Những câu hỏi liên quan
KN
Xem chi tiết

Mặt trăng chuyển động và quay quanh trái đất, vị trí mặt trăng luôn không ngừng thay đổi. Khi mặt trăng chuyển động đến giữa trái đất và mặt trời thì phía mặt trăng đối diện với trái đất không được mặt trời chiếu sáng, nên lúc này ta không nhìn thấy nó. Qua một thời gian, mặt trăng chuyển qua một góc trên quỹ đạo, mép của mặt trăng lúc này đối diện với trái đất dần được mặt trời chiếu sáng nên ta nhìn thấy trăng lưỡi liềm trên bầu trời. Dần dần mặt trăng chuyển đến phía đối diện với mặt trời, khi đó mặt trăng được mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, vì vậy ta nhìn thấy mặt trăng ngày càng tròn hơn. 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NN
3 tháng 4 2023 lúc 18:06

Tác giả sử dụng hình ảnh "Trăng còn có lúc khuyết tròn" để minh họa cho sự thay đổi của cuộc sống, qua đó chỉ ra rằng mọi thứ đều không thể trọn vẹn và hoàn hảo. Tuy nhiên, tác giả muốn nhấn mạnh rằng, dù cuộc sống có biến đổi như thế nào, hình ảnh, tình cảm dành cho người mẹ lại luôn vẹn nguyên trong lòng con.

Dòng thơ "Nghĩ về dáng mẹ vẫn còn vẹn nguyên" cho thấy lòng biết ơn, tôn kính của con đối với người mẹ qua năm tháng. Dù gặp nhiều thăng trầm, khó khăn trong cuộc sống, tình cảm của con dành cho mẹ vẫn không đổi.

Như vậy, tác giả đã kết hợp hai hình ảnh "trăng khuyết tròn" và "dáng mẹ vẹn nguyên" để tạo nên một bức tranh tình cảm ấm áp, sâu sắc, thể hiện tình mẹ con đẹp đẽ và chân thành.

Bình luận (0)
5H
Xem chi tiết
H24
14 tháng 9 2021 lúc 13:58

 Nếu không có mặt trăng, sóng biển sẽ cao gấp 3 lần so với bây giờ, và thay vì bị ảnh hưởng bởi mặt trăng thì biển sẽ bị ảnh hưởng bởi mặt trời. Nhưng rõ ràng, tác động của mặt trời không thể giống như mặt trăng. Với lực hút của mình, mặt trăng còn tạo các vùng nước dâng cao xung quanh trung tâm trái đất, hay nói cách khác, mực nước ở 2 cực sẽ thấp hơn mực nước ở gần đường xích đạo. Nếu không có mặt trăng, mức nước đại dương sẽ nhanh chóng dồn ra hai cực.

Trái đất ngừng quay cũng có ng là nhân loại sẽ diệt vong
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT
14 tháng 9 2021 lúc 13:59

Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HK
6 tháng 12 2021 lúc 19:21

mặt trời ko có thì con người sẽ sống trong bóng tối và sự lạnh lẽo

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
Xem chi tiết
NN
31 tháng 10 2016 lúc 16:01

vì đây là ngày có nguyệt thực toàn phần

Bình luận (0)
H24
31 tháng 10 2016 lúc 18:15

vi nguyet thuc toan phan

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
HH
21 tháng 1 2023 lúc 21:53

Không biết câu thơ trên trong sách nào vậy các cháu

Bình luận (0)
ZW
Xem chi tiết
MN
4 tháng 5 2021 lúc 19:57

Trong hơi thở của người có hơi nước. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước này ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những hạt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương lại sáng.

Bình luận (0)
NM
Xem chi tiết
H24
14 tháng 12 2016 lúc 19:43

Trái đất có hai chuyển động lớn là:
Chuyển động quanh mặt trời
Chuyển động tự quay quanh trục
Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo một đường gần tròn, đường đó gọi là quỹ đạo của Trái đất.
Khi chuyển động quanh mặt trời Trái đất luôn tự chuyển động quanh trục . Khi quay trục Trái đất luôn nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi là 66 độ 33 phút.
Hai chuyển động này tiến hành đồng thời nhau.
Trái đất quay một vòng quanh trục hết 24h, hay còn gọi là một ngày.
Trái đất quay hết một vòng quanh mặt trời mất 365 vòng lẻ 1/4 vòng, hay 365 ngày 6h.
Năm Lịch có 365 ngày
Năm Thiên Văn có 365 ngày 6h
Năm Nhuận có 366 ngày

Bình luận (1)
H24
14 tháng 12 2016 lúc 19:44

Mặt trăng cũng vận động cùng nguyên lý (thổi khí) như Mặt Trời và Trái đất. Rốn thổi khí gọi là Nguyệt khí môn thổi từ tây sang đông, phản lực làm Trăng quay từ đông sang tây tạo ra hai cực bắc âm nam dương. Do vậy:

- Giữa Mặt trăng và Mặt trời hai điện cực cùng chiều đẩy nhau nên mặt trăng không đi theo mặt trời.

- Giữa Mặt trăng và Trái đất hai điện cực ngược chiều nên hấp dẫn nhau, trong đó Trái đất đã ổn định quay quanh mặt trời, còn Mặt trăng thì bị Mặt Trời đẩy, Mặt trăng hấp dẫn với Trái đất, quay quanh Trái đất (xem hình).

Về đường đi thì điều kiện lực tác động của Trái đất vào Trăng giống như sự tác động của Mặt Trời vào Trái đất, nên Mặt trăng đi bên trong quỹ đạo quanh Trái đất, Trăng cũng vận động ngược vòng quay quanh trục (như Trái đất) và di chuyển từ tây sang đông (nên Trăng mọc ngày càng trễ).

Do điện cực ngược chiều lực hấp dẫn làm Mặt Trời, Trái đất, Mặt trăng giữ chặt lấy nhau: Mặt Trời quy định quỹ đạo Trái đất, Trái đất quy định quỹ đạo Mặt trăng, làm cho cả ba cùng nằm trên mặt phẳng và đường đi thì hai thuận một nghịch (Mặt Trời, Trái đất đi về tây, Mặt trăng đi về đông) nên cả 3 dễ gặp nhau trên một đường thẳng, tạo nên nhựt thực, nguyệt thực.

So vận tốc quay giữa Mặt Trời, Trái đất, Mặt trăng:

- Mặt Trời ở giữa quay vận tốc nhanh nhất phát nguồn năng lượng từ, quang, nhiệt mạnh cung cấp cả Thái dương hệ.

- Trái đất quay quanh (ngược chiều Mặt Trời) chậm hơn, với vận tốc 1.669,333 km/h vừa đủ lực điện để thu nguồn năng lượng cần thiết nuôi sống vạn vật, nếu quay chậm hơn âm điện không đủ thu năng lượng, mặt đất sẽ lạnh thành băng tuyết cả, ngược lại nếu quay nhanh hơn, nhiệt sẽ cao thiêu cháy cả vạn vật. Cần có sự phân biệt trường hợp Trái đất quay nhanh hay chậm sẽ thu năng lượng cao hay thấp hơn (bởi trái đất quay nhanh hay chậm tạo từ trường mạnh hay yếu trái dấu với Mặt Trời, tạo cảm ứng thu năng lượng mạnh hay yếu), và trường hợp vật vận động nhanh nhiệt độ thấp hơn như trường hợp trên cao nguyên nhiệt độ thấp hơn dưới thấp (bởi trường hợp này từ trường Trái đất ổn định nên việc thu hút nhiệt của Trái đất ổn định, trên cao nguyên theo định luật hấp thu chuyển hóa năng luợng vận tốc quay nhanh hơn dưới thấp nên nhiệt độ thấp hơn).

- Mặt trăng quay quanh Trái đất (qua đó mà cũng đi quanh Mặt Trời), nhưng Mặt trăng quay cùng chiều Mặt Trời, nên không cảm ứng, không trực tiếp thu nhận điện năng từ Mặt Trời, mà do Trăng quay ngược chiều Trái đất nên có sự cảm ứng với Trái đất, Trăng thu nhận điện năng thông qua sự chuyển tải của Trái đất, và do điện năng Trái đất chuyển giao thấp hơn điện năng Mặt Trời phát ra nên trăng phải quay vận tốc nhanh hơn Trái đất: (1.745,333km/h–1669,8333km/h = 75,500km/h) thu hút quang nhiệt cho sự sinh hóa của mình (có điều đặc biệt Trái đất làm trung gian chuyển từ trường Mặt Trời cho Mặt trăng, và năng lượng ấy làm điều kiện để Trăng trực tiếp thu quang, nhiệt từ Mặt Trời chớ không phải Trăng thu quang, nhiệt thông qua Trái đất).

- Quỹ đạo Mặt trăng nhỏ hơn quỹ đạo trên Trái đất, bởi Mặt trăng chịu lực trong hút vào của Trái đất, lại vừa chịu lực ngoài đẩy vào của Mặt Trời, làm quỹ đạo Mặt trăng hình bầu dục dẹt ở hai đầu (xem hinh trên).

- Khi Mặt trăng ở giữa Mặt Trời và Trái đất (ngày 30, 1 âm lịch) thì một mặt có lực hút vào của Trái đất, một mặt bị lực ngoài đẩy vào của Mặt Trời làm nó gần với Trái đất.

- Khi Mặt trăng nằm ở đường vuông góc với trục nối tâm Mặt Trời – Trái đất (ngày 8, 9 và 23, 24 Âm lịch) thì lực đẩy của Mặt Trời làm Mặt trăng giạt ra xa Trái đất.

- Khi Mặt trăng đối xứng Mặt Trời qua Trái đất (ngày 15, 16 Âm lịch). Lực đẩy của Mặt Trời bị Trái đất che làm nó triệt tiêu, bấy giờ một mặt Trái đất hút Trăng, mặt khác Trái đất đóng vai trung gian chuyển lực: Mặt Trời hút Trái đất, Trái đất thêm một lực hút Mặt trăng. Cộng 2 lực hút làm Mặt trăng gần Trái đất (như khi Mặt trăng nằm giữa Mặt Trời Trái đất vậy).

Bình luận (1)
H24
14 tháng 12 2016 lúc 19:45
Mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy trong một tháng luôn thay đổi hình dạng, có hôm tròn như chiếc mâm con, có hôm khuyết như nửa chiếc bánh nướng, có hôm cong như chiếc lưỡi liềm. Hiện tượng lúc tròn lúc khuyết là do nguyên nhân gì?Theo người Babilon cổ đại cho rằng: Mặt trăng là một hình cầu có 1 nửa phát sáng và 1 nửa tối; khi nửa phát sáng của Mặt trăng quay về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng tròn; khi Mặt trăng quay cả phần sáng và phần tối về phía Trái đất thì ta nhìn thấy trăng khuyết và khi Mặt trăng quay phần tối về phía Trái đất thì ta không nhìn thấy trăng. Mặt trăng là một vệ tinh quay quanh Trái đất, Mặt trăng không phát nhiệt cũng không phát sáng. Trong vũ trụ tối tăm đáng lẽ chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng nhưng do Mặt trăng phản xạ ánh sáng Mặt trời nên chúng ta mới nhìn thấy nó.Trong quá trình Mặt trăng quay quanh Trái đất, vị trí tương đối giữa Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời luôn thay đổi. Khi Mặt trăng đi vào giữa Trái đất và Mặt trời, mặt hướng vào Trái đất của Mặt trăng không được Mặt trời chiếu sáng nên chúng ta không nhìn thấy Mặt trăng, đó là "trăng sóc - trăng mới" hiện tượng này xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch hàng tháng. Sau đó 2 - 3 ngày, Mặt trăng chuyển dịch dần theo quỹ đạo của nó ra khỏi vị trí thẳng hàng với Trái đất và Mặt trời, lúc này ánh Mặt trời chiếu vào mép của nửa Mặt trăng hướng về Trái đất và chúng ta nhận thâý trăng khuyết hình lưỡi liềm trên không trung. Trăng lúc này cũng được gọi là "trăng mới". Từ đó trở đi, Mặt trăng tiếp tục chuyển dịch theo quỹ đạo và mỗi ngày nửa mặt trăng hướng về Trái đất càng được Mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, trăng lưỡi liềm mỗi ngày thêm đầy đặn, đến ngày 7 hoặc 8 thành nửa hình tròn. Người ta gọi đó là trăng thượng huyền.Sau trăng Thượng huyền, Mặt trăng chuyển dần đến vị trí đối diện với Mặt trời (Mặt trăng - Trái đất - Mặt trời ), nửa Mặt trăng hướng về Trái đất được Mặt trời chiếu sáng ngày càng nhiều, bởi vậy chúng ta thấy Mặt trăng đầy dần đầy dần và đến khi Mặt trăng hoàn toàn đối diện với Mặt trời, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời thì chúng ta nhìn thấy Mặt trăng tròn vành vạnh, đó là đêm rằm (trăng vọng).Thời gian trăng tròn chỉ kéo dài khoảng 1 - 2 ngày. Những ngày tiếp theo vị trí đối diện giữa Mặt trăng và Mặt trời thay đổi dần, nửa Mặt trăng hướng về Trái đất nhận được ánh sáng Mặt trời ít dần và chúng ta thấy Mặt trăng sẽ " gầy dần". Sau đêm rằm độ 7 - 8 ngày, chúng ta chỉ còn nhìn thấy 1/2 Mặt trăng, đó là trăng "Hạ huyền" Sau " Hạ huyền" Mặt trăng tiếp tục gầy đi, tiếp đó 4, 5 ngày chỉ còn lại hình lưỡi liềm, đó "trăng tàn". Sau đó trăng nhỏ dần và mất hẳn - thời kỳ " trăng mới" lại bắt đầu. Hiện tượng tròn khuyết của Mặt trăng là do Mặt trăng không tự phát sáng. Bạn có thể lấy một quả bóng và ngọn đèn làm thí nghiệm chứng minh với nguyên lý như đã trình bày ở trên. Ngọn đèn là Mặt trời, quả bóng là Mặt trăng, đầu của bạn là Trái đất. Bạn cầm quả bóng và tự xoay người, bạn sẽ nhìn thấy quả bóng lần lượt xuất hiện "trăng mới", " trăng thượng huyền", "trăng rằm", "trăng tàn" rồi lại "trăng mới"...
Bình luận (1)
NG
Xem chi tiết
PL
6 tháng 8 2021 lúc 7:55

Tham khảo:

a)b) Vì các yếu tố như gió, nhiệt độ (ánh nắng), diện tích mặt thoáng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ bay hơi . gió càng mạnh thì tốc độ bay  hơi càng nhanh . nhiệt độ càng cao thì tốc độ bay hơi cũng càng nhanh. diện tích mặt thoáng rộng tốc độ bay hơi càng nhanh.

b)-Sương mù là hiện tượng hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành những hạt nước rất nhỏ lơ lửng trong không khí và làm giảm tầm nhìn của chúng ta.

- Sương mù tạo nên từ lên từ hơi ẩm trên Trái Đất bốc hơi; khi bốc hơi, hơi ẩm chuyển động lên cao, lạnh dần và ngưng tụ tạo thành hiện tượng sương mù. Sương mù khác với mây ở chỗ nó gần với bề mặt Trái Đất, còn mây thì không. Sương mù có thể xem như dạng mây thấp.

d)Vào mùa lạnh, nhiệt độ ngoài trời thấp, khi ta hà hơi vào mặt gương thì hơi nước được hà từ miệng sẽ bị ngưng tụ thành các hạt nước rất nhỏ vào bề mặt gương làm cho mặt gương bị mờ đi.Sau khi để một thời gian, nhiệt độ khí quyển sẽ tăng lên, làm cho các hơi nước bám trên mặt gương sẽ bị bay hơi và làm cho mặt gương sẽ sáng dần trở lại.Nước cũng bay hơi ở nhiệt độ thường mà! 

 

Bình luận (0)