Viết bài văn thuyết minh văn bản Bình Ngô Đại Cáo
Từ văn bản bình ngô đại cáo ta thấy được tư tưởng nhân nghĩa. Viết bài văn nghị luận về tinh thần nhân nghĩa trong cuộc sống ngày nay.
Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?
- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
- Mục đích viết của bài cáo: Tuyên bố cuộc kháng chiến dành thắng lợi.
- Dấu hiệu nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:
+ Thể loại văn bản: thể Cáo là một trong những thể văn nghị luận cổ thời xưa.
+ Văn bản có hệ thống luận điểm rõ ràng, được chia tách thành các đoạn, đi kèm là những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm.
⇒ Như vậy có thể khẳng định Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận.
1. Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản.
- Đọc lý thuyết tại phần Tri thức Ngữ Văn.
- Nhận biết được những dấu hiệu của một văn bản nghị luận.
Lời giải chi tiết:
- Hoàn cảnh ra đời: Bình Ngô đại cáo ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
- Mục đích viết của bài cáo: tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước: sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh.
- Dấu hiệu nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận:
+ Thể loại văn bản: thể cao – một trong những thể văn nghị luận cổ thời xưa.
+ Có hệ thống luận điểm rõ ràng, được chia tách thành các đoạn, đi kèm là những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục để chứng minh, làm sáng rõ luận điểm.
- Hoàn cảnh ra đời của bài cáo: Sau khi nghĩa quân Lam Sơn đã đánh thắng giặc Minh.
- Mục đích viết của bài cáo: khẳng định trước toàn thể nhân dân về sự thắng lợi công cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Khích lệ tinh thần của quân dân ta.
- Những dấu hiệu giúp nhận biết Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận: thể loại của văn bản - thể cáo.
Từ những hiểu biết về tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, hãy nêu các yếu tố cơ bản làm nên sức thuyết phục của một văn bản chính luận.
- Cách lập luận chặt chẽ, hùng hồn, thuyết phục
- Giọng điệu hào hùng hào sảng
- Nội dung mang ý nghĩa lớn lao, trọng đại
- Tình cảm của người viết chân thành
Tại sao trong văn bản là đánh giặc Minh, mà nhan đề lại là "Bình Ngô đại cáo" ?
Theo lịch sử ghi lại thì Minh Thái Tổ, tức Chu Nguyên Chương người khai nghiệp nhà Minh, thuở chưa xưng đế đã có lúc tự xưng là Ngô Quốc công, rồi được tấn phong là Ngô vương. Vậy khi nói đến tiếng Ngô là đã nói đến nhà Minh. Chính ở cách dùng chữ “Bình Ngô” mới nói được văn tài của Nguyễn Trãi.
Mùa xuân 1428, sau khi cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi. Nguyễn Trãi đã viết "Bình Ngô đại cáo", áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo kết thúc cuộc chiến chống ách đô hộ phương Bắc thắng lợi, giành lại độc lập cho Đại Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao lại là “Bình Ngô đại cáo” mà không phải là "Bình Minh đại cáo"? Có người cho rằng vì người Việt ta từ xưa, luôn gọi bọn xâm lược phương Bắc là giặc Ngô, nên Nguyễn Trãi đã viết bài cáo của mình với nhan đề là Bình Ngô, một người như Nguyễn Trãi lại có một tư tưởng thông thường như vậy sao? Theo lịch sử ghi lại thì Minh Thái Tổ tức Chu Nguyên Chương người khai nghiệp nhà Minh, thuở chưa xưng đế đã có lúc tự xưng là Ngô quốc công, rồi được tấn phong là Ngô vương. Vậy khi nói đến tiếng Ngô là đã nói đến nhà Minh. Chính ở cách dùng chữ “Bình Ngô” mới nói được văn tài của Nguyễn Trãi.
E hãy viết đoạn văn 8-10 câu chứng mính "Bình Ngô đại cáo " là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của việt nam ta ¿? Xin các best văn cao tay chỉ giúp, e sắp kiểm tra bài này r
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi và tác phẩm “Đại cáo bình Ngô”.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Bình Ngô đại cáo vừa có giá trị của một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, vừa là bản tuyên ngôn nhân đạo và hoà bình của nước ta.
2. Giải thích ý kiến.
- Tuyên ngôn độc lập: là văn bản tuyên bố độc lập của một quốc gia, thường ra đời để khẳng định chủ quyền của một dân tộc; Tuyên ngôn nhân đạo: là tuyên bố về tư tưởng nhân nghĩa, khẳng định quyền sống của con người, là sự đồng cảm, thương xót trước nỗi đau của nhân dân, lên án tội ác của kẻ thù; Tuyên ngôn hòa bình: là tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của dân tộc.
- Ý kiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhấn mạnh đến giá trị to lớn của tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Đây không chỉ là văn bản tuyên bố độc lập, khẳng định chủ quyền của quốc gia, mà còn là tác phẩm tuyên bố về tư tưởng nhân nghĩa, tuyên bố về nền độc lập, hòa bình của nước Đại Việt.
3. Chứng minh.
* Bình Ngô đại cáo là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước Đại Việt.
- Trong lịch sử dân tộc, bài thơ Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) được đánh giá là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Tiếp theo Nam quốc sơn hà, tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi chính là Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử nước ta.
- Bình Ngô đại cáo thể hiện một nhận thức toàn diện, sâu sắc về quyền dân tộc, quốc gia, thể hiện ý thức tự cường, tự chủ của dân tộc Đại Việt.
+ Toàn diện vì ngoài hai yếu tố lãnh thổ, chủ quyền (đã nêu trong Nam quốc sơn hà), còn thêm những yếu tố cơ bản, quan trọng khác: văn hiến, phong tục, lịch sử :
“Như nước Đại Việt ta từ trước
… Song hào kiệt đời nào cũng có”
+ Sâu sắc vì coi văn hiến, lịch sử là hạt nhân cơ bản để xác định độc lập dân tộc của Đại Việt, đặt dân tộc ta sánh ngang với phương Bắc – đều làm “đế” một phương, tự hào vì có lịch sử và văn hiến lâu đời.
* Bình Ngô đại cáo là bản Tuyên ngôn nhân đạo.
- Tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời việc gì yên dân nên làm, kẻ bạo ngược hại dân nên trừ đã được nêu cao như là mục đích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
- Tư tưởng nhân nghĩa đã trở thành phương châm chiến đấu của của cuộc khởi nghĩa:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
- Tư tưởng nhân đạo tha thiết thể hiện trong nỗi đau xót trước thảm hoạ của nhân dân, là bản cáo trạng đanh thép về tội ác của quân xâm lược “Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà …. Lẽ nào thần dân chịu được”; mở đường “hiếu sinh” cho hàng chục vạn quân giặc khi đã thất bại đầu hàng “Thần vũ chẳng giết hại …. chân run”.
* Bình Ngô đại cáo còn là bản tuyên ngôn hoà bình của nhà nước Đại Việt.
- Nêu cao khát vọng hoà bình của dân tộc Đại Việt, chủ trương hoà hiếu giữa hai quốc gia, dân tộc: “Họ đã tham sống sợ chết … nhân dân nghỉ sức”.
- Bài cáo kết thúc bằng việc mở ra một thời kì mới của đất nước trong hoà bình, độc lập, thể hiện ước vọng và niềm tin vào tương lai của đất nước: “Xã tắc từ đây … vết nhục nhã sạch làu”.
4. Đánh giá, nhận xét.
* Nghệ thuật văn chính luận đạt đến trình độ mẫu mực, cổ điển.
- Cấu trúc tác phẩm hoàn chỉnh: bố cục, hệ thống ý cân đối, chặt chẽ; có sự liền mạch, nhất quán trong hồi văn, giọng văn.
- Khả năng sáng tạo hình tượng đa dạng, phong phú, biến hoá.
- Sự kết hợp đa dạng nhiều bút pháp: bút pháp chính luận với miêu tả, tái hiện lịch sử, bút pháp trữ tình với bút pháp anh hùng ca.
- Ngôn ngữ phong phú, đặc sắc. Câu văn biền ngẫu linh hoạt, tạo ra nhịp điệu phù hợp với cảm xúc từng đoạn; nhiều biện pháp tu từ: so sánh, phóng đại, liệt kê…
* Giá trị tư tưởng to lớn của tác phẩm là sự kết tinh tư tưởng của lịch sử, của thời đại, đồng thời là tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi – nhân vật toàn tài, kiệt xuất nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam.
* Ý kiến nhận xét của cố Đại tướng thật đúng đắn, sâu sắc đã nhấn mạnh vào giá trị to lớn của Bình Ngô đại cáo. Tác phẩm không chỉ là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc, mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc, khẳng định nền hoà bình độc lập của nước nhà. Ý kiến cũng giúp bạn đọc thấy rõ hơn tài năng bậc thầy trong thể văn chính luận và tầm cao tư tưởng của Nguyễn Trãi.
Viết đoạn văn khoảng 12 câu phân tích bài thơ Bình Ngô Đại Cáo (Không chép mạng)
Liên hệ với những hiểu biết ở phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp, hãy xác định:
a) Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi.
b) Vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là “Bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai” của dân tộc.
a. Đại cáo bình Ngô được viết sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh bại quân Minh xâm lược, mở ra một kỉ nguyên mới cho đất nước.
b. - “Bình Ngô đại cáo” được coi là “bản tuyên ngôn độc lập thứ hau” vì:
+ Thời điểm viết: sau khi chiến thắng quân Minh, viết bài cáo nhằm công bố rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô.
+ Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc: tư tưởng nhân nghĩ, các yếu tố khẳng định qua 5 yếu tố: văn hiến, bờ cõi, phong tục, con người hào kiệt (so sánh với Nam quốc sơn hà)
+ Khẳng định sức mạnh dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
+ Tuyên bố thắng lợi và thể hiện khát khao xây dựng tập thể vững mạnh.
từ lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dân tộc trong văng bản “Bình Ngô Đại Cáo” (viết đoạn văn 10 dòng)