Những câu hỏi liên quan
TD
Xem chi tiết
MN
18 tháng 8 2021 lúc 20:49

Em tham khảo:

1. BPTT: Ẩn dụ

Hoán dụ: Đổ máu => Hình ảnh của chiến tranh

Tác dụng: Nhấn mạnh sự tàn khốc đau thương của chiến tranh gây ra cho nhân dân Việt Nam, thể hiện tình yêu con người, yêu quê hương của tác giả.

2. 

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

Bình luận (0)
GA
Xem chi tiết
TL
20 tháng 3 2021 lúc 11:06

1.

Tôi là Tố Hữu, là một nhà văn cách mạng. Mấy nay, tình hình chiến tranh ở Huế diễn ra rất căng thẳng. Quân đội miền Bắc giao cho tôi nhiệm vụ đến Huế theo dõi tình hình. Nơi đây, khói bụi mịt mù, nhà cửa tan hoang. Tôi đảo mắt nhìn xung quanh thì tôi bất ngờ phát hiện một cậu bé rất đặc biệt. Cậu bé loắt choắt như một chú sóc con nhanh nhẹn, hoạt bát. Chú bé khoác trên người một bộ đồng phục xanh, có màu giống như bộ quần áo bộ đội nhưng nhỏ nhắn hơn, giống như một chú bé liên lạc vậy. Trên đầu chú bé là một chiếc ca lô đội lệch nghiêng sang một bên và trên vai thì mang một chiếc xắc dường như để bỏ bao thư vào vậy. Điều làm tôi ấn tượng là chú bé này đi lại rất nhanh nhẹn, cái chân thoăn thoắt thoăn thoắt như một chú chim sẻ dễ thương. Khi đi, cái đầu cứ nghênh nghênh, nghiêng qua nghiêng lại trông rất ngộ nghĩnh. Từng bước đi, tôi lại thoang thoảng nghe tiếng huýt sáo của cậu bé theo từng giai điệu ngọt ngào, có lúc cao vắt vẻo, có lúc lại trầm lắng xuống. Hỏi ra tôi mới biết cậu bé là Lượm, một cậu bé liên lạc mà trong mắt tôi, cậu bé là một ch1 chim chích ngộ nghĩnh, gan dạ và để lại một dấu ấn sâu sắc trong tim tôi, một cậu bé anh hùng.

Bình luận (0)
VL
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
HH
22 tháng 4 2021 lúc 21:48

nhơ tick nha 

Thật đáng tự hào khi nền văn học Việt Nam được rạng danh sánh vai với nên văn học quốc tế, cũng một phần nhờ những nhà thơ như Thế Lữ, Vũ Đình Liên,.. đặc biệt là Tố Hữu. Tên tuổi của Tố Hữu được biết đến qua nhiều bài thơ về tình yêu quê hương, đất nước, con người và kháng chiến,... và Lượm là một bài thơ của nhà nhơ người Huế tài ba ấy. Trong bài thơ này, chủ yếu là miêu tả về hình dáng, hành động của chú bé Lượm đồng thời là những nguy hiểm Lượm vượt qua và sự hi sinh anh dũng của Lượm. Sự vô tư, hồn nhiên, đáng yêu của Lượm cả khi rong chơi cũng giống lúc đi làm công tác liên lạc thật đáng yêu. Dù bao nhiêu nguy hiểm rình rập, bao nhiêu khó khăn thì Lượm vẫn như thế, vẫn vô tư và nhanh nhẹn, đáng yêu . Từ những hành động, cử chỉ của Lượm ta phần nào đoán được con người của anh ấy(chú bé) là một người vô cùng năng động. Qua đây, chúng ta học hỏi ở Lượm được những tính cách ấy. Chúng ta hãy cùng nhau cảm ơn nhà thơ Tố Hữu đã mang lại một bài thơ ý nghĩa với bài học đáng nhớ đó!

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LL
23 tháng 3 2019 lúc 15:20

Tôi là Tố Hữu, là một nhà văn cách mạng. Mấy nay, tình hình chiến tranh ở Huế diễn ra rất căng thẳng. Quân đội miền Bắc giao cho tôi nhiệm vụ đến Huế theo dõi tình hình. Nơi đây, khói bụi mịt mù, nhà cửa tan hoang. Tôi đảo mắt nhìn xung quanh thì tôi bất ngờ phát hiện một cậu bé rất đặc biệt. Cậu bé loắt choắt như một chú sóc con nhanh nhẹn, hoạt bát. Chú bé khoác trên người một bộ đồng phục xanh, có màu giống như bộ quần áo bộ đội nhưng nhỏ nhắn hơn, giống như một chú bé liên lạc vậy. Trên đầu chú bé là một chiếc ca lô đội lệch nghiêng sang một bên và trên vai thì mang một chiếc xắc dường như để bỏ bao thư vào vậy. Điều làm tôi ấn tượng là chú bé này đi lại rất nhanh nhẹn, cái chân thoăn thoắt thoăn thoắt như một chú chim sẻ dễ thương. Khi đi, cái đầu cứ nghênh nghênh, nghiêng qua nghiêng lại trông rất ngộ nghĩnh. Từng bước đi, tôi lại thoang thoảng nghe tiếng huýt sáo của cậu bé theo từng giai điệu ngọt ngào, có lúc cao vắt vẻo, có lúc lại trầm lắng xuống. Hỏi ra tôi mới biết cậu bé là Lượm, một cậu bé liên lạc mà trong mắt tôi, cậu bé là một ch1 chim chích ngộ nghĩnh, gan dạ và để lại một dấu ấn sâu sắc trong tim tôi, một cậu bé anh hùn

Bình luận (0)
DV
Xem chi tiết
LV
5 tháng 5 2021 lúc 19:04

 Trong bài thơ , nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có so sánh , ẩn dụ và sử dụng từ láy . So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Nhà thơ sử dụng những từ láy như: " loắt choắt , xinh xinh , ... " làm gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn nhưng rất đỗi kiên cương và dũng cảm. Qua cách sử dụng từ láy , nhà thơ như đã thể hiện , đã khắc họa lên một thái độ yêu mễn , kính trọng đối với chú đội viên nhỏ của đất nước ta.

Bình luận (0)
TD
5 tháng 5 2021 lúc 19:10

câu thơ "chú bé loắt...trên đường vàng"là ám chỉ sự hồn nhiên thơ ngây tinh nghịch và nhanh nhẹn của cậu bé anh hùng liên lạc Lượm

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
NH
1 tháng 3 2018 lúc 20:28

xem trên mạng

Bình luận (0)
H24
1 tháng 3 2018 lúc 20:33

https://h.vn/hoi-dap/question/195532.html

bn vào đây tham khảo

hok tốt nha

Bình luận (0)
MV
1 tháng 3 2018 lúc 20:38

Nhà thơ Tố Hữu sáng tác bài Lượm vào năm 1949, in trong tập thơ Việt Bắc. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một em bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Lượm là bài thơ tự sự - trữ tình kể về cuộc đời ngắn ngủi nhưng rất anh dũng của chu bé liên lạc, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời, dũng cảm đã ngã xuống để bảo vệ sự bình yên cho chính mảnh đất quê hương mình. Hình ảnh nhân vật Lượm xuyên suốt trong bài thơ.

Trong năm khổ thơ đầu, bằng cái nhìn trìu mến thân thương, tác giả đã miêu tả một chú bé rất đáng yêu:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh.

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

Nhắc đến Lượm, người đọc nhớ đến hai khổ thơ này, bởi đây là hai khổ thơ đầy ấn tượng về một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, xinh xinh, nhanh nhẹn hồn nhiên, nhí nhảnh vui tươi. Những từ láy loát choắt, xinh xinh, thoăn thoát, nghênh nghềnh được dùng rất gợi hình gợi cảm, cùng với thể thơ bốn chữ và nhịp thơ nhanh, tạo âm hưởng vui tươi, nhí nhảnh rất phù hợp với một chú bé như Lượm. Một hình ảnh so sánh đẹp như con chim chích - nhảy trên đường vàng... gợi lên trước mắt chúng ta một chú bé hồn nhiên yêu đời. Thật thú vị! Nhà thơ Lê Đức Thọ cũng có bài thơ Em bé liên lạc, ông cũng hình dung em như một con chim non vui tươi ở những câu kết:

Ngày mai trên quãng đường trắng

Có em bé lại dẫn đường bên anh.

Miệng cười chân bước nhanh nhanh,

Như con chim nhỏ trên cành vui tươi.

Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể thay thế cho được hình ảnh con chim nhỏ và chỉ có hình ảnh này mới thể hiện được vẻ đẹp trẻ thơ của chú bé liên lạc. Bao trùm lên tất cả là cái tình của nhà thơ, cái nhìn trìu mến, thân thương của tác giả đối với chú bé. Phải yêu quí Lượm lắm thì mới miêu tả Lượm hay đến như vậy!

Người đọc yêu biết bao cái cười híp mí, má đỏ bồ quân của chú, nhưng càng yêu hơn niềm vui được tham gia kháng chiến của chú bé:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà!

Nhà thơ miêu tả Lượm vui như con chim sổ lồng. Cái ý đi làm liên lạc thích hơn ở nhà, đúng là niềm vui của con chim sổ lồng. Đó là niềm vui chung của cả thế hệ trẻ sau Cách mạng tháng Tám, chứ không riêng gì của chú bé Lượm

Đáng yêu hơn là tiếng chào: Thôi chào đồng chí vừa tinh nghịch dí dỏm, lại vừa đứng đắn nghiêm trang, bởi em đã tham gia kháng chiến như mọi người, như chú của em vậy. Trong tiếng chào ấy ta thấy vang lên một niềm tự hào kiêu hãnh rất trẻ con, và rất đáng yêu-của Lượm.

Ấn tượng của cuộc gặp gỡ vẫn còn giữ nguyên vẹn nét đẹp đẽ, vui tươi, ấm áp trong lòng tác giả, thì bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh. Câu thơ bốn tiếng được ngắt làm hai dòng, bị gãy đôi như một tiếng nấc:

Ra thế

Lượm ơi!

Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào. Và nhà thơ hình dung ngay ra cảnh tượng chú bé hy sinh trong khi đang làm nhiệm vụ:

Một hôm nào đó Như bao hôm nào Chú đồng chí nhỏ Bỏ thư vào bao Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo Thư để “thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Để rồi lại nghẹn ngào gọi em một lần nữa:

Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Lượm đã hy sinh anh dũng như một chiến sĩ thực thụ ở trên, nhà thơ còn gọi em bằng cháu, và ở đây khi kể lại cảnh Lượm hy sinh. Tố Hữu đã gọi chú bàng những lời xưng hô trang trọng: Chú đồng chí nhỏ và có tới hai lần gọi như thế. Việc làm của em, sự hy sinh cao đẹp của em khiến em xứng đáng được nhà thơ gọi như thế. Phải chăng đó là lòng cảm phục của một cán bộ cách mạng đối với một em thiếu nhi anh hùng.

Nhưng rồi cuối cùng, tình cảm công dân ấy lại quay về tình chú - cháu. Nhà thơ lại gọi Lượm bằng tiếng cháu thân thương khi miêu tả cái chết đẹp đẽ cua em giữa đồng lúa quê hương:

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt:

Lượm ơi còn không?

Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy sâu vào lòng người đọc. Nếu không có cái tình với Lượm thì nhà thơ làm sao lại day dứt thế được!

Câu hỏi ngân vang ấy, tưởng chừng như không có câu trả lời, nhưng chính tác giả đã trả lời bằng hai khổ thơ cuối khép lại bài thơ:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.

Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NP
23 tháng 4 2021 lúc 21:43

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. 

Bình luận (2)
DC
4 tháng 5 2021 lúc 12:05

Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu là một tác phẩm đặc sắc của thơ ca hiện đại.Vì mục tiêu chiến đấu, vì lí tưởng cách mạng, Lượm không sợ hy sinh. Dù cái chết cập kề nhưng người đội viên ấy vẫn cứ xông lên, vụt qua mặt trận. Đây là động tác chiến đấu nhanh nhẹn, quả cảm vô cùng. Lượm coi mệnh lệnh chiến đấu trong bức thư “thượng khẩn” quan trọng hơn bản thân mình. Câu thơ “sợ chi hiểm nghèo?” vang lên như một lời thách thức trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của thực dân Pháp.Thật xúc động trước cái chết đầy oanh liệt của người đội viên liên lạc. Lượm đã tử thương nhưng vẫn gắn chặt với quê hương. Bông lúa trong tay liệt sĩ là biểu tượng của lòng yêu quê hương tha thiết, nó thân thuộc, bình dị nhưng cũng thật thiêng liêng, cao cả. Lượm ra đi để lại cho đồng đội và nhân dân bao sự tiếc thương, để lại cho lớp lớp thiếu niên một lòng cảm phục. Bài thơ khép lại với hình ảnh ngây thơ, hồn nhiên và nhanh nhẹn của người chiến sĩ nhỏ tuổi. Người chiến sĩ ấy thật đáng yêu và đáng khâm phục. Hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng chúng ta, là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước. Tấm gương của Lượm là ngọn đuốc soi ​đường cho thế hệ trẻ hôm nay

Bình luận (0)
TT
19 tháng 5 2021 lúc 13:26

Ghệ đẹp hơn nhiều so với các bạn ấy cũng có nhiều người yêu thích và không có gì đâu bạn ah mình cũng có mặt tốt 👍 ý nghĩa của nó cũng là người yêu ❤HSBC sửa bài viết rất hữu ích cho mọi việc đều có cái hay riêng và không phải vì thế mình cũng có mặt tốt và 👍

Bình luận (0)