dàn ý giới thiệu danh lam thắng cảnh Phú Quốc
viết đoạn văn thuyết minh giới thiệu danh lam thắng cảnh đảo phú quốc
Tham khảo
Việt Nam gắn liền với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, được nhiều người trong và ngoài nước biết đến, từ những món quà, sản vật của tạo hóa đến những công trình kiến trúc vĩ đại mang nét đẹp tôn giáo và thời đại.
Trong đó không thể không kể đến hòn đảo lớn nhất Việt Nam- đảo Phú Quốc, tập trung nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng Việt Nam và thế giới.
Đảo Phú Quốc là một hòn đảo nằm trong huyện xã Phú Quốc, thuộc tỉnh Kiên Giang, nằm trong vịnh Thái Lan, ngoài ra huyện đảo Phú Quốc còn được UNNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Cấu tạo của đảo Phú Quốc chủ yếu từ những loại đá trầm tích tụ hàng ngàn năm mà thành, nơi đây từng là địa điểm mà người Hoa di cư sang trong đó có Mạc Cửu được chúa Nguyễn cho làm tổng binh cai trị đảo đất xưa vào thế kỷ 18, và chính thức thuộc chủ quyền nước ta vào năm 1855.
Không chỉ vậy, nơi đây còn được nhắc tới với nhiều giai thoại lịch sử, truyền thuyết như bà Kim Giao_ người hoàng tộc Chân Lạp, có công khai phá đất đai trồng trọt gắn liền với hình ảnh những con trâu, giếng tiên_gắn liền với giai thoại Nguyễn Ánh chạy trốn khỏi sự truy đuổi của nghĩa quân Tây Sơn, Khuyển vương_ sự tích của loài chó Phú Quốc ngày nay rằng chúng có nguồn gốc từ Ấn Độ dương đến Phú Quốc từ thuyền cướp biển, ông Đạo Đụng_ người dân xưa Phú Quốc được cho là đã đắc tạo thành tiên,…
Thuộc khu vực lãnh thổ Việt Nam, đảo Phú Quốc cũng mang kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy vậy đảo nằm gần xích đạo nên nơi đây phân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa.
Mặc dù nhiệt độ vào mùa khô của Phú Quốc kỷ lục tới 38 độ c nhưng thời tiết nơi đây luôn rất mát mẻ.
Không phải tự nhiên mà Phú Quốc trở thành một điểm đến nổi tiếng, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến thăm, nơi đây có nhiều những bãi biển trải dài, mang những vẻ đẹp riêng, thơ mộng, tĩnh lặng như Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Cát Lấp,…..
Trong đó Bãi Dài được thế giới mệnh danh là một trong những bãi biển đẹp hoang sơ nhất, vì thế Bãi Dài luôn có số lượng lớn người tới thăm, chủ yếu là khách nước ngoài, tuy nổi tiếng là thế nhưng Bãi Dài rất ít được người Việt biết đến.
Ngoài ra Phú Quốc còn có hệ sinh thái động – thực vật phong phú thông qua công tác bảo tồn của vườn quốc gia Phú Quốc, khu bảo tồn biển Phú Quốc cùng vườn thú bán hoang Dã đầu tiên của Việt Nam, có danh lam nổi tiếng Suối Tranh nằm trong hang tạo nên một vẻ đẹp trầm lặng mà huyền ảo.
Không chỉ vậy, đảo Phú Quốc còn có những công trình kiến trúc văn hóa đặc trưng cho tôn giáo hoặc mang những vết tích của triều đại lịch sử hay như chùa Hộ Quốc_ ngôi chùa lớn nhất đảo được khởi công năm 2011, thờ Đức Ông; chùa Sư Muôn được dựng lên bởi Nguyễn Kim Môn vào đầu thế kỷ 20 dưới thời Pháp thuộc thờ Phật giáo; chùa Sùng Hưng chưa rõ người thành lập là ngôi chùa cổ nhất được xác định xây dựng vào thế kỷ XIX thờ Phật giáo,…
Kiến trúc của các chùa đều mang những nét cổ kính, thiêng liêng, mang đậm màu sắc tôn giáo. Với những tiềm năng phát triển như vậy, Phú Quốc thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tiêu biểu với công trình Công viên giải trí Vinpearl land.
Không chỉ vậy, đất Phú Quốc còn nổi tiếng với loài chó Phú Quốc với những đặc điểm đặc trưng như ở phía lưng có bờm lông dựng đứng cùng vòng xoáy với bốn chân dài, thân hình chúng thon và chắc khỏe.
Về nét đẹp văn hóa của Phú Quốc thì nơi đây được coi là đất phát tích của Đạo Cao Đài – Đạo Trời thờ Thượng đế được coi là Đấng sáng lập Đạo Trời và vũ trụ trong Đạo này.
Có thể nói đảo Phú Quốc mang lại với Kiên Giang nói chung và Việt Nam nói riêng những giá trị to lớn về lịch sử và văn hóa.
Về giá trị lịch sử, Phú Quốc xuất hiện vết tích con người sinh sống từ thế kỷ X, trải qua gần 11 thể kỷ với những thăng trầm của lịch sử nơi đây đã chứng kiến những sự đổi thay từ thời chúa Nguyễn đến khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, cùng với chiến tranh giữa người Khmer Đỏ với quân ta năm 1975 hay quân đội Tưởng Giới Thạch từng chạy trốn đến nơi đây.
Về giá trị văn hóa, đảo Phú Quốc lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa tôn giáo như đạo Cao Đài, Phật giáo,….
qua những công trình chùa chiền, đền miếu hay những tục lệ, lễ hội địa phương như lễ hội Nguyễn Trung Trực, lễ Dinh Bà Ông Lăng, lễ Nghing Ông,….
Ngoài ra đảo Phú Quốc còn mang lại nguồn lợi khổng lồ từ những lượt khách du lịch đến tham quan nơi đây cho địa phương cũng như nhà đầu tư, nổi tiếng với nhiều loại đặc sản như mắm Phú quốc, còi biên mai, tiêu Phú Quốc, cá khô Thiều, rượu Sim, nấm Tràm, rượu mỏ quạ, rượu Hải Mã, Hải Sản, Ngọc trai biển, Cá bớp, Điều Phú Quốc, Cá Trích cùng với đặc sản hồ tiêu Phú Quốc.
Nói chung, đảo Phú Quốc chiếm một vị thế quan trọng đối với Việt Nam về nhiều mặt; đem những nét đẹp văn hóa và thiên nhiên, đặc sản Việt Nam đến gần hơn với bạn bè quốc tế.
Chính vì thế, những giá trị ấy cần được bảo tồn và duy trì phát huy những giá trị ấy để truyền lại cho thế hệ nay và mai sau
Lập dàn ý giới thiệu về một danh lam thắng cảnh ở Bình Dương
1. Mở bài
Giới thiệu chung:
- Chùa Hội Khánh là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
- Sau Tết Nguyên Đán là dịp chùa Hội Khánh mở hội. Hội chùa kéo dài gần như suốt mùa xuân.
2 .THân bài:
Ngôi chùa Hội Khánh tọa lạc dưới chân đồi, cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một 500m về hướng Đông, số 35 đường Bác sĩ Yersin, phường Phú Cường, Thị xã Thủ Dầu Một, là một công trình kiến trúc tôn giáo, nhệ thuật lớn nhất tỉnh, được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia ngày 07/01/1993.
gt chùa:
Chùa Hội Khánh là một ngôi chùa cổ Phật giáo được Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) khai sơn năm Cảnh Hưng thứ 2, đời Lê Hiển Tông, tức năm Tân Dậu (1741) ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
+ Vị trí của chùa Hội Khánh:
Chùa nằm cách đường cái 150 m. Sau cổng Tam Quan có chạm rồng phụng chùa tọa trên một vùng dất yên tỉnh với nhiều cây cối, đặc biệt là có bốn cây dầu đã được trồng hơn một thế kỷ không bao lâu sau khi chùa được xây lại.
+
Đặc biệt, Chùa Hội Khánh ở Bình Dương còn gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại đây.
Năm 1993, Chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.
+ Kiến trúc của chùa:
Dù được trùng tu và mở rộng nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu. Nét nỗi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, đặc biệt phần lớn những di tích, cổ vật hàng mấy trăm năm được bảo tồn lưu giữ cho đến nay. Hội Khánh còn được xem là ngôi chùa tiêu biểu cho đặc điểm chung của các ngôi chùa cổ Bình Dương.
Về cấu trúc chùa gồm bốn phần chính:
Tiền điện – chánh điện.giảng đường kiến trúc này có 92 cột gỗ quý.Đông lang.Tây lang chùa bố trí theo kiểu “sắp đôi” nối liền nhau với kiến trúc “trùng thềm, trùng lương”.Đây là biến tấu đặc biệt trong kiến trúc theo truyền thống chùa cổ xứ Nam Kỳ.
+Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu “sấp đội”, nối liền nhau theo thức “trùng thềm điệp ốc”, một dạng thức kiến trúc phổ biến đối với đình, chùa ở xứ Đàng Trong bấy giờ
+ Trong khuôn viên Chùa có 4 kiến trúc mang tên 4 thánh tích gắn với Đức Phật, gồm vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh); Bồ Đề đạo tràng (nơi Đức Phật thành đạo), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn).
-
Kết bài:
*Cảm nghĩ của bản thân.
Giới thiệu 1 danh lam thắng cảnh của hoa lư ninh bình( lập dàn ý)
Mở bài
– Giới thiệu về danh lam thắng cành bạn cần thuyết minh.
– Nêu cảm nhận chung về danh lam thắng cảnh đó
Thân bài
1. Giới thiệu vị trí địa lí:
– Địa chỉ/ nơi tọa lạc?
– Diện tích nơi đó? Rộng lớn hay nhỏ?
– Cảnh vật xung quanh ra sao?
– Có thể đến đó bằng phương tiện gì?
+ Phương tiện du lịch: xe du lịch,…
+ Phương tiện công cộng: xe máy, xe buýt,…
2.Nguồn gốc: (lịch sử hình thành)
– Có từ khi nào?
– Do ai khởi công (làm ra)?
– Xây dựng trong bao lâu?
3.Cảnh bao quát đến chi tiết:
a) Cảnh bao quát:
– Từ xa,…
– Nổi bật nhất là…
– Cảnh quan xung quanh…
b)Chi tiết:
– Cách trang trí:
+ Mang đậm nét văn hóa dân tộc.
+ Mang theo nét hiện đại.
– Cấu tạo.
4.Giá trị văn hóa, lịch sử:
– Lưu giữ:
+ Tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử, quá khứ của ông cha ta.
+ Tô điểm cho… ( TP HCM, Nha Trang, Việt Nam,…), thu hút khách du lịch.
– Một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng/ thú vị/ hấp dẫn/ thu hút khách du lịch.
Kết bài
Nêu cảm nghĩ về đối tượng.
Dàn ý chi tiết bài văn Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Chùa Hương
Mở bài
Đất nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng.Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh đó.Phong cảnh chung của chùa Hương đã để lại trong lòng khách du lịch thập phương những ấn tượng khó quên.Chùa Hương có đặc điểm riêng mà những danh lam thắng cảnh khác không có.Thân bài
Giới thiệu những nét chung về chùa Hương
Chùa Hương là cách gọi trong dân gian. Trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ phật, vài ngôi đền thờ thần, một số ngôi đền thờ tín ngưỡng nông nghiệp.Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Trung tâm của cụm đền, chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.Đặc điểm nổi bật của chùa Hương
+ Quần thể chùa Hương là sự kết hợp hài hòa, tuyệt vời giữa kì công thiên nhiên với sự tạo dựng bởi bàn tay tài hoa của con người.
+ Ớ đây có sông suối, núi non, ruộng dồng. Tất cả tạo nên bức tranh thiên nhiên đa dạng, phong phú sắc màu, đẹp như một bức tranh sơn thủy.
+ Quần thể chùa Hương có nhiều công trình nằm rải rác. Đế vào được khu trung tâm, ta lên đò ở bê’n Đục. Dọc theo con suôi Yến khoảng mây km, ta xuống đò ở bến Trò. Từ đó, ta đi bộ, đi cáp treo lên động Hương Tích.
+ Khu vực chính của chùa Ngoài còn gọi là chùa Trò (còn có tên khác là chùa Thiên Trù). Tam quan của chùa được cất lên ba khoảng sân rộng lát gạch. Sân thứ ba dựng tháp chuông với ba tầng mái.
+ Chùa chính, tức chùa Trong không phải là một công trình nhân tạo mà là một động đá thiên nhiên. Ớ lối xuống hang có cổng lớn. Trên cổng có ghi: “Hương Tích động môn”. Qua cổng là con dốc dài, lối đi xây thành 120 bậc lát đá. Vách động có 5 chữ “Nam thiên đệ nhất động” (Động đẹp nhất trời Nam). Đó là bút tích của chúa Trịnh Sâm khi đến thăm Hương Sơn.
+ Trong động có pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Xung quanh là những nhũ đá lớn được gọi là cây vàng, cây bạc, buồng tằm, nong kén, núi cô, núi cậu… Đặc biệt, trên vòm động có hình 9 con rồng.
Giới thiệu về lễ hội chùa Hương
Ngày 6 tháng giêng là ngày khai hội chùa Hương. Lễ hội kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế.Mùa xuân, khi đất trời giao hòa, thiên nhiên tươi tốt cũng là lúc du khách từ khắp nơi tưng bừng trẩy hội.Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam.Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng, sông SUỐI,… và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn, với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Có lẽ vì vậy mà du khách thập phương đã nô nức về đây với mong muốn được thắp một nén tâm hương.Kết bài
Chùa Hương là một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung.Trước một danh thắng như vậy, các vị vua chúa và các vị nho nhã đã không tiếc lời thán phục. Ngoài bút tích của chúa Trịnh Sâm để lại, có biết bao thi nhất đã hết lời ngợi ca Hương Sơn như: Chu Mạnh Trinh, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, Xuân Diệu, Chế Lan Viên…Bài thơ Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp viết vào thế kỉ XX là một bài thơ rất hay. Bài thơ này đã được hai nhạc sĩ phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng. Trên các con đò xuôi dòng suôi Yến luôn vang lên bài hát này.Quần thể Hương Sơn giờ đây không chỉ còn là giá trị của một vùng miền, mà là di tích quốc gia, cũng là giá trị văn hóa tâm linh của dân tộc.Những ai chưa một lần đến chùa Hương hãy về đây để được thưởng ngoạn vẻ đẹp quyến rũ của quần thể Hương Sơn này.Lập dàn ý giới thiệu về 1 danh lam thắng cảnh địa phương mà em biết (Ở tỉnh bình dương
Hãy giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương nơi em sinh sống (Phú Thọ)
-Tên di tích hoạc danh lam thắng cảnh? Ởđâu?
-Danh lam thắng cảnh, di tích đó có từ bao giờ hoặc được phát hiện khi nào? Do ai? Nhân tạo hay vẻ đẹp tự nhiên?
-Vẻ đẹp và sức hấp dẫn?
-Ý nghĩa lịch sử?
-Gía trị kinh tế, du lịch và danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử?
Tham khảo dàn ý nha em:
I. Mở bài
- Giới thiệu về di tích lịch sử đền Hùng.
II. Thân bài
1. Lịch sử hình thành
- Vua Hùng lựa chọn để đóng đô.
2. Đặc điểm
- Vị trí: nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
- Gồm bốn đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng và đền Giếng.
- Điểm bắt đầu của Khu di tích là Đại Môn, xây năm 1917 theo kiểu vòm uốn.
- Đền Hạ: xây vào thế kỷ 17 - 18, cấu trúc chữ Nhị, được tương truyền là nơi Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở thành trăm người con.
- Chùa Thiên Quang: nằm kề bên đền Hạ, được xây vào thời Trần.
- Đền Trung: tên chữ là Hùng Vương Tổ Miếu, tồn tại từ thời Lý - Trần, cấu trúc đơn giản hình chữ Nhất. Tại đây Lang Liêu đã dâng lên vua cha bánh chưng nhân dịp lễ tết.
- Ðền Thượng: nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh, thờ Thánh Gióng và vua Hùng.
- Lăng vua Hùng: là mộ của Hùng Vương thứ 6. Lăng được thiết kế theo cấu trúc hình vuông với cột liền tường và hướng mặt về phía đông nam. Bên trong lăng có xây dựng mộ vua Hùng.
- Đền Giếng: nằm ở phía Đông Nam chân núi Nghĩa Lĩnh. Đền xây vào thế kỷ 18, đây là ngôi đền mà hai cô con gái vua là Tiên Dung và Ngọc Hoa đã từng ngang qua, tại đây họ thường soi gương và chải tóc.
3. Ý nghĩa văn hóa, tín ngưỡng của khu di tích
- Thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta từ ngàn đời xưa.
- Là di sản có giá trị sâu sắc thể hiện tình cảm, sự biết ơn sâu sắc đến các thế hệ đi trước, đặc biệt là đối với vua Hùng, người đã tiên phong khai sinh nên bờ cõi nước Việt.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của khu di tích đền Hùng.
Hãy sắp xếp các dòng sau theo nhau một trình tự hợp lí thành bố cục của bài văn thuyết minh về di tích, danh lam thắng cảnh?
1. Giới thiệu khái quát về di tích, danh lam thắng cảnh đó.
2. Giới thiệu vị trí, ý nghĩa của di tích, danh lam thắng cảnh đó đối với cuộc sống của nhân dân địa phương ngày hôm nay.
3. Giới thiệu di tích, danh lam thắng cảnh theo một trình tự hợp lí (từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại).
A. 1-2-3
B. 1-3-2
C. 3-1-2
D. 2-3-1
Giới thiệu một danh lam thắng cảnh mà em biết ( Nếu là Đền Hùng ở Phú Thọ thì càng tốt nha )
Tham khảo:
Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ.
Tham khảo:
Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.
Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.
Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.
Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.
tham khảo :
Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.
Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.
Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
lập dàn ý cho 2 bài sau:
bài 1: viết dàn ý về 1 danh lam thắng cảnh
bài 2: viết dàn ý về 1 danh lam thắng cảnh đó là thuỷ điện hoà bình
mấy bạn giúp mik vs mik cảm ơn
Tham khảo:
Đề 1:
I. Mở bài
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội.
- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng học sinh xuất sắc và nơi tổ chức hội thơ hằng năm vào ngày rằm tháng giêng.
II. Thân bài
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Văn Miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông.
- Năm 1076. Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam.
- Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử Giám thành Quốc Học Viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc. Chức năng trường Quốc học ngày càng nổi bật hơn chức năng của một nơi tế lễ..
- Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất được vua Trần Nghệ Tông cho thờ ở Văn Miếu bên cạnh Khổng Tử.
- Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành.
- Vào năm 1484, Lê Thánh Tông cho dựng bia tiến sĩ của những người thi đỗ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp) Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm một lần, đúng 12 khoa thi).
- Năm 1762, Lê Hiển Tông cho sửa lại là Quốc Tử Giám - cơ sở đào tạo giáo dục cao cấp của triều đình.
- Đời nhà Nguyễn, Quốc Tử Giám lập tại Huế.
- Năm 1802, vua Gia Long ấn định đây là Văn Miếu - Hà Nội và cho xây dựng Khuê Văn Các, với một chức năng duy nhất là nơi thờ tự Thánh hiền. Trường Giám cũ ở phía sau Văn Miếu lấy làm nhà Khải thánh để thờ cha mẹ Khổng Tử.
- Đầu năm 1947, giặc Pháp nã đạn đại bác làm đổ sập căn nhà, chỉ còn cái nền với hai cột đá và 4 nghiên đá. Ngày nay, ngôi nhà này đã được phục dựng theo kiến trúc cùng thời với quần thể các công trình còn lại.
2. Kết cấu
- Nhà Thái học có ba gian, có tường nang, lợp bằng ngói đồng.
- Nhà giảng dạy ở phía đông và tây hai dãy đều 14 gian.
- Phòng học của học sinh tam xá đều ba dãy, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian 2 người.
- Khuôn viên được bao bọc bởi bốn bức tường xây bằng gạch Bát Tràng.
- Quần thể kiến trúc Văn Miếu - Quốc Tử Giám được bố cục đăng đối từng Khu, từng lớp theo trục Bắc Nam, mô phỏng tổng thể quy hoạch khu Văn Miếu thờ Khổng Tử ở quê hương ông tại Khúc Phụ, Sơn Đông, Trung Quốc.
- Phía trước Văn Miếu có một hồ lớn gọi là hồ Văn Chương, tên cũ xưa gọi là Thái Hồ. Giữa hồ có gò Kim Châu, trước đây có lầu để ngắm cảnh.
- Ngoài cổng chính có tứ trụ, hai bên tả hữu có bia “Hạ Mã”, xung quanh khu vực xây tường cao bao quanh.
- Cổng Văn Miếu xây kiểu Tam quan, trên có 3 chữ “Văn Miếu Môn” kiểu chữ Hán cổ xưa.
- Trong Văn miếu chia làm 5 khu vực rõ rệt, mỗi khu vực đều có tường ngăn cách và cổng đi lại liên hệ với nhau:
+ Khu thứ nhất: bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung Mòn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Mòn và Đạt Tài Môn.
+ Khu thứ hai: từ Đại Trung Môn vào đến Khuê Văn Các (do Đức Tiền Quân Tổng trấn Bắc Thành Nguyễn Văn Thành cho xây năm 1805).
+ Khu thứ ba: gồm hồ nước Thiên Quang Tỉnh (nghĩa là giếng soi ánh mặt trời).
+ Khu thứ tư: là khu trung tâm và là kiến trúc chủ yếu của Văn Miếu, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Toà ngoài nhà là Bái đường, toả trong là Thượng cung.
+ Khu thứ năm: là khu Thái Học, trước kia đã có một thời kỳ đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ Khổng Tử, nhưng đã bị phá huỷ. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000.
- Trong Văn Miếu có tượng Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử).
- Ở điện thờ Khổng Tử có hai cặp hạc cưỡi trên lưng rùa.
- Hình ảnh hạc chầu trên lưng rùa biểu hiện của sự hài hoà giữa trời và đất. giữa hai thái cực âm - dương.
3. Ý nghĩa
- Là hình ảnh tiêu biểu của Hà Nội.
- Là nơi tượng trưng cho truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
III. Kết bài
- Vào tháng 3/2010, 82 tấm bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
- Đến ngày 27/7/2011, 82 bia Tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.
- Di tích làm rạng rỡ văn hóa, lịch sử sâu rộng của dân tộc Việt Nam; tôn vinh nền văn hóa, nền giáo dục, truyền thống hiếu học, hiếu nghĩa, tôn sư trọng đạo, quý đức, quý tài của dân tộc Việt Nam.
- Trao đổi và xác định những nội dung cần trình bày về sản phẩm
- Đề xuất cách bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên quê hương.
Gợi ý:
+ Giới thiệu với mọi người về vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương;
+ Thực hiện các quy định về bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương;
+ Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn vẻ đẹp danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên ở địa phương.
Tham khảo
Những nội dung cần trình bày về sản phẩm:
+ Nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên
+ Ấn tượng, tình cảm của của em với danh lam đó
+ Lí do em lựa chọn hình thức thiết kế sản phẩm
+ Thông điệp
- Cách bảo tồn:
+ Thực hiện các quy định về bảo tồn
+ Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn.