về việc bảo vệ môi trường
Ví dụ:
- Dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên nhà ở.
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi.
- Hạn chế sử dụng túi nilon.
- Tích cực trồng cây xanh.
- Tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường.
-Nhắc nhở mọi ng về vc ý thức và bảo vệ môi trg
-Tái chế đồ nhựa và đồ nilon, túi nilon
-Ko tùy tiện xả rác
-Nhặt rác để bảo vệ môi trg
-Tham gia vào các phong trào, tổ chức bảo vệ môi trgg
Em hãy nêu 3 ví dụ thực tế về những việc làm gây ô nhiễm môi trường,phá hoại tài nguyên thiên nhiên và hậu quả của nó?
+ Phá rừng để trồng cây lương thực
+ Khai thác thủy sản hải sản bằng chất nổ
+ Săn bắt động vật quý hiếm trong rừng
+ Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước
- HẬU QUẢ :
+ đồi trọc bao phủ diện tích rừng
+ tài nguyên thiên nhiên dần cạn kiệt
+ô nhiễm môi trường
-Môi trường có ảnh hưởng thế nào đối với cuộc sống con người
-Cho 3 ví dụ về việc làm ô nhiễm môi trường, 3 ví dụ về bảo vệ môi trường
-Là học sinh, em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên
cho ví dụ về việc làm ô nhiễm môi trường?
Nêu ví dụ thực tế về việc gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em? Khi bắt gặp những hành vi đó em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân
VD: Ở địa phương em, mọi người sau khi sử dụng túi ni lông thì lại đem đi vứt hoặc chôn lấp hay đốt.
=> Hành vi trên làm ô nhiễm môi trường, cụ thể là: mt không khí
- Khi bắt gặp những hành vi trên thì em sẽ:
+ Khuyên họ không nên vứt đi mà có thể tái sử dụng bằng nhiều cách
+ Giải thích rằng việc chôn lấp túi ni lông sẽ phải phân hủy đến hàng trăm triệu năm, có thể lâu hơn. Việc này làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đất
+ Cho họ thấy được tác hại của việc đốt các túi ni lông rất độc hại đến sức khỏe của bản thân nói riêng và mn nói chung. Bởi khi đốt sẽ có mùi, nếu ta hít phải thì sẽ bị bệnh, ngoài ra môi trường cũng bị ô nhiễm ( môi trường khí )
=> Ta phải cân nhắc thật kĩ trước khi làm việc gì đó, những túi ni lông trên còn có thể tái sử dụng và tái chế nên hãy tiết kiệm, không nên quá phung phí!
VD: Ở địa phương em, có một số người dân thường xuyên vứt rác bừa bãi . Việc vứt rác bừa bãi đã gây ra ô nhiễm nặng nề ở địa phương em.
+ Khi bắt gặp được em sẽ lại gần và khuyên họ. Nêu ra hậu quả của việc việc vứt rác bừa bãi để cho họ hiểu và để họ có ý thức hơn về việc này. Và em cùng với một số người dân làm ra biển cảnh báo giúp người dân chú ý hơn .
VD : Xung quanh khu nhà em có 1 vài các anh lớp 7 lớp 8 tụ tập lại vứt rác xuống sông gây ô nhiễm dòng sông bị ôi thối
+ Nếu em thấy các anh làm vậy thì sẽ đến khuyên các anh và báo cáo với bác trưởng thôn để ngăn chăn tình hình xấu đi cho con sông
Hãy lấy ví dụ minh họa :
- Chất thải từ các nhà máy làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên
- Rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường
- Mạch nước ngầm bị ô nhiễm
- Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và các loài thủy sinh khác
- Kênh Nhiều Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung quanh vứt rác xuống dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy
- Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn nước ngầm của các khu vực lân cận.
Lấy một vài ví dụ minh họa về những hậu quả xấu do tác động của con người gây ra đối với môi trường tự nhiên.
- Việc phá rừng của con người đã làm cho khí hậu thay đổi, đất bị xói mòn, hạn hán và lũ lụt xảy ra ở đồng bằng, động vật hoang dã bị thu hẹp diện phân bố,...
- Con người thải chất thải chưa qua xử lí vào sông, hồ... đã gây ra ô nhiễm nghiêm trọng tới nguồn nước ngọt.
- Việc rửa tàu, chìm tàu dầu, sự cố tràn dầu... đã làm ô nhiễm biển và đại dương.
- Việc khai thác thủy sản quá mức và có tính hủy diệt đã làm cạn kiệt nguồn lợi sinh vật dưới nước.
- Hoạt động công ngiệp và giao thông thải một lượng khí CO2 rất lớn và khi quyển là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kkinh, làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên,....
Em hiểu thế nào là môi trường ? Môi trường có ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống con người ? Cho một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.
- Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi, khói bụi, rác, chất thải..).
Môi trường mà chúng ta tìm hiểu ở đây là môi trường sống (môi trường sinh thái), khác với môi trường trong xã hội như môi trường giáo dục, môi trường học tập..
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tâm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:
+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
- Một vài ví dụ về những việc làm ô nhiễm môi trường.
+ Đổ chất thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.
+ Sử dụng phân hoá học vượt mức quy định.
+ Khai thác thuỷ hải sản bằng chất nổ.
+ Săn bắt động vật quý hiếm.
1.Kể về một trận đấu thể thao
2.Kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật
3.Kể lại một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường
Ngắn thôi nha cảm ơn trước nha
Hôm đó là sáng chủ nhật vui tươi, hớn hở ở Rạp Xiếc Trung Ương, em được đi xem xiếc cùng Cẩm Tú, Khánh Hòa và Lan Phương. Vừa bước vào rạp, cả bốn chúng em đã lóa mắt vì những ánh đèn bảy sắc cầu vồng hắt vào sân khấu và từ hội trường xuất hiện một nghệ sĩ xiếc. Ba, bốn, năm, sáu trái bóng được tung lên từ tay nghệ sĩ và đó chính là màn mở đầu của chương trình “Gala xiếc và ảo thuật”. Buổi biểu diễn có rất nhiều tiết mục đặc sắc như: xiếc thú, ảo thuật, hề, uốn dẻo, đu dây… Tiết mục nào cũng đặc sắc nhưng tiết mục nuốt kiếm đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng em. Vừa nghe tên tiết mục em đã thấy hồi hộp, hấp dẫn rồi. Sau mỗi tiết mục, màn biểu diễn đều có những tiếng nói cười và những tiếng vỗ tay làm bốc cháy cả sân khấu. Đây là buổi biểu diễn hồi hộp và hấp dẫn nhất mà em từng được xem. Em sẽ chăm chỉ học tập và ngoan ngoãn đề được mẹ cho đi xem buổi biểu diễn hồi hộp tiếp theo.
Tham khảo:
1.
Em đã từng chứng kiến trận đá cầu giữa hai bạn: bạn Mai lớp 3A và bạn Ánh lớp 3B. Trận đá cầu diễn ra rất sôi nổi và hấp dẫn. Từ bên phải, bạn Mai dùng chân tung lên rất đẹp mắt. Quả cầu bây giờ trông như một chiếc dù nhỏ đang lơ lửng, rồi như một chiếc lá bị cuốn bay. Chờ ảu cầu rơi xuống, bạn Ánh đưa chân hứng cầu và nhanh chóng phản công. Ai ai cũng dán mắt vào quả cầu. Phút cuối cùng, hai bạn ngang tài ngang sức. Cuối cùng vì sơ ý, bạn Ánh đã đỡ hụt quả cầu. Tiếng còi thông báo dừng trận đấu. Công bố kết quả, bạn Mai là người chiến thắng. Kết thúc trận đấu trong tiếng vỗ tay náo nhiệt của đoàn người.