ZH

Những câu hỏi liên quan
ZH
NM
15 tháng 12 2021 lúc 14:11

\(1,\Leftrightarrow x^2-3x-4x+12=0\\ \Leftrightarrow\left(x-3\right)\left(x-4\right)=0\\ \Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}x=3\\x=4\end{matrix}\right.\\ 2,\Leftrightarrow4\left(x-3\right)+40=5x\\ \Leftrightarrow4x+28=5x\Leftrightarrow x=28\)

Bình luận (0)
ZH
AH
22 tháng 12 2021 lúc 10:14

Lời giải:
ĐKXĐ: $x\neq 0$

$A=\frac{2x^2}{2x^2-x}=\frac{2x}{2x-1}=\frac{2x-1+1}{2x-1}=1+\frac{1}{2x-1}$

Để $A$ nguyên thì $\frac{1}{2x-1}$ nguyên 

$\Rightarrow 2x-1\in Ư(1)$

$\Rightarrow 2x-1\in \left\{1; -1\right\}$

$\Rightarrow x\in \left\{1; 0\right\}$

Vì $x\neq 0$ nên $x=1$ là kết quả duy nhất.

Bình luận (0)
ZH
NT
23 tháng 3 2022 lúc 16:13

a.\(\left|2-3x\right|=-1\left(vô.lí\right)\)

Vậy pt vô nghiệm

b.\(\Leftrightarrow4x=5,8\)

  \(\Leftrightarrow x=1,45\)

c.\(ĐK:x\ne1\)

\(\Rightarrow\dfrac{3}{x-1}+\dfrac{2}{x^2+x+1}=\dfrac{3x^2}{\left(x-1\right)\left(x^2+x+1\right)}\)

\(\Leftrightarrow\dfrac{3\left(x^2+x+1\right)+2\left(x-1\right)}{\left(x-1\right)\left(x^2+x+1\right)}=\dfrac{3x^2}{\left(x-1\right)\left(x^2+x+1\right)}\)

\(\Leftrightarrow3\left(x^2+x+1\right)+2\left(x-1\right)=3x^2\)

\(\Leftrightarrow3x^2+3x+3+2x-2-3x^2=0\)

\(\Leftrightarrow5x=-1\)

\(\Leftrightarrow x=-\dfrac{1}{5}\left(tm\right)\)

Vậy \(S=\left\{-\dfrac{1}{5}\right\}\)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
28 tháng 3 2020 lúc 17:40

\(5x\left(x^2+1\right)=0\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}5x=0\\x^2+1=0\end{cases}}\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=0\\x^2=-1\end{cases}}\)

\(\Leftrightarrow\orbr{\begin{cases}x=0\\x\in\varnothing\end{cases}}\)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NH
Xem chi tiết
NH
26 tháng 8 2018 lúc 16:07

I. Mở bài: giới thiệu về cái quạt
Ví dụ:
Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, chính vì thế mà thời tiết nước ta rất nóng bức. sự nóng bức biểu hiện rất rõ ràng vào mùa hè. Mỗi khi mùa hè đến, khí hậu nước ta rất nóng, nhất là các tỉnh miền trung và miền Nam. Để xua đi cái nóng đó thì nhiều người đã dùng nhiều cách để có cách giải nóng hiệu quả nhất dành cho mình. Một cái quạt là dụng cụ cần thiết cho mỗi gia đình.
II. Thân bài: thuyết minh về cái quạt
1. Khái quát về cái quạt:

Quạt là một thiết bị sử dụng điện Dùng làm mát cho con người Được sử dụng rất rộng rãi

2. Chi tiết về cái quạt:
- Nguồn gốc của quạt:

Quạt được phát minh bởi nhà khoa học Mĩ, ban đầu được chạy bằng hơi nước Máy quạt hiện đại nhất hiện nay chjay bằng điện và sử dụng rất rộng rãi hiện nay

- Các loại quạt:

Quạt treo tường Quạt để bàn Quạt đứng Quạt trần Quạt âm trần Quạt âm tường Quạt hút gió Quạt thổi gió

- Cấu tạo quạt:

Cánh quạt: quay tạo ra hơi mát khi sử dụng Bộ phận điều khiển: có các mức độ mạnh yếu tùy theo người sử dụng chọn Thân quạt: có thể chỉnh cao thấp tùy thích Chân quạt: giữ quạt cân bằng Lồng quạt: bảo vệ cánh quạt và sự nguy hại của cánh quạt với con người.

- Chức năng của quạt:

Quạt mát Điều hòa không khí

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về cái quạt
Ví dụ:
Với thời tiết hiện nay, trái đất ngày càng nóng lên thì con người không thể chịu được cái sự oai bức của nắng nóng. Chính vì thế mà quạt là vật dụng rất cần thiết cho mỗi gia đình.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Thuyết minh về cái quạt” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Nguồn: http://vforum.vn/

Bình luận (0)
NM
28 tháng 8 2018 lúc 20:59

https://text.123doc.org/document/3844965-bai-van-dan-y-chi-tiet-thuyet-minh-ve-cay-quat-dien-lop-9.htm...còn rất nhiều trên mạng nhé c

Bình luận (0)
NH
26 tháng 8 2018 lúc 20:33

@Thảo Phương @Mai Nguyễn

Bình luận (0)
KK
Xem chi tiết
OO
13 tháng 11 2018 lúc 22:24

không có nhé

Bình luận (0)
HJ
13 tháng 11 2018 lúc 22:25

ah ko làm j có ước của 0

Bình luận (0)
LL
13 tháng 11 2018 lúc 22:25

0 là thi có bội và ước nhé

Bình luận (0)
BV
Xem chi tiết
LL
Xem chi tiết
NA
12 tháng 7 2018 lúc 8:42

Sống trong xã hội, con người cần có thái độ như thế nào đối với những người đã giúp đỡ mình. Trước mắt ta, thiếu chi những kẻ trâng tráo vô ơn làm nên những hiện tượng “ăn cháo đá bát” mà nhân dân ta ai cũng cực lực phê phán.

Những kẻ ấy đã không hiểu được một đạo lí truyền thống của dân tộc ta đã được đúc kết từ thực tế, một mối quan hệ cần thiết trong đời sống con người đó là: uống nước nhớ nguồn. Ta nên hiểu câu tục ngữ này ra sao? Trong cuộc sống hiện nay, ý nghĩa của câu trên càng trở nên sâu sắc hơn như thế nào?

Trước tiên, ta cần hiểu thế nào là uống nước nhớ nguồn. Câu tục ngữ đã bắt đầu bằng một hình ảnh cụ thể, để thấy và để hiểu đó là uống nước. Uống nước là thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động hay thành quả đấu tranh cách mạng của các thế hệ trước đã qua rồi còn để lại. Nguồn là nơi xuất phát dòng nước. Nói rộng hơn, là nguyên nhân dẫn đến là con người: Cá nhân hay tập thể đã đổ tâm huyết và công sức làm ra thành quả do uống nước nhớ nguồn là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của ông cha chúng ta đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai, đang và sẽ thừa hưởng thành quả được tạo nên do công lao của bao thế hệ người đi trước.

Có điều là vì sao uống nước phải nhớ nguồn cũng như ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây? Điều này thật là dễ hiểu! Bởi vì trong thiên nhiên cũng như trong xã hội, không có bất cứ một sự vật nào, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động làm nên cả. Giống như hoa thơm trái ngọt phải có người trồng cây đổ biết bao mồ hôi công sức, đôi khi cả xương máu nữa cũng phải để cây cối xanh non, tươi tốt. Của cái vật chất trong xã hội cũng vậy, cũng đều cần đến bàn tay khối óc cần lao của người lao động khổ công nhọc trí làm ra.

Ngay cả đến một dái đất nước giàu đẹp của chúng ta hiện nay cũng chính là thành quả của biết bao thế hệ cha ông đã đổ máu xương công sức ra gây dựng tiếp truyền cho. Trong phạm vi hạn hẹp hơn là gia đình, thì con cái là "thành quả" do các bậc cha mẹ đã sinh thành dưỡng dục. Người thừa hưởng sử dụng các thành quả đó phải biết đến công lao của những người tạo ra chúng. Vì thế nhớ nguồn là đạo lí tất yếu.

Ân nghĩa, thủy chung, không quên công lao của tổ tiên từ đó đã là một trong những phẩm chất tốt đẹp đã trở thành truyền thống cao quý của con người Việt Nam. Ta đã từng bắt gặp tình cảm ấy trong ca dao, tiếng nói tâm tình của dân tộc ta:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi bưng bát cơm đầy ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã một nắng hai sương, muôn phần cay đắng để làm nên dẻo thơm một hạt. Nói cách khác, được thừa hường cuộc sống thanh bình, no ấm hiện nay nhất thiết ta phải khắc ghi công lao của các vị anh hùng liệt sĩ đi trước đã hi sinh biết bao xương máu mồ hôi và nước mắt. Do đó, Uống nước nhớ nguồn chính là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn kết đầy đạo lí làm người. Ai chẳng biết là lòng vô ơn, bội bạc, thái độ ăn cháo đá bát sẽ làm con người trở nên nhỏ nhen, ích kỉ, ăn bám gia đình và xã hội.

Thế nhưng để nhớ nguồn, chúng ta phải làm gì? Là người Việt Nam, tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, chúng ta phải ra sức góp phần bảo vệ đất nước, tích cực học tập và lao động để góp phần xây dựng đất nước trở nên giàu đẹp hơn. Không những chỉ có ý thức giữ gìn bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, mà chúng ta chớ không phải ai khác, phải ý thức tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu thêm nền văn hóa nước nhà. Ngoài ra, để nhớ nguồn, chúng ta cần phải có ý thức tiết kiệm chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người. Có như thế mới sống xứng đáng trọn nghĩa trọn tình đúng với truyền thống đạo lí Uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của cha ông.

Tóm lại, câu tục ngữ trên là lời khuyên, lời nhắc nhở ngắn gọn, súc tích, hình tượng rõ ràng đơn giản dễ hiểu mà ý nghĩa thật sâu sắc. Từ bao đời nay, cha ông chúng ta vẫn lấy câu tục ngữ này để giáo dục chúng ta đạo lí làm người Việt Nam.

Là học sinh, hơn ai hết, chúng ta phải khắc ghi trong lòng công ơn sinh thành nuôi nấng của cha mẹ và công lao tận tâm dạy dỗ của thầy cô giáo. Phải biết bảo vệ các thành quả vật chất lẫn tinh thần của bao thế hệ cha ông để lại, và đồng thời cũng biết kế thừa phát huy và giữ gìn giá trị vật chất, tinh thần của những thành quả đó.

Bình luận (0)
TS
12 tháng 7 2018 lúc 8:44

1. Mở bài

Nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình, hơn thế nữa, đã tạo nên thành quả cho mình được hưởng, xưa nay vốn là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. Bởi vậy, tục ngữ có câu: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ''Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng". Cũng cùng ý nghĩa trên, tục ngữ còn có câu ''Uống nước nhớ nguồn". Ngay trong cuộc sống hôm nay, lời dạy đạo lí làm người này càng trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết.

2. Thân bài

a. Giải thích: "Uống nước nhớ nguồn".

Uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của các thế hệ trước. Nguồn: Chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con người hoặc tập thể làm ra thành quả đó. Ý nghĩa: Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu, những ai đã, đang và sẽ thừa hưởng thành quả công lao của người đi trước.

b. Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:

Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên. Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp do cha ông gây dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là đạo lí tất yếu. Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những người "trồng cây" phục vụ cho biết bao người "ăn trái".

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Khi "bưng bát cơm đầy", ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã "một nắng hai sương", "muôn phần cay đắng" để làm nên "dẻo thơm một hạt". Nói cách khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công lao các anh hùng liệt sĩ. Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.

d. Phải làm gì để "nhớ nguồn".

Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước. Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài. Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

3. Kết bài

Khẳng định giá trị của câu tục ngữ trong tình hình thực tế đời sống hiện nay. Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã hội đã giúp đỡ ta. Phải sống sao xứng đáng, trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt đẹp của cha ông.
Bình luận (0)
TP
12 tháng 7 2018 lúc 8:50

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
TT
31 tháng 10 2023 lúc 21:46

1-199 � 1 - 1100....1-12006
=(9999-199)x(100100-1100)....(20062006-12006) = 

Bình luận (0)