Những câu hỏi liên quan
PC
Xem chi tiết
HP
21 tháng 12 2021 lúc 21:07

Tham Khảo 

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

- Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

Bình luận (2)
H24
Xem chi tiết
TD
18 tháng 10 2021 lúc 16:54

Lí do xếp chung 3 văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi vào bài học Gõ cửa trái tim?

Thứ nhất: Văn bản "Chuyện cổ tích về loài người" gợi cho ta thấy về trách nhiệm của mọi vật, gia đình đối với trẻ em, với tình yêu, tình thương của gia đình, của nhà thơ đối với trẻ con.

Thứ hai: Văn bản "Mây và sóng" đã cảm hóa được người đọc về tình yêu thương của mẹ và em bé, cho ta thấy về tình cảm mẹ con vĩnh cửu, đẹp đẽ

Thứ ba: Đến với văn bản "Bức tranh của em gái tôi" , bạn đọc thấy được về tấm lòng nhân hậu, bỏ qua sự trách móc vô cớ của người anh với em gái mình. Tấm lòng thiện lành, bỏ qua những điều ích kỷ sẽ cảm hóa được những điều xấu xa.

=> Từ 3 lí do trên, ta có thể thấy các điểm chung giữa 3 văn bản: Có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha,  sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình.

t i c k nha 

hok tốt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Từ văn bản Chuyện cổ tích về loài người, Mây và sóng, Bức tranh của em gái tôi, em nhận thấy điều quan trọng nhất có thể gắn kết các thành viên trong gia đình là: tình yêu thương, lòng vị tha, bỏ qua những thói ích kỷ, sự thánh thiện, tấm lòng nhân hậu sẽ cảm hóa được những điều xấu xa, tầm thường trong cuộc sống, vượt khỏi mặc cảm, tự ti để con người có thể bảo vệ và quan tâm tới nhau hơn, hoàn thiện tính cách của mình. 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LL
Xem chi tiết
TX
29 tháng 3 2019 lúc 22:57

https://evan.edu.vn/thuat-lai-tam-trang-cua-nguoi-anh-trong-truyen-buc-tranh-cua-em-gai-toi

Tham khảo nhé!

Bình luận (0)
TX
29 tháng 3 2019 lúc 22:59

à mà đây không copy được nhỉ

Bình luận (0)
YC
29 tháng 3 2019 lúc 23:34

                   Có lẽ, tình cảm gia đình là một thứ gì đó khó nói thành lời mà mỗi khi nhắc đến con người ta lại cảm thấy ấm áp đến lạ kỳ. Tình cảm đó có thể là tình cảm con cái đối với cha mẹ, con cái đối với ông bà… Truyện “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả Tạ Duy Anh đã phản ánh chân thực tình cảm của người em gái đối với anh trai của mình

               Chỉ thông qua bức tranh, cô bé đã thể hiện được những gì mà mình muốn gửi gắm đến người anh và cũng chính bức tranh đó đã khiến người anh hiểu ra nhiều điều từ em gái thân yêu của mình.

Câu chuyện kể về tình cảm anh em trong gia đình. Ban đầu, người anh luôn khó chịu với Kiều Phương- em gái của mình vì cô bé luôn nghịch ngợm, suốt ngày bị lấm bẩn và được người anh trai đặt cho cái tên là Mèo. Đứa em gái không tỏ ra khó chịu mà còn rất thích cái biệt danh mà anh trai đã đặt và còn dùng nó để xưng hô với bạn bè. Qua đó ta có thể thấy sự hồn nhiên, ngây thơ của cô bé.

Người anh trai đã theo dõi những hoạt động của cô em gái, chính cô bé nghịch ngợm ấy đã có những hành động làm anh trai nghi ngờ. Tất cả mọi đồ đạc trong nhà đều được cô lật tung lên, ngay cả chiếc nồi cũng được cô em gái cạo trắng xóa.

Thái độ của người anh trai bắt đầu thể hiện rõ nét qua việc chú Tiến Lê đã phát hiện ra tài năng của cô bé Kiều Phương, đây chính là một thiên tài hội họa mà không hề ai biết. Chính những bức tranh mà Kiều Phương vẽ được cất giấu trong vườn đã nói lên điều đó.

Họa sĩ Tiến Lê đã nói với bố mẹ Kiều Phương, chính bố mẹ của cô bé cũng bất ngờ về tài năng của con gái mình. Kể từ khi bố mẹ biết được tài năng của Kiều Phương, người anh trai cảm thấy mình như là người thừa trong gia đình, không có tài năng gì đặc biệt để thể hiện cho bố mẹ thấy, hai anh em bắt đầu xa cách hơn và chỉ một lỗi nhỏ của cô em gái thôi thì người anh đã quát mắng, gắt um lên.

Qua việc tham gia hội thi vẽ quốc tế, Kiều Phương đã thể hiện tình cảm của mình đối với người anh trai mà bấy lâu luôn quát mắng, kho chịu với những việc làm của cô. Nhớ lời dạy của chú Tiến Lê là “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu” thì cô em gái Kiều Phương đã vẽ anh trai của mình trong một cuộc thi hết sức quan trọng đối với cô. Lúc biết tin bức tranh được giải nhất, cô bé đã ôm chầm lấy người anh trai và muốn anh đi nhận giải cùng mình. Lúc này, người anh không hiểu chuyện gì xảy ra và viện cớ đẩy nhẹ cô em gái của mình ra.

Diễn biến tâm lý của người anh mà tác giả Tạ Duy Anh đã xây dựng nên có những chuyển biến rõ rệt. Khi biết được trong bức tranh mà cô em gái đoạt giải ấy lại chính là hình ảnh của người anh. Từ một người luôn không hài lòng, khó chịu với cô em gái thì ngay lúc này, người anh lại thấy ngỡ ngàng, hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

Người anh trai ngỡ ngàng khi nhìn thấy chính bản thân mình trong bức tranh mà cô em gái vẽ, đó như là một món quà vô giá do chính tình cảm của người em gây dựng nên. Sau sự ngỡ ngàng, người anh lại cảm thấy hãnh diện vì có một cô em gái tài năng đến vậy. Không chỉ tài năng, Kiểu Phương còn là một cô em gái biết quan tâm, biết nghĩ đến anh trai của mình, ở cô còn có cả sự khoan dung và trái tim nhân hậu, vị tha. Sự xấu hổ của người anh được thể hiện tiếp theo. Người anh xấu hổ vì những gì mà mình đã đối xử với em gái, đáng ra người anh phải tự hào vì có một người em gái tài năng, biết quan tâm đến mình như thế.
               Tác giả Tạ Duy Anh đã làm cho người đọc cảm thấy thú vị và tò mò về sự thay đổi trong tâm trạng của người anh. Những gì thay đổi trong trạng thái tâm lý của người anh kể từ khi nhìn thấy bức tranh của cô em gái tuyệt vời của mình diễn ra một cách liên tục.Qua bức tranh của em gái, người anh đã hiểu rõ hơn tình cảm mà người em giành cho mình, không phải như những gì mình đã nghĩ về em gái. Truyện “Bức tranh của em gái tôi” đã xây dựng thành công cả cốt truyện lẫn nhân vật, theo đó là diễn biến tâm lý của nhân vật qua từng chi tiết của tác phẩm. Cảm ơn tác giả Tạ Duy Anh đã mang đến cho người đọc một tác phẩm hay và ý nghĩa như vậy.

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
PA
7 tháng 5 2021 lúc 15:34

đẹp zợ

Bình luận (4)
I7
7 tháng 5 2021 lúc 15:35

Vẽ đẹp thế bạn.

Bình luận (1)
NC
7 tháng 5 2021 lúc 15:38

đẹp nhất trần đời

 
Bình luận (1)
TV
Xem chi tiết
CC
6 tháng 11 2021 lúc 19:58

Cái này vẽ trên đây thì không có đâu phải tự làm!!!!

Bình luận (0)
MH
6 tháng 11 2021 lúc 19:59

bn có thể tự vẽ hoặc tra mạng nha!

Bình luận (0)
NL
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
SC
Xem chi tiết
PD
28 tháng 5 2021 lúc 16:20

1. - Sử dụng các thiên địch

    - Đẻ trứng kí sinh lên trứng(sinh vật) gây hại

     - Sử dụng vi khuẩn gây hại truyền cho sinh vật gây hại

    - Gây vô sinh diệt động vật gây hại

2. Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học :

     - Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột

     - Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật

     - Hiệu quả kinh tế

     - Đảm bảo đa dạng sinh học

     Hạn chế :

     - Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh

     - Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển

     - Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LV
28 tháng 5 2021 lúc 16:11
Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:Sử dụng đấu tranh sinh học đã mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuộtĐảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vậtHiệu quả kinh tếĐảm bảo đa dạng sinh họcHạn chế:Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam,sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.

K NHA

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
SC
28 tháng 5 2021 lúc 16:13

Cảm ơn bạn nha

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
GL
Xem chi tiết
NN
2 tháng 2 2018 lúc 19:21

Tùng, tùng, tùng…, một hồi trống ngắn vang lên báo hiệu đã đến giờ ra chơi sau tiết hai. Từ các cửa lớp, học sinh ùa ra như ong vỡ tổ. Sân trường đang vắng vẻ, lặng lẽ, phút chốc đã rộn rã tiếng nói tiếng cười của mấy trăm học sinh đang tung tăng chạy nhảy.

Một hồi trống dài thôi thúc, báo hiệu tiết mục thể dục giữa giờ bắt đầu. Chúng em nhanh nhẹn xếp thành hàng đúng theo vị trí quen thuộc, mỗi người cách nhau một sải tay. Theo tiếng trống, từng động tác được thực hiện nhịp nhàng đều đặn. Những tấm thân mềm mại quay trái, quay phải và bao gương mặt hồn nhiên tươi rói dưới ánh nắng mai.

“Khỏe, khỏe!” Tiếng hô đồng thanh vang động cả sân trường làm cho mấy chú chim sâu, chim sẻ sợ hãi bay vút lên cao.

Tiếp sau đó là giờ chơi của chúng em. Mỗi nhóm tìm đến một góc sân để chơi những trò quen thuộc như: nhảy dây, đuổi bắt, kéo co… Dưới gốc cây bàng già, bốn bạn nữ Thu, Ngọc, Lan, Hương đang chụm dầu vào nhau, không biết kể chuyện gì mà cùng cười rúc rích. Cách đó không xa, tốp nam lớp 6C đá cầu. Trái cầu làm bằng những vòng cao su tròn nhiều màu, ở giữa cắm mấy chiếc lông ngỗng trắng, vun vút bay đi bay lại. Tiếng bàn tán nổi lên, xen lẫn tiếng cười nói thật là vui nhộn, ổn ào nhất là đám kéo co. Mỗi bên có tới hàng chục người, người này ôm ngang lưng người khác. Đứng đầu hai bên là Nam và Đức, hai bạn đều to khỏe ngang nhau. Sau tiếng hô dõng dạc của trọng tài Hoàng, hai bên cong lưng, xoãi chân, bậm môi, ra sức kéo. Một hồi lâu vẫn chưa phân thắng bại. Bất chợt, Nam buông tay làm cho các bạn té ngửa, nằm chồng lên nhau ngổn ngang dưới đất. Những tràng vỗ tay, reo hồ vang động.

Giờ chơi trôi qua nhanh chóng. Tiếng trống báo giờ vào học đã điểm. Chúng em nhanh nhẹn trở về lớp, gương mặt ai nấy đều toát lên vẻ vui tươi, rạng rỡ thật đáng yêu. Thời gian ra chơi tuy ngắn nhưng đã đem lại cho chúng em sự thoải mái về mặt thể chất và tinh thần để chúng em tiếp tục học tập được tốt hơn.

Bình luận (0)
H24
2 tháng 2 2018 lúc 19:24

Sau ba tiết học đầu giờ là giờ ra chơi. Đối với chúng em, giờ ra chơi vui biết bao. Sân trường thật sự là sân chơi náo nhiệt, đầy ắp tiếng cười.

Sân trường đang yên ắng bỗng vang lên ba tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi. Tiếng học sinh reo lên mừng rỡ gần như đồng thanh cùng một lúc với tiếng xếp vở nghe rào rào. Từ các cửa lớp học, học sinh ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Các thầy cô giáo thong thả đi về phòng hội đồng. Từng tốp học sinh chơi đùa dưới gốc bàng, gốc phượng. Các bạn gái chơi nhảy dây, chơi ô quan. Các bạn trai chơi đá cầu. Quả cầu be bé bay chuyền từ chân bạn này sang bạn khác rất ngoạn mục, làm cho một số bạn xung quanh vui vẻ hò reo, cổ vũ. Trên hành lang lớp học, một số bạn chơi xếp hình hoặc trao đổi bài và trò chuyện. Một vài nhóm bạn rủ nhau vào thư viện mượn sách hoặc đến căng-tin mua đồ chơi, đồ dùng học tập. Cạnh cột cờ, học sinh các lớp đang chơi cướp cờ. Cảnh tượng các bạn vờn quanh ô cờ, tìm cách cướp cờ nom hồi hộp, vui đáo để. Những em học lớp một, lớp hai chơi trò “Cá sấu lên bờ” hay trò “Rồng rắn lên mây”. Tiếng các em hát bài vè rồng rắn lẫn tiếng hô cướp cờ, tiếng trò chuyện râm ran làm sân trường ồn ã, hoạt náo hẳn. Gần cổng trường, các bạn gái chơi lò cò, nhảy cao, kéo co cũng không kém phần sôi nổi. Thú vị nhất chắc là nhóm bạn chơi trò bắn bi. Học sinh lớn bé nào cũng thích làm người thiện xạ nên rất hăng say chơi bắn bi. Tiếng bi bắn trúng va vào nhau lách cách, lách cách lẫn tiếng các bạn ồ lên thán phục thật vui. Bạn nào thắng hai ván liền sẽ được công kênh rước kiệu rất oai. Một số bạn chơi trốn tìm cười giòn giãvang động một góc sân. Bỗng ba tiếng trống vang lên. Học sinh nhanh nhẹn xếp hàng tập thể dục giữa giờ. Sân trường đang huyên náo trở nên trật tự. Đội hình thể dục thẳng tắp, đều đặn của học sinh trong màu áo quần đồng phục xanh trắng thật đẹp mắt. Đội trưởng Sao Đỏ gõ trống ra hiệu tập thể dục. Hết bài thể dục, chúng em đi từng hàng một về lớp của mình. Sân trường yên ắng, chỉ có nắng nhảy nhót trên sân, chim chuyền cành gọi nhau lích rích, chị Gió trò chuyện cùng bác Bàng, cô Phượng Vĩ lao xao rì rào.

Giờ ra chơi giúp chúng em vui chơi sau những tiết học chăm chú, mệt mỏi. Chúng em được vận động, thư giãn tự do nhưng có nền nếp. Bài tập thể dục giữa giờ của giờ chơi giúp chúng em có thể hình đẹp, khoẻ khoắn hơn. Em rất thích giờ ra chơi và thật hạnh phúc được học tập, vui chơi hồn nhiên như thế.

Bình luận (0)
GL
2 tháng 2 2018 lúc 19:24

bạn ưi cho mk dàn ý nx nha

Bình luận (0)