Những câu hỏi liên quan
NA
Xem chi tiết
NH
27 tháng 7 2015 lúc 9:30

Câu HỌC NỮA HỌC MÃI có 12 chữ

100 : 12 = 8 câu dư 4 chữ cái 

Vậy chữ thứ 100 là chữ N của từ NỮA

Bình luận (0)
NO
18 tháng 2 2022 lúc 8:16

Câu HỌC NỮA HỌC MÃI có 12 chữ

100 : 12 = 8 câu dư 4 chữ cái 

Vậy chữ thứ 100 là chữ N của từ NỮA

Bình luận (0)
PB
Xem chi tiết
CT
18 tháng 6 2019 lúc 4:54

Mỗi nhóm chữ HỌC NỮAHỌC MÃI  gồm 12 chữ cái

Ta có 100:12 = 8 dư 4, nghĩa là 100 chữ cái viết được 8 nhóm HỌC NỮAHỌC MÃI và còn dư 4 chữ ta viết được là HOCN, Vậy chữ cái thứ 100 là chữ N

Bình luận (0)
NO
18 tháng 2 2022 lúc 8:16

Mỗi nhóm chữ HỌC NỮAHỌC MÃI  gồm 12 chữ cái

Ta có 100:12 = 8 dư 4, nghĩa là 100 chữ cái viết được 8 nhóm HỌC NỮAHỌC MÃI và còn dư 4 chữ ta viết được là HOCN, Vậy chữ cái thứ 100 là chữ N

Bình luận (0)
LT
Xem chi tiết
PL
4 tháng 2 2019 lúc 13:16

ok bài văn này cũng khá hay nhưng hơi dài

Bình luận (0)
NO
18 tháng 2 2022 lúc 8:17

ok bài văn này  hay nhưng hơi dài

Bình luận (0)
DC
28 tháng 2 2024 lúc 22:25

dốt  viết sai kìa ông

 

Bình luận (0)
HG
Xem chi tiết
TH
18 tháng 12 2015 lúc 19:01

Theo mik phải có ý chí kiên trì học tập như thế này:

Học (đúp); học nữa (đúp); học mãi ( vẫn cứ đúp)

Nhưng ...

Vẫn học

Bình luận (0)
NO
18 tháng 2 2022 lúc 8:17

Theo mik phải có ý chí kiên trì học tập như thế này:

Học (đúp); học nữa (đúp); học mãi ( vẫn cứ đúp)

Nhưng ...

Vẫn học

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
AO
17 tháng 6 2015 lúc 18:22

Online Math mở thêm chủ đề Giải trí để các bạn chia sẻ, xả xì-chét nhé. Đây là bài đầu tiên thuộc chủ đề này!

Bình luận (0)
DT
17 tháng 6 2015 lúc 17:42

Học học học - LK | Ca khúc upload bởi ntssmilegate9x

Cái này hơn nữa

Bình luận (0)
NB
8 tháng 5 2016 lúc 9:44

quá hay! quá đúng !quá chính xác!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
Yu
Xem chi tiết
TH
21 tháng 7 2015 lúc 15:24

bài 8

a, 1 câu HỌC NỮA HỌC MÃI có 2 chữ H và 1 chữ M 

150 câu như thế sẽ có 300 chữ H và 150 chữ M

b, câu HỌC NỮA HỌC MÃI có 12 chữ

100 : 12 = 8 câu và dư 4 chữ cái 

vậy chữ thứ 100 là chữ N của từ NỮA

bài 9 : 

a, 199 : 4 = 49 dư 3 

vậy cờ xanh , đỏ , tím , mỗi loại có 50 lá 

còn riêng lá màu vàng chỉ có 49 lá

b, 99 : 4 = 24 dư 3 lá cờ 

vậy lá cờ thứ 99 là lá cờ màu tím

Bình luận (0)
NV
9 tháng 4 2021 lúc 12:58

Bài 8 :

a, Có tất cả 2 chữ H và 1 chữ M trong câu

Khi viết được 150 câu thì chữ H được viết tất cả số lần là :

         150 x 2 = 300 ( lần )

Khi viết được 150 câu thì chữ M được viết tất cả số lần là :

         150 x 1 = 150 ( lần )

b, Trong câu có tất cả 12 chữ

Chữ cái thứ 100 trong câu là :

          100 : 12 = 8 ( dư 4 )

Vậy chữ cái thứ 100 là chữ N trong từ NỮA

      Đáp số : a, ( tự đáp số )

                     b, ( tự đáp số )

Bài 9 :

a, Nếu cắm 199 là cờ thì mỗi màu cần số là cờ là :

            199 : 4 = 49 ( lá )

b, Có tất cả 4 màu

Lá cờ thứ 99 là :

           99 : 4 = 24 9 ( dư 3 )

Vậy lá cờ thứ 99 là màu tím

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
PL
Xem chi tiết
SB
30 tháng 7 2021 lúc 17:24

Câu "Học,học nữa,học mãi" đưa chúng ta đến được với thành công gần nhất là câu chủ động chứ không phải là câu bị động bn nhé !

Bình luận (0)
DH
Xem chi tiết
VN
2 tháng 5 2018 lúc 21:09

Bài làm

Lênin là nhà cách mạng kiệt xuất của nhân loại. Tên tuổi của Người gắn liền với cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại. Bên cạnh đó, đối với nhiều thế hệ người Việt Nam, tên tuổi Lênin đã trở thành thân thuộc với câu châm ngôn nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi”.

Khái niệm “học” mà Lênin sử dụng ở đây có thể hiểu theo những cách khác nhau, tùy theo mức độ rộng hay hẹp trong ý nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: học là hoạt động thu nhận và tái hiện tri thức của học sinh dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của thầy giáo trong nhà trường. Hoạt động học như thế gắn liền với một giai đoạn cụ thể trong cuộc đời: lứa tuổi thanh thiếu niên, gắn liền với một khòng gian xác định: nhà trường.

Theo nghĩa rộng: Hoạt động học diễn ra ở mọi nơi mọi lúc, trong suòt cuộc đời một con người. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi cuóc đời là “trường đời”. đây là mái trường mở ra theo bước chân của con người trên mọi nẻo đường đời, ở mọi lứa tuổi. Theo ý nghĩa này, Gorki đã gọi cuộc đời là “trường đại học của tôi”. Và đây cũng là ý nghĩa chính trong khai niệm học của Lènin. Bản thân cuộc đời Lênin là một minh chứng cho quan niệm này. Qua trường đời, Lênin thu nhận tri thức để trở thành nhà trường có kiến thức sâu rộng. Qua trường đời, Lênin “học làm cách mạng" rồi trở thành nhà cách mạng vĩ đại. Tri thức của nhà trường theo nghĩa hẹp dù phong phú, toàn diện đến đâu cũng có giới hạn. Tri thức của tnrờng đời mới là nguồn tri thức rộng lớn, phong phú. Trong trường đời moi sự kiện, mọi lĩnh vực đời sống là trang sách. Mọi người quanh ta đều là thầy ta. Người ta phải học tất thảy mọi điều dù là nhỏ nhặt nhất như câu tục ngữ đã tổng kết: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.

Với cách hiểu trên, hoại động học là rất cần thiết. Nhờ học mà xã hội loài người luôn phát triển. Thế hệ sau kế thừa những thành tựu của thế hệ trước để từ đó tạo lập nên những thành tựu mới. Lí giải về sự thành công của mình, nhà bác học Niutơn đã nói một cách hõm hỉnh: Tôi đã đứng trên vai người khổng lồ. “Người khổng lồ” ở đây lá một cách nói hình tượng về những tri thức đã được nhà bác học tiếp thu qua nhưng hoạt động học tập của mình.

Nghĩa gốc của từ “học” trong tiếng Nga mà Lênin sử dụng chỉ hoạt động diễn ra trong một quá trình kéo dài. Người lặp lại từ này ba lần chính là để nhàn mạnh tính thường xuyên, liên tục, không ngừng của hoạt động học. Có điều đó là bởi tri thức trong trường đời là vô hạn. Nó bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau và luôn luôn được bổ sung, phát triển. Đây chính là lí do để chúng ta phải “học nữa, học mãi”. Ngừng học tập cũng tức là chúng ta đặt mình ra khỏi vòng quay của cuộc sống đang không ngừng đổi thay, phát triển.

Nhưng “học nữa, học mãi” không có nghĩa là học tràn lan mọi lĩnh vực, học không có trọng điểm kiến thức. Bên cạnh việc học toàn diện, chúng ta còn phải biết hướng sự học vào giải quvết những mục tiêu cụ thể trong cuộc sống. Mục đích của học không phải chỉ để tiếp thu tri thức mà còn phải vận dụng tri thức đó vào thực tế cuộc sống, để đạt tới những thành tựu có ý nghĩa, để tạo ra tri thức mới. Học như thơ mới đem lại sự say mê và bổ ích. Đây là động lực để hoạt động học gắn bó với con người trong cuộc đời của mình.

Chúng ta đang sống trong một xã hội được mệnh danh là “xã hội tri thức”, “xã hội thông tin”: Hơn bao giờ hết, phương châm “Học, học nữa, học mãi” của Lênin thật sự trở nên thiết yếu với mồi con người. Sự giàu có đích thực của mỗi con người, mỗi quốc gia ngày nay là sự giàu có tri thức. Chỉ có phát triển tri thức mới đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ vĩ đại.

Câu châm ngôn “Học, học nữa, học mãi” của Lê nin thật gián dị nhưng lại hàm chứa một chiều sâu trí tuệ. Đất nước đang đứng trước những vận hội mới. Thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam vì thế phải khắc sâu lời nhắc nhở của Lênin và biến nó trở thành hiện thực bằng những hoạt động cụ thể của mình.

Bình luận (0)
NH
2 tháng 5 2018 lúc 21:05

có nghĩa là : kien thuc la vo tan cho du hoc ca doi cung khong bao gio het

Bình luận (0)
VN
2 tháng 5 2018 lúc 21:05

Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.

Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.

“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.

Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.

Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.

Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.

Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.

Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.

Bình luận (0)