Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
22 tháng 11 2017 lúc 17:35

Đáp án cần chọn là: D

Bình luận (0)
BG
Xem chi tiết
H24
10 tháng 3 2022 lúc 20:17

Tham khảo :

Ước nguyện được hóa thân làm con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm xao xuyến nhập vào hòa ca làm đẹp tươi cuộc sống.

Điệp ngữ “ta làm” thể hiện một ước nguyện tha thiết, chân thành và cũng rất dứt khoát.

Những hình ảnh “con chim hót, “cành hoa,”nốt trầm” vừa giản dị vừa mang tính biểu trưng cho những gì là tươi đẹp của cuộc sống.

Ước nguyện của tác giả không là những gì cao siêu to tát mà giản dị, chân thành. Song chính vì vậy làm xúc động sâu sắc lòng người.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
SH
5 tháng 3 2022 lúc 20:18

TK

Thanh Hải là một nhà cách mạng, một nhà thơ đã dành cả cuộc đời của mình cho cuộc chiến tranh giành lại độc lập của dân tộc. Ngay cả những ngày tháng cuối cùng của đời mình, ông vẫn nuôi một khát khao mãnh liệt được hòa mình vào cuộc đời, được trở thành một mùa xuân nhỏ điểm tô sắc màu vào mùa xuân vĩ đại của đất nước. Tâm niệm cao đẹp ấy của ông được thể hiện rõ nét qua khổ 4, 5 của tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” - tác phẩm như một khúc ca rộn rã cuối cùng mà Thanh Hải để lại cho cuộc đời.

 

Nếu như ở những khổ thơ trước đó, Thanh Hải đã dùng tất cả tình cảm yêu mến của mình để dệt nên những hình ảnh thơ dạt dào cảm xúc về mùa xuân, thì đến khổ thứ 4, tác giả đã chuyển mạch thơ một cách tự nhiên để bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm rất riêng về lẽ sống, về giá trị cuộc đời mỗi người:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Đoạn thơ như một khúc ca mang giai điệu ngọt ngào đến cho người đọc. Điệp từ “ta làm” được sử dụng như một cách bày tỏ ước nguyện chân thành của thi nhân. Nhà thơ muốn trở thành một con chim nhỏ để cất tiếng hót mua vui cho đời, muốn làm một cành hoa để điểm tô sắc thắm cho mùa xuân của đất mẹ. Những hình ảnh trên đều là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống.

Nếu như ở những đoạn thơ trước, hình ảnh bông hoa, tiếng chim đã hiện hữu trong cảm xúc của thi nhân về mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, thì giờ đây, nó được sử dụng để thể hiện lẽ sống cao đẹp của một con người nhỏ bé. Mong muốn sống có ích, mong muốn được góp một phần tinh túy của mình vào mùa xuân của đất nước chính là tâm niệm lớn nhất của nhà thơ, nhà cách mạng này!

Cái “tôi” của thi nhân trong những phần đầu của bài thơ đã chuyển thành cái “ta” chung. Đây chính là cách nhà thơ khẳng định không chỉ riêng mình, mà còn rất nhiều những con người đang thầm lặng cống hiến sức mình cho mùa xuân chung đều có những lẽ sống cao đẹp như thế.

Với hình ảnh “nốt trầm” và cách lặp từ “một”, ta có thể thấy những ước nguyện của tác giả thật chân thành và tha thiết. Không ồn ào, không cao giọng, cũng chẳng nổi bật, ông chỉ muốn làm một nốt trầm xao xuyến để góp vào cùng bản hòa ca chung của nhân dân. Đó chính là tâm niệm được đem một phần nhỏ bé của mình để góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Thật cao đẹp và khiêm tốn cho một tâm hồn mang lẽ sống đáng quý!

Đoạn thơ cuối cùng chính là ước nguyện được cống hiến không kể tuổi tác hay bệnh tật:

“Một mùa xuân nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện cho một khát vọng sống cao đẹp. Mỗi người, mỗi sự cống hiến đều được ví như một mùa xuân nho nhỏ hòa mình vào mùa xuân chung của đất trời, của Tổ Quốc. Chỉ một màu sắc đẹp, chỉ một vẻ tinh túy riêng của mỗi người đã có thể giúp cho mùa xuân của đất nước thêm phần sắc thắm và rạng rỡ.

Đó cũng chính là ước nguyện nhỏ bé của nhà thơ, ước nguyện được làm việc, được hi sinh và cống hiến một cách thầm lặng cho quê hương đất nước bất chấp cả thử thách của thời gian, tuổi tác:

“Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

 

Hai câu cuối của khổ 5 mang một âm điệu rắn rỏi cùng điệp từ “dù là” đã góp phần khẳng định sự tự tin trước mọi khó khăn, trở ngại của đời người. Tuổi trẻ cống hiến hy sinh, về già cũng có thể tiếp tục âm thầm góp sức nhỏ vào công cuộc chung. Ý thức trách nhiệm đối với cuộc đời, với quê hương đất nước, khát vọng được cống hiến dường như đã trở thành một lẽ sống đi theo tác giả cả một đời thầm lặng.

Đây nào phải ước nguyện của riêng nhà thơ, mà nó còn là một lời kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay xây dựng một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trên một đất nước yên bình trong tương lai. Cái tâm nguyện cao đẹp này, dường như ta cũng đã từng bắt gặp nó trong những vần thơ của Tố Hữu:

“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”

Nào chỉ có Tố Hữu, ta cũng có thể tìm thấy sự hi sinh thầm lặng, cống hiến tài năng, sức trẻ cho cuộc đời trong nhiều tác phẩm văn học khác. Đó là nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, đó là những ý thơ đẹp của của Nguyễn Sĩ Đại trong thi phẩm Lá xanh, đó là những người không tên không tuổi đang ngày đêm làm việc vì trách nhiệm với Tổ quốc mà ta chẳng thể nào biết. Họ chính là những “mùa xuân nho nhỏ” đang góp sức mình vào công cuộc chung, vào mùa xuân vĩ đại của dân tộc.

Khổ thơ 4 và 5 của bài Mùa xuân nho nhỏ đã làm xôn xao tâm hồn người đọc bởi nguyện ước chân thành mà khiêm tốn của nhà thơ. Đẹp hơn cả là đó nào phải nguyện ước của riêng Thanh Hải, mà nó còn là nguyện ước của rất nhiều người đang âm thầm lặng lẽ hi sinh cho đời. Đọc những vần thơ trên, ta tự nhủ phải làm gì mới không hổ thẹn với những người đã đi trước, hổ thẹn vì đã chối bỏ trách nhiệm với Tổ quốc thiêng liêng? Điều đó nằm ở những suy nghĩ và hành động ngày hôm nay của bạn!

Bình luận (0)
 minh nguyet đã xóa
MN
5 tháng 3 2022 lúc 20:20

Em vào đây tham khảo nhé:

Top 9 mẫu cảm nhận khổ 4, 5 bài Mùa xuân nho nhỏ siêu hay - HoaTieu.vn

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
25 tháng 1 2022 lúc 21:42

Tham khảo

Với nét bút khoáng đạt, bức tranh mùa xuân thiên nhiên được nhà thơ phác họa bằng những hình ảnh tự nhiên, giản dị mà gợi cảm:

“Mọc giữa dòng sông xanh

 Một bông hoa tím biếc”.

+ Xứ Huế vào xuân với “dòng sông xanh”, với “bông hoa tím biếc”. Sắc xanh hiền hòa của sông điểm xuyết nét chấm phá của bông hoa tím biếc gợi một sắc xuân tươi tắn, rực rỡ mà vẫn rất mực bình dị, dân dã mang đậm chất Huế.

+ Động từ “mọc” được đảo lên đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp duyên dáng, và sức sống mạnh mẽ của bông hoa mùa xuân. Có thể là bông hoa lục bình, cũng có thể là bông trang, bông súng. Với sắc màu tím biếc mang nét đặc trưng của xứ Huế mộng mơ như đang vươn lên, đang trỗi dậy. Hoa tím biếc mọc trên dòng sông xanh – cái hài hòa, tự nhiên của màu sắc đem đến vẻ đẹp dịu nhẹ, thanh mát, say người của thiên nhiên ban tặng.

- Bức tranh mùa xuân xứ Huế không chỉ tươi tắn sắc màu mà còn rộn rã âm thanh:

“Ơi con chim chiền chiện

  Hót chi mà vang trời”.

Tiếng hót của chim chiền chiện mở ra một không gian mùa xuân cao vời và trong lành. Với từ cảm thán “Ơi” và lời hỏi “Hót chi”, Thanh Hải đã đưa vào lời thơ giọng điệu ngọt ngào, dịu nhẹ, thân thương của người dân xứ Huế, diễn tả cảm xúc vui say đến ngỡ ngàng trước một mùa xuân tươi đẹp – một mùa xuân giàu chất thơ.

- Trước mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, cảm xúc của thi nhân được gợi tả bằng những câu thơ giàu chất tạo hình:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng”.

+ Đây là một hình ảnh đẹp – đẹp trong cách diễn đạt cảm xúc một cách tự nhiên, giản dị mà giàu sức biểu cảm. “Giọt long lanh rơi” có phải giọt sương, giọt nắng, giọt mưa, hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện đã ngưng đọng thành hình, thành khối, thành sức sống mùa xuân có sắc màu lóng lánh? Rõ ràng, âm thanh tiếng chim vô hình, vô ảnh vốn được cảm nhận bằng thính giác đã được hữu hình, hữu ảnh thành vật thể được cảm nhận bằng thị giác và xúc giác. Phép tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được thi nhân vận dụng tài hoa, tinh tế qua trí tưởng tượng phong phú.

+ Trong cảm xúc của nhà thơ, âm thanh tiếng chim đồng nội trở thành giọt vui, giọt hạnh phúc ở đời đáng được nâng niu, trân trọng, để rồi: “Tôi đưa ta tôi hứng”. Lập lại hai lần đại từ “tôi” trong câu thơ năm chữ trở thành nhịp 3/2 cùng cử chỉ “hứng” đã diễn tả chân thực tâm trạng say sưa, ngây ngất của con người trước cảnh đất trời vào xuân.

=> Nói rằng “thi trung hữu họa”, ”thi trung hữu nhạc”, ”thi trung hữu tình”, ta thấy bức tranh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế được gợi ra từ những câu thơ như thế - một bức tranh mùa xuân thật thơ mộng, thật quyến rũ lòng người!

Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
DL
5 tháng 2 2023 lúc 18:01

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn vào 3 khổ thơ cuối.

+ Có ý kiến cho rằng " ...."

+ Vì sao lại thế?. Hôm nay em xin phép phân tích 3 khổ thơ cuối của bài để làm sáng tỏ ý kiến này.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Thể hiện nên cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và vô cùng yêu đời, yêu cuộc đời của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của tổ quốc mình.

- Khúc hát Nam ai - Nam bình: là một nét đặc sắc của miền Huế nói riêng và văn hóa dân tộc Việt ta nói chung.

- Nói chung, trong mắt kẻ đắm say, yêu đời như tác giả thì nhìn đâu cũng thấy thiên nhiên đẹp đẽ tươi vui, đáng yêu đáng mến, đáng vỗ ngực tự hào.

Kết đoạn:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Bình luận (0)
VT
Xem chi tiết
DL
5 tháng 2 2023 lúc 18:05

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn vào 3 khổ thơ cuối.

+ Có ý kiến cho rằng " ...."

+ Vì sao lại thế?. Hôm nay em xin phép phân tích 3 khổ thơ cuối của bài để làm sáng tỏ ý kiến này.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Thể hiện nên cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và vô cùng yêu đời, yêu cuộc đời của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của tổ quốc mình.

- Khúc hát Nam ai - Nam bình: là một nét đặc sắc của miền Huế nói riêng và văn hóa dân tộc Việt ta nói chung.

- Nói chung, trong mắt kẻ đắm say, yêu đời như tác giả thì nhìn đâu cũng thấy thiên nhiên đẹp đẽ tươi vui, đáng yêu đáng mến, đáng vỗ ngực tự hào.

Kết đoạn:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Bình luận (0)
DL
5 tháng 2 2023 lúc 17:58

Dàn ý nhé.

Mở đoạn:

- Giới thiệu tác phẩm, dẫn vào 3 khổ thơ cuối.

+ Có ý kiến cho rằng " ...."

+ Vì sao lại thế?. Hôm nay em xin phép phân tích 3 khổ thơ cuối của bài để làm sáng tỏ ý kiến này.

Thân đoạn:

- Nội dung đoạn thơ:

+ Thể hiện nên cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc và vô cùng yêu đời, yêu cuộc đời của nhà thơ trước vẻ đẹp mùa xuân của tổ quốc mình.

- Khúc hát Nam ai - Nam bình: là một nét đặc sắc của miền Huế nói riêng và văn hóa dân tộc Việt ta nói chung.

- Nói chung, trong mắt kẻ đắm say, yêu đời như tác giả thì nhìn đâu cũng thấy thiên nhiên đẹp đẽ tươi vui, đáng yêu đáng mến, đáng vỗ ngực tự hào.

Kết đoạn:

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

Bình luận (0)
 Đỗ Tuệ Lâm đã xóa
H24
Xem chi tiết
MN
5 tháng 3 2022 lúc 21:26

Em vào đây tham khảo nhé:

Bài văn Phân tích khổ 2 và 3 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, v

Bình luận (0)
BB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
CV
1 tháng 6 2020 lúc 18:21

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

Ta làm…

… xao xuyến

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các h/a “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các h/a ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

=> Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa